3.1. Nỗ lực làm ruộng, nhà
Đời nhà
Tấn, ở Trường An, chùa Ngũ Cấp, có pháp sư Đạo An, mười hai tuổi xuất
gia. Sư trời sanh bẩm tánh thông minh, nhưng ngoại hình rất xấu, nên
không được sư phụ coi trọng, gọi sư làm những việc ruộng đồng, làm
như vậy được ba năm. Chấp lao cần
khổ, chưa từng biểu hiện thái độ oán hận. Sau mấy năm, mới đi tìm sư
phụ muốn cầu thụ kinh điển. Sư phụ đưa cho sư một quyển kinh Biện
Ý có hơn 5 ngàn câu chữ. An đại sư mang
cuốn kinh này đi ra ruộng, lúc nghỉ ngơi mang kinh ra đọc, đến tối mới
trở về, lại xin sư phụ truyền cho kinh điển khác, sư phụ nói: “Hôm qua mới đưa cho thầy cuốn kinh đã học
xong chưa lại xin học cuốn kinh khác!”. Ngài trả lời: “Dạ, con đã đọc thuộc kinh rồi!”.
Sư phụ tuy rằng rất kinh ngạc nhưng vẫn chưa tin lắm, lại đưa cho ngài
một cuốn kinh Thành Cụ Quang Minh, cuốn kinh này gần một vạn câu chữ.
An đại sư lại mang kinh đi ra đồng, hoàng hôn lại mang kinh trở về, sư phụ bảo ngài tụng lại, ngài tụng
không sai một chữ, sư phụ mới vô cùng kinh hãi, hết lời khen ngợi.
Bình luận:
Thiên
tài của An đại sư giống như bảo ngọc trong cung điện của tổ tông hoặc
thánh hiền để lễ lạy, vậy mà bảo ngài đi cày ruộng, nhưng ngài vẫn
cam chịu lao khổ không than oán. Các đệ tử ngày nay, có được một chút
tài năng, đối sử với nó một chút không khách khí là muốn bỏ đi, huống
nữa là gọi nó đi làm những việc ruộng đồng cần lao phục dịch? Mà
là lao động phục dịch lâu ngày nữa chứ?! Nghĩ đến đây, tôi không cầm
được lời than thở không thôi!.
3.2. Tự đánh trách mình
Triều nhà Tấn, tại Kinh Châu, chùa Trường
Sa, Thiền sư Pháp Ngộ, lạy Thiền sư
Đạo An làm thầy, sau đó trú trì chùa Trường Sa, ở Giang Lăng, diễn giảng
nhiều kinh, có hơn bốn trăm người đến học Phật với ngài.
Có một hôm, một vị Tăng trong chùa
lén uống rượu, đại sư Pháp Ngộ tiến hành sử phạt, nhưng chưa đánh
thì vị Tăng ấy chạy vụt ra cửa. Đại sư Đạo An ở xa nghe chuyện này,
dùng một ống tre lắp đặt một cây roi trong đó rồi phong bao lại gởi
đi cho đại sư Ngộ. Đại sư Ngộ mở phong ra thấy một cây roi, liền
nói:
“Đây là do cái chuyện ông thầy uống rượu
mà ra, ta không đủ năng lực dạy dỗ và lãnh đạo, phải khiến cho sư phụ
ở xa lo lắng mà ban cho ta cây roi này!”.
Thế rồi
sư đánh kiềng chuỳ triệu tập đại chúng lại. Đại sư Ngộ đem cây
roi ra đặt trước mặt, đốt hương đảnh lễ chí kính, tự mình nằm xuống trên đất, sai thầy duy
na cầm roi đánh mình ba roi, sư rơi nước mắt tự trách. Một lần như thế,
Tăng tục ở địa phương đó không ai là không khen ngợi và bội phục,
nhân vì sự việc này mà mọi người cảm kích phấn phát tinh tấn cũng rất
nhiều.
Bình
luận:
Ôi! Giả
sử người hiện nay mở phong bao ống tre của sư phụ gởi ra, thấy một cây
roi, mà không đập vở ống tre, chặt đứt cây roi, mở lời chửi rủa sợ
rằng còn rất ít. Còn như sư phụ là thánh nhân, đệ tử là hiền nhân
đây, tuy thời gian đã quá hơn ngàn năm đến nay, tôi vẫn tiếp tục vì
hai đại sư đây làm mãi vẫn không thể than nhiều!
