Patidesaniya nghĩa là tội mà
Tỳ-khưu
phải sám hối bằng cách khác (có giải trong chương sau).
1) Tự tay mình thọ lãnh
(hatthatopatiggahana).
Tỳ-khưu tự tay mình thọ lãnh vật
thực nơi tay Tỳ-khưu ni không phải bà con, phạm Ưng phát lộ.
Ðiều học này đức Phật cấm chế
tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ
(Sàvatthi) do 1 Tỳ-khưu thọ vật thực nơi tay Tỳ-khưu ni đi
bát dâng cho đến 4 ngày, làm cho Tỳ-khưu ni ấy phải nhịn
đói, mình gầy sức yếu.
2) Ðương ăn trong chỗ họ thỉnh mời
(kulesunimantità).
Tỳ-khưu đang ăn trong chỗ họ thỉnh
mời, nếu có Tỳ-khưu ni đến dạy thí chủ đem vật này, vật
kia đem đến dâng đến Tỳ-khưu ấy, vì lòng thương yêu trọng
đãi Tỳ-khưu, nên đuổi Tỳ-khưu ni ra khỏi, nếu không đuổi
phạm Ưng phát lộ.
Ðiều học này đức Phật cấm chế
tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ
(Sàvatthi) do phe Lục sư được mời thỉnh ăn, có phe sau Tỳ-khưu
ni đến dạy thí chủ dâng vật này, vật nọ đến phe Lục
sư, lục sư nhờ đó mà ăn no. Các vị khác phải chịu nhịn.
3) Bậc thánh mà Tăng đã chỉ định
(Sekkhasammata).
Bậc
thánh nhơn nào mà Tăng đã chỉ lịnh định là bậc có đức
tin nhiều mà nghèo, nếu Tỳ-khưu không bịnh, không được thỉnh
mà thọ vật thực nơi ấy đem về dùng, phạm Ưng phát lộ.
Ðiều học này đức Phật cấm chế
tại Trúc Lâmtịnh xá (Velivana) gần thành Vương xá (Ràjagaha)
do chư sư thọ lãnh vật thực nơi bậc thánh nhơn mà nghèo,
làm cho nhà ấy phải chịu đói khát.
4) Chỗ ở trong rừng nguy hiểm
(arannikasenàsana).
Chỗ ở trong rừng là nơi xa xóm
ít nhất là 1000 thước. Tỳ-khưu ngụ trong rừng là nơi nguy
hiểm có điều lo sợ, nếu không bịnh mà thọ lãnh vật thực
của thí chủ đã cho tin trước rằng "họ sẽ đến dâng
vật thực trong nơi ấy" và Tỳ-khưu không cho họ hay có
sự nguy hiểm trong nơi ấy, tự tay mình thọ lãnh đem dùng,
phạm Ưng phát lộ.
Ðiều học này đức Phật cấm chế
tại Nigrodha tịnh xá, gần thành Ca tỳ la vệ (Kapilavatthu)
(dòng thích ca), do chư sư ngụ nơi rừng nguy hiểm, có phe tín
nữ vào trai Tăng bị bọn trai hung ác đón đường cướp của
và hãm dâm.
Thể thức không phạm tội:
Tỳ-khưu cho hay sự nguy hiểm ấy mà
tưởng là chưa cho hay, hoặc nghi, hoặc tưởng đã có cho hay
rồi, có bịnh, thọ lãnh vật thực của thì chủ dâng đến
mà mình đã cho hay trước, hoặc dùng vật thực dư của Tỳ-khưu
bịnh, hoặc dùng củ, trái cây mà mình được thọ lãnh
ngoài chùa, và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.
Ðiều học này có 7 chi:
- Chỗ ngụ trong rừng như đã
nói (yacàvutta àrannika senàsakatà).
- Vật thực không phải phát sinh trong nơi ấy (yàvakàlikassa
attatthajàtakatà).
- Không có bịnh (agilànatà).
- Vật thực không phải của dư của Tỳ-khưu bịnh
(agilànàvasesakatà).
- Không cho hay (appatisam viditata
- Thọ lãnh trong chùa (ajjhàràme patiggahanam).
