I– ĐỊNH LỰC PHẦN MỘT
Khi
là còn là một thiếu niên, tôi đã thấy một
kính hội tụ (gương lồi) đối cháy một mãnh giấy như thế nào khi ánh sáng của mặt
trời được tập trung trên nó. Lửa chỉ có
thể bùng lên khi tia nắng được hội tụ trên một điểm nhỏ. Khi kính hội tụ bị dời đi xa quá hay gần quá
mãnh giấy, tia sáng không thể tập trung đủ và không có điều gì xãy ra. Kinh nghiệm này diễn tả một cách rõ ràng năng
lực của tập trung.
Năng
lực này có thể được diễn tả như sự chú ý tập trung. Đấy là khả năng để hướng trực tiếp sự chú ý đến một tư tưởng
duy nhất hay một đối tượng, và cũng
chính là hướng đến sự loại trừ hay ngăn chận mọi thứ [tư tưởng] khác.
Khi
tâm thức chúng ta được tập trung, năng lượng của chúng ta không bị tiêu hao
trên những hành vi hay tư tưởng không
thích hợp. Đấy là tại sao phát triển sự
tập trung là cốt yếu đến bất cứ người nào khao khát nhận lấy trách nhiệm đến cuộc
đời của mình. Kỷ năng này là cơ bản cho mọi
loại thành công. Không có tập trung, nổ
lực của chúng ta sẽ rơi rãi tãn mát, nhưng với nó, chúng ta có thể hoàn thành
ngay cả những điều to tát.
Tập
trung có nhiều sự sử dụng và lợi ích. Nó
hổ trợ trong việc nghiên cứu và thấu hiểu nhanh hơn, cải thiện trí nhớ, và giúp
cho việc chú tâm trên bất cứ nhiệm vụ, công việc, hành vi hay mục tiêu nào, và
đạt đến những điều ấy một cách dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Tập trung cũng đòi hỏi cho việc phát triển
năng lực tâm linh hay thần thông, và là một khí cụ mạnh mẽ cho việc sử dụng quán
tưởng sáng tạo có hiệu quả.
Khi
khả năng này được phát triển, tâm thức vâng lời chúng ta một cách tự nguyện hơn
và không đi vào những tư tưởng tiêu cực, vô ích cùng lo lắng. Chúng ta đạt được sự chủ động tinh thần và
chúng ta trãi nghiệm niềm hòa bình chân thật của tâm thức.
Khả
năng này cũng đóng một vai trò quan trọng trong thiền tập. Không có nó, tâm thức chỉ nhảy nhót không ngừng
nghĩ từ tư tưởng này sang suy nghĩ nọ, và nó không cho phép chúng ta thiền tập
một cách thỏa đáng.
Quý
vị có nhận ra rằng, tại sao tập trung là quan trọng và hữu ích để phát triển và
cải thiện khả năng thiền định không?
Để
phát triền năng lực này chúng ta cần phải rèn luyện và thực tập nó. Hãy quên đi tất cả những bào chữa về việc
không có thời gian hay quá bận rộn. Đừng
nói rằng mọi hoàn cảnh là không thích hợp hay rằng chúng ta không thể tìm ra một
nơi yên tĩnh để thực tập. Với một dự
tính nho nhỏ, một niềm khát khao và một động cơ thúc đẩy chúng ta luôn luôn có
thể tìm ra thời gian để thực tập mỗi ngày, cho dù chúng ta bận rộn như thế nào.
TÂM
THỨC KHÔNG NGỪNG NGHĨ
Tư
tưởng làm cho chúng ta chú tâm không ngừng nghĩ, và lãng phí thời gian và năng
lượng của chúng ta trên những vấn đề không quan trọng và vô ích. Chúng thật sự thống trị đời sống của chúng
ta. Chúng ta đã trở thành quá quen thuộc
với loại nô lệ này, chúng ta cho đấy là đương nhiên, và đã trở thành vô cảm đối
với thói quen này, ngoại trừ trong những trường hợp nào đấy.
