J. KRISHNAMURTI
TRÁCH NHIỆM VỚI XÃ HỘI
SOCIAL RESPONSIBILITY
From the talks and writings of J. KRISHNAMURTI
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – Tháng 6-2010 –
V
– VỀ CHIẾN TRANH
Chiến tranh là sự chiếu rọi qui mô và đổ
máu của sống hàng ngày của chúng ta
Người
hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể giải quyết sự hỗn loạn
chính trị hiện nay và sự khủng hoảng trong thế giới? Liệu có bất kỳ điều gì cá
thể có thể thực hiện để chặn đứng chiến tranh sắp xảy ra này?
Krishnamurti: Chiến tranh là sự chiếu rọi qui mô và đổ máu của sống hàng ngày của chúng ta, đúng chứ?
Chiến tranh chỉ là một diễn tả phía bên ngoài của trạng thái phía bên trong của
chúng ta, một phóng đại của hành động hàng ngày của chúng ta? Nó toàn diện
nhiều hơn, đổ máu nhiều hơn, hủy diệt nhiều hơn, nhưng nó là kết quả tập thể
của hành động cá thể của chúng ta. Vì vậy, bạn và tôi phải chịu trách nhiệm cho
chiến tranh và chúng ta có thể làm gì để chặn đứng nó? Chắc chắn chiến tranh
sắp xảy ra không thể được chặn đứng bởi bạn và tôi, bởi vì nó đang chuyển động
rồi; nó đang xảy ra, mặc dù lúc này chủ yếu trên mức độ tâm lý. Bởi vì nó đang
chuyển động rồi, nó không thể được chặn đứng – những vấn đề quá nhiều, quá to
tát, và đã được cam kết. Nhưng bạn và tôi, đang thấy rằng ngôi nhà đang cháy,
có thể hiểu rõ những nguyên nhân của đám cháy đó, có thể thoát khỏi nó và xây
dựng một nơi mới mẻ cùng những vật liệu khác nhau mà không cháy được, mà sẽ
không sản sinh những chiến tranh khác. Đó là tất cả mọi điều mà chúng ta có thể
thực hiện. Bạn và tôi có thể thấy điều gì tạo ra những chiến tranh, và nếu
chúng ta quan tâm đến sự chặn đứng những chiến tranh, vậy thì chúng ta có thể bắt
đầu thay đổi chính chúng ta, mà là những nguyên nhân của chiến tranh.
Một phụ nữ người Mỹ đã đến gặp tôi
cách đây vài năm, trong chiến tranh. Bà ấy đã nói rằng bà ấy đã bị mất một người
con trai của bà ấy ở Ý và bà ấy muốn cứu thoát một cậu con trai khác đang ở
tuổi mười sáu; thế là chúng tôi đã nói chuyện về những sự việc đó. Tôi gợi ý
với bà ấy, muốn cứu thoát cậu con còn lại của bà ấy, bà ấy phải không còn là
một người Mỹ; bà ấy phải không còn tham lam, không còn chồng chất của cải, không
còn tìm kiếm quyền hành, thống trị, và thuộc tâm lý hãy đơn giản – không chỉ
đơn giản trong quần áo, trong những sự vật phía bên ngoài, nhưng đơn giản trong
những suy nghĩ và những cảm giác của bà ấy, trong những liên hệ của bà ấy. Bà
ấy nói, ‘Điều đó quá nhiều. Ông đang đòi hỏi quá nhiều. Tôi không thể thực hiện
được nó, bởi vì những ràng buộc chặt chẽ quá khiến tôi không thể thay đổi
được’. Thế là bà ấy phải chịu trách nhiệm cho sự hủy diệt cậu con trai của mình.
Tự do Đầu tiên và Cuối cùng
Bạn biết chiến tranh đã xảy ra như thế
nào? Nó đã xảy ra bởi vì chúng ta đã triệt hạ lẫn nhau trong sống hàng ngày của
chúng ta
Câu
hỏi: Ngoại trừ một ít người, tất cả mọi người đều không
muốn chiến tranh, vậy thì tại sao họ chuẩn bị cho chiến tranh?
Krishnamurti: Tôi không chắc rằng đa số đều không muốn chiến tranh.
Bạn biết chiến tranh có nghĩa gì? Chiến tranh có nghĩa hủy diệt – giết chết và
gây thương tích lẫn nhau, cùng than khóc, sự dã man, sự xấu xa, sự đau đớn tột
cùng. Bạn đã thấy nó trong những cuốn phim; đó là chiến tranh. Bạn biết làm thế
nào chiến tranh xảy ra? Nó xảy ra bởi vì trong sống hàng ngày của chúng ta,
chúng ta triệt hạ lẫn nhau. Mặc dù trong đền chùa chúng ta nói về tình yêu của
Thượng đế, trong những công việc kinh doanh của chúng ta chúng ta lại đang giết
hại lẫn nhau. Cũng vậy, chúng ta có những chiến tranh bởi vì chúng ta có những
quân đội, và chính mục đích của quân đội là chuẩn bị chiến tranh. Bạn có ý nói
rằng một người lính sẽ muốn từ bỏ chức vụ của anh ấy, việc làm của anh ấy, tiền
bạc của anh ấy, với mục đích để có hòa bình? Anh ấy sẽ không ngu xuẩn như thế.