- Ðã ăn vào (ajjhoharanam).
Ðều đủ cả 7 chi ấy mới phạm
tội Ưng phát lộ.
Chỗ sanh tội (samutthànavidhi) như
trong điều học lễ dâng y lần thứ nhất (pathamakathina
sikkhàpada). Chỉ khác nhau là điều học này phạm tội vì
làm là thọ lãnh và vì không làm là không cho hay trước
(akiriỳa).
Nếu phạm 1 trong 4 tội Ưng phát lộ
ấy nên sám hối như vầy:.
- Tôi đã phạm phép đáng cho đức
Phật chê trách là phạm Ưng phát lộ mà người phạm cần
phải bày tỏ ngay, tôi xin bày tỏ pháp ấy, còn lời xin
sám hối và lời thọ tiếp theo như lời sám hối trong các
tội khác.
Gàrayham Bhante / Àvuso dhammam
àpajjim asappàyam patidesa nìyam tam patidesemi.
Nếu nhiều vị, đọc "àpajjimhà"
thế cho "àpajjim", "patidesama" thế cho
"patidesemi".
Ưng học pháp là điều học mà
Tỳ-khưu,
Sa-di phải học và hành. chia làm 4 phần.
I. Mặc y cho nghiệm trang, phần
thứ,
có 26 điều (sàrùpa).
II. Thọ thực cho tề chỉnh, phần thứ nhì, có 30 điều học
(bhojanapatisamyutta).
III. Thuyết pháp cho đúng phép, phần thứ ba, có 16 điều học
(dhammadesanàpatisamyutta).
IV. Lượm lặt, phần thứ tư có 3 điều (pakinnaka).
I. MẶC Y CHO NGHIÊM TRANG - PHẦN
THỨ
NHẤT(SÀRUPA).
Có 26 điều học:
1) Tỳ-khưu nên làm như vầy: Ta
phải
mặc, đắp y cho kín mình (parimandalanivàsana).
Ðiều học này đức Phật cấm chế
tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành Xá Vệ
(Sàvatthi) do phe Lục sư mặc y nội phía trước và phía sau
không đồng, làm cho thiên hạ chê trách.
Chú giải:
Phải mặc y nội phía trên cho kín rún, phía dưới từ đầu
gối xuống 8 ngón tay như thế gọi là mặc kín mình. Nếu dễ
đuôi, mặc phía trước hoặc phía sau xệ xuống, phạm Tác
ác.
Nếu phạm 1 trong 75 điều "ưng
học pháp" gọi là phạm Tác ác cả, không cố ý, quên
không biết có bịnh, có điều rủi ro, và Tỳ-khưu điên đều
không phạm tội.
Không cố ý là: Tính mặc cho kín
mình thiệt mà quên, rồi mặc không kín như thế gọi là:
không cố ý không phạm tội . tâm tưởng nơi khác, rồi mặc
không kín như thế gọi là quên, vì "quên" nên không
phạm tội.
Không biết mặc áo cho kín như thế,
gọi là không biết, không phạm tội như lệ thường, Tỳ-khưu
phải học hỏi trước, nếu không học hỏi trước, như thế
gọi là "dễ duôi", cũng không khỏi phạm Tác ác.
Tỳ-khưu nào, đầu gối lớn, ống
chân dài, mặc y phục xuống khỏi 8 ngón tay cho kín cũng nên.
Tỳ-khưu nào có ghẻ nơi đầu gối
hoặc trong chân như thế gọi là có bịnh, mặc y cao lên hoặc
thấp xuống cũng nên.
Thú dữ rượt hoặc bọn cướp đánh
đuổi gọi là: có điều rủi ro. Trong khi rủi ro như thế, không
phạm.
Các nguyên nhân không sanh tội
nhất
là: không cố ý như đã nói trên, cũng kể vào trong tất cả
điều học "ưng học pháp" sẽ giải ra phía sau, nơi
nào có chi khác nhau sẽ giải thêm trong điều ấy.
Trong tất cả điều học ấy, đều
không phạm tội vì bảo kẻ khác làm (anànattika).