Trong
khi thở, chúng ta không cần chú ý đến mỗi hơi thở ra vào. Chúng ta trở nên chú tâm đến tiến trình của
hô hấp, chỉ khi chúng ta có sự khó khăn nào đấy đối với hơi thở, chẳng hạn khi
lỗ mũi chúng ta bị nghẹt, qua một cơn cảm lạnh, hay khi chúng ta ở trong một
phòng kín.
Giống
như suy nghĩ, chỉ khi chúng ta cần tập trung, giải quyết một vấn đề hay học tập
nghiên cứu, chúng ta mới trở nên chú tâm với sự tấn công dữ dội liên tục của những
tư tưởng, và của sự bất lực của chúng ta để làm dịu chúng xuống. Chúng ta cũng tỉnh thức chính xác về
chúng khi chúng ta có những lo lắng hay
sợ hãi.
Hãy
nhìn vào tình trạng quen thuộc theo sau.
Chúng ta cần nghiên cứu điều gì đấy cho nghề nghiệp chúng ta hay cho một
cuộc khảo thí. Chúng ta ngồi một cách
thoãi mái trên ghế dài với quyển sách trong tay và bắt đầu đọc. Sau một lúc chúng ta cảm thấy đói bụng và đi
vào nhà bếp tìm thức ăn.
Chúng
ta trở lại để đọc, và khi chúng ta nghe người nào nói chuyện bên ngoài. Chúng
ta lắng nghe họ một vài khoảnh khắc và rồi đem sự chú ý trở lại quyển sách.
Sau
một lúc chúng ta cảm thấy chán vì đọc và mở máy truyền thanh để nghe nhạc. Chúng ta lại tiếp tục đọc thêm một lúc nữa,
và rồi thì nhớ lại điều gì ấy đã xãy ra, và chúng ta bắt đầu nghĩ về nó.
Đây
là điều xãy ra khi chúng ta thiếu sự tập trung.
Hãy tưởng tượng những gì chúng ta phải hoàn thành, nếu chúng ta có thể
kiểm soát sự chú ý và tập trung tâm trí của chúng ta!
Hành
động đòi hỏi sức mạnh thân thể, chẳng hạn như khuân vác những vật nặng, thí dụ
thế, chúng ta phải phát triển sức mạnh vật lý.
Tuy thế, không phải như thực tập thể dục hằng ngày với những hệ thống dụng
cụ máy móc, tập trung giống như thế này. Đọc sách, học tập, và cố gắng tập trung chú ý
đến những gì chúng ta làm, phát triển một số khả năng loại này, nhưng sự thực tập
thể dục siêng năng mỗi ngày là những gì khác biệt, nó giống như rèn luyện ở một
trung tâm thể hình; phát triển sự tập trung cũng như vậy, đòi hỏi sự chuyên cần
nổ lực đều đặn.
SỰ
ĐỂ KHÁNG NỘI TẠI ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN TẬP TRUNG
Nhằm
để phát triển khả năng này chúng ta phải rèn luyện tâm thức chúng ta. Hầu hết mọi người nghĩ rằng tập trung là một
hành vi vất vả mệt nhọc, và nó liên hệ sự nổ lực và căng thẳng, những điều khó
khăn và khó hải lòng.
Điều
tin tưởng này bắt đầu ở một thời bé bỏng.
Cha mẹ và giáo viên mong đợi thiếu niên học tập, làm bài tập ở nhà và được
những điểm tốt. Điểu này đem đến cho những
đứa trẻ một cảm giác bị ép buộc và thúc đẩy phải làm điều gì đấy mà chúng không
thích. Khi chúng quá thường nghe đến điểu
rằng chúng không tập trung đầy đủ, chúng
lớn dậy một sự ghét bỏ tập trung, và cũng thường cả cho việc học tập. Chúng trở nên bị liên kết với sự ép buộc, thiếu
tự do, làm những việc mà chúng không thích, và đấy là đi ngược lại với ý chí của
chúng. Khi chúng lớn lên, không cần phải
hỏi tại sao mà năng lực tập trung của chúng yếu kém, và chúng không có mãy may
ước vọng nào cho việc rèn luyện tâm thức chúng.