3.3. Vì thầy lễ Phật sám hối
Triều
nhà Tấn, ở Thế Thanh Sơn Trúc, có pháp sư Pháp Khoáng, người họ Phi, sớm
mồ côi cha mẹ từ thuở ấu thơ, phụng thờ kế mẫu rất hiếu thuận và
có tiếng tăm hiếu thuận.
Sau xuất
gia, bái pháp sư Đàm Ấn làm thầy. Có một lần Ấn pháp sư bịnh rất nặng,
rất nguy hiểm, thế là Khoáng đại sư 7 ngày 7 đêm, thành kính lễ Phật
sám hối hồi hướng cho sư phụ. Đến ngày thứ 7, hốt nhiên thấy hào
quang năm sắc chiếu sáng khắp phòng đại sư Đàm Ấn, Ấn đại sư tỉnh
dậy thấy có một người dùng tay xoa đến thân thể của mình, thế là
ngay sau đó lành bệnh.
3.4. Tuyết ngập quá gối
Triều đại nhà Lương (502-255), Tổ Bồ Đề
Đạt Ma từ Ấn Độ sang, lúc đầu yết
kiến vua Lương Vũ Đế, nhưng thấy không độ được vị vua này nên sang
đất Ngụy.
Triều nhà Ngụy (534-550), (thuộc bắc Triều),
đại sư Thần Quang (Huệ Khả), ở huyện Nghiệp Trung, đương thời là một
người đứng đầu trong giới học vấn, giải nghĩa.
Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang, đến đất Nguỵ, ở ẩn trên
Thiếu Lâm, động Thiếu Thất, sư Thần Quang đến động Thiếu Thất muốn
bái sư làm thầy, Đạt Ma ngồi quay đầu vào vách không nói một lời. Cả
một ngày một đêm tuyết rơi lớn, Thần Quang đứng trầm mình trong tuyết
lạnh giữa sân, tuyết rơi đầm đìa chôn vùi ông đến đầu gối, Đạt
Ma mới quay đầu lại hỏi : “Ông đứng
trầm mình trong tuyết lâu như vậy, muốn cần gì?”.
Thần
Quang rơi lệ thưa: “Ngưỡng mong Hòa thượng
từ bi mở cửa cam lồ, rộng độ chúng sanh”
Đạt Ma
nói “Diệu pháp vô thượng của chư Phật
phải nhiều kiếp tinh cần, khó làm làm được, khó nhẫn nhẫn được, hạng
tu tập như ông có thể tu chứng được sao? Hôm nay ông đem lòng khinh mạn,
dò hỏi muốn cầu chân đế Phật pháp, quả là làm mộng, lao khổ vô ích”.
Thần
Quang nghe quở vậy, vì muốn biểu thị quyết tâm cầu pháp không sợ lao
nhọc bản thân, liền lấy dao chặt đứt cánh tay trái đặt trước mặt
Đạt Ma.
Đạt Ma
nói : “Chư Phật lúc cầu đạo đều vì
pháp quên thân, hôm nay ông chặt đứt một cánh tay cũng có thể cầu pháp
được rồi”.
Thần
Quang thưa: “Tâm con không được an, xin thầy
an tâm cho con”.
Đạt Ma
nói: “Ngươi đem tâm ra đây ta an cho”
Thần
Quang nói : “Con tìm tâm mãi mà không thấy”
Đạt Ma
nói : “Vậy ta đã an tâm cho người rồi
đó!”
Ngay câu
nói ấy Thần Quang bừng ngộ, tâm pháp thiền môn truyền cho ngài, trở
thành tổ thứ 2 thiền tông Trung Quốc.
Bình luận:
Nhị tổ Thần Quang được truyền
tâm pháp là do lòng tinh cần đã đến cực độ, cơ duyên đã chín muồi.