Vì vậy tất cả chúng ta, trong một
cách này hay cách khác, đang chuẩn bị cho chiến tranh. Bạn có thể ngăn cản
chiến tranh chỉ khi nào, trong sống hàng ngày của bạn, bạn nhận ra rằng bạn
không còn là một người Ấn giáo, một người Thiên chúa giáo, một người Phật giáo,
một người Hồi giáo hay một người Cộng sản. Nếu trong sống hàng ngày của bạn,
bạn tử tế, rộng lượng, ân cần, thương yêu, vậy thì bạn sẽ có một thế giới khác
hẳn. Vậy thì thay vì lãng phí tiền bạc vào trang bị vũ khí, bạn có thể biến thế
giới này thành một thiên đàng. Nhưng điều đó phụ thuộc vào bạn. Bạn có chính
phủ mà bạn nghĩ rằng nó xứng đáng bởi vì bạn là bộ phận của chính phủ đó, bởi
vì bạn là người chính trị trong sống hàng ngày của bạn, và bạn muốn chức vụ,
quyền hành, và uy quyền.
Tuyển tập những Lời giảng
Banaras, Ấn độ, ngày 17 tháng
12 năm 1967
Bởi vì bạn chịu trách nhiệm cho chiến
tranh, bạn phải chịu trách nhiệm cho hòa bình
Chừng
nào chúng ta còn sử dụng sự hiểu biết công nghệ cho sự tiến bộ và sự tôn vinh
của một cá thể hay của một nhóm người, những cần thiết của con người không bao
giờ có thể được tổ chức một cách thông minh và hiệu quả. Do bởi sự ham muốn có
an toàn thuộc tâm lý qua sự tiến bộ công nghệ mới đang phá hoại an toàn vật
chất của con người. Có dư thừa hiểu biết khoa học để cung cấp lương thực, quần
áo, và chỗ ở cho con người; nhưng sự sử dụng đúng cách của hiểu biết này không thể
thực hiện được chừng nào còn có những quốc tịch gây phân chia, cùng những biên
giới và những chính phủ cầm quyền của nó
– mà luân phiên gây ra sự đấu tranh thuộc chủng tộc và giai cấp. Vậy là, bạn
chịu trách nhiệm cho sự tiếp tục của xung đột này giữa con người và con người.
Chừng nào bạn, cá thể, còn theo quốc tịch và yêu nước, chừng nào bạn còn bám
vào những học thuyết thuộc xã hội và chính trị, bạn phải chịu trách nhiệm cho
chiến tranh bởi vì sự liên hệ của bạn với một người khác chỉ có thể nuôi dưỡng
sự hỗn loạn và thù hận. Thấy sự giả dối như sự giả dối là sự khởi đầu của thông
minh, và chính sự thật này, một mình nó, có thể mang lại hạnh phúc cho bạn và
thế là cho thế giới.
Bởi vì bạn chịu trách nhiệm cho chiến tranh, bạn phải chịu trách nhiệm cho
hòa bình. Những người cảm thấy một cách sáng tạo về trách nhiệm này trước hết
phải làm tự do chính anh ấy khỏi những nguyên nhân của chiến tranh và không
nhấn chìm chính mình trong sự tổ chức những nhóm hòa bình thuộc chính trị – mà
sẽ chỉ nuôi dưỡng sự phân chia và đối nghịch thêm nữa.
Hòa bình không là một ý tưởng đối nghịch với chiến
tranh. Hòa bình là một phương cách của sống, bởi vì có hòa bình chỉ khi nào
sống hàng ngày được hiểu rõ. Chỉ có phương cách sống này mới có thể gặp gỡ một
cách hiệu quả sự thách thức của chiến tranh, của giai cấp, và của sự tiến bộ
gia tăng liên tục thuộc công nghệ. Phương cách sống này không là phương cách của
mảnh trí năng. Sự tôn thờ mảnh trí năng đối lập với sống, đã dẫn dắt tất cả
chúng ta đến sự tuyệt vọng hiện nay của chúng ta cùng vô vàn tẩu thoát của nó.
Những tẩu thoát này đã trở thành quan trọng nhiều hơn sự hiểu rõ về chính vấn
đề. Sự khủng hoảng hiện nay đã xảy ra bởi vì sự tôn thờ mảnh trí năng, và chính
mảnh trí năng đã phân chia sống thành một chuỗi của những hành động mâu thuẫn
và đối nghịch; chính là mảnh trí năng đã phủ nhận nhân tố hòa hợp mà là tình
yêu. Mảnh trí năng đã lấp đầy tâm hồn trống rỗng bằng những sự việc của cái
trí, và chỉ khi nào cái trí nhận biết được lý lẽ riêng của nó và có thể vượt
khỏi nó, mới có thể có sự giàu có của tâm hồn.
Tuyển tập những Lời giảng
New Delhi, ngày 6 tháng 11
năm 1948
Muốn
có hòa bình bạn phải sống an bình; đó là, không tham vọng, không ganh đua,
không quốc tịch, không phân chia giai cấp, không tách rời nhỏ nhen tầm thường
của chủng tộc, của quốc gia – ngôn ngữ hoặc không-ngôn ngữ. Muốn sống an bình
bạn phải an lạc trong thân tâm bạn. Và nếu bạn không thể an lạc trong thân tâm
bạn, chẳng ích lợi gì khi cầu nguyện cho hòa bình, bởi vì mọi thứ bạn đang làm
đều đang tạo ra vô-trật tự, đang tạo ra xung đột.