Mặc
dù hầu hết mọi người chúng ta thừa hiểu rằng thực tế việc tập trung tốt là một lợi ích lớn, tuy thế hầu hết chúng
ta chẳng làm gì để làm khả năng ấy lớn mạnh
lên, phần lớn bởi vì chúng ta không biết làm thế nào. Đọc và suy nghĩ về những lợi ích của nó, và về
những lý do tại sao nó nên được trau dồi, có thể giúp cho sự thay đổi thái độ của
chúng ta đối với điều ấy.
NHỮNG
LỢI ÍCH CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN SỰ TẬP TRUNG
Đôi
khi chúng ta có thể thấy những năng lực mạnh mẽ của sự tập trung trong chính
chúng ta. Khi chúng ta thật sự nghiêm chỉnh
muốn xuất sắc trong việc học tập, thành công một cuộc thi quan trọng hay giải
quyết một vấn đề, năng lực này trở nên sẳn sàng cho chúng ta. Trong những trường hợp như thế, nó xuất hiện
bởi vì một cần thiết hay khát vọng nào đó, nhưng phát triển nó trong một cách
có phương pháp sẽ đưa nó đến dưới sự kiểm soát của chúng ta, và cho chúng ta khả
năng sử dụng nó một cách chủ tâm, bất cứ khi nào chúng cần đến sự tập
trung. Để làm thế, chúng ta cần thực
hành những bài tập cơ bản hằng ngày.
ĐÂY
LÀ NHỮNG GÌ CHÚNG TA CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC BẰNG VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TẬP TRUNG:
1-
Kiểm
soát tư tưởng chúng ta.
2-
Khả
năng để tập trung tâm thức.
3-
Tâm
thức hòa bình.
4-
Tự
do khỏi những tư tưởng vô bổ và phiền toái.
5-
Trí
nhớ tốt hơn.
6-
Tự
vững vàng hơn.
7-
Nội
lực mạnh mẽ.
8-
Năng
lực ý chí.
9-
Quyết
định.
10- Khả năng để học hỏi và lĩnh hội
nhanh chóng hơn.
11- Niềm hạnh phúc nội tại.
12- Tăng trưởng khả năng để phát triển
những năng lực tâm linh.
13- Sử dụng khả năng tưởng tượng sáng tạo
năng động hơn và đầy đủ hơn.
14- Tăng trưởng khả năng thiền quán.
15- Và nhiều hơn nữa.
Dường như đấy là một sự thật quá ư là tốt
đẹp, có phải không? Hãy phát triển năng
lực tập trung và khám phá ra cho chính chúng ta.
II–
ĐỊNH LỰC PHẦN HAI
Làm bén nhọn cây kim tập trung hay định lực đòi hỏi
thực tập, như mọi thứ khác trong đời sống.
Quý vị có đến phòng tập thể hình hay không? Nếu có, quý vị đến mấy lần trong tuần và bao
lâu? Quý vị có học ngoại ngữ không? Nếu có, quý vị dành bao nhiêu thời gian cho
việc ấy? Phát triển định lực không có gì
khác; sự rèn luyện phải được đòi hỏi đến.
Ngay cả thực hành tập trung hay định tâm mười phút mỗi ngày cũng sẽ làm
cho chúng ta tốt hơn.
Tâm thức không thích kỷ luật và sẽ đối
kháng những nổ lực của chúng ta để rèn luyện nó. Nó thích tự do của nó hơn bất điều gì khác,
và sẽ cố gắng để cản đường chúng ta trong việc chủ đạo nó, trong bất cứ cách
nào có thể. Nó sẽ làm cho chúng ta quên
thực tập, làm cho chúng ta xao lãng trì hoãn việc biểu hiện chúng hay làm chúng
ta cảm thấy lười biếng. Nó sẽ tìm nhiều
trò để ngăn chặn và làm chúng ta phiền toái, nhưng chúng ta có thể và phải mạnh
hơn.
