Bài thứ ba
人 手 足 刀 尺
I._Học tiếng
人
âm: nhân (nhơn).
bộ: 人 (nhân).
Bộ này gồm các hình thức dưới đây:
1. Ðặt ở phía trên của chữ: 人
Tỉ dụ: 今 âm: kim, nghĩa: nay
2. Ðặt ở bên trái của chữ: ⺅ tục gọi là nhân đứng
Tỉ dụ: 仁 âm: nhân, nghĩa: đạo nhân, đạo làm người.
3. Ðặt ở phía dưới của chữ ,⼉ tục gọi là nhân đi.
Tỉ dụ: 兄 âm: huynh, nghĩa: anh.
Chú ý: có một số chữ thuộc bộ 人 nhưng không theo đúng hình thức của bộ 人 đã nêu trên.
Tỉ dụ: 以 âm: dĩ, nghĩa: lấy; 來 âm: lai, nghĩa: lại, đến.
nghĩa: người, con người (nhân luân, nhân loại, nhân tính, nhân cách)
Chữ cần phân biệt khi viết:
人 nhân;
八 âm:bát, bộ: bát, nghĩa: tám;
入 âm: nhập, bộ: nhập, nghĩa: vô, vào.
手
âm: thủ
bộ: 手 (thủ)
Bộ này gồm có các hình thức dưới đây:
1. Ðặt ở phía dưới của chữ: 手
Tỉ dụ: 掌 âm: chưởng, nghĩa: lòng bàn tay
2. Ðặt ở bên trái của chữ: 扌
Tỉ dụ: 打 âm: đả, nghĩa: đánh
Chú ý: có một số chữ thuộc bộ 手 nhưng không theo đúng hình thức của bộ 手 nêu trên.
Tỉ dụ:
承 âm: thừa, nghĩa: nhận (thừa nhận, thừa tiếp)
拜 âm: bái, nghĩa: lạy
nghĩa: tay (thủ công, thủ đoạn, thủ tục, khai thủ, thuỷ thủ)
Chữ cần phân biệt khi viết.
手 thủ
毛 âm: mao, bộ: mao, nghĩa: lông thú.
足
âm: túc
bộ: 足 túc
Bộ này gồm có các hình thức dưới đây:
1. Ðặt ở phía dưới của chữ: 足
Tỉ dụ:
蹇 âm: kiễng, nghĩa: khiễng chân, đi tập tễnh.
(phát âm theo TÐ Thiều Chửu: 蹇: kiển)
2. Ðặt ở bên trái của chữ: 𧾷
Tỉ dụ: 路 âm: lộ, nghĩa: con đường.
nghĩa:
a) Cái chân (túc cầu, huynh đệ như thủ túc)
Ðủ, đầy đủ (mãn túc, phú túc, bất túc, hữu dư)
Chữ cần phân biệt khi viết:
足 túc
疋 âm: thất, bộ: 疋 thất, nghĩa: tấm, xấp (vải). Tiếng chỉ loại.
刀
âm: đao
bộ: 刀 (đao)
Bộ này gồm các hình thức dưới đây:
1. Ðặt ở phía dưới hoặc ở bên phải của chữ: 刀
Tỉ dụ:
分 âm: phân, nghĩa: chia ra;
切 âm: thiết, nghĩa: cắt (như thiết như tha, như trác như ma: như cắt như đánh bóng, như giũa như mài- Kinh thi, Vệ Phong)
2. Ðặt ở bên phải của chữ: 刂
Tỉ dụ: 別 âm: biệt, nghĩa: chia tay.
nghĩa: đao (đao thủ, binh đao)
Chữ cần phân biệt khi viết:
刀 đao
力 âm: lực, bộ: lực, nghĩa: sức mạnh.
刁 âm: điêu, bộ: lực, nghĩa: a) điêu đấu: một vật đúc bằng kim loại to
bằng cái đấu, quân lính dùng cái ấy, ngày thì thổi cơm, đêm thì gõ cầm
canh. điêu ngoan: khéo lừa dối, điêu toa.
尺
âm: xích
bộ: 尸 thi
nghĩa: thước, đơn vị đo chiều dài (chỉ xích thiên nhan: cách mặt trời -nhà vua- có gang tấc, được gần vua; xích đạc)
Chú ý: hai chữ dưới đây thuộc về hai bộ khác nhau, tuy cả hai cùng chỉ thước tấc, đơn vị chiều dài.
