nơi có đầy
đủ tiện nghi đáp ứng nhu cầu cuộc sống, từ hạng thượng lưu ăn trên ngồi trước
cho đến hạng thấp kém nhất trong xã hội Ấn.
Ở
đây, ngoài những trung tâm hiện đại ra thì cách đó không xa là hình ảnh của những
“gia đình ăn xin truyền thống”. Tuy sống xem lẫn vào nhau nhưng sợi dây giai cấp
vẫn hiện hữu một cách hết sức rõ ràng và hầu như không thể xoá bỏ mặc dù đã có
nhiều cố gắng.
Cuộc
sống ở đô thị nào cũng vậy, nhưng thủ đô của Ấn Độ có một nét khác biệt mà theo
nhận xét riêng tôi thì chắc không nơi nào có được giống như vậy. Ngoài hình ảnh
đông đúc náo nhiệt của người và xe cộ, thỉnh thoảng lại xuất hiện một vài chú
voi to đùng, hoặc vài chú ngựa hiên ngang đi trên đường bất chấp xe cộ đông đúc
ra sao, mà hình như những anh chàng nài ngựa, hay nài voi rất lấy làm thích thú
và tràn ngập tự hào khi được mọi người đưa mắt nhìn (nhất là du khách nước
ngoài). Tuy nhiên, con vật thiêng liêng và hiện hữu mọi lúc mọi nơi là khỉ (thần
Hanuman của đạo Hindu), trước toà nhà quốc hội cho đến những con hẻm… đâu đâu
cũng có mặt của các vị thần này. Lắm lúc các vị thần này cũng quậy phá, ăn trộm
thức ăn và thậm chí là tấn công tín đồ của mình, hoặc bất cứ ai tỏ thái độ trêu
chọc hay xua đuổi đến mức thái quá.
Đó
là những gì mà tôi đã tận mắt chứng kiến, tuy không nhiều nhưng nó cũng góp một
phần không nhỏ vào quyết định mang tính táo bạo và hơi khác thường của tôi đó
là “bỏ phố lên rừng”.
Từ
giã thủ đô ồn ào náo nhiệt, tôi khăn gói lên vùng núi Dharamsala thuộc phía bắc
Ấn Độ. Hành trang mang theo là một chiếc vali quần áo cộng với 1 tương lai vô định.
Tôi quyết định đi!
Trải
qua mấy tháng làm quen với con người và khí hậu tôi đăng ký vào trường Sarha
(trường dành cho người Tibet )
để học tiếng Tây tạng với nguyện vọng theo học Phật Pháp trong chương trìng giảng
dạy của các tu sỹ theo truyền thống Kim Cang thừa.
Nói
chung môi trường nơi đang ở rất hợp với tôi, yên tỉnh và thơ mộng. Xa xa có núi
tuyết bao phủ, phía dưới là đồi thông xanh mượt, uốn lượn theo lưng chừng núi
xen lẫn trong rặng thông xanh là những con đường trải nhựa ví như dãi lụa vắt
ngang lưng đồi, đây cũng là con đường quen thuộc mà tôi thường hay đi dạo vào mỗi
buổi chiều sau giờ cơm.
Phòng
của tôi “toạ lạc” tại tầng 5 của ký túc xá. Nếu không chê thì đây là nơi lý tưởng
nhất cho những ai có tâm hồn thi sỹ (đáng tiếc tôi không phải là thi sỹ).
Mỗi
buổi sáng trước khi mặt trời thức giấc thì tiếng chim đã báo giờ để gọi tôi dậy.
Không hiểu sao tất cả các loài chim từ quạ đen, sáo, chim ưng cho đến những
loài chim đuôi dài màu sắc sặc sỡ cú tụ họp trước phòng tôi mà hót tíu tít. Chắc
có lẽ chúng có thần thông và biết được tôi là “con ma tham ngủ”.
Tôi
có thể ngủ cả ngày, hoặc nằm lì trên giường (nhất là vào mùa đông) mà không cảm
thấy đói, nhưng nếu không nhờ mấy con chim này thì trong kiếp sau nếu được tái
sanh chắc tôi sẽ là một con rắn hay là một con vật nào đó mà suốt ngày chỉ ngủ
và chết cũng vì ham ngủ.
Nói
vậy chứ thật ra thời gian đầu tôi cũng không mấy làm vui vẻ gì vì cứ vào mỗi buổi
sáng lại phải bị làm phiền, từ bỏ cái thành phố ồn ào để tìm nơi yên tỉnh,
nhưng lại chẳng được yên cũng vì tiếng hót của mấy con chim. Lắm lúc bực mình tự
hỏi liệu mình có thể tìm một nơi khác yên tỉnh hơn chăng? Nhưng rồi nghĩ lại
tôi phát hiện ra rằng yên hay không là ở trong tâm mình, nếu tâm mình yên thì vạn
vật đều yên dù mình đang có ở giữa chợ đông người, nếu tâm đã không yên thì có
trốn vào tận hang sâu thì vẫn không được bình yên. Lúc này tôi mới hiểu thế nào
là câu “vạn vật do tâm tạo, tâm an thì vạn cảnh an, tâm loạn thì vạn cảnh loạn”.