Quý vị sẽ thấy dưới đây, một số bài thực
hành tập trung giản dị. Hãy luôn luôn nhớ
rằng sự chọn lựa là của chúng ta, là kẻ nô lệ cho tâm thức cùng sự bốc đồng của
nó, hay là chủ nhân ông của tâm thức chúng ta.
Bằng sự thực tập tinh thần, có thể rèn luyện tâm thức và điều động nó,
và đặt tâm thức vào một vị trí thích đáng, như kẻ phục vụ của chúng ta, chứ
không để tâm thức là chủ nhân ông và kể điều khiển chúng ta.
Chúng ta không phải là tâm thức cũng
không phải là những tư tưởng thoáng qua nó.
Mặc dù có thể khó khăn để chấp nhận ý tưởng này, tâm thức không phải là
chúng ta, không phải thật sự là chúng ta, mà chỉ là một công cụ mà chúng ta sử
dụng. Tâm thức là một phương tiện, với một
giá trị to lớn, nhưng nó phải được dạy bảo để vâng lời chúng ta.
Hầu hết mọi người tin tưởng rằng họ là
tâm thức, và tin tưởng một cách sai lầm rằng điều khiển tâm thức có
nghĩa là đè nén chính họ và phủ nhận sự tự do của họ. Họ nghĩ rằng chỉ
huy tâm thức của họ là không
tự nhiên, và đó là một loại ức chế nào đấy.
Những sự tin tưởng như vậy là không đúng.
Chứng minh rằng chúng ta không phải là
tâm thức chúng ta thông qua việc rèn luyện.
Chấp nhận ý tưởng này trong lý thuyết, trong thời gian, khi sự điều khiển
của chúng ta trên những tư tưởng của chúng ta lớn mạnh, chúng ta sẽ biết nó như
một sự thật. Trong thực tế, chúng ta thật
sự là một chủ nhân ông của tâm thức.
Không phải tâm thức tự là chủ nhân ông của chính nó.
HƯỚNG DẪN NHỮNG BÀI THỰC HÀNH TẬP TRUNG
Tìm một nơi mà chúng ta có thể đơn độc
và không bị quấy nhiễu. Chúng ta có thể
ngồi xếp bằng trên sàn nhà hay trên một chiếc ghế. Ngồi với xương sống thẳng đứng. Thở một vài hơi tĩnh lặng và sâu và rồi thư
giản thân thể. Hướng sự chú ý đến thân
thể chúng ta, và thư giản mỗi bắp thịt và những bộ phận của nó.
Chúng tôi sẽ trao cho quý vị một số bài
tập thực hành. Ngồi xuống thực tập khoảng
mười phút, và sau một vài tuần rèn luyện, kéo dài thời gian thực tập lên mười
lăm phút.
Bắt đầu với bài tập thứ nhất, thực hành
mỗi ngày, cho khi quý vị có thể thực tập nó mà không có bất cứ một sự xao xuyến
hay lãng quên, và không suy nghĩ về bất cứ điều gì khác, cho ít nhất ba
phút. Mỗi lần chúng ta bị xao xuyến, bắt
đầu trở lại, cho đến khi mười hay mười lăm phút trôi qua. Chúng ta phải chân thật với chính mình, và tiến
hành đến lần tiếp theo, chỉ sau khi chúng ta tin chắc rằng chúng ta đã thực tập
nó một cách đúng đắn và với toàn bộ sự tập trung.
Không thời biểu nào có thể đưa ra được,
như điều này có thể làm nãn lòng. Nếu
cho thí dụ, chúng tôi nói với quý vị rằng một thực tập nào đó phải được hoàn tất
trong một tuần, hai việc có thể xãy ra.
Chúng ta có thể thất vọng, nếu chúng ta không thể đạt được sự tập trung
mong muốn trong một tuần, hay chúng ta có thể tiến tới mà không có một sự thực
hành những bài tập một cách đúng đắn. Điều
động những bài tập một cách thành công có thể cần đến hằng ngày, hằng tuần, hằng
tháng và đôi khi hơn thế nữa.