Có như đá nam châm hút sắt, hổ phách nhặt hạt cải, một cái vỗ tay, một
cái đánh tức là khế hợp, một chút tức đã tinh thông. Không nhất định
phải chặt tay. Người ngu si muốn bắt chước sư Thần Quang, không biết học
tinh thần của Ngài, chỉ bắt chước cầm dao chặt đứt thân thể. Ôi! Nếu
như truyền pháp nhất định phải chặt tay, như vậy thì lịch đại chư vị
tổ sư thân thể đều không nguyên vẹn, mỗi mỗi tàn phế; muốn thành Phật
tất phải thiêu thân thể, như vậy thì tiên thánh, tiên hiền chẳng có ai
còn mạng sống. Thật ra, chặt tay là chặt tay phiền não, thiêu thân là
thiêu thân vô minh! Hi vọng người muốn tu tập thiền nên giúp đỡ nhau,
để cổ vũ nhau như vậy.
3.5. Xa thầy tự trách mình
Đời nhà
Đường, ở Tương Châu, chùa Biện Giác, có pháp sư Thanh Giang.
Pháp sư
Thanh Giang từ nhỏ đã lãnh ngộ chân lý cuộc đời là huyễn mộng, như bọt
nước, như ánh chớp, tất cả các pháp đều vô thường, nên đến yết bái
luật sư Đàm Nhất làm thầy, thân cận gần gũi theo luật sư Đàm Nhất,
đọc kinh học pháp một lần qua mắt là hiểu rõ. Ngài Minh Nhãn nói : “Vị Tăng này là con ngựa thiên lý của Phật
pháp”. Có một thời gian, ngài với sư phụ Đàm Nhất nhân duyên
không hợp, thế là ngài đành xa sư phụ đi hành cước tham học các nơi,
đi đến đâu đều mở pháp hội giảng kinh. Sau đó, ngài tự trách mình,
nói : “Hầu như đi khắp một nửa thiên
hạ, tham học vô số pháp sư, nếu so sánh khả năng với sư phụ Đàm Nhất
của ta trước đây, người hơn thật chẳng có nhiều”. Thế là ngài
trở lại với luật sư Đàm Nhất.
Lúc
chúng Tăng đang vân tập, sư vạn lần xấu hỗ cúi đầu nhận tội, nói :
“Con, Thanh Giang, hôm nay trở về gần gủi
với sư phụ, hi vọng sư phụ từ bi mà thâu nhận lại con làm đồ đệ”.
Lúc ấy,
Đàm Nhất đại sư trách Ngài, không muốn nhận Ngài trở lại, Thanh Giang
khóc như mưa, lạy thầy sám hối và than thở: “Trước đây do con vô tri, giờ đây đã hiểu
rõ, khẩn cầu sư phụ từ bi chấp nhận cho con trở lại hầu dưới toà,
để cho con được mãn nguyện làm tròn bổn phận người học trò”. Ba
lần bi thiết khẩn cầu như thế, Đàm Nhất thương hại sư, khôi phục lại
quan hệ thầy trò lúc đầu. Sau Đại sư Đàm Nhất viên tịch, Thanh Giang lại
đến Nam Dương bái yết Huệ Trung Quốc sư, được Quốc sư coi trọng truyền
yếu quyết tâm pháp cho.
Bình luận:
Giác ngộ được rằng mình đã
xa rời bậc thánh hiền là một hành động sai lầm, chấp nhận sự thống
mạ mà vẫn không thối tâm, có thể nói đó là người minh trí và lại
thành kính nữa; sau lại được quốc sư Huệ Trung coi trọng và truyền cho tâm pháp cũng vì Ngài là người minh trí
và thành kính vậy ! Những kẻ hậu bối thiển kiến, niềm tin mỏng manh,
đối xử với nó một chút không tốt, thì muốn bỏ đi, một khi đi không
bao giờ trở lại, mới quở trách nó một vài câu, thì đã luôn luôn ôm hận
trong lòng, như vậy thì dù có gặp được sư phụ cao minh, lại có thể
dùng được sao? Giống như kẻ bình dân được vận may gặp hoàng đế và
kết giao với anh ta mà chẳngđược nửa chức quan, thật đáng tiếc thay
!.