尺 xích: bộ 尸;
咫 chỉ: bộ 口 khẩu.
II._ Ghép chữ, làm câu
人 手 nhân thủ: tay của người.
人 足 nhân túc: chân của người.
人 之 手 足 nhân chi thủ túc: tay chân của người.
刀 手 đao thủ: tay đao, người cầm đao
III._ Nhận định về văn phạm
1._ Trong từ ngữ “tay của người 人 手” tay (手) là ý chính, người (人) là ý phụ. Ý phụ chỉ định cho ý chính và đứng trước ý chính.
Qui tắc: Tiếng chỉ định đứng trước tiếng được chỉ định.
2._ Trong từ ngữ “tay chân của người 人 之 手 足” , chữ 之 chi là tiếng dùng
để nối nghĩa như chữ “của”, được đặt giữa 人 và 手 足 để giúp cho từ ngữ
này được cân xứng, dễ nghe. Cũng thế, vì 人 là ý phụ, tiếng chỉ định, còn
手 足 là ý chính, tiếng được chỉ định, cho nên 人 đứng trước 手 足.
Bài thứ tư
山 水 田 狗 牛 羊
I._ Học Tiếng
山
âm: sơn (san).
bộ: 山 (sơn).
nghĩa: núi (sơn hà, sơn xuyên, sơn thuỷ, sơn lâm, hoả diệm sơn, sơn cước).
水
âm: thuỷ.
bộ: 水 (thuỷ).
Bộ này gồm các hình thức dưới đây:
1._ Ðặt ở phiá dưới hoặc phía trên của chữ: 水
Tỉ dụ: 泉 âm: tuyền, nghĩa: suối; 沓 âm: đạp, nghĩa: chồng chất.
2._ Ðặt ở bên trái của chữ: 氵(thường gọi là chấm thuỷ hay tam điểm thuỷ)
Tỉ dụ: 江 âm: giang, nghĩa: sông.
Chú ý: có một số chữ, tuy thuộc bộ 水 nhưng không theo đúng hình thức của bộ 水 đã nêu trên:
Tỉ dụ: 求 âm: cầu, nghĩa: tìm; 泰 âm: thái, nghĩa: to lớn, hanh thông.
nghĩa: nước (sơn thuỷ, thuỷ lợi, dẫn thuỷ nhập điền, đại hồng thuỷ, lưu thuỷ hành vân).
田
âm: điền.
bộ: 田 điền.
nghĩa: ruộng(tá điền, điền địa, thương hải tang điền).
Chữ cần phân biệt khi viết.
田 điền.
由 âm: do, bộ: điền, nghĩa: do, bởi.
甲 âm: giáp, bộ: điền, nghĩa: tên của 1 trong 10 can.
申 âm: thân, bộ: điền, nghĩa: tên của 1 trong 12 chi.
狗
âm: cẩu.
bộ: khuyển.
Bộ này gồm các hình thức dưới đây:
1._Ðặt phía dưới hoặc bên phải của chữ: 犬 (chữ viết chính thức).
Tỉ dụ:
獎 âm: tưởng, nghĩa: khen ngợi (tưởng lệ, tưởng thưởng); 狀 âm: trạng, nghĩa: hình trạng.
2._ Ðặt bên trái của chữ: 犭
Tỉ dụ:
狐 âm: hồ, nghĩa: con cáo.
nghĩa: con chó (sô cẩu, tẩu cẩu, cẩu tặc, hải cẩu).
Chú ý:
1. Chữ 狗 thường được dùng trong văn bạch thoại, trái lại, chữ 犬 được dùng trong văn ngôn.
2. Chữ 狗 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 犭 (khuyển) và âm 句 (câu hoặc cú: cái móc, 1 câu văn).
牛
âm: ngưu.
bộ: ngưu.
nghĩa: trâu bò (nói chung).
Chú ý: Trâu gọi là 水 牛 thuỷ ngưu, vì tính thích nước. Bò gọi là 黄 牛 hoàng ngưu, vì da màu vàng 黄.
Chữ cần phân biệt khi viết.
牛 ngưu; 午 âm: ngọ, bộ: thập, nghĩa: tên của một trong 12 chi.
