Làm chủ vận mạng


Pháp sư Thích Hải Đào
02/07/2011 20:42 (GMT+7)
Số lượt xem: 68581
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Bảo hộ chính mình

Có hai thầy trò kiếm sống bằng nghề làm xiếc. Người thầy thường dựng đứng một cây tre rất cao, rồi bảo học trò leo lên cây tre ấy, đứng lên vai ông, sau đó họ cùng nhau biểu diễn nhào lộn và rất nhiều động tác nguy hiểm khác để làm vui mắt người xem.[3]

Sắp đến giờ biểu diễn, người thầy ở sau hậu trường nói với học trò:

– Con cần phải chú ý! Lát nữa con ở trên cây phải hết sức chú ý bảo hộ thầy phía dưới; thầy cũng sẽ chú tâm bảo hộ con. Như vậy, chúng ta biểu diễn mới không xảy ra những chuyện rủi ro, mới có thể an ổn lấy tiền của người xem được.

Người học trò liền nói:

– Thưa thầy! Thầy nói như thế con không đồng ý. Lát nữa lúc biểu diễn, con ở trên cây phải tự lo cho chính mình; thầy ở dưới cũng phải tự lo cho chính mình. Chúng ta mỗi người đều tự lo việc giữ thăng bằng cho chính mình, như vậy mới có thể phối hợp tốt, biểu diễn được an toàn, kiếm được nhiều tiền.

Người thầy mỉm cười nói:

– Con nói rất đúng, mỗi người chúng ta phải tự bảo hộ lấy chính mình. Nhưng như vậy cũng không có nghĩa rằng lời nói vừa rồi của thầy là sai.

Cậu học trò thắc mắc:

– Thưa thầy, tại sao vậy?

Người thầy thong thả đáp:

– Khi một người bảo vệ chính mình cũng chính là đang bảo vệ cho người khác. Con bảo vệ tự thân mình, thật ra cũng chính là bảo vệ thầy. Nếu như con bất cẩn ngã xuống, sẽ làm tổn hại đến thầy; còn nếu như thầy bị trượt té, cũng sẽ làm tổn hại đến con ở phía trên. Cái gọi là tự bảo vệ cũng chính là bảo vệ người khác. Cho nên, người biết thương yêu chính mình sẽ càng thương yêu người khác; biết chăm lo tốt cho bản thân mình chính là bảo vệ cho người khác.

Cậu học trò nghe xong liền hiểu ra được ý nghĩa sâu xa của vấn đề. Từ đó, mỗi khi biểu diễn cả hai thầy trò đều hợp tác rất ăn ý, cùng bảo hộ cho nhau, hoàn thành thật tốt những tiết mục biểu diễn khó khăn và nguy hiểm.


Các tin đã đăng:

Âm lịch

Ảnh đẹp