3.6. Đón thầy về ở chính đường
Đời nhà Đường, tỉnh Trường Sa, núi Thạch
Sương, có Thiền sư Khánh Chư, được đại sư Đại Ngộ Tông Trí, ở
Đam Châu, truyền tâm ấn, sau sư đến ẩn cư ở Đông Sơn Lưu Dương, có
khi tôn xưng là Lưu Dương Cổ Phật. Rất nhiều người đến nương tựa sư tu đạo. Lúc đại sư Đạo Ngộ sắp
viên tịch, đặc biệt coi trọng đại sư Khánh Chư, đem y bát chính truyền
của mình trao cho sư, rồi bỏ chúng đi đến ở với sư. Sư Khánh Chư mời
đại sư Đạo Ngộ lên ở chính đường rồi tự mình chăm sóc cúng dường,
lúc đi ra đường nhất định dìu thầy đi, lúc ngồi nhất định đứng hầu
một bên, lễ phép, kính dưỡng hết sức tận tình.
3.7. Hầu thầy lâu năm
Đời nhà
Đường, tỉnh Chiêu Hiền, có Thiền sư Hội Thông.
Thiền sư
Hội Thông lúc tuổi còn nhỏ làm Lục quan đại sứ (quan liên lạc trong
cung đình vương thất) của triều vua Đường Đức Tông (780-805), nhưng không
muốn công danh phú quý, nên đến yết bái thiền
sư Đạo Lâm Ô Khoa, cầu thế độ xuất gia, thiền sư không nhận. Ngài bi
thiết khẩn cầu, cuối cùng Thiền sư xuống tóc thế độ và nhận ngài
làm đệ tử. Ngài hầu hạ thiền sư, tuỳ tùng hai bên, siêng năng cần mẫn
chưa từng thay đổi, trải qua 16 năm, vẫn chưa được thiền sư khai thị.
Thế rồi có một ngày, Ngài tâm sự với thầy, ý muốn đi xa, thiền sư
Ô Khoa hỏi ông muốn đi đâu? Ngài đáp: “Muốn
đi đến các địa phương tham học Phật Pháp”.
Ô Khoa
Thiền sư nói: “Phật pháp ta đây cũng có
một ít”, nói xong Sư nhặt lấy một sợi lông vải nơi y phục thổi
một cái. Thông pháp sư hốt nhiên đại ngộ. Nhân một sợi lông vải rơi xuống mà khai ngộ, cho nên
người ta gọi ngài là “thị giả bố ma”.
Bình luận:
Người ta chỉ thấy Thông Thiền sư nhân một
sợ lông vải rơi xuống mà khai ngộ, chứ không biết rằng trước đây
Thiền sư đã trải qua 16 năm tinh cần không giãi đãi, nghiên tập Phật
pháp và thường ngày tiếp nhận, huân tập một cách vô hình trung nơi Thiền
sư Ô Khoa, đã đến lúc, giống như giây cung đã giương lên, một khi chạm
đến liền phát ra cảnh giới, nếu như chưa từng có công phu nhiều năm
tinh cần thì làm sao có ngày khai ngộ đó? Gặp được người minh sư như trên, hi vọng
không cần quá cấp bách !
3.8. Cẩn thận giữ gìn di mệnh
của thầy
Triều
nhà Tống, ở Nam Nhạc, am Thạch Đầu, Thiền sư Hoài Chí, người Kim Hoa,
lúc tuổi thanh niên học giảng kinh, do vì bị kích thích bởi một vị tu
thiền, bỏ giảng kinh đi tham thiền khắp 4 phương. Sau sư đến đạo tràng
Động Sơn (Đạo tràng tông Tào Động, Tổ sư Động Sơn Lương Giới),
được Thiền sư Chơn Tịnh Văn khai thị cho mà ngộ đạo, theo hầu Thiền
sư Chơn Tịnh Văn rất lâu. Có một hôm, lúc Ngài muốn xa Văn Thiền sư,
Văn Thiền sư nói với Ngài: “Thiền học
của thầy tuy cao siêu thoát tục, chỗ ngộ cũng rất lớn, nhưng nhân
duyên hoá độ chúng sanh của thầy không tốt, miễn cưỡng hoá độ chỉ
là dẫn đến sự huỷ báng, cẩn thận kẻo trở lại tạo nghiệp”.
Chí thiền sư lãnh mệnh bái biệt, khắc ghi lời dạy trong lòng.