羊
âm: dương.
bộ: 羊 dương.
nghĩa: con dê (sơn dương, dương xa).*
II._ Ghép chữ làm câu
山 水 sơn thuỷ: núi và sông, non nước, tượng trưng cảnh thiên nhiên.
水 田 thuỷ điền: ruộng (có) nước.
田 水 điền thuỷ: nước (ở trong) ruộng.
山 狗 sơn cẩu: chó (ở trên) núi.
山 人 sơn nhân: người (ở trên) núi, tức là tiên仙; cũng có nghĩa là người ở miền núi
羊 足 dương túc: cái chân con dê.
山 人 之 羊 足 sơn nhân chi dương túc: cái chân con dê của người miền núi.
III._ Nhận định về văn phạm
Trong đoạn 山 人 之 羊 足 sơn nhân chi dương túc, 山 人 và 羊 足 là hai từ ngữ,
một phụ, một chính. Cũng thế từ ngữ phụ (山 人) đứng trước từ ngữ chính (羊
足).
Qui tắc: từ ngữ chí định đứng trước từ ngữ được chỉ định.
-------------------------------
Bài thứ năm
一 身 二 手 大 山 小 石
I._ Học Tiếng.
一
âm: nhất (nhứt).
bộ: 一 (nhất).
nghĩa: một (duy nhất, thống nhất, nhất đán, nhất sĩ nhì nông, đệ nhất, nhất nhật bất kiến như tam thu hề).
身
âm: thân.
bộ: 身 (thân).
nghĩa: thân mình, toàn thể (thân phận, thân thế, tu thân, bản thân, thân danh).
二
âm: nhị.
bộ: 二 (nhị).
nghĩa: hai (đệ nhị, nhị trùng âm).
手 thủ: tay xem bài 3.
大
âm: đại (ngày xưa đọc là thái).
bộ: 大 (đại).
nghĩa: to lớn (đại nhân, đại nghĩa, đại đa số, cực đại, quảng đại).
山 sơn: núi (xem bài bốn).
小
âm: tiểu.
bộ: 小 (tiểu).
nghĩa: nhỏ (tiểu tổ, tiểu nhi, tiểu nhân).
石
âm: thạch.
bộ: 石 (thạch).
nghĩa: đá (vọng phu thạch, thạch nhũ, thạch tín, kim thạch kỳ duyên).
Chữ cần phân biệt khi viết:
石 thạch;
右 âm: hữu, bộ: khẩu, nghĩa: bên mặt.
II._ Ghép Chữ, Làm Câu.
一 身 nhất thân: một thân mình.
二 手 nhị thủ: hai tay.
大 山 đại sơn: núi lớn.
小 石 tiểu thạch: đá nhỏ.
山 大 sơn đại: núi (thì) lớn (mệnh đề đã trọn nghĩa).
石 小 thạch tiểu: đá (thì) nhỏ (mệnh đề đã trọn nghĩa).
大 人 đại nhân: người lớn.
小 羊 tiểu dương: dê con.
大 人 之 小 羊 đại nhân chi tiểu dương: con dê nhỏ của người lớn.
人 大 nhân đại: người (thì) lớn (mệnh đề đã trọn nghĩa).
羊 小 con dê (thì) nhỏ (mệnh đề đã trọn nghĩa).
III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm.
1._ Trong từ ngữ 大 山 (đại sơn), 小 石 (tiểu thạch), 大 (đại: tĩnh từ) đứng
trước 山 (sơn: danh từ) và 小 (tiểu: tĩnh từ) đứng trước 石 (thạch: danh
từ).
Qui tắc: Trong một từ ngữ (tức là một phần của mệnh đề), tĩnh từ (vì đóng vai bổ túc, phụ) đứng trước danh từ.
2._ Các câu 山 大 sơn đại 石 小 thạch tiểu 人 大 nhân đại 羊 小 dương tiểu, đều
là những mệnh đề đã trọn nghĩa, trong đó 山, 石, 人, 羊 là chủ từ đứng
trước, còn 大 小 là thuộc từ (hoặc túc từ) đứng sau. Ngoài ra các câu trên
đều không có động từ “thì, là”.
Qui tắc: Trong một mệnh đề, các từ ngữ theo thứ tự: chủ từ, động từ, túc từ (hoặc thuộc từ).
Khi đi với thuộc từ, động từ, “là, thì” thường khỏi dùng đến