Tuyển tập những Lời giảng
Bombay, ngày 28 tháng 2 năm
1965
Chắc chắn, một chủng tộc có thể tồn tại
chỉ khi nào họ có thể gặp gỡ sự thách thức mới mẻ lại; ngược lại họ bị hủy diệt
Bây
giờ, liệu vấn đề to tát này của thế giới là vấn đề của bạn và của tôi, hay nó
không-liên quan với chúng ta? Chiến tranh không-liên quan với chúng ta? Sự xung
đột quốc gia không-liên quan với bạn, sự xung đột cộng đồng không-liên quan vói
bạn? Sự suy đồi, sự thoái hóa, sự hỗn loạn luân lý – chúng không-liên quan với
mỗi người chúng ta? Sự hỗn loạn này có liên quan trực tiếp với chúng ta, và vì
vậy trách nhiệm phụ thuộc vào chúng ta. Chắc chắn, đó là vấn đề chính, đúng
chứ? Đó là, trình bày theo cách khác: Liệu vấn đề sẽ dành riêng cho vài người
lãnh đạo, hoặc của phe tả hoặc của phe hữu, cho Liên Hiệp Quốc, cho chuyên gia,
cho người chuyên môn? Hay nó là một vấn đề liên quan trực tiếp đến chúng ta, mà
có nghĩa: Chúng ta phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho những vấn đề này, hay
chúng ta không? Chắc chắn, đó là nghi vấn phải suy nghĩ ra, đúng chứ? Có lẽ,
nhiều người trong các bạn đã không suy nghĩ về điều này; vì vậy, nó có lẽ hoàn
toàn lạ lùng đối với bạn, nhưng nghi vấn là, đúng chứ, liệu vấn đề của cá thể
là vấn đề của thế giới, liệu bạn có thể thực hiện bất kỳ điều gì cho nó? – sự
sụp đổ của tôn giáo, sự suy đồi của đạo đức, sự thoái hóa của chính trị, tình
trạng tạm gọi là độc lập mà không sản sinh ra bất kỳ thứ gì tốt lành ngoại trừ
sự phân rã. Liệu nó là vấn đề của bạn, hay bạn để lại tất cả nó để ngẫu nhiên
hay để chờ đợi phép lạ nào đó xảy ra đến độ nó sẽ sản sinh một cách mạng? Hay
bạn dành riêng nó cho uy quyền nào đó, cho một đảng phái chính trị, của phe tả
hoặc phe hữu? Phản ứng của bạn là gì? Bạn không phải giải quyết nó, bạn không
phải tấn công nó, bạn không phải phản ứng mãnh liệt với một thách thức của loại
này, hay sao? Tôi không đang hùng biện nhưng chỉ thực tế; đây không là nơi dành
cho sự hùng biện, điều đó sẽ vô lý cực kỳ. Có một thách thức luôn luôn đang mời
mọc chúng ta giải quyết; sống là một thách thức. Và chúng ta phản ứng, và tùy theo
tình trạng bị quy định gì chúng ta phản ứng? Và khi chúng ta phản ứng, liệu
phản ứng đó có thể gặp gỡ thách thức?
Vậy là, muốn gặp gỡ thảm họa của thế
giới này, khủng hoảng của thế giới này, thách thức kinh khủng không-tiền lệ
này, chúng ta không phải tìm ra làm thế nào chúng ta, cá thể, phản ứng, hay
sao? Bởi vì, rốt cuộc, một xã hội là sự liên hệ giữa bạn và tôi và một người
khác. Không có xã hội mà không được thành lập trên sự liên hệ. Chắc chắn, điều
gì bạn và tôi và một người khác là, là xã hội. Và chúng ta không phải giải
thích sự liên hệ giữa bạn và tôi và một người khác đó với mục đích thay đổi xã
hội, với mục đích sáng tạo một cách mạng – một thay đổi cơ bản, hoàn toàn, hay
sao? Bởi vì, chắc chắn, đó là điều gì được cần đến – một cách mạng, không phải
thuộc loại đổ máu, không phải thuần những ý tưởng, không bị đặt nền tảng trên
những ý tưởng; nhưng một cách mạng của giá trị cơ bản, không phụ thuộc vào bất
kỳ khuôn mẫu hay học thuyết, nhưng một cách mạng được sinh ra từ hiểu rõ về sự
liên hệ giữa bạn và tôi và một người khác, mà là xã hội. Thế là, với mục đích
sáng tạo một thay đổi cơ bản, triệt để trong xã hội, liệu nó không là trách
nhiệm của chúng ta, trách nhiệm cá thể của chúng ta, phải tìm được phản ứng
trực tiếp của chúng ta đến sự thách thức này là gì, hay sao? Liệu chúng ta phản
ứng như một người Ấn giáo hay một người
Hồi giáo hay một người Thiên chúa giáo hay một người cộng sản hay một người xã
hội? Và liệu phản ứng như thế là một phản ứng giá trị, một phản ứng sẽ sáng tạo
một thay đổi cơ bản? Tôi hy vọng tôi đang giải thích vấn đề rõ ràng. Nếu bạn
phản ứng đến sự khủng hoảng của thế giới này, mà là một thách thức mới, như một
người Ấn giáo, chắc chắn bạn không đang hiểu rõ sự thách thức. Bạn chỉ đang
phản ứng đến sự thách thức, mà luôn luôn mới mẻ, phụ thuộc vào một khuôn mẫu cũ
kỹ, và thế là, phản ứng của bạn không có giá trị, không mới mẻ, không trong
sáng tương quan. Nếu bạn phản ứng như một người Thiên chúa giáo hay một người
cộng sản, lại nữa bạn đang phản ứng, đúng chứ, tùy theo một tư tưởng có khuôn
mẫu. Vì vậy, phản ứng của bạn không có ý nghĩa. Và những người Ấn giáo, những
người Hồi giáo, những người Phật giáo, những người Thiên chúa giáo, đã không
tạo ra vấn đề này, hay sao? Bởi vì tôn giáo mới là sự tôn sùng của chính thể,
tôn giáo cũ là sự tôn sùng của một ý tưởng. Thế là, nếu bạn phản ứng với một
thách thức tùy theo một tình trạng bị quy định, phản ứng của bạn sẽ không thể
giúp đỡ bạn hiểu rõ sự thách thức mới. Vì vậy, điều gì người ta phải làm với mục
đích gặp gỡ sự thách thức là xóa sạch hoàn toàn chính mình, lột bỏ hoàn toàn
chính mình khỏi nền tảng quá khứ và gặp gỡ sự thách thức mới mẻ lại. Chắc chắn,
một trạng thái, một quốc gia, một văn minh, và một chủng tộc tồn tại, kéo dài,
tiếp tục chỉ khi nào chúng có thể gặp gỡ sự thách thức mới mẻ lại; ngược lại
chúng thua cuộc, chúng bị hủy diệt. Và chính xác đó là điều gì đang xảy ra.
