J. KRISHNAMURTI
TRÁCH NHIỆM VỚI XÃ HỘI
SOCIAL RESPONSIBILITY
From the talks and writings of J. KRISHNAMURTI
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – Tháng 6-2010 –
IX. THÔNG MINH SÁNG TẠO TRẬT TỰ VÀ HÒA BÌNH
Suy
nghĩ việc gì đang xảy ra trên quả đất này nơi con người đã tạo ra sự hỗn loạn
như thế, nơi những chiến tranh và những việc khủng khiếp đang tiếp tục. Đây
không là quan điểm lạc quan hay bi quan; chúng ta chỉ quan sát những sự kiện
như chúng là. Rõ ràng không thể có hòa bình trên quả đất này hay sống thân thiện
và thương yêu lẫn nhau trong những sống của chúng ta. Muốn sống hòa bình với
một người khác hay với thế giới, người ta cần có thông minh tột đỉnh. Không
phải chỉ có ý tưởng của hòa bình và đấu tranh để sống một sống hòa bình – mà
chỉ có thể trở thành một sống khá vô vị – nhưng tìm hiểu liệu có thể sống trong
thế giới này, nơi có vô-trật tự như thế, vô-đạo đức như thế – nếu chúng ta được
phép sử dụng từ ngữ lỗi thời như thế – bằng một chất lượng nào đó của cái trí
và quả tim an bình bên trong chính chúng. Không phải một sống luôn luôn đấu
tranh, trong xung đột, trong ganh đua, trong bắt chước và tuân phục; không phải
một sống được thành đạt và thỏa mãn; không phải một sống đã kiếm được kết cục
nào đó, nổi tiếng tốt hay tiếng xấu nào đó, hay giàu có nào đó; nhưng một sống
có một chất lượng của hòa bình. Chúng ta nên cùng nhau thâm nhập để tìm ra liệu
có thể có hòa bình – không phải sự hòa bình của cái trí mà chỉ là một phần nhỏ
– để có chất lượng đặc trưng này của sự yên lặng sinh động vô cùng nhưng không-bị
quấy rầy, cùng một ý thức cao cả và không có bất kỳ ý thức thô tục nào. Liệu
người ta có thể sống một sống như thế?
Liệu người ta đã từng đưa ra một
nghi vấn như thế, khi bị vây quanh bởi vô-trật tự hoàn toàn như hiện nay người
ta sống? Người ta phải rất rõ ràng về sự kiện này; rằng có vô-trật tự hoàn toàn
ở phía bên ngoài – mỗi buổi sáng người ta đọc trong một nhật báo về cái gì đó
khiếp đảm, về loại máy bay đang bay tại tốc độ kinh ngạc từ một góc này của quả
đất sang góc kia mà không cần tiếp nhiên liệu, đang mang một lượng bom hoặc khí
độc mà có thể hủy diệt con người trong một vài giây. Nếu người ta quan sát tất
cả điều này và nhận ra điều gì con người đã đến được, người ta có lẽ cảm thấy
rằng trong đưa ra câu hỏi này người ta đã yêu cầu điều không thể xảy ra được và
nói rằng không thể sống trong thế giới này mà không bị quấy rầy phía bên trong,
mà không có những vấn đề, mà sống một sống hoàn toàn không còn tự cho mình là
trung tâm. Khi nói về những điều này, đang sử dụng những từ ngữ, chẳng có ý
nghĩa bao nhiêu nếu người ta không tìm được, hay bắt gặp, qua hiệp thông lẫn
nhau, một trạng thái hoàn toàn yên lặng. Điều đó đòi hỏi thông minh, không phải
sự tưởng tượng, không phải sự mơ mộng đặc biệt nào đó của thiền định, không
phải hình thức nào đó của tự-thôi miên, nhưng thông minh.