Ðiều học này có 3 chi:
- Không đề đặt cẩn thận
(anàdasiyam);
- Không có nguyên nhân không phạm tội (anàpattikaranàbhàvo);
- Mặc không kín mình (aparimandalam nivàsanam).
Ðều đủ cả 3 chi ấy mới phạm
Tác ác .
Trong mỗi điều học "Ưng học
pháp" đều có 3 chi giống nhau như trong điều học này.
cho nên trong mấy điều học sau, không cần phải nói đến phần
chi phạm tội nữa.
Chỗ sanh tội sẽ giải ra phía sau
cuối cùng. Trong mỗi câu đầu của "Ưng học pháp"
không nói tên tội, chỉ có câu Tỳ-khưu nên làm như vầy:
"điều đủ cả điều học" (sikkhàkaranìyà). Biết rằng
phạm tội Tác ác, vì tiếng "không cẩn thận" mà
làm thì phạm Tác ác. Cho nên phía sau không cần phải nói
tên tội nữa, cũng nên biết phạm tội vì không cẩn thận.
2) Tỳ-khưu nên làm như vầy: Ta nên
đắp y cho kín mình, mặc y vai trái phía dưới từ đầu gối
xuống khoảng 4 ngón tay, phía trên trùm cho kín cánh chỏ tay
trái (parimandala pàràpana).
3) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta nên
trùm y cho kín mình khi đi vào khoảng nhà
(supaticchannoantaragharegamana).
4) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta nên
trùm y cho kín mình khi ngồi trong khoảng nhà
(supaticchannoantaragharenisidana);
Vào ngụ trong khoảng nhà dầu
ngồi
rồi ra y, mặc cho kín mình (như trong khi ở trong chùa) trong
lúc ban ngày hoặc ban đêm cũng không phạm tội.
Tiếng "vàsupagatassa" trong
kinh chú giải rằng: "đi vào để ngụ, nhưng không định
ngụ đêm hay là ngụ đở". Có chỗ lại nói
"vàsupagato" nghĩa là đi vào ngụ đêm.
5) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta nên
thu thúc cho chánh đáng là không nên múa tay chơn, khi đi vào
khoảng nhà (susamvuto antaraghare gamana).
6) Tỳ-khưu nên làm như vầy: Ta nên
thu thúc cho chánh đáng là không nên múa tay chơn, khi ngồi
trong khoảng nhà (susamvuto antaraghare nisìdana).
7) Tỳ-khưu nên làm như vầy: Ta nên
ngó xuống là xem phía trước, xa 4 hắc khi đi vào khoảng nhà
(nghỉ đứng trong nơi nào rồi liếc xem để ngừa sự rủi
ro tai hại: như voi, ngựa, xe cũng nên) (ukkhittacakkhuantaraghare
gamana).
8) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta nên
ngó xuống xa 4 hắc khi ngồi trong khoảng nhà (ukkhittacakkhu
antaraghare nisìdana).
9) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nên dỡ y lên, khi đi vào trong khoảng nhà, dầu trong khi thọ
thực cũng không nên dỡ y lên (na ukkhittakàya antaraghare
nisìdana).
10) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nên dỡ y lên, khi ngồi trong khoảng nhà (na ukkhittakàya
antaraghare nisìdana).
11) Tỳ-khưu nên làm như vầy: Ta
không
cười lớn tiếng khi đi vào khoảng nhà, dầu có bịnh cũng
không khỏi phạm tội (na ujjhaggikàya antaraghare gamana).
12) Tỳ-khưu nên làm như vầy: Ta
không
cười lớn tiếng khi ngồi trong khoảng nhà. Nếu có cớ nên
cười, thì, mĩm cười, không phạm tội (na ujjhaggikàya
antaraghare nisìdana).
13) Tỳ-khưu nên làm như vầy: Ta
nên
nói nhỏ nhẹ khi đi vào khoảng nhà (appasaddho antaraghare
gamana).