Đặt toàn bộ sự chú tâm của chúng ta vàotrong
những bài tập, và đừng nghĩ về bất cứ điều gì khác. Hãy cẩn thận đừng rơi vào cơn mê ngủ, mơ mộng
trầm ngâm hay suy nghĩ về những vấn đề khác.
Khoảnh khắc chúng ta thấy chính mình nghĩ về những việc gì khác, hãy dừng
thực tập và bắt đầu trở lại. Sau khi
chúng ta trở nên nhuần nhuyển, kéo dài thời gian, và nếu có thể, bao gồm một buổi
tập khác vào buổi trưa.
Đừng bao giờ cố gắng quá nhiều lúc mới bắt
đầu, và đừng nổ lực thực hành tất cả những bài tập trong một lần. Hãy chậm rãi, không làm quá mức làm căng thẳng
bộ óc của chúng ta.
Nếu quý vị thấy quá khó khăn, hay những
tư tưởng làm xao xuyến quý vị là quý vị suy nghĩ về những vấn đề khác, đừng thất
vọng. Mỗi người chạm trán với những khó
khăn trên con đường thực tập. Nếu quý vị
kiên nhẫn và không bao giờ bỏ cuộc, bất chấp những khó khăn và nhiễu loạn,
thành công sẽ đáp đền những nổ lực của quý vị.
Hãy nhớ rằng, ngay cả những người với năng lực tập trung vô cùng mạnh mẽ
cũng phải rèn luyện tâm thức của họ.
Không hề gì nếu sự tập trung của quý vị
yếu kém bây giờ, điều ấy có thể phát triển và làm cho mạnh mẽ giống như bất cứ
khả năng nào khác, qua rèn luyện và đầu tư thời gian, năng lượng và sự tha thiết
cần có.
Qua thời gian, chúng ta sẽ thấy rằng
chúng ta có thể tập trung bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, bất kể nơi chốn mà
chúng ta ở. Chúng ta sẽ có thể tập trung
tâm tư chúng ta, suy nghĩ và hoạt động dưới những hoàn cảnh cố gắng nhất, trong
khi duy trì sự tĩnh lặng, thư giản và tự chủ.
Phần thưởng trị giá bằng nổ lực gấp nghìn lần.
Bây giờ đến những bài thực tập. Một số bài có thể là quen thuộc đối với quý vị,
và một số có thề dường như quá dễ dàng để thực hiện. Một số được trích ra từ những nguồn gốc khác
nhau, và một số được chúng tôi sáng tạo.
Để được lợi ích trọn vẹn, không thừa để
nhắc rằng quý vị thực tập mỗi bài tập một tuần lễ, và sau khi chúng ta cảm tin
chắc rằng chúng ta đang thực tập nó một cách đúng đắn và với toàn bộ sự chú tâm.
NHỮNG BÀI THỰC HÀNH TẬP TRUNG
Bài
Tập 1:
Lấy
một quyển sách và đếm những chữ trong bất cứ một đoạn văn nào. Đếm chúng một lần nữa để chắc rằng chúng ta đã
đếm chúng một chính xác. Bắt đầu với một
đoạn văn, và khi nó trở nên dễ dàng hơn, hãy đếm những chữ trong cả trang giấy. Tiến hành việc đếm chữ một cách tinh thần và
chỉ với đôi mắt của chúng ta, không dùng ngón tay để chỉ từng chữ một.
Bài
Tập 2:
Đếm ngược trong tâm thức, từ một trăm đến
một.