Thông minh là gì? Nó là nhận biết được
điều ảo tưởng, điều giả dối, không thực sự, và xóa sạch chúng; không chỉ khẳng
định rằng điều đó là giả dối và tiếp tục trong cùng cách, nhưng xóa sạch nó
hoàn toàn. Đó là bộ phận của thông minh. Ví dụ, thấy rằng chủ nghĩa quốc gia,
cùng tất cả sự ái quốc, sự cô lập, sự chật hẹp của nó, là hủy hoại, rằng nó là
một độc hại trong thế giới. Và thấy sự thật của nó là xóa sạch điều giả dối. Đó
là thông minh. Nhưng tiếp tục cùng nó, thừa nhận nó là dốt nát, là thành phần
chủ yếu của sự dốt nát – nó tạo tác vô-trật tự nhiều thêm. Thông minh không là
sự theo đuổi tinh ranh của tranh luận, của những quan điểm mâu thuẫn đối nghịch
– mặc dù như thể qua những quan điểm, sự thật có thể tìm được, mà là điều không
thể xảy ra được; nhưng thông minh là nhận ra rằng hoạt động của tư tưởng, cùng
tất cả những khả năng của nó, cùng tất cả những tinh tế của nó, cùng hoạt động
không ngừng nghỉ lạ lùng của nó, là không-thông minh.
Thông minh vượt khỏi tư tưởng.
Muốn sống hòa bình người ta phải tìm
hiểu vô-trật tự. Tại sao chúng ta, những con người, mà được nghĩ là đã tiến hóa
phi thường, có khả năng phi thường trong những phương hướng nào đó, tại sao
chúng ta sống cùng và dung thứ vô-trật tự như thế trong những sống hàng ngày
của chúng ta? Nếu người ta có thể khám phá gốc rễ của vô-trật tự này, nguyên
nhân của nó và quan sát rất cẩn thận, vậy thì trong chính quan sát về điều là
nguyên nhân là sự thức dậy của thông
minh. Sự quan sát về vô-trật tự, không phải sự đấu tranh để tạo ra vô-trật tự.
Một cái trí vô-trật tự hoang mang, một trạng thái của cái trí mà mâu thuẫn, tuy
nhiên đang cố gắng để tạo ra trật tự, sẽ vẫn còn là vô-trật tự. Người ta bị hoang
mang, rối loạn, chuyển động từ vấn đề này sang vấn đề khác, bị chất đầy bởi
nhiều vấn đề: từ một cách sống như thế, người ta muốn trật tự. Vậy là điều gì
có vẻ là trật tự được sinh ra từ sự hỗn loạn của người ta và do đó nó vẫn còn
bị hỗn loạn.
Khi điều này rõ ràng, vậy thì nguyên
nhân của vô-trật tự là gì? Nó có nhiều nguyên nhân: sự ham muốn thành tựu, sự
lo âu không thành tựu được, sống mâu thuẫn mà người ta đang theo đuổi, nói một
việc, làm việc gì đó hoàn toàn khác hẳn, cố gắng kiềm hãm một việc và cố gắng
đạt được một việc khác. Đây là tất cả những mâu thuẫn trong chính người ta.
Người ta có thể tìm được nhiều nguyên nhân, sự theo đuổi những nguyên nhân là
vô tận. Trái lại, người ta có thể tự-hỏi chính mình và tìm ra liệu có một
nguyên nhân gốc rễ. Chắc chắn phải có. Nguyên nhân gốc rễ là ‘cái ngã’, ‘cái
tôi’, ‘cái vị kỷ’, tánh cá nhân được sắp xếp vào chung bởi tư tưởng, bởi ký ức,
bởi vô vàn trải nghiệm, bởi những từ ngữ nào đó, những chất lượng nào đó mà
sinh ra cảm giác tách rời và cô lập; đó là nguyên nhân gốc rễ của vô-trật tự.