Đến Viễn
Châu, người trong châu thỉnh ngài trú trì chùa Dương Kỳ, nhưng vì bị người
trở ngại nên bỏ đi. Sau lại du lịch đến Hồ Nam, Tương Giang một lần,
quan mục Đàm Châu thỉnh ngài trụ trì chùa Thượng Phong hoặc Bắc Thiền,
ngài đều từ chối. Rồi ngài trụ lại trong một túp lều tranh ở Hành Sơn
hơn 20 năm. Ngài có một bài kệ như vầy:
“Thấy rõ vạn sự, bỏ hết vạn
duyên, việc đời chẳng tranh đua, giả vờ thành một kẻ si ngốc, thật
thà chất phát, ta rong chơi trong núi rừng, làm bạn với lũ nai cùng nhau du
ngoạn, gai gốc bám cũng chẳng thèm gỡ, lấy nắm tay gối đầu, gập cánh
tay mà ngủ. Từ vô lượng kiếp đến nay ta trôi lăn trong sanh tử, có bao
nhiêu cuộc sống, bao nhiêu thế giới giống như cuộc sống hôm nay, ở am
tranh trong núi rừng cây cỏ xanh um như thế này không?”
Cuối cuộc
đời, Sư tham bái Thiền sư Long An Chiếu. Chiếu Thiền sư an bài cho sư trú
trì “An Lạc Cung” trong chùa. Sư ở tại đó cho đến khi viên tịch.
Bình luận:
Người ta ai cũng thích nổi
danh, chứ còn tôn trọng giữ gìn di mệnh của thầy, từ chối mời thỉnh
mọi phương diện, hiện tại rất khó tìm! Người bây giờ chỉ tìm cầu
danh lợi, ném bỏ lễ nghĩa không thèm nhìn tới, người ta không thỉnh
không mời tự mình tìm đến rất nhiều, như thế đó còn nhớ đến lời
huấn thị của thầy sao?!
3.9. Tôn trọng lời dạy của thầy
suốt đời ẩn cư
Đời nhà
Tống, thiền sư Thanh Tố, sau khi được thiềøn sư Từ Minh Sở Viên, ở
Thạch Sương, Đàm Châu truyền pháp, Ngài ẩn cư trong chúng. Thiền sư Đâu
Suất Duyệt bấy giờ cũng ở chung. Có một hôm, trời tối, Đâu Duyệt
nghe nói chuyện trong đêm, hỏi ra mới biết thiền sư Thanh Tố từng là thị
giả thiền sư Từ Minh, một phen kinh hải. Hôm sau, Đâu Duyệt chỉnh đốn
dung nghi trang nghiêm đến yết bái Tố thiền sư. Về sau lại thường xuyên
thỉnh giáo Tố thiền sư, trải qua mấy lần khai thị và khảo phát, Duyệt
Công cuối cùng đại ngộ.
Nhưng tố
thiền sư cảnh giác Duyệt Công rằng: “Ta
do vì phước báo cạn mỏng, tiên sư dạy ta không được truyền pháp độ
chúng, hôm nay ta thấy ngươi cũng chí tâm thành ý, thương ngươi mà quên
đi lời giáo giới của tiên sư, hi vọng từ đây về sau ngươi không được
nói pháp do ta truyền”.
Tố Thiền
sư ẩn cư mai danh trong chúng suốt đời hầu như không có ai biết Ngài là
một Đại Đức đã khai ngộ.
3.10. Binh nạn không lìa
Triều
nhà Nguyên ở Bắc Kinh, Thiền sư Ấn Giản, người Sơn Tây Ninh Viễn, 8 tuổi
bái thiền sư Trung Quán Chiểu làm thầy. Lúc 18 tuổi, quân Nguyên dấy binh
đánh hạ thành Ninh Viễn, dân chúng đều đi tị nạn, sư Giản vẫn phục
thị thiền sư Trung Quán như cũ, không có ý chạy trốn. Quán thiền sư nói
với Ngài:
“Ta tuổi đã lớn, chẳng biết
làm gì, thầy tuổi đang thanh niên còn có việc làm, hà tất phải lưu lại
nơi đây, bên lão già sắp chết này làm gì? Thầy hãy tự mình đi lánh nạn
đi!”
Sư Ấn
Giản rơi lệ nói: “Nhân quả một sợi tơ
kẻ tóc không sai, sống chết có số, con làm sao có thể bỏ Sư phụ mà
đi, hoá ra là kẻ tham sống sao?”