Thuộc công nghệ chúng ta tiến bộ rất nhiều, nhưng thuộc đạo đức, tinh thần
chúng ta lại thụt lùi quá xa. Và đem cùng khiếm khuyết của sự ổn định về đạo
đức này, chúng ta gặp gỡ sự tiến bộ công nghệ lạ lùng này, và thế là luôn luôn
có một xung đột, một mâu thuẫn.
Vì vậy, chắc chắn, vấn đề của chúng
ta là, có thách thức mới mẻ này. Đúng chứ? Và tất cả những người lãnh đạo đã
thất bại – tinh thần, đạo đức, chính trị – và những người lãnh đạo sẽ luôn luôn
thất bại bởi vì chúng ta chọn lựa những người lãnh đạo từ sự hỗn loạn của chúng
ta, và chắc chắn bất kỳ người lãnh đạo nào mà chúng ta chọn lựa phải dẫn dắt
chúng ta đến sự hỗn loạn. Thưa bạn, khi thấy sự quan trọng của nó, đừng gạt nó
đi như một câu phát biểu khôn ngoan. Hãy thấy sự nguy hiểm của một người lãnh
đạo, không chỉ chính trị, nhưng còn cả tôn giáo. Bởi vì người mà chúng ta chọn
lựa cho vị trí của một người lãnh đạo lại được chọn lựa từ sự hỗn loạn của
chúng ta. Bởi vì tôi bị hỗn loạn, tôi không biết phải làm gì, hành động ra sao,
tôi đến với bạn, và bởi vì tôi bị hỗn loạn tôi chọn lựa bạn. Nếu tôi rõ ràng,
tôi sẽ không chọn lựa bạn; tôi không cần một người lãnh đạo bởi vì tôi là một
ngọn đèn cho chính tôi – tôi có thể tự-suy nghĩ ra những vấn đề của tôi cho
chính tôi. Chỉ khi nào tôi bị hỗn loạn tôi mới cần một người khác. Tôi có thể
gọi anh ấy là một đạo sư, một lạt-ma, một người lãnh đạo chính trị, và vân vân,
nhưng tôi đi đến anh ấy bởi vì sự hỗn loạn của tôi. Tôi chỉ thấy qua sự tối tăm
của sự hỗn loạn riêng của tôi.
Một người ao ước thật khẩn thiết để
tìm hiểu toàn vấn đề thảm kịch của đau khổ này phải bắt đầu nơi anh ấy. Chỉ qua
sự hiểu rõ sáng tạo về chính chúng ta, thì mới có thể có một thế giới sáng tạo,
một thế giới hạnh phúc, một thế giới trong đó những ý tưởng không hiện diện.
Tuyển tập những Lời giảng
Banaras, Ấn độ, ngày 16 tháng
1 năm 1949
Văn minh là gì? Nó là một diễn tả của ý
muốn tập thể, đúng chứ?
Câu
hỏi: Những cá thể bất lực với những quả bom nguyên tử và
khinh khí?
Krishnamurti: Họ đang thử nghiệm những quả bom này ở
Mỹ, ở Nga, và những
nơi khác, và bạn và tôi có thể làm gì về nó? Vì vậy mấu chốt khi bàn
luận về
vấn đề này là gì? Bạn có lẽ cố gắng tạo ra quan điểm của công chúng
bằng cách
viết cho báo chí rằng nó kinh khủng như thế nào, nhưng liệu điều đó sẽ
ngăn cản
những chính phủ không tìm hiểu và chế tạo bom H? Trong chừng mực nào đó
họ sẽ
không tiếp tục nó? Họ có lẽ sử dụng năng lượng nguyên tử cho những mục
đích hòa
bình cũng như hủy diệt, và có thể trong khoảng năm hay mười năm nữa họ
sẽ có
những nhà máy chạy bằng năng lượng nguyên tử, nhưng họ cũng sẽ đang
chuẩn bị
cho chiến tranh. Họ có lẽ giới hạn sự sử dụng những vũ khí nguyên tử,
nhưng
động lực của chiến tranh vẫn ở đó, và chúng ta có thể làm gì? Những
biến cố
lịch sử đang chuyển động, và tôi không nghĩ bạn và tôi đang sống ở đây
tại Banaras có thể ngăn cản chuyển động đó. Ai sẽ quan tâm?