Dù ‘cái tôi’ cố gắng để không là cái tôi nhiều đến chừng nào, nó vẫn còn là nỗ
lực của cái tôi. Cái tôi có lẽ đồng hóa mình cùng một quốc gia, nhưng chính sự
đồng hóa cùng cái gì to tát hơn đó vẫn còn là tôn vinh cái tôi. Mỗi người chúng
ta đều thực hiện điều đó trong những cách khác nhau. Cái tôi được sắp xếp vào
chung bởi tư tưởng; đó là nguyên nhân gốc rễ của toàn vô-trật tự này mà trong
đó chúng ta sống. Khi người ta quan sát điều gì gây ra vô-trật tự – và người ta
đã trở nên quá quen thuộc với vô-trật tự và đã luôn luôn sống trong vô-trật tự
như thế, đến độ người ta chấp nhận nó như tự nhiên – người ta bắt đầu tìm hiểu
nó và thâm nhập nó và thấy gốc rễ của nó là gì. Người ta nhìn ngắm nó, mà không
làm bất kỳ điều gì về nó, vậy thì chính sự nhìn ngắm đó bắt đầu làm tan biến
trung tâm mà là nguyên nhân của vô-trật tự.
Thông minh là sự nhận biết được điều
gì là đúng thực; nó xóa sạch hoàn toàn điều giả dối; nó thấy sự thật trong giả
dối và nhận ra rằng không hoạt động nào của tư tưởng là thông minh. Nó thấy
rằng chính tư tưởng là kết quả của hiểu biết mà là kết quả của trải nghiệm như
ký ức và rằng phản ứng của ký ức là tư tưởng. Hiểu biết luôn luôn bị giới hạn –
điều đó quá rõ ràng – không có hiểu biết hoàn hảo. Vì thế tư tưởng, cùng tất cả
hoạt động của nó và cùng tất cả hiểu biết của nó, không là thông minh. Thế là
người ta hỏi: tư tưởng có vị trí gì trong sống nếu xét rằng tất cả hoạt động
của chúng ta đều được đặt nền tảng trên tư tưởng? Bất kỳ điều gì chúng ta làm đều
được đặt nền tảng trên tư tưởng. Tất cả những liên hệ đều được đặt nền tảng
trên tư tưởng. Tất cả những phát minh, tất cả sự thành tựu thuộc công nghệ, tất
cả thương mại, tất cả những nghệ thuật, đều là hoạt động của tư tưởng. Những
thượng đế mà chúng ta đã tạo ra, những nghi lễ, đều là sản phẩm của tư tưởng.
Vì vậy liên quan đến sự thoái hóa của con người, hiểu biết và tư tưởng có vị
trí gì?
Con người đã tích lũy vô số hiểu
biết, trong thế giới của khoa học, tâm lý, sinh học, toán học, và vân vân. Và chúng
ta nghĩ rằng qua hiểu biết chúng ta sẽ thăng hoa, chúng ta sẽ giải thoát chúng
ta, chúng ta sẽ thay đổi chúng ta. Bây giờ chúng ta đang tìm hiểu vị trí của
hiểu biết trong sống. Liệu hiểu biết đã thay đổi chúng ta, đã khiến cho chúng
ta ‘tốt lành’? – lại nữa một từ ngữ lỗi thời. Liệu nó đã cho chúng ta sự hòa
hợp? Liệu nó là thành phần của công bằng? Liệu nó đã cho chúng ta tự do? Nó đã
cho chúng ta tự do trong ý nghĩa rằng chúng ta có thể đi lại, liên lạc từ một
quốc gia đến một quốc gia khác. Chúng ta có những hệ thống học hành tốt hơn,
cũng như máy vi tính và bom nguyên tử. Đây là tất cả kết quả của vô số hiểu
biết được tích lũy. Lại nữa chúng ta hỏi: liệu hiểu biết này đã cho chúng ta tự
do, một sống công bằng, một sống từ cốt lõi là tốt lành?