14) Tỳ-khưu nên làm như vầy: Ta
nên
nói nhỏ nhẹ khi ngồi trong khoảng nhà (appasaddho antaraghare
nisìdana). nói nhỏ nhẹ là như nhà bề dài 12 hắc, đại đức
(sư cả) ngồi đầu, vị thứ nhì ngồi giữa, vị thứ ba ngồi
sau chót.
nếu vị cả nói với vị thứ
nhì, vị này chưa đủ nghe rõ, còn vị thứ ba chỉ nghe tiếng
mà không phân biệt được lời lẽ chi của 2 vị ngồi trước,
như thế gọi là nói nhỏ nhẹ. Còn nói lớn tiếng là tiếng
nói nghe đến vị thứ ba phân biệt được sự lý, như thế
gọi là lời nói lớn.
Trong kinh Chú giải nói: phân
biệt
tiếng nhỏ, tiếng lớn là tiếng nói thường không nhỏ
không lớn nhưng có người có tiếng lớn, có người có tiếng
nhỏ. Vậy nên nói tiếng thường làm mẫu.
15) Tỳ-khưu nên làm như vầy: Ta
không
uốn mình khi đi vào khoảng nhà (nakàyappacàlakam antaragha
renisìdana).
16) Tỳ-khưu nên làm như vầy: Ta
không
uốn mình khi khi ngồi trong khoảng nhà (nakàyappacàlakam
antaragha renisìdana).
17) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nên đánh đồng xa khi đi vào khoảng nhà (nabàhuppalakaman
antaragha gamana).
18) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nên uốn vai khi ngồi trong khoảng nhà (nabàhuppacà lakaman
antaragha renisìdana).
19) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nên lắc đầu khi đi vào khoảng nhà (nasisappacà lakaman
antaragha gamana).
20) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nên lắc đầu khi ngồi trong khoảng nhà (nasisappacà lakam
antaragha renisìdana). Nên ngồi cho thân thể, tay chân ngay thẳng,
trong khi ngồi trong khoảng nhà.
Trong 3 điều học, nói về khi
ngồi
ấy, nếu vào ngụ đêm trong xóm, dầu uốn mình, lắc đầu
cũng không phạm tội.
21) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nên chống nạnh khi đi vào trong khoảng nhà (nakhambhakato
antaraghare gamana).
22) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nên chống nạnh khi ngồi trong khoảng nhà, vào ngụ đêm chống
nạnh không phạm tội (nakhambhakato antaragha renisìdana).
23) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nên trùm đầu khi đi vào trong khoảng nhà (na ogunthito
antaraghare gamana).
24) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nên trùm đầu khi ngồi trong khoảng nhà (na ogunthito antaraghare
nisìdana).
25) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nên nhón gót khi đi vào trong khoảng nhà (na ukkutikàya
antaraghare gamana).
26) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nên ngồi khoanh tay choàng đầu gối khi ngồi trong khoảng nhà
( napallathikàyan taraghare nisìdana), vào ngụ đêm không phạm tội.
Trong cả 26 điều này, Tỳ-khưu vì
dễ duôi, cố ý làm sai luật cấm, phạm Tác ác.
Không cố ý, quên, không biết, có
sự tai hại và Tỳ-khưu bịnh, và Tỳ-khưu điên đều không
phạm tội.
II. THỌ THỰC CHO CHỈNH TỀ - PHẦN
THỨ NHÌ (Bhojanapatisamyutta).
Có 30 điều học:
1) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta nên
chú ý thọ lãnh vật thực cho đúng phép, là không làm như thế,
lấy đem đi đổ bỏ, vì giận (sakkaccam pindapàta patiggahana).
2) Tỳ-khưu nên làm như vầy: khi
thọ
thực ta chỉ nên ngó trong bát (pattasanni pindapàta patiggahana).
3) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta chỉ
nên thọ lãnh canh vừa với cơm (samasùpaka pindapàta
patiggahana).
4) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta chỉ
nên thọ lãnh vật thực vừa miệng bát (samatittika pindapàta
patiggahana), dầu thọ lãnh vật ajàmakàlika, sattàkakàlika hoặc
yàvajìvika đầy tràn bát cũng nên.
nếu thọ lãnh 2 bát nên thọ trước
1 bát rồi để vào nơi khác gởi về chùa, rồi thọ thêm nữa,
hoặc mía đã róc, chặt ra từng đoạn, hoặc trái cây mà họ
gói lại để lên bát, như thế nói là vun bát cũng không đặng,
cho nên thọ lãnh cũng nên.