Bài
Tập 3:
Đếm trong tâm chúng ta từ một trăm đến một,
cách khoảng ba số, đấy là 100, 97, 94, v.v…
Bài
Tập 4:
Chọn một chữ hấp dẫn, hay chỉ một âm thanh
đơn giản, và lập lại một cách thầm lặng trong tâm khoảng năm phút. Khi tâm thức chúng ta có thể tập trung một
cách dễ dàng hơn, hãy cố gắng để đạt đến mười phút với sự tập trung mà không bị
gián đoạn hay nhiễu loạn. Thí dụ như chữ
TỪ, BI, PHẬT, PHÁP, OM,…
Bài
Tập 5:
Lấy một trái cây, một trái táo, cam, chuối
hay bất cứ một loại trái cây nào, và cầm nó trong tay chúng ta. Kiểm nghiệm trái cây khắp các phía của nó,
trong khi duy trì sự chú ý tập trung trên nó.
Đừng để mình bị mất sự chú tâm bởi những tư tưởng không thích đáng hay
những tư tưởng liên hệ có thể sinh khởi, chẳng hạn như cửa hàng nơi chúng ta đã
mua trái cây ấy, về việc làm thế nào và nơi nào nó đã sinh trưởng, giá trị dinh
dưỡng của nó, v.v… Hãy giữ sự tĩnh lặng,
trong khi phớt lờ những tư tưởng này và không bị hấp dẫn trong chúng. Chỉ nhìn vào trái cây, tập trung sự chú tâm
trên nó không nghĩ về bất cứ điều gì khác, và thẩm tra hình dáng, mùi, vị của
nó và cảm giác nó cho chúng ta khi chúng ta sờ mó và cầm nó.
Bài
Tập 6:
Giống như bài tập 5, nhưng lần này chúng
ta quán tưởng trái cây thay vì nhìn vào nó.
Bắt đầu bằng việc nhìn vào trái cây và kiểm nghiệm nó trong hai phút, giống
như trong bài tập 5, và sau đó làm bài tập này.
Nhắm mắt lại, và cố gắng để thấy, ngữi, nếm và chạm trái cây trong sự tưởng
tượng của chúng ta. Hãy cố gắng để thấy hình
ảnh rõ rệt và xác định minh bạch. Nếu
hình ảnh trở nên mờ nhạt, mở mắt ra, nhìn vào trái cây một thoáng, và rồi thì
nhắm mắt lại và tiếp tục thực tập. Nó có
thể hổ trợ nếu chúng ta tưởng tượng trái cây nằm trong bàn tay chúng ta, như
trong bài tập trước, hay hình dung nó nằm trên bàn.
Bài
Tập 7:
Lấy một đối tượng nhỏ như một cái muỗng,
cái nĩa, hay một cái ly. Tập trung trên
một trong những đối tượng này. Nhìn vào
đối tượng từ mọi phía mà không có một ngôn ngữ nào, đấy là, không có một chữ
nào trong tâm thức chúng ta. Chỉ nhìn
vào đối tượng mà không suy nghĩ với những từ ngữ về nó.
Bài
Tập 8:
Sau khi đã trở nên nhuần nhuyển trong những
bài tập trên, chúng ta có thể đi đến bài tập này. Hãy vẽ một hình ảnh hình học, khoảng ba phân
(cm) chẳng hạn như một tam giác, một hình chữ nhật hay một vòng tròn, tô nó với
bất cứ một màu nào mà chúng ta thích, và tập trung trên nó. Chúng ta phải thấy chỉ hình ảnh ấy, không có
bất cứ hình ảnh nào khác. Chỉ hình ảnh ấy
hiện hữu với chúng ta bây giờ, không có một tư tưởng liên hệ hay bất cứ một sự
xao lãng nào. Hãy cố gắng để nghĩ với từ
ngữ trong khi thực tập. Hãy nhìn hình ảnh
ấy trước mặt chúng ta và chỉ thế mà thôi.
Cố gắng không làm căng thẳng đôi mắt chúng ta.
Bài
Tập 9:
Giống như bài tập 8, nhưng lần này chỉ khác là tưởng tượng hình ảnh với đôi
mắt chúng ta nhắm lại. Như lần trước, nếu
chúng ta quên hình ảnh như thế nào, mở mắt ra một vài giây và nhìn vào hình ảnh,
rồi thì nhắm mắt lại và tiếp tục bài tập.