Tự do, công bằng, và tốt lành; ba
chất lượng này đã hình thành một trong những vấn đề của những văn minh cổ xưa,
mà đã tranh đấu để tìm ra một phương cách sống một sống công bằng. Từ ngữ ‘công
bằng’ có nghĩa có sự đúng đắn, để hành động một cách nhân từ, cùng sự quảng
đại, không phải để giao thiệp bằng hận thù và phản kháng. Để sống một loại sống
công bằng, một loại sống đúng đắn, có nghĩa sống một sống không phụ thuộc vào
một khuôn mẫu, không phụ thuộc vào những lý tưởng kỳ lạ nào đó, được chiếu rọi
bởi tư tưởng; nó có nghĩa sống một sống có thương yêu vô cùng, mà là trung
thực, đúng đắn. Và không có công bằng trong thế giới này; một người khôn ngoan,
người khác lại không; một người có quyền hành, một người khác lại không; một
người có thể đi khắp thế giới và gặp gỡ những người nổi tiếng; một người khác
sống trong một thị trấn nhỏ, trong một căn buồng nhỏ, làm việc ngày này sang
ngày khác. Ở đó có công bằng nơi nào? Liệu công bằng sẽ tìm được trong những
hoạt động phía bên ngoài? Hay người ta có lẽ trở thành thủ tướng, tổng thống,
người đứng đầu của tập đoàn kinh doanh liên lục địa, một người khác có lẽ mãi
mãi là một thư ký, thật thấp ở phía dưới. Vậy là, liệu chúng ta tìm kiếm công
bằng phía bên ngoài, đang cố gắng tạo ra một tình trạng quân bình – khắp thế
giới, đó là điều đang được cố gắng, suy nghĩ rằng nó sẽ mang lại công bằng –
hay liệu công bằng sẽ tìm được xa khỏi tất cả điều đó?
Công bằng hàm ý một hòa hợp nào đó,
là tổng thể, trọn vẹn, không bị vỡ vụn, không bị tách rời. Điều đó chỉ có thể
xảy ra khi không có so sánh. Nhưng chúng ta luôn luôn đang so sánh – những
chiếc xe hơi tốt hơn, những ngôi nhà đẹp hơn, chức vụ cao hơn, quyền hành nhiều
hơn và vân vân. So sánh là đo lường. Khi có đo lường, không thể có công bằng.
Và nơi nào có bắt chước và tuân phục, không thể có công bằng. Theo sau người
nào đó, lắng nghe những từ ngữ này, chúng ta không thấy vẻ đẹp, chất lượng,
chiều sâu của những sự việc này; chúng ta có lẽ hời hợt đồng ý nhưng chúng ta
dễ dàng rời bỏ chúng. Nhưng những từ ngữ, sự hiểu rõ về chiều sâu của chúng
phải để lại một dấu vết, một hạt giống; bởi vì công bằng phải ở đó, trong chúng
ta.
Khi nói chuyện với một người tâm lý
học khá nổi tiếng, người nói đã sử dụng từ ngữ ‘tốt lành’. Anh ấy bị kinh hãi!
Anh ấy nói, ‘Đó là một từ ngữ lỗi thời, chúng tôi không sử dụng nó bây giờ
nữa.’ Nhưng người ta ưa thích từ ngữ tốt lành đó. Vì vậy, tốt lành là gì? Nó
không là đối nghịch của điều xấu xa. Nếu nó là đối nghịch của điều xấu xa, vậy
thì tốt lành có những gốc rễ của nó trong đối nghịch đó. Vì vậy tốt lành không
liên quan đến điều còn lại, điều mà chúng ta nghĩ là xấu xa. Nó hoàn toàn tách
khỏi điều còn lại. Người ta phải nhìn vào nó như nó là, không phải như một phản
ứng đến cái đối nghịch. Tốt lành có nghĩa một phương cách của sống đúng đắn,
không dựa vào tôn giáo, hay luân lý, hay một ý tưởng đạo đức của đúng đắn,
nhưng dựa vào người thấy điều là sự thật và điều là giả dối, và duy trì chất
lượng của nhạy cảm đó mà thấy nó ngay tức khắc và hành động.
Từ ngữ tự do có những hàm ý rất phức tạp. Khi có tự do, có công bằng, có
tốt lành. Tự do được hiểu là khả năng để chọn lựa. Người ta nghĩ người ta được
tự do bởi vì người ta có thể chọn lựa để đi ra nước ngoài, người ta có thể chọn
lựa công việc của người ta, chọn lựa điều gì người ta muốn làm. Nhưng nơi nào
có chọn lựa, liệu có tự do? Ai chọn lựa? Và tại sao người ta phải chọn lựa? Khi
có tự do, thuộc tâm lý, khi người ta rất rõ ràng trong khả năng của người ta để
suy nghĩ một cách khách quan, không cá nhân, rất minh bạch, không cảm tính,
không có nhu cầu cho sự chọn lựa. Khi không có hoang mang vậy thì không có chọn
lựa.