Nhưng điều gì chúng ta có thể làm là điều gì đó hoàn toàn khác hẳn.
Chúng ta có
thể bước ra khỏi bộ máy hiện nay của xã hội mà liên tục đang chuẩn bị
cho chiến
tranh, và có lẽ bằng sự cách mạng tổng thể phía bên trong riêng của
chúng ta,
chúng ta sẽ có thể đóng góp vào sự xây dựng một văn minh hoàn toàn mới
mẻ.
Rốt cuộc, văn minh là gì? Văn minh
Ấn độ hay văn minh Châu âu là gì? Nó là một diễn tả của ý muốn tập thể, đúng
chứ? Ý muốn của nhiều người đã tạo ra văn minh hiện nay của Ấn độ này, và cả
bạn lẫn tôi không thể thoát khỏi nó và suy nghĩ hoàn toàn khác hẳn về những vấn
đề này? Liệu nó không là trách nhiệm của những con người nghiêm túc khi phải
làm điều này, hay sao? Liệu không phải có những con người nghiêm túc mà thấy
tiến trình hủy diệt đang xảy ra trong thế giới này, mà tìm hiểu nó, và thoát
khỏi nó trong ý nghĩa của không-tham vọng và mọi chuyện như thế, hay sao? Chúng
ta có thể làm gì nữa đây? Nhưng bạn thấy, chúng ta không sẵn lòng nghiêm túc,
đó là sự khó khăn. Chúng ta không muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta,
chúng ta muốn bàn luận điều gì đó phía bên ngoài, xa thật xa.
Tuyển tập
những Lời giảng
Banaras, Ấn độ, ngày 9 tháng 1 năm 1955
Vấn đề này chỉ có thể được giải quyết
khi bạn tìm được tại sao bạn tức giận, tại sao bạn bạo lực
Câu
hỏi: Liệu có một kết thúc cho những chiến tranh và bạo lực
xấu xa này?
Krishnamurti: Một cậu bé hỏi bởi vì cậu ấy quan tâm đến tương lai, đến
ngày mai, đến một thế giới đang trở nên mỗi lúc một bạo lực hơn, với những
chiến tranh, và nhiều chiến tranh hơn. Cậu bé nói, ‘Tương lai của tôi đang bị
tạo ra bởi thế hệ già nua, và họ đang sản sinh những chiến tranh quỉ quái này,’
và cậu ấy hỏi, ‘Liệu có một kết thúc cho nó?’
Có một kết thúc chỉ khi nào bạn
không-bạo lực. Bạn phải bắt đầu như một cá thể – bạn không thể biến toàn thế
giới thành không-bạo lực trong một ánh chớp. Hãy quên thế giới đi; hãy, như một
cá thể, không-bạo lực. Tôi không biết liệu có khi nào bạn đã suy nghĩ điều gì
thế hệ già nua đã gây ra cho thế giới này. Thế hệ già nua đã sản sinh thế giới
của bạo lực, tham lam, hận thù này; họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho nó,
không phải Thượng đế. Họ đã sống một sống của tàn nhẫn, ích kỷ, dửng dưng. Họ
đã tạo ra thế giới này, và những người trẻ tuổi nói, ‘Các người đã tạo ra một
thế giới xấu xa, một thế giới bẩn thỉu,’ và họ phản kháng. Và tôi e rằng sự
phản kháng của họ sẽ sản sinh một hình thức khác của bạo lực, mà thực sự là
điều gì đang xảy ra.
Vậy là, vấn đề này chỉ có thể được
giải quyết – vấn đề của bạo lực này, của những chiến tranh trong tương lai –
khi bạn, như một cá thể, tìm ra tại sao bạn tức giận, tại sao bạn bạo lực, tại
sao bạn có thành kiến, tại sao bạn hận thù, và xóa sạch chúng đi. Bạn không thể
xóa sạch chúng bằng cách chống đối chúng nhưng chỉ bằng cách hiểu rõ chúng.
Hiểu rõ chúng có nghĩa nhìn ngắm, quan sát, lắng nghe. Khi những người già nua
nói về những việc xấu xa mà họ đã làm, lắng nghe cẩn thận, chú ý kỹ càng, mà có
nghĩa trao quả tim của bạn và cái trí của bạn vào điều này. Bạn biết, năm ngàn
năm trong quá khứ đã có khoảng mười lăm ngàn cuộc chiến tranh, mà có nghĩa ba
cuộc chiến tranh mỗi năm. Mặc dù con người đã nói về thương yêu – thương yêu
Thượng đế, thương yêu người hàng xóm của tôi, thương yêu người vợ của tôi,
người chồng của tôi – đã nói vô tận về tình yêu, họ không có tình yêu trong
những quả tim của họ. Nếu họ có tình yêu trong những quả tim của họ, sẽ có một
loại giáo dục khác hẳn, một loại kinh doanh khác hẳn, một thế giới khác hẳn.
Tuyển tập những Lời giảng
Banaras, Ấn dộ, ngày 10 tháng
12 năm 1967
Nếu chúng ta thay đổi trong sự liên hệ
của chúng ta, xã hội thay đổi
Những
hoàn cảnh có thể được kiểm soát bởi chúng ta, bởi vì chúng ta đã tạo ra những
hoàn cảnh. Xã hội là sản phẩm của sự liên hệ, của cả những liên hệ của bạn và
những liên hệ của tôi. Nếu chúng ta thay đổi trong sự liên hệ của chúng ta, xã
hội thay đổi; chỉ phụ thuộc vào lập pháp, vào ép buộc, cho sự thay đổi xã hội
phía bên ngoài, trong khi vẫn còn thoái hóa phía bên trong, trong khi phía bên
trong tiếp tục tìm kiếm quyền hành, vị trí, thống trị, là hủy diệt phía bên
ngoài, dù được xây dựng cẩn thận và khoa học đến chừng nào. Cái bên trong luôn
luôn thắng thế cái bên ngoài.