Cũng
thế, do tâm luôn bị dao động bởi “tám ngọn
gió của thế gian” (lợi, suy, huỷ, dự, xưng, cơ khổ, lạc) nên có biết bao điều
thống khổ xảy ra. Con người không những khổ thân vì bị quy luật sanh già bệnh
chết chi phối, nhưng tâm của họ lại càng khổ hơn vì luôn bị tám ngọn gió kia
lay động, nếu đã rơi vào một trong tám ngọn gió này thì dù có đi vào tận đáy đại
dương vẫn không thể nào yên ổn được.
Vậy
tại sao mình không an nhiên chấp nhận cuộc sống hiện tại? Tôi nghĩ như thế.
Mình
cũng bị ngọn gió “tham” của thế gian ngự trị đó là tham ngủ, Sao mình không tự
tiết chế cơ thể để ngủ có giờ giấc, chỉ vì một vài tiếng hót của các con chim
kia mà cũng làm cho mình thấy khó chịu, ở đây có phải vì mình ghét tiếng chim
hót hay là mình bảo thủ cái tham ngủ của mình, mình đang nuôi lớn cái mầm vô
minh hay sao? Tại sao mình không biết quán chiếu để thấy rằng những con chim
kia chính là những vị Bồ tát thì hiện, và tiếng hót của chúng chính là pháp âm
vi diệu đánh tan vô minh tham ngủ của mình, vậy mình nên mang ơn các con chim mới
đúng.
Thật
vậy, sau khi tư duy và chiêm nghiệm về sự việc này tôi nhận ra rằng tự thân
mình biết an ổn thì vạn vật chung quanh đều an ổn, cũng vậy vạn pháp đều là Phật
pháp, ngay trong đời “Ngũ trược” này chúng ta vẫn luôn gặp được các vị thiện
tri thức hiện thân dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này làm cho tôi liên tưởng
đến đoạn kinh:
“Có chim
nói pháp nhiệm mầu dể nghe,
Nghe rồi tỏ đạo Bồ đề…”
Vậy
thế gian này cũng là Cực lạc, đâu cần phải đi đến Tây phương, nếu ngay nơi thế
gian này mà không liễu ngộ được yếu chỉ quan trọng của kinh A Di Dà, không gieo
mầm an lạc ngay giờ phút hiện tại bằng cách thiết tha trì niệm lục tự A Di Dà
và quán chiếu về cảnh giới Cực lạc đồng thời hoà nhập cảnh giới Cực lạc trong
kinh vào đời sống thường ngày thì dù có về đến Tây phương cũng vẫn thấy bất an.
Tiếng chim hót hằng ngày, tiếng lá rừng rơi xào xạc… tất cả chính là pháp âm vi
diệu nơi Tây phương Tịnh thổ, tất cả đều hiện hữu nơi cõi Ta Bà này, nếu trong
tâm thường nghĩ về Cực lạc.
Mọi
người đều nói rằng cõi Ta Bà là uế trược, cũng như trước kia tôi cho rằng thủ
đô New Delhi là ồn ào không thích hợp rồi quyết định bỏ phố lên rừng để tìm một
nơn vắng vẻ yên lành, nhưng tôi ra đi với một tâm trạng không yên tịnh, để khi
lên đến đây mặc dù không có nhiều người cũng không có tiếng xe ồn ào nhưng lại
bị tiếng chim rừng quấy phá, và nếu tôi không có được lời chỉ bảo của Phật pháp
và không biết quán xét để thấy các pháp đều là Phật pháp thì dù có về bên cạnh
Phật A Di Đà tôi cũng vẫn thấy không yên bình.
Kể
từ sau lần đó, mỗi buổi sáng khi nghe tiếng chim tíu tít gọi nhau tôi tỉnh ngủ,
mặc dù chưa bước xuống giường (vì thời tiết rất lạnh) song tôi vô cũng hân hoan
khi nghĩ đây chính là bài pháp thoại đầu tiên trong ngày mà tôi thật sự diểm
phúc khi đón nhận. Và đây cũng chính là lời động viên, nhắc nhở lớn lao và duy
nhất cũng cố tinh thần để tôi đi tiếp con đường mình đã chọn.
Tôi
thầm cầu nguyện và ước mong cho thế giới được an bình và nếu muốn vậy thì trong
tâm của tôi và tâm của tất cả mọi người phải thực sự an bình, và chất liệu an
bình này không đến từ một nơi xa xôi nào khác mà nó lưu xuất từ trong nội tâm
và hiện hữu giữa đời sống hằng ngày. Gửi đến tất cả những ai có duyên khi đọc
câu chuyện vui này vài dòng thơ ngắn mà thầy tôi đã từng dạy:
“'Ngủ nhiều thêm si ám,
Làm
giảm mất công phu,
Người
học Phật thật tu,
Phải
ngủ có giờ giấc,
Dù
cho được hay mất,
Ca
tụng hay khiển trách,
Lòng
ta chẳng bao giờ,
Xôn
xao hoặc lay chuyển…”
(trích
trong Thi ca niệm Phật)
Cầu
chúc tất cả có một ngày mới an lành.