Vì vậy tự do là gì? Tự do không là
đối nghịch của tình trạng bị quy định; nếu nó như thế, nó sẽ chỉ là một loại
tẩu thoát. Tự do không là một tẩu thoát khỏi bất kỳ cái gì. Một bộ não bị quy
định bởi hiểu biết luôn luôn bị giới hạn, luôn luôn đang sống trong phạm vi của
dốt nát, luôn luôn đang sống cùng bộ máy của tư tưởng đến độ không có tự do.
Tất cả chúng ta đều đang sống cùng vô số những sợ hãi – sợ hãi về ngày mai, sợ
hãi về những sự việc đã xảy ra trong nhiều ngày hôm qua. Nếu chúng ta tìm kiếm
tự do khỏi sợ hãi đó, vậy thì tự do đó có một nguyên nhân và không là tự do.
Nếu chúng ta suy nghĩ dựa vào nguyên nhân và tự do, vậy thì tự do đó không là
tự do gì cả. Tự do hàm ý không chỉ là một khía cạnh nào đó thuộc sống của người
ta nhưng tự do xuyên thấu; và tự do đó không có nguyên nhân.
Bây giờ, cùng tất cả những điều đã
được trình bày này chúng ta hãy quan sát nguyên nhân của đau khổ và tìm hiểu
liệu nguyên nhân đó có khi nào có thể kết thúc. Tất cả mọi người đều phải đau
khổ trong một cách này hay cách khác, qua chết chóc, qua không có tình yêu, hay
thương yêu một người khác nhưng không được đáp lại. Đau khổ có nhiều, nhiều,
nhiều bộ mặt. Từ những thời xa xưa, con người đã luôn luôn cố gắng tẩu thoát
khỏi đau khổ, và vẫn vậy, sau hàng thiên niên kỷ, chúng ta vẫn sống cùng đau
khổ. Con người đã đổ biết bao nhiêu nước mắt. Đã có những chiến tranh gây ra
những khốn khổ như thế cho con người, những phiền muộn như thế và rõ ràng họ đã
không thể được tự do khỏi đau khổ đó. Đây không là một câu hỏi hoa mỹ, nhưng
liệu một con người, một cái trí của con người, một bộ não của con người có thể
hoàn toàn được tự do khỏi sự phiền muộn của đau khổ và tất cả những khó nhọc liên
quan đến nó?
Chúng ta hãy cùng nhau quay lại cùng
con đường để tìm ra liệu chúng ta, trong sống hàng ngày của chúng ta, có thể
kết thúc gánh nặng khủng khiếp này mà con người đã mang theo từ thời gian không
thể ghi nhớ được? Liệu chúng ta có thể bắt gặp sự kết thúc của đau khổ? Bạn
tiếp cận một nghi vấn đó như thế nào? Phản ứng của bạn đến một nghi vấn đó là
gì? Trạng thái, chất lượng của cái trí của bạn, khi một nghi vấn thuộc nào đó
được đưa ra cho bạn là gì? Cậu con trai của tôi bị chết, người chồng của tôi đã
bỏ tôi, tôi có những người bạn đã phản bội tôi, tôi đã rất trung thành tuân
theo một lý tưởng, và đã không có kết quả gì sau hai mươi năm. Đau khổ có vẻ
đẹp vô cùng như thế và đau dớn như thế trong nó. Người ta phản ứng đến nghi vấn
đó như thế nào? Người ta nói, ‘Thậm chí tôi không muốn nhìn nó. Tôi chịu đựng
đau khổ, nó là số mạng của con người, tôi lý luận nó và chấp nhận nó và tiếp
tục.’ Đó là một cách tiếp cận nó. Nhưng người ta đã không giải quyết được vấn
đề. Hay người ta chuyển đau khổ đó đến một biểu tượng và tôn thờ biểu tượng đó
như được thực hiện trong Thiên chúa giáo, hay như Ấn giáo cổ xưa đã thực hiện,
nó là số mạng của con người, nghiệp của con người. Hay trong thế giới hiện đại
người ta nói cha mẹ của một người phải chịu trách nhiệm cho nó, hay xã hội, hay
do bởi một loại gien di truyền nên đã gây ra đau khổ của người ta, và vân vân.