Điều gì gây ra chiến tranh – tôn
giáo, chính trị, hay kinh tế? Chắc chắn, niềm tin, hoặc trong chủ nghĩa quốc
gia, hoặc trong một học thuyết, hoặc trong một giáo điều đặc biệt. Nếu chúng ta
không có niềm tin nhưng ý muốn tốt lành, tình yêu và ân cần giữa chúng ta, vậy
thì sẽ không có những chiến tranh. Nhưng chúng ta được nuôi sống trong những
niềm tin, những ý tưởng, và những giáo điều và vì vậy chúng ta nuôi dưỡng sự
bất mãn. Sự khủng hoảng hiện nay thuộc một bản chất ngoại lệ và chúng ta, như
những con người phải, hoặc theo đuổi con đường của xung đột liên tục và những
chiến tranh tiếp diễn, mà là kết quả của hành động hàng ngày của chúng ta, hoặc
thấy những chiến tranh và thoát khỏi chúng.
Chắc chắn, điều gì gây ra chiến
tranh là sự ham muốn quyền hành, vị trí, thanh danh, tiền bạc; cũng cả căn bệnh
được gọi là chủ nghĩa quốc gia, sự tôn thờ một lá cờ; và căn bệnh của tôn giáo
có tổ chức, sự tôn thờ của một giáo điều. Tất cả những điều này là những nguyên
nhân của chiến tranh; nếu bạn, như một cá thể, phụ thuộc vào bất kỳ những tôn
giáo có tổ chức nào, nếu bạn tham lam quyền hành, nếu bạn ganh tị, bạn chắc chắn
sản sinh một xã hội sẽ kết thúc trong sự hủy diệt. Vì vậy, lại nữa nó phụ thuộc
vào bạn và không phải vào những người lãnh đạo – không phải vào những người
chính trị và những người như thế. Nó phụ thuộc vào bạn và tôi, nhưng dường như
chúng ta không nhận ra điều đó. Nếu một lần chúng ta thực sự cảm thấy trách
nhiệm của những hành động riêng của chúng ta; chúng ta có thể kết thúc tất cả
những chiến tranh này, sự đau khổ khủng khiếp này thật mau lẹ! Nhưng bạn thấy,
chúng ta dửng dưng. Chúng ta có ba bữa ăn mỗi ngày, chúng ta có những tài khoản
ngân hàng, nhiều hay ít, và chúng ta nói, ‘Vì Chúa, đừng quấy rầy chúng tôi,
hãy để cho chúng tôi yên ổn’. Chúng ta càng ở địa vị cao bao nhiêu, chúng ta
càng muốn an toàn, vững bền, thanh thản nhiều bấy nhiêu, chúng ta càng muốn
được để yên lại một mình, duy trì những sự việc cố định như chúng là bấy nhiêu;
nhưng những sự việc không thể được duy trì như chúng là, bởi vì không có thứ gì
mà không thay đổi. Mọi thứ đang phân rã. Chúng ta không muốn đối diện với những
sự việc này, chúng ta không muốn đối diện với sự kiện rằng bạn và tôi phải chịu
trách nhiệm cho những chiến tranh. Bạn và tôi có lẽ nói về hòa bình, tổ chức
những hội nghị, ngồi quanh một cái bàn và bàn bạc, nhưng phía bên trong, thuộc
tâm lý, chúng ta muốn quyền hành, vị trí, chúng ta bị thúc đẩy bởi tham lam.
Chúng ta có mưu đồ, chúng ta yêu nước, chúng ta bị trói buộc bởi những niềm
tin, bởi những giáo điều; để bảo vệ chúng, chúng ta sẵn sàng chết và tàn sát
lẫn nhau. Bạn nghĩ những con người như thế, bạn và tôi, có thể có hòa bình
trong thế giới? Muốn có hòa bình, chúng ta phải an lạc; sống an lạc có nghĩa
không tạo ra hận thù. Hòa bình không là một lý tưởng. Đối với tôi, một lý tưởng
chỉ là một tẩu thoát, một lẩn tránh khỏi cái
gì là, một mâu thuẫn của cái gì là. Một lý tưởng ngăn cản hành động trực
tiếp vào cái gì là. Muốn có hòa bình, chúng ta sẽ phải có tình yêu, chúng ta sẽ
phải bắt đầu không phải sống một sống lý tưởng nhưng thấy những sự việc như
chúng là và hành động vào chúng, thay đổi chúng. Chừng nào mỗi người chúng ta
còn đang tìm kiếm sự an toàn thuộc tâm lý, sự an toàn thuộc sinh lý chúng ta
cần – thức ăn, quần áo, và chỗ ở – bị hủy diệt. Chúng ta đang tìm kiếm sự an
toàn thuộc tâm lý, mà không tồn tại thực sự; và chúng ta tìm kiếm nó, nếu chúng
ta có thể, qua quyền hành, qua chức vụ, qua chức tước, tên tuổi – tất cả điều đó
đang hủy diệt sự an toàn thân thể. Đây là một sự kiện hiển nhiên, nếu bạn quan
sát nó.
