… bởi bất kỳ bậc làm cha làm mẹ nào cũng mong muốn được tự
hào vì có đứa con ngoan ngoãn, chu đáo và biết quan tâm đến những người xung
quanh.
1. Cách đơn giản nhất để dạy trẻ có lòng tốt là bố mẹ phải
luôn làm tấm gương cho trẻ học tập. Sự ân cần chăm sóc và sự quan tâm của cha mẹ
đối với con, với các thành viên trong gia đình, với mọi người xung quanh sẽ làm
cho trẻ tự hào vì bố mẹ và cố gắng noi theo.
2. Hãy tán dương lòng tốt của trẻ bằng những thanh kẹo, nụ cười,
những cái ôm hôn, những món quà nhỏ kèm theo những lời nhắn.
3. Cha mẹ hãy hướng con chú ý đến những hành động tốt bụng của
mọi người đang diễn ra hàng ngày, như việc nhường ghế cho người già, trẻ em,
người tàn tật khi đi trên xe buýt, nâng người khác dậy khi họ ngã... và không
quên nói với chúng những hành động nhỏ đó có ý nghĩa như thế nào.
4. Hãy chỉ ra những việc làm sai trái của trẻ trước
sự có mặt của một người lớn khác như ông bà hay thầy cô. Tuy nhiên
nhớ rằng không được lạm dụng phương pháp này. Nếu lúc nào bố mẹ
cũng đem tật xấu của con ra kể cho người khác sẽ làm chúng cảm thấy
tự ti, nản lòng.
5. Cổ vũ trẻ hòa đồng với tất cả các bạn trong lớp, kể cả những
bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hay có dị tật, khiếm khuyết. Điều này giúp
trẻ luyện thói quen không phân biệt giàu nghèo, sang hèn và cảm thông với những
người xung quanh.
6. Cha mẹ có thể luyện đức tính tốt bụng cho con thông qua những
câu chuyện cổ tích, truyện ngụ ngôn hay những câu chuyện trên sách báo phù hợp
với lứa tuổi. Nên dành thời gian đọc cho con nghe và phân tích giảng giải cho
con điều hay lẽ phải trong những câu chuyện này.
7. Khuyến khích con chia sẻ đồ chơi của mình cho các bạn
nhưng không nên ép buộc con làm việc này. Giải thích với con rằng “con cho bạn
mượn, lát nữa bạn chơi xong bạn sẽ trả lại con và con sẽ được bạn cho mượn những
đồ chơi khác của bạn đẹp hơn nhiều”.
8. Hãy dạy cho con có thói quen nói câu “xin lỗi” và “cảm
ơn” bằng cách thực hành những câu nói này với chúng. Cách này sẽ giúp trẻ học
trở thành người tốt bằng cách làm cho mọi người xung quanh có cảm giác họ được
quý và tôn trọng.
9. Những con vật nuôi trong nhà hay những con thú bông sẽ
giúp trẻ học được cách chăm sóc người khác và thái độ sống ân cần. Từ việc trẻ
nhẹ nhàng bế con vật mà mình yêu quý lên, nhẹ nhàng ngồi bên nó, và đánh yêu nhẹ
nhàng khi những con vật đó không biết “nghe lời”. Đó chính là bài học đầu tiên
bé học để trở thành người tốt và yêu thương người khác.
10. Cùng trẻ xem những phim hoạt hình hay những chương
trình trên Tivi. Hãy chỉ ra cho bé, cùng bé nói về những hành động tốt bụng hay
ức hiếp bắt nạt người khác và nói cho bé biết những hành động đó làm cho mọi
người xung quanh cảm thấy thế nào. Cách này giúp trẻ nhận biết được những hành
động nào là đúng, hành động nào là sai, việc nào sẽ được cha mẹ tán dương khen
ngợi.
11. Cùng trẻ làm những công việc nhẹ nhàng trong nhà như nhặt
rau, lau bàn, quét nhà, gấp quần áo... để rèn cho trẻ ý thức việc gia đình và ý
thức giúp đỡ, chia sẻ công việc với những người xung quanh.
12. Tán dương trẻ bằng cách nói cho chúng biết bạn yêu chúng
như thế nào và việc chúng làm khiến bạn vui ra sao. Cách này sẽ giúp trẻ cảm thấy
yêu quý bản thân và yêu những người xung quanh, trẻ sẽ có những hành động làm
cho những người xung quanh được vui vẻ.
13. Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động từ thiện như quyên
góp sách báo cũ, quần áo cũ cho trẻ em các vùng gặp khó khăn. Nếu có điều kiện
hãy cho trẻ tới thăm các làng trẻ tật nguyền, trẻ em chất độc da cam, trẻ em mồ
côi để dạy cho trẻ có lòng trắc ẩn.
14. Dạy con thói quen chào hỏi người lớn tuổi và khách đến
nhà. Giải thích cho con rằng đó không chỉ là biểu hiện của một đứa bé ngoan mà
còn là của một người tốt.
15. Khi trẻ làm những việc không tốt, đừng vội mắng
trẻ ngay. Hãy hỏi chúng những câu kiểu như: “Theo con một người tốt
phải làm những gì”, “Một đứa trẻ nói bậy có phải là người tốt
không?”. Hãy để trẻ tự suy nghĩ và đánh giá về hành động của mình,
sau đó mới giảng giải xem trẻ đã làm sai như thế nào.
16. Khi trẻ làm cho bạn cáu và không thể kìm chế cơn tức giận
của mình, hãy đi ra ngoài đếm từ 1 đến 10 hoặc hơn thế nữa nếu cần thiết, hít
thở thật sâu. Bạn chỉ nên cho trẻ biết thái độ của bạn sau khi bạn đã bình
tĩnh. Nếu bạn quát mắng, chửi thề hay dùng những từ ngữ và lời nói thậm tệ để mắng,
trẻ sẽ học cách xử sự tương tự.
(Theo: Dân Trí)
|