Đã có một ngàn sự giải thích. Nhưng những giải thích đã không làm tan biến được
sự đau đớn và phiền muộn của đau khổ. Vậy là, bạn tiếp cận nghi vấn này như thế
nào? Bạn muốn nhìn nó một cách thẳng thắn, mặt đối mặt, hay một cách ngẫu
nhiên, hay bằng sự bối rối? Làm thế nào bạn tiếp cận, đến gần, rất gần một nghi
vấn như thế? Liệu đau khổ khác biệt với người quan sát mà nói, ‘Tôi đang bị đau
khổ’. Khi anh ấy nói, ‘Tôi đang bị đau khổ’, anh ấy đã tự-tách rời chính anh ấy
khỏi cảm giác đó, thế là anh ấy đã không tiếp cận nó gì cả. Anh ấy đã không
hiệp thông cùng nó. Liệu bạn có thể ngừng lẩn tránh nó, không chuyển hóa nó,
không tẩu thoát khỏi nó, nhưng ở cùng nó một cách mật thiết nhất? Mà có nghĩa,
bạn là đau khổ. Đó là như thế?
Bạn có lẽ đã sáng chế một lý tưởng của tự do khỏi đau
khổ. Sáng chế đó đã trì hoãn, tách rời bạn xa hơn nữa khỏi đau khổ; nhưng sự
kiện là, bạn là đau khổ. Liệu bạn nhận ra điều đó có nghĩa gì? Nó không phải do
bởi người nào đó đã gây đau khổ cho bạn, không phải rằng cậu con trai của bạn
bị chết do đó bạn chảy nước mắt. Bạn có lẽ chảy nước mắt cho cậu con trai của
bạn, cho người vợ của bạn, nhưng đó là một diễn tả phía bên ngoài của đau đớn
hay đau khổ. Đau khổ đó là kết quả của sự lệ thuộc vào người đó của bạn, sự
quyến luyến của bạn, sự bấu víu của bạn, cảm giác của bạn rằng bạn sẽ bị lạc
lõng nếu không có cậu ấy. Thế là, như thường lệ, bạn cố gắng hành động vào
triệu chứng, bạn không bao giờ thâm nhập tận gốc rễ của nghi vấn nghiêm túc
này, mà là đau khổ. Chúng ta không đang nói về những hậu quả phía bên ngoài của
đau khổ – nếu bạn quan tâm đến những hậu quả của đau khổ, bạn có thể uống một
viên thuốc và tự-xoa dịu chính bạn. Cùng nhau chúng ta đang cố gắng tìm ra cho
chính chúng ta, không phải được chỉ bảo rồi sau đó chấp nhận, nhưng thực sự tìm
ra cho chính chúng ta gốc rễ của đau khổ. Liệu thời gian gây ra đau khổ – thời
gian mà tư tưởng đã sáng chế trong lãnh vực thuộc tâm lý? Bạn hiểu rõ câu hỏi
của tôi?