Hôm sau
thành Ninh Viễn bị phá vở, quân lính đầøu hàng. Thống sự quân Nguyên,
Sử Công Thiên, hỏi sư Giản: “Ngươi là
người thế nào?”. Sư Giản đáp: “Là
người xuất gia”. Sử lại hỏi: “Ngươi
ăn thịt chứ?”. Giản sư đáp: “Thịt
gì?”. Sử nói: “Thịt người”.
Giản sư đáp: “Hổ là loài súc sinh hung
dữ còn không ăn thịt đồng loại, huống chi là con người?”. Sử nghe nói rất khen thưởng, nhân đó
thả Ngài đi.
3.11. Sư Tánh Không
Ở huyện
Ngô, chùa Tứ Châu, có một vị Tỷ-kheo pháp hiệu là Tánh Không, bỏ đạo
tràng tụng kinh sám hối, đến bế quan ở Hiểu Phong sơn. Thầy đã từng
cho tôi những bài văn thệ nguyện và những bẩm cáo mười phương v.v… của
thầy, tôi rất khen ngợi, tán thán hoằng
nguyện của Thầy. Nhưng không bao lâu Thầy bị ma nhập, điên rồ phát cuồng
mà chết. Tôi đau đớn tưởng niệm Thầy, vô cùng thương xót, vừa giận
vừa tiếc, truy cứu nguyên nhân, thì ra duyên cớ là vì lúc mới phát tín
tâm, có tín tâm nhưng không có trí tuệ! Người xưa, trước khi tâm chưa
khai ngộ, không ngại đường xa vạn dặm tìm thầy học đạo, xa một Tòng
Lâm này liền vào một đạo tràng khác, cho đến cùng trời cuối đất,
đi học khắp nơi, chưa có một giờ một khắc nào dừng nghỉ, mỏi mệt,
lười biếng. Sau khi tâm địa đã minh bạch, mới vào ẩn cư trong rừng, bên
suối, dùng công phu để nuôi lớn và giữ gìn minh tâm kiến tánh. Còn giống
như thầy này đây không dễ gì xuất gia tu hành được, chỉ muốn thoát
li năm uẩn mạnh mẽ như lửa thiêu đốt nhà thế tục, bèn nhắm mắt bước
vào tử quan, tự tuyệt huệ mạng ư ? Do vì lỗi lầm của bản thân mình
chưa được minh bạch, những nghi hoặc trong tâm chưa phân biệt rõ ràng,
cho nên mới biến khéo thành vụng, muốn cầu tiến bộ mà ngược lại bị
đoạ lạc. Có rất nhiều người lúc mới phát tâm tu hành, ở am tranh
trong rừng sâu núi thẳm, ở một mình tu đạo, tự lấy làm thanh cao. Giỏi
lắm! Tuy nhiên không bị ma nhập phát điên, nhưng cũng vì vậy không thể
biết được lỗi lầm, không được giải nghi, vô cùng bất lợi cho việc
tu hành, người mắt sáng thử nghĩ xem.
3.12. Lục quần Tăng
Thời Phật
còn tại thế, có sáu vị Tì kheo, tên là: Đơn Đà, Ca Lưu Đà Di, Văn Đạt
Đa, Mã Sư, và Mãn Túc kết bè kéo cánh làm toàn những việc không hợp
oai y, không như pháp, vì vậy thường bị Đức Phật quở trách, bị các
đệ tử lớn coi thường. Nhưng, từ xưa đến nay, người ta vẫn nói lục
quần Tỷ-kheo thời Đức Phật còn tại thế giống như chư vị Bồ tát
Mã Minh, Long Thọ sau này, khi đức Phật đã diệt độ. Ôi! Khổng Phu Tử
đã từng chỉ trích Tử Lộ khoẻ mạnh mà thô lỗ, Nghiễm Cầu thì dùng
chính sách phiền nhiễu tàn khốc ngược đãi nhân dân, nói Phàn Tu là kẻ
tiểu nhân, nhưng mà, nếu như dùng Tử Lộ và Nghiễm Cầu làm quan thì sửa
trị chính sách được. Tuy nhiên, so sánh những người mà Khổng Phu tử
khen ngợi lúc bấy giờ có chỗ bằng, nhưng ngày nay, thì là trác việt và
cả thế giới cũng hiếm có, người hiền thì có thể làm thái phủ hoặc
huyện lệnh, giỏi lắm thì làm tướng! Sau này các danh tướng như Uyên