Trong điều này, dầu Tỳ-khưu
đau thọ lãnh vật thực, vung tràn bát cũng không khỏi tội.
5) Tỳ-khưu nên làm như vầy: Ta nên
ăn cho chỉnh tề (sakkaccam pindapàta bhunjana).
6) Tỳ-khưu nên làm như vầy: khi
ăn ta chỉ nên ngó trong bát (pattasanni pindapàta bhunjana).
7) Tỳ-khưu nên làm như vầy: Ta
phải
ăn vật thực cho đều, là không ăn sâu giữa bát, hoặc đùn
vun lên (sapadàna pindapàta bhunjana).
8) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta chỉ
dùng canh cho vừa với cơm (samasùpaka pindapàta bhunjana).
9) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nên đùa cơm vun lên giữa bát mà ăn (nathùpikato omaddità
pindapàta bhunjana).
10) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nên đùa cơm khuất lấp đồ ăn, cố ý muốn được nhiều
thêm nữa, dầu Tỳ-khưu bịnh cũng không khỏi phạm tội.
Nếu không cố ý muốn được thêm
mà đùa khuất vật thực không phạm tội (nasùpamvàbyanjanam
vàodane napaticchàdana).
11) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
bịnh không xin vật thực để ăn; xin nơi bà con hoặc nơi
người có yêu cầu, hoặc xin cho người khác không phạm tội
(sùpamvàbyanjanam vàodanam và agilànno attano atthàya vinnàpetvà
bhunjana).
12) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nên liếc xem bát vị khác, cố ý tìm lỗi người, Tỳ-khưu bịnh
cũng không khỏi phạm tội.
Liếc xem cố ý cho thêm, hoặc
không cố ý tìm lỗi không phạm tội (na ujjhàna sanniparesam
pattaolokana).
13) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
làm vắt cơm cho lớn quá bằng trứng ngỗng, gọi là lớn
quá, nhỏ bằng trứng gà gọi là nhỏ quá, nhỏ hơn trứng ngỗng,
lớn hơn trứng gà thì vừa (nàtimahan takavalakarana).
14) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
làm
vắt cơm cho tròn không dài (parimandala àlopakarana).
15) Tỳ-khưu nên làm như vầy: khi
vắt
cơm chưa đến miệng, ta không hả miệng chờ (na anàhataka
valemuhkadvà ravivarana).
16) Tỳ-khưu nên làm như vầy: trong
khi ăn không nhét trọn bàn tay vào miệng (nabhunjamà nosabbam
hatthammukhe pakkhipana).
17) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nói chuyện khi vật thực còn trong miệng (nasakavalena
mukhenabỳaharana).
18) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
thảy vật thực vào miệng mà ăn (napindukkhepakabhunjana).
19) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
cắn vắt cơm mà ăn (nakavalàvaccedakabhunjana).
20) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
ăn độn cơm bên má như khỉ ăn (nà avagandakàraka bhunjana).
21) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
búng rảy tay trong khi ăn (rảy rác được) (nahatthaniddhunaka
bhunjana).
22) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
làm cho cơm đổ, liệng, bỏ rác, có đổ cơm không phạm tội
(nasitthàvakàraka bhunjana).
23) Tỳ-khưu nên làm như vầy: trong
khi ăn ta không le lưỡi ra khỏi miệng (na jivchànicchà raka
bhunjana).
24) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nên ăn và chắp (nacapucapukà raka bhunjana).
25) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
dùng vật thực nghe tiếng rột rột (nasurusurukà raka bhunjana).
Ðiều học này, đức Phật cấm
chế tại Ghosita tịnh xá, gần thành Kosambi, do 1 vị Tỳ-khưu
nghe Tăng thọ sữa húp rột rột rồi diễu rằng: có lẽ Tăng
húp sữa cho nguội chăng?
26) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
ăn, liếm tay (nahatthanilehaka bhunjana).
27) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nên ăn liếm bát và vét bát (napattanille haka bhunjana).
28) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
liếm môi trong khi ăn (na otthanille napattanille haka bhunjana).
29) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
dùng tay còn dính vật thực, cầm đồ đựng nước, tính đem
rửa tay hoặc cho người khác rửa, cầm không phạm tội.
(nasàmi senahatthenapà nìyathàlakapatiggahana).
Ðiều học này đức Phật cấm
chế tại rừng Bhesakalà gần thành sumsumàratira, do chư Tỳ-khưu
tay còn dính cơm mà cầm đồ đựng nước bị thí chủ chê
trách.
30) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
đổ nước rửa bát còn hột cơm, trong khoảng nhà. Nên lượm
cơm cho nát rồi đổ, hoặc đổ trong ống nhổ, rồi đem đi
đổ hoặc đem đổ nơi khác, đều không phạm tội
(nàsasittha kampattadhovanaman taragharechaddana).
trong cả 30 điều học này, Tỳ-khưu
nào dễ duôi, cố ý, phạm Tác ác. Không cố ý, không trí nhớ,
không biết mình, có sự hại, và Tỳ-khưu điên đều không
phạm tội.
Tỳ-khưu bị bịnh không phạm tội,
trừ ra trong 4 điều học thọ vật thực đầy tràn miệng
bát, móc ăn giữa bát, đùa cơmlấp vật thực và liếc xem
bát Tỳ-khưu khác để tìm lỗi người, dầu Tỳ-khưu bịnh
cũng không khỏi phạm tội.
III. THUYẾT PHÁP CHO ÐÚNG
PHÉP PHẦN
THỨ BA (dhammadesanàpatisamyutta).
Có 16 điều học:
1) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nói pháp đến người vô bịnh, có dù trong tay.
Chú giải:
Nếu người khác họ che cho, hoặc dù để trong mình cho vừa
rảnh tay cũng gọi là người không có dù trong tay, nói pháp
đến người ấy cũng nên (nachatta
pànissagilànassadhammadesana).
2) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nói pháp đến người vô bịnh, có gậy trong tay (như trong điều
học trên) (nadanda pànissagilànassadhammadesana).
3) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nói pháp đến người vô bịnh, có vật bén (dao, gươm) trong
tay (như trong điều học trên) (nasattha
pànissagilànassadhammadesana).
4) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nói pháp đến người vô bịnh, có cung tên, súng trong tay
(àvudha pànissagilànassadhammadesana).
5) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nói pháp đến người vô bịnh, có mang dép guốc (napàdukàru
dhassa gilànassadhammadesana).
6) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nói pháp đến người vô bịnh, có mang giầy da
(naupàhanàarullhassaa gilànassadhammadesana).
7) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nói pháp đến người vô bịnh, ngồi trên xe, võng ... ngồi
trên xe với nhau, nói pháp cũng được.
Tỳ-khưu ngồi trên xe cao, người
nghe ngồi xe thấp hoặc ngồi trên xe bằng nhau, Tỳ-khưu ngồi
xe trước, người nghe ngồi xe sau, đều nói pháp được hết.
Nhưng người ngồi xe sau, dầu cao hơn mà nói pháp đến người
ngồi xe trước không nên (naỳanaga tassa
gilànassadhammadesana).
8) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nói pháp đến người vô bịnh, ngồi hoặc nằm trên giường
(nasayanaga tassa gilànassadhammadesana).
Tỳ-khưu nằm nơi cao nói pháp đến
người nằmnơi thấp cũng nên, người nằm nói pháp đến
người đứng, hoặc ngồi nói đến người đứng, hoặc ngồi
với nhau, hoặc đứng nói với người đứng đều được cả.
9) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nói pháp đến người vô bịnh, ngồi khoanh tay choàng qua đầu
gối (napallatthikàyanisinnassa agilànassadhammadesana).
10) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nói pháp đến người vô bịnh, có bịt khăn (navetthitasìsassa
agilànassadhammadesana).
11) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nói pháp đến người vô bịnh, đội khăn hoặc nón (na
ogunthitasisassa agilànassadhammadesana).
12) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
nói pháp đến người vô bịnh, ngồi trên chiếu đệm
(nachamàyamnisìditvà
àsane nisinnassa agilànassadhammadesana).
13) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
ngồi trên chỗ thấp nói pháp đến người vô bịnh ngồi nơi
cao (nanice àsanenisìditvà uce àsanenisinnassa
agilànassadhammadesana).
14) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
đứng nói pháp đến người vô bịnh ngồi (nathito nisinnassa
agilànassadhammadesana).
Trong kinh Chú giải có nói, dầy
Tỳ-khưu
trẻ đến chỗ Tỳ-khưu cao hạ, rồi Tỳ-khưu trẻ ấy đứng,
vị trưởng ngồi hỏi đạo, Tỳ-khưu trẻ không nên đáp.
Nếu Tỳ-khưu trẻ không có thể bảo vị trưởng lão đứng
dậy mới nên hỏi,không dám nói, vì tôn kính vị trưởng lão,
nên nghĩ rằng; ta nói pháp đến Tỳ-khưu trẻ đứng gần bên,
rồi nói cũng nên.
15) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
đi phía sau nói pháp đến người vô bịnh đi phía trước
(napacchato gacchanto purato gacchantassa agilànassadhammadesana).
kinh Chú giải có nói, nếu người
đi trước nói đạo không nên đáp, nên nghĩ rằng: ta nói
pháp đếnngười đi phía sau, như thế rồi nói.
16) Tỳ-khưu nên làm như vầy: Ta
không
đi ngoài đường, nói pháp đến người vô bịnh đi trong đường
(na upathena gacchanto pathena gacchantassa
agilànassadhammadesana).
nếu mỗi người đi 1 bên đường,
nói pháp cũng nên.
Trong cả 16 điều học, Tỳ-khưu dễ
duôi cố ý phạm Tác ác .quên, không biết mình, có bịnh, có
điều hại,và Tỳ-khưu điên đều không phạm tội.
IV. LƯỢM LẶT, PHẦN THỨ TƯ
(Pankinnaka).
Có 3 điều học:
1) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
bịnh, không đứng tiểu hoặc đại tiện. Trong khi mắc đại
tiểu tiện gấp rút không phạm tội. (nathito agilàno uccàram
vàpassàvamvàkarana).
2) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
bịnh, không đại hoặc tiểu tiện, khạc nhổ, hỉ mũi trên
chỗ xanh nhứt là cây cỏ tươi, dầu rễ cây còn sống cũng
đều gọi là xanh cả (naharite agilàno uccàram
vàpassàvamvàkarana).
Lên ngồi trên nhánh cây để đại
tiểu tiện rớt xuốn chỗ không có vật xanh cũng nên. Ði
tiểu chỗ không có vật xanh, dầu đại tiểu tiện đến gấp
rút cũng gọi như người có bịnh, không tội. Nếu tìm
không kịp nơi không có vật xanh, nên kiếm vật chi lót. đại
tiểu tiện có chảy nhằm vật xanh cũng vô tội.
3) Tỳ-khưu nên làm như vầy: ta
không
bịnh không đại hoặc tiểu tiện, khạc nhổ, hỉ mũi trong
nước (na udake agilàno uccàram vàpassàvamvàkarana).
Nước để dùng được, nước không
dùng được không phạm tội. Nước ngập không có gò đất,
đại tiểu tiện trong nước ấy không tội. đại tiểu tiện
trênkhô chảy xuống nước không phạm tội.
Trong cả 3 điều học ấy, Tỳ-khưu
dễ duôi cố ý phạm Tác ác. Không cố ý, không có trí nhớ,
không biết mình có bịnh, có sự rủi ro, và Tỳ-khưu điên
đều không phạm tội.
* * *
Trong cả 75 điều ưng học pháp (trừ
ra điều 25, 29, 30 trong phần thọ thực tề chỉnh), đức Phật
cấm chế tại Kỳ viên tịnh xá (Vihàra Jetavana) gần thành
Xá Vệ (Sàvatthi) do phe Lục sư làm quấy.
2 điều học cười lớn, 2 điều học
nói lớn tiếng, 1 điều học nói chuyện còn vật thực trong
miệng thành 5 điều học.