Người ta đã có một người con trai, một người em, một
người vợ, người cha. Họ đã đi mất rồi. Họ không bao giờ trở lại. Họ đã bị loại
bỏ khỏi bộ mặt của quả đất. Dĩ nhiên, người ta có thể sáng chế một niềm tin
rằng họ đang sống trên những hành tinh khác. Nhưng người ta đã mất họ rồi; có
một bức ảnh trên cái đàn dương cầm hay trên kệ của lò sưởi. Sự hồi tưởng về họ
của người ta ở trong thời gian thuộc tâm lý. Người ta đã thương yêu họ như thế
nào, họ đã thương yêu tôi như thế nào; họ đã là người giúp ích biết chừng nào,
họ đã giúp đỡ lấp kín sự cô độc của tôi. Hồi tưởng về họ là một chuyển động của
thời gian. Họ đã ở đó ngày hôm qua và hôm nay họ đã đi rồi. Đó là, một ghi lại
đã được thiết lập trong bộ não. Hồi tưởng đó là một ghi lại trong cuốn băng của
bộ não. Và cuốn băng đó luôn luôn đang chạy. Người ta dạo bộ cùng họ trong
những cánh rừng như thế nào, những hồi tưởng ái ân của người ta, tình bạn của
họ; sự thanh thản người ta nhận được từ họ. Tất cả điều đó đã qua rồi và cuốn
băng đang tiếp tục chạy. Cuốn băng này là ký ức và ký ức là thời gian. Nếu bạn
quan tâm, hãy thâm nhập nó thật sâu. Người ta đã sống cùng người em hay cậu con
trai, người ta đã trải qua những ngày tháng hạnh phúc với họ, đã tận hưởng
nhiều sự việc cùng nhau, nhưng họ đã đi rồi. Và ký ức về họ vẫn còn y nguyên.
Chính là ký ức này mới đang gây ra đau khổ. Do bởi ký ức này nên người ta đang
chảy nước mắt cho sự cô độc của người ta. Bây giờ, liệu có thể không ghi lại?
Đây là một câu hỏi rất nghiêm túc. Người ta thưởng thức mặt trời mọc sáng hôm
qua, nó rất rõ ràng, quá đẹp giữa những cây cối đang tỏa một ánh sáng vàng sậm
trên bãi cỏ có những cái bóng thật dài. Nó là một buổi sáng dễ thương và nó đã
được ghi lại. Bây giờ, sự lặp lại bắt đầu. Người ta đã ghi lại điều đã xảy ra,
mà đã làm cho người ta dễ chịu và kế tiếp điều đó được ghi lại – giống như một
đĩa hát hay một cuốn băng được lặp lại. Đó là bản thể của thời gian thuộc tâm
lý. Nhưng liệu có thể không ghi lại gì cả? Mặt trời mọc của hôm nay, nhìn ngắm
nó, trao toàn chú ý của người ta vào nó, khoảnh khắc của ánh sáng vàng sậm trên
bãi cỏ cùng những cái bóng dài, và không ghi lại nó, để cho không ký ức nào của
nó còn sót lại, nó đã tan biến rồi. Hãy nhìn ngắm nó bằng toàn chú ý của người
ta và không ghi lại; chính sự chú ý của nhìn ngắm tự-phủ nhận bất kỳ hành động
ghi lại nào.
Vậy thì, liệu thời gian là gốc rễ của đau khổ? Liệu tư
tưởng là gốc rễ của đau khổ? Dĩ nhiên. Thế là, những kỷ niệm và thời gian là
trung tâm của sống của người ta, người ta sống nhờ vào chúng và khi điều gì đó
xảy ra mà gây đau khổ cực kỳ, người ta quay về những kỷ niệm đó và người ta rơi
nước mắt. Người ta ao ước rằng anh ấy hay chị ấy mà đã mất rồi có thể hiện diện
ở đây để thưởng thức mặt trời đó khi người ta đang nhìn ngắm nó. Nó cũng giống
hệt như thế với tất cả những kỷ niệm ái ân của người ta, đang dựng lên một bức
tranh, đang suy nghĩ về nó. Tất cả điều đó là ký ức, tư tưởng, và thời gian.
Nếu người ta hỏi: làm thế nào có thể cho tư tưởng và thời gian tâm lý kết thúc?
Nó là một câu hỏi sai lầm. Khi người ta nhận ra sự thật của điều này – không
phải sự thật của một người khác, nhưng sự quan sát riêng của bạn về sự thật đó,
sự rõ ràng riêng về nhận biết của bạn – liệu điều đó không kết thúc đau khổ?