Muốn sáng tạo hòa bình trong thế
giới, muốn chấm dứt chiến tranh, phải có một cách mạng trong cá thể, trong bạn
và trong tôi. Cách mạng kinh tế mà không có cách mạng phía bên trong này đều vô
nghĩa, bởi vì đói khát là kết quả của sự điều chỉnh sai lầm về những điều kiện
kinh tế được sản sinh bởi những trạng thái thuộc tâm lý của chúng ta – tham
lam, ganh tị, xấu xa và chiếm hữu. Muốn kết thúc đau khổ, đói khát, chiến tranh,
phải có một cách mạng thuộc tâm lý và chẳng mấy người trong chúng ta sẵn lòng
đối diện với điều đó. Chúng ta sẽ bàn bạc về hòa bình, lên kế hoạch về lập
pháp, tạo ra những tổ chức mới, Liên hiệp quốc, và vân vân và vân vân; nhưng
chúng ta sẽ không có được hòa bình bởi vì chúng ta sẽ không từ bỏ chức vụ của
chúng ta, uy quyền của chúng ta, tiền bạc của chúng ta, tài sản của chúng ta,
sống dốt nát của chúng ta. Phụ thuộc vào những người khác là hoàn toàn vô lý;
những người khác không thể mang lại hòa bình cho chúng ta. Không người lãnh đạo
nào sẽ cho chúng ta hòa bình, không chính phủ, không quân đội, không quốc gia.
Điều gì sẽ mang lại hòa bình là sự thay đổi phía bên trong mà sẽ dẫn đến hành
động phía bên ngoài. Sự thay đổi phía bên trong không là sự cô lập, không là
một rút lui khỏi hành động phía bên ngoài. Trái lại, có thể có hành động đúng
đắn chỉ khi nào có sự suy nghĩ đúng đắn, và không có sự suy nghĩ đúng đắn khi
không có hiểu rõ về chính mình. Nếu không hiểu rõ về chính mình, không có hòa
bình.
Muốn kết thúc chiến tranh phía bên
ngoài, bạn phải bắt đầu kết thúc chiến tranh trong chính bạn. Một số người
trong các bạn sẽ gật đầu và nói, ‘Tôi đồng ý’, và đi ra ngoài và làm chính xác
cùng sự việc như bạn đã làm suốt mười hay hai mươi năm vừa qua. Sự đồng ý của
bạn chỉ bằng từ ngữ và chẳng có ý nghĩa bao nhiêu, bởi vì những đau khổ và
những chiến tranh của thế giới sẽ không được kết thúc bởi sự đồng ý ngẫu nhiên
của bạn. Chúng sẽ được kết thúc chỉ khi nào bạn nhận ra sự nguy hiểm, khi bạn
nhận ra trách nhiệm của bạn, khi bạn không chuyển nó sang một người khác. Nếu
bạn nhận ra sự đau khổ, nếu bạn thấy sự khẩn cấp của thay đổi tức khắc và không
trì hoãn, vậy thì bạn sẽ tự-thay đổi chính bạn; hòa bình sẽ hiện diện chỉ khi
nào chính bạn được an lạc, khi chính bạn sống an bình cùng người hàng xóm của
bạn.
Tự do Đầu tiên và Cuối cùng
Một quốc gia là sự tôn vinh của cái tôi
Câu
hỏi: Ông không nghĩ rằng có những quốc gia yêu hòa bình và
những quốc gia hiếu chiến?
Krishnamurti: Không. Từ ngữ quốc
gia là tách
rời, độc quyền và vì vậy là nguyên nhân của sự bất hòa và những
chiến tranh. Không có quốc gia yêu hòa bình; tất cả mọi quốc gia đều
hiếu
chiến, thống trị, chuyên chế. Chừng nào nó còn duy trì một đơn vị phân
chia,
tách rời khỏi những quốc gia khác, hãnh diện trong sự chia cách, trong
chủ
nghĩa ái quốc, trong chủng tộc, nó nuôi dưỡng sự đau khổ khôn nguôi cho
chính
nó và cho những người khác. Bạn không thể có hòa bình và tuy nhiên lại
không
chấp nhận những quốc gia khác. Bạn không thể có những rào cản thuộc
chủng tộc
và quốc gia, thuộc xã hội và kinh tế mà không mời mọc thù địch và ganh
tị, sợ
hãi và ngờ vực. Bạn không thể có dư thừa trong khi những người khác
chết đói,
mà không mời mọc bạo lực. Chúng ta không tách rời, chúng ta là những
con người
trong sự hiệp thông chung. Đau khổ của bạn là đau khổ của một người
khác – bằng
cách giết chết một người khác bạn đang giết chết chính bạn, bằng cách
căm thù
một người khác bạn bị đau khổ, bởi vì bạn là người khác. Tốt lành và
huynh đệ
không thành tựu được qua những rào cản và những quốc tịch tách rời và
loại trừ; chúng phải được xóa sạch để sáng tạo hòa bình và hy
vọng cho con người.
Và ngoài ra, tại sao bạn nhận dạng
chính mình cùng bất kỳ quốc gia nào, cùng bất kỳ nhóm nào, hay cùng bất kỳ học
thuyết nào? Nó không phải để bảo vệ cái tôi nhỏ bé của bạn, nuôi dưỡng những
kiêu hãnh gây chết người và nhỏ nhen của bạn, duy trì hạnh phúc riêng của bạn,
hay sao? Một quốc gia là sự tôn vinh của cái tôi và thế là sự tạo tác của đấu
tranh và đau khổ.