1) Ngồi sát đất nói pháp đến
người trên chiếu đệm.
2) Ngồi nơi thấp nói pháp đến người ngồi nơi cao.
3) Ðứng nói pháp đến người ngồi.
4) Ði ngoài đường nói pháp đến người đi trong đường
5) Ði sau nói pháp đến người đi trước
5 điều học này với 5 điều trên
thành 10 điều học. 10 điều học này thuộc về
samanubhàsanasamutthàna là tội sanh do thân khẩu ý, phạm tội
vì làm (kiriỳa) khỏi phạm tội vì tưởng (sannàvimokkha) phạm
tội vì cố ý (sacittaka), phạm tội vì đời (lokavajja) thân
nghiệp (kàyakamma), khẩu nghiệp (vacikamma), ác tâm
(akusalacitta), thọ khổ (dukkhavedana).
Nói pháp đến người vô bịnh, có
dù trong tay, có gậy trong tay, có vật bén (dao, gươm) trong
tay, có cung tên trong tay, mang guốc, dép, mang giầy da đến
người đi trên xe, người nằm, đến người ngồi khoanh tay
choàng qua đầu gối, người bịch khăn, người đội khăn. 11
điều học ấy thuộc về dhamma desanasamutthàna là tội sanh do
khẩu ý (kiriyà, kiriyà, sannàvimokkhà, sacittaka, lokavajja,
vacikamma, akusalacetta, dukkhavedanà. Còn lại 53 điều học chỗ
sanh tội (sanutthàna) như trong điều học Bất cộng trụ thứ
nhất (pathamapàràjika sikkhàpada).
Lại nữa, Ưng học pháp không có
nhất định là chỉ bấy nhiêu, mà không nhất định ấy là
cách thức Tỳ-khưu nên học và hành chẳng phải có bấy
nhiêu đâu, dầu là pháp hành đức Phật đã chế định trong
phần hành (vattakhanidha) cũng gọi là ưng học pháp, vì là
pháp hành Tỳ-khưu nên học và hành theo.
VIII. DIỆT
TRANH
(ADHIKARANA SAMATHA).
Duyên cớ tranh biện
(Adhikarana) có
4:
1) Tranh biện điều phải
trái(vivadàadhikarana)
là nói rằng: cái này là pháp là luật, cái này không phải
là pháp,không phải là luật;.
2) Bắt tội nhau
(anevàdàdhikarana)
là buộc tội nhau vì phạm tội này tội kia;
3) Phạm các tội
(apattàdhikarana);
4) Việc mà Tăng nên làm
(kiccàdhikarana).
Diệt Tranh
có 7 phép:
1) Sự dứt trong 4 điều tranh biện
trong nơi giữa Tăng, giữa Pháp, giữa Luật là dứt điều cãi
lẽ do theo Pháp, do theo Luật, đúng theo lời của đức Phật
cấm chế và chuẩn hành (budhappannatti, budhànunnatti) trước mặt
người là tiên cáo và bị cáo hoặc Tỳ-khưu thú nhận tội
(sammukhàvinaya);
[Diệt tranh: Dứt điều
tranh biện
(giải hoà); Cấm chế: là cấm ngăn; Chuẩn hành: là cho thi
hành]
2) Sự mà Tăng tụng để tuyên bố
chỉ tên A la hán là bậc có trí nhớ đủ rồi, không kẻ
nào buộc tội chi được cả(sativinaya);
3) Sự mà tăng tụng để tuyên bố
chỉ tên Tỳ-khưu điên đã hết điên rồi; không cho kẻ nào
cáo tội mà Tỳ-khưu ấy đã phạm trong khi còn điên
(amulhavinaya);
4) Sự định tội theo lời thú nhận
mà người khai thiệt (patinnatakarana);
5) Sự phân đoán, lấy theo lời
khai của phần đông người có đạo đức (yebhuyyasikà);
6) Sự mà luật định đến người
phạm tội (tassapàpiyasika);
7) Sự giải hòa cho nhau cả hai bên
không cần xử đoán việc trước (tinavatthàraka).
-ooOoo-