Bài
Tập 10:
Giống như bài tập 9 nhưng với đôi mắt mở.
Bài
Tập 11:
Cố gắng tối thiểu năm phút, duy trì với
không một tư tưởng nào dấy lên. Bài tập
này được thi hành chỉ sau khi tất cả những bài tập trước đã được thực tập một
cách thành công. Những bài tập trước, nếu
thực hiện một cách đúng đắn, sẽ ban cho chúng ta khả năng để khiến những tư tưởng
chúng ta yên lặng. Quan thời gian, nó trở
nên ngày càng dễ dàng hơn.
-- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- --- ---
--- --- ---
Bí
mật của sự thành công là sự thực tập liên tục.
Chúng ta càng dành nhiều thời gian để thực tập chúng ta càng thành công
nhanh hơn. Hãy bắt đầu từ từ; năm hay mười phút lúc bắt đầu và khi chúng ta đạt
được khả năng tập trung, hãy dành thời gian nhiều hơn. Khi thấy rằng chúng ta thành công, chúng ta sẽ
bắt đầu thương mến những bài tập, và đúng lúc chúng sẽ trở thành một thói
quen. Chúng ta sẽ có thể tập trung sự
chú tâm của chúng ta một cách dễ dàng và không khó nhọc trên bất cứ thứ gì mà
chúng ta muốn tập trung về nó.
Quý
vị có chạy bộ chậm (jogging), tập thể dục tại một trung tâm hay học tập một ngoại
ngữ chứ? Điều ấy khó khăn như thế nào
lúc bắt đầu? Đã bao nhiêu lần chúng ta
đã muốn bỏ cuộc? Tuy thế, sau một thời
gian ngắn chúng ta bắt đầu thích thú những gì chúng ta đang làm. Nó trở thành một thói quen, không cần nổ lực
để thực hiện. Vì đấy là với sự phát triển
năng lực của tập trung.
Sau
một khoảng thời gian nào đấy chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy một cách khác
biệt. Dễ dàng để tập trung hơn. Tâm thức chúng ta sẽ trở nên tĩnh lặng
và thư
thái, và chúng ta sẽ tỏa rạng niềm hòa bình của chúng ta vào không gian
chung
quanh chúng ta. Mọi thứ, mọi trường hợp
và mọi sự kiện thường quấy rầy và làm chúng ta sân hận, sẽ không ảnh
hưởng sự
bình lặng nội tại của chúng ta. Chúng ta sẽ trãi nghiệm hạnh phúc an
lạc, thoãi
mái và toại nguyện, sự tự tin và sức mạnh nội tại. Chúng ta có thể đối
diện dễ
dàng hơn và hiệu quả hơn với thế giới bên ngoài.
Chúng
ta sẽ cảm thấy một hình thức của tâm ý trưởng thành trong chúng ta, mang đến sự
hòa bình tâm hồn. Nó có thể đến thỉnh thoảng
trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, nhưng đúng thời nó sẽ lớn mạnh và tràn đầy
trong chúng ta một cách trọn vẹn. Chúng
ta có thể làm cho tâm thức chúng ta hoạt động cho chúng ta khi chúng ta cần sự phục vụ của nó, trong một phương
cách hiệu quả nhất. Chúng ta có thể bình
lặng nó khi sự phục vụ của nó không cần đến.
Chúng
tôi chắc rằng, từ kinh nghiệm cá nhân, rằng thái độ để sống và sự phản
ứng đế
những sự kiện thay đổi sau khi bắt đầu thực hành sự tập trung. Đấy là
một tiến trình tự động và từ từ. Chúng ta đi đến chỗ biết nhiều thứ về
tâm thức
và những chức năng nó thể hiện như thế nào, và chúng ta học hỏi để đối
phó với
nó một cách hiệu quả.
The Power of
Concentration
Tuệ
Uyển chuyển ngữ - 27/07/2010
http://www.successconsciousness.com/index_000005.htm