Tuyển tập những Lời giảng
Ojai, California,
ngày 25 tháng 6 năm 1944
Sự hòa hợp của nhân loại là điều gì phải
quan tâm, không phải một quốc gia chống lại một quốc gia khác
Bình
phẩm: Chiến tranh là tiến trình của lịch sử.
Krishnamurti: Vâng, thưa bà, tôi biết tất cả điều này. Ấn độ bị giày
xéo bởi người Trung quốc, và khi chúng ta nói về chủ đề này ở Ấn độ, họ đã nói,
‘Ông đang nói về điều gì vậy? Chúng tôi đang bị tấn công; vì vậy chúng tôi phải
phòng vệ. Một quân đội là cần thiết.’ Chúng ta phản kháng lại. Chuyển động của hận thù, của chiến tranh, sẽ tiếp tục nếu
tất cả chúng ta không thấy rằng hận thù không thể kết thúc qua hận thù, qua
phòng vệ. Nếu chúng ta đi và nói chuyện với người Việt nam về không hận thù, họ
sẽ quăng chúng ta xuống sông hay bắn chết chúng ta bởi vì họ sẽ nói chúng ta là
những người theo chủ nghĩa hòa bình. Đó là điều gì chúng ta có ý khi chúng ta
nói rằng phải có một cách mạng tổng thể trong cái trí để cho chúng ta không còn
là những người Thiên chúa giáo, người Phật giáo, người Cơ đốc giáo, người cộng
sản, người Mỹ, người Ân, người Đức, và người Ý – chúng ta là những con người.
Sự hòa hợp của nhân loại là điều gì phải quan tâm, không phải một quốc gia
chống lại một quốc gia khác.
Tuyển tập những Lời giảng
Saanen, Thụy sĩ, ngày 19
tháng 7 năm 1966
Muốn có hòa bình, cái trí phải cởi bỏ
hoàn toàn tình trạng bị quy định
Cái
trí riêng của bạn bị quy định, và chính là tình trạng bị quy định này mới thực
sự đang ngăn cản hòa bình, đang tạo ra chiến tranh, sự hủy diệt, và sự đau khổ.
Nếu bạn không xóa sạch hoàn toàn tình trạng bị quy định, sẽ không có hòa bình thực
sự trong thế giới; sẽ có hòa bình của những người chính trị giữa hai quyền lực
to tát, mà là sự khủng bố. Muốn có hòa bình, cái trí phải cởi bỏ hoàn toàn tình
trạng bị quy định. Người ta phải nhận ra điều đó, nhưng không hời hợt, không
phải như sự bảo đảm cho an toàn của bạn, hay cho tài khoản ngân hàng của bạn.
Hòa bình là một trạng thái của cái trí; nó không là sự phát triển những phương
tiện tàn ác để hủy diệt lẫn nhau rồi sau đó duy trì hòa bình qua sự khủng bố.
Tôi không có ý điều đó. Có hòa bình thực sự trong thế giới là có thể sống hạnh
phúc, sáng tạo, mà không có bất kỳ ý thức của sợ hãi, mà không có an toàn trong
bất kỳ tư tưởng, trong bất kỳ phương cách đặc biệt nào của sống. Muốn có hòa
bình như thế, chắc chắn cái trí phải được tự do hoàn toàn khỏi tất cả tình
trạng bị quy định, hoặc bị áp đặt phía bên ngoài hoặc được vun đắp phía bên
trong.
Tuyển tập những Lời giảng
New
York, ngày 23 tháng 5 năm 1954
Một tảng đá có lẽ thay đổi dòng chảy của
một con sông
găn
cản sự hủy diệt và kinh hoàng luôn gia tăng này phụ thuộc vào mỗi người chúng
ta, không phải vào bất kỳ tổ chức hay kế hoạch nào, không phải vào bất kỳ học
thuyết nào, không phải vào sự sáng chế những dụng cụ hủy diệt khủng khiếp hơn,
không phải vào bất kỳ người lãnh đạo nào nhưng vào mỗi người chúng ta. Đừng
nghĩ rằng những chiến tranh không thể bị chặn đứng bởi một khởi đầu khiêm tốn
và thấp kém – một tảng đá có lẽ thay đổi dòng chảy của một con sông – muốn đi
xa bạn phải bắt đầu rất gần. Muốn hiểu rõ sự hỗn loạn và đau khổ của thế giới,
bạn phải hiểu rõ sự hỗn loạn và đau khổ riêng của bạn; bởi vì từ những điều này
phát sinh những vấn đề được phóng đại của thế giới. Muốn hiểu rõ về chính bạn
phải có sự nhận biết sâu sắc liên tục mà sẽ mang lên trên bề mặt những nguyên
nhân của bạo lực và hận thù, tham lam và tham vọng, và bằng cách tìm hiểu chúng
mà không-đồng hóa, sự suy nghĩ sẽ thay đổi chúng. Bởi vì không ai có thể dẫn dắt
bạn đến hòa bình ngoại trừ chính bạn; không người lãnh đạo nào, không hệ thống nào
có thể kết thúc chiến tranh, sự trục lợi, sự đàn áp ngoại trừ chính bạn. Chỉ
bằng sự suy nghĩ chín chắn của bạn, bằng từ bi của bạn, bằng hiểu rõ được thức
dậy của bạn mới có thể sáng tạo ý muốn tốt lành và hòa bình.
Tuyển tập những Lời giảng
Ojai, California,
ngày 16 tháng 7 năm 1945