Hà, Tào Tham, Cung Thắng, Hoằng Bá, Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, Diêu
Sùng, Tống Cảnh, Hàn Kỳ, Phạm Trọng Yêm, Phú Bật, Âu Dương Tu, cũng
chưa hẳn có thể so sánh được với những người trên! Nếu như Lục quần
Tỳ theo là những người thù thắng sau này lại có thể làm điều kỳ quái
vậy sao? Cho nên, trong kinh ‘Đại Phương
Đẳng Đại Tập’, ở phẩm ‘Nguyệt
Tạng Diêm Phù Đề’, đức Phật nói nội dung như sau: “Sau khi ta diệt độ trong khoảng 500 năm đầu,
các Tỷ-kheo giải thoát giống như pháp của ta rất kiên cố, 500 năm tiếp
theo, chánh pháp Thiền tông tam muội của ta được trụ kiên cố, 500 năm
tiếp theo nữa, những người đọc tụng, đa văn được trụ kiên cố, 500
năm tiếp theo nữa trong pháp của ta kiến tạo nhiều chùa tháp được trụ
kiên cố, và 500 năm tiếp theo nữa là thời kỳ đấu tranh kiên cố, lời
tụng pháp trong sáng bị ẩn đi, nhưng chưa thật sự tổn giảm”. Cách
Phật càng lâu thì đạo càng khắc nghiệt, càng mạt pháp, tu hành càng
kém. Trong Hoài Nam Tử, Truỵ Hình Chương
cũng nói : “Vũ gia sinh Phi Long, Phi Long
sinh Phượng Hoàng, Phượng Hoàng sinh Loan Điểu, Loan Điểu sinh Vũ Điểu,
phàm là vũ đều sinh chim hết”. đây không phải cũng là sự biểu thị
một đời không như một đời sao? thật tại nói rất có lý! sao có thể
không vì vậy mà thốt lên ba tiếng ai thán! Mặc dù như thế, nhưng Mạnh
Tử nói : “Kẻ sĩ hào kiệt tuy rằng sinh
phải thời không có người trọng dụng như minh quân Văn Vương, nhưng
cũng có thể tự mình sáng tạo một sự nghiệp”. Nếu như câu nói
này không sai như thế thì quả là đại vạn hạnh cho chúng sanh! Tôi mỗi
ngày đều hi vọng như vậy.
TỔNG LUẬN:
Thời
xưa, kẻ làm đệ tử, sau khi sư phụ chết, kính ngưỡng rất kiên định,
không trái di mệnh của thầy, tín thọ phụng hành. Ngày nay kẻ làm đệ tử,
sư phụ hãy còn chưa chết tín ngưỡng đã dao động, thay đổi, nguyên
nhân vì sao? Thật tại là vì, lúc mới phát tâm xuất gia, tất cả không
phải ai cũng chân chính muốn nương vào chánh tri, chánh kiến của thầy để
liễu thoát sanh tử, là mà nhất thời hứng khởi, ngẫu nhiên trùng hợp
bái thầy mà thôi. Cho nên, thấy có danh lợi có thể mưu đồ được thì
bỏ sư phụ liền, hoặc giả gặp bạn bè xấu mê hoặc dụ dỗ rồi bỏ
thầy mà đi, hoặc giả làm việc sai bị thầy quở trách, dạy dỗ mà căm
hờn bỏ sang chỗ khác, thậm chí có thầy bạn tốt không theo ngược lại
đi theo bạn ác, thầy hư, giống như từ cây cao bóng mát lại bỏ đi đến
khe núi sâu tối, càng đi xuống chỗ chênh vênh. Mạnh Tử có nói trong chương
Đặng Văn Công rằng, bấy giờ, học
trò của Trần Lương là Trần Tương, sau khi thầy chết rồi, liền theo Hứa
Thành, người rợ Man phương Nam, học cày ruộng; lại có pháp sư Linh Nghiệp
bỏ học Phật đi làm đạo sĩ cầu trường sanh, thậm chí giống như thị
giả của thiền sư Thái Dương (gọi là Bình thị giả) đem di thể của
sư phụ từ trong tháp ra để phá huỷ, đạp nát đầu, tự lấy làm cao
minh, cũng có nhiều! Luân lý đạo thầy trò đã mất, thật đáng buồn!