Liệu có thể trao sự chú ý lạ thường đến độ người ta có
một sống mà không còn sự ghi lại thuộc tâm lý? Chỉ khi nào có không-chú ý thì
mới có sự ghi lại. Người ta quen thuộc với người em, người con trai, người vợ
của người ta, người ta biết họ sẽ nói gì; họ đã nói cùng sự việc quá thường
xuyên. Người ta biết họ. Khi người ta nói, ‘Tôi biết họ’, người ta không-chú ý.
Khi người ta nói, ‘Tôi biết người vợ của tôi’, chắc chắn người ta không thực sự
biết cô ấy bởi vì bạn không thể biết một sự việc đang sống. Chỉ là một sự việc
đã chết rồi, một kỷ niệm đã qua rồi, mà người ta biết.
Khi người ta nhận biết được điều này cùng chú ý lạ
thường, đau khổ có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Không còn gì phải học hành
từ đau khổ. Chỉ có sự kết thúc của đau khổ. Và khi có sự kết thúc của đau khổ,
vậy là có tình yêu. Làm thế nào người ta có thể thương yêu một người khác –
tình yêu, có chất lượng của tình yêu đó khi toàn sống của người ta không bị đặt
nền tảng trên những kỷ niệm, bên bức ảnh đó mà người ta treo trên lò sưởi hay
đặt trên mặt cái đàn dương cầm; làm thế nào người ta có thể thương yêu khi
người ta bị trói buộc trong một cấu trúc rộng lớn của những kỷ niệm? Sự kết
thúc của đau khổ là sự khởi đầu của tình yêu.
Ngọn lửa của Chú ý
Brockwood Park, Anh, ngày 4 tháng 9 năm 1982
Đã dịch:
1 – Sổ tay của Krishnamurti
Krishnamurti’s
Notebook
2 – Ghi chép của Krishnamurti
Krishnamurti’s
Journal
3 – Krishnamurti độc thoại
Krishnamurti to
Himself
4 – Ngẫm nghĩ cùng Krishnamurti
Daily
Meditation with Krishnamurti
5 – Thiền định 1969
Meditation 1969
6 – Thư gửi trường học
Letters
to Schools
7
– Nói chuyện cuối cùng 1985 tại Saanen
Last
Talks at Saanen 1985
8
– Nghĩ về những việc này
Think
on these things
9 – Tương lai là ngay lúc này
The
Future is now
10
– Bàn về Thượng đế
On
God
11–
Bàn về liên hệ
On
Relationship
12
– Bàn về giáo dục
On
Education
13 – Bàn về sống và chết
On
living and dying
14 –
Bàn về tình yêu và sự cô độc [2-2009]
On
Love and Loneliness
15 – Sự thức dậy của thông minh Tập I/II
[2009 ]
The Awakening of Intelligence
16 – Bàn về xung đột [4-2009]
OnConflict
17 – Bàn về sợ hãi
On Fear
18 – Vượt khỏi bạo lực [6-2009]
Beyond Violence
19 – Bàn về học hành và hiểu biết [8-2009]
On Learning and Knowledge
20 – Sự
thức dậy của thông minh Tập II/II [12-2009 ]
The Awakening of Intelligence
21 – Nghi vấn không đáp án [2009]
The Impossible Question
22 – Tự do đầu tiên và cuối cùng [4-2010]
The First and Last Freedom
23 – Bàn về cách kiếm sống đúng đắn [5-2010]
On Right Livelihood
24– Bàn về thiên nhiên và môi
trường
On
Nature and The Environment
25 – Tương lai của nhân loại [3-2010]
The Future of Humanity
26 – Đoạn kết của thời gian
The Ending of Time
27 – Sống chết của Krishnamurti – 2009
The Life and Death of Krishnamurti
A Biography by Mary Lutyens
28–Trách nhiệm với xã hội [9-2010]
Social
Responsibility
Đón đọc:
29 – Cái gương của sự liên hệ [10-2010]
The Mirror of Relationship
29 – Cá thể và xã hội
Individual
& Society
30 – Bàn về Sự thật
On Truth
31 – Bàn về cái trí và tư tưởng
On Mind & Thought
32 – Truyền thống và cách mạng
Tradition & Revolution