Kính lạy Thế độ
Bổn sư
LƯU PHƯƠNG (*)
hể
theo yêu cầu của Huynh đệ đồng môn. Con đệ tử Lưu Phương xin mạo muội viết lên
đôi dòng thô thiển gợi lại một vài kỷ niệm mãi mãi ngưng đọng trong con.. Ngưỡng
vọng Bổn sư lân mẫn như sinh thời miễn chấp và gia hộ cho đệ tử tinh thần nhớ kỷ
để đỡ phần sai sót.
Bổn sư tánh
khí cương trưc, tích cực, quyết tâm, nên bất cứ lãnh vực nào hễ Bổn sư nhận
trách nhiệm là hoàn thành xuất sắc. Không nễ sợ ngại ngùng, không lùi bước dù
gặp gian nguy, . . . Không bỡ ngỡ e
ngại trước các thế lực hung bạo quyền hành, cậy thế của những năm 1961, 1962 về
phong trào áp bức Tăng tín đồ tại Vĩnh Điện, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Những vùng
ấy, cô thân yếu thế, thấp cổ bé họng, không được ai che chở, không ai can thiệp
; Bổn sư đã tận tình vào tận nơi
chốn để tìm hiểu vấn đề và làm sáng tỏ. Có những hàng chè cháo, bánh trái bán
lung tung khắp chùa động vùng Non Nước, Đà Nẵng,
Bổn sư tìm cách giúp đỡ phương tiện thiết thực khả dĩ cho họ thiên di nơi
khác, để nơi thờ phượng được trang nghiêm ;
Bổn sư khuyên họ không nên bày biện nơi thờ tự Phật tổ.
*.-
Thâm tình của Bổn sư đối với đệ tử :
Bổn sư thương
đệ tử rất thắm thiết. Khi bị lỗi lầm, Ngài dạy dỗ, la mắng và đánh đập ;
tuy thế, hễ một đệ tử nào bệnh hoạn, chính Bổn sư tự thân đi kiếm thuốc,
nếu nặng hơn thì nhờ những bác sĩ thân quen ở gần chợ Bến Ngự
như bác sĩ
Bách, bác sĩ Nam Anh, ... là những bác sĩ giỏi thời đó. Các bác sĩ cũng đạp xe
đạp gần ba, bốn tiếng đồng hồ về tận chùa để lo thuốc men cho đệ tử của Ngài.
Những đệ tử
còn nhỏ như
“Điệu Cu”
tức chú Nhơn ở khuôn Dương Chánh bây giờ, Bổn sư đi xa về đều có quà chơi như
con nít hiện tại vậy. Những lúc có những tuồng tích hay phim truyện như :
“Quán Thế Âm đắc đạo”, “Người mẹ mù”,
“Quán Âm Thị kính”,
thì Bổn sư cho đi xem để hiểu giáo lý của Phật thấm nhuần vào những tuồng tích
ấy.
Thỉnh thoảng,
một hoặc hai tháng Bổn sư dẫn cho chúng đệ tử đi vào núi tập cho hái rau, mót
củi
(chặt cây nhỏ, hoang dại);
rồi dẫn đến những bia ký của những lăng tẫm để biết sự tích của người nằm
xuống có công trạng gì với đất nước. Trưa đến cả thầy lẫn trò ngọ trai giữa rừng
núi thật là vui vẻ và đạm bạc làm sao.
Ba ngày Tết,
Bổn sư cho đệ tử tiền để vui chơi với nhau như đổ xăm hường chẳng hạn. Có khi
Bổn sư vui chung bằng cách ngồi làm cái. Bổn sư thua thì chung tiền cho đệ tử,
thắng thì cười. Ngài còn khuyến khích học các nhạc cụ xưa và nay. Nhạc mới thì
học với anh Võ Nam, một sinh viên trọ học Đại học
Sư phạm. Nhạc cổ thì học với bác Hiến, một vị nhạc công của nội phủ. Những đệ tử
xin về nhà thăm thì Sư phụ cho tiền xe đủ để đi và về. Bổn sư muốn đệ tử của
Ngài không những chỉ học Nội điển mà còn tìm thầy dạy Ngoại điển nữa. Bằng chứng
đã nhờ Giáo sư Tiềm lên tận chùa để dạy kèm cho Lưu Phương. Bổn sư của chúng tôi
là vậy đó.
Năm 1948, khi
Bổn sư nhận thấy đã thuộc kinh điển khá nhiều, đã thâu thập được một phần thâm
áo về hai thời công phu, bốn cuốn luật tiểu ;
Ngài bèn nói với sư bà Diệu Không, là sắm pháp phục và pháp cụ để cho tôi
(Lưu Phương)
thọ Sa di thập giới, cho ra học lớp Sơ đẳng Phật giáo tại Phật học đường Bảo
Quốc.
Trước khi Bổn
sư tôi đi dự Phật đản ở nước ngoài, Ngài còn thưa với ôn Linh Mụ và ôn Linh
Quang cho đăng đàn thọ Tỳ kheo và Bồ tát giới . Vì khi mở Đàn giới, Bổn sư không
có nhà. Bổn sư tôi còn dặn dò thêm :
-.
Thưa hai thầy, tôi biết nó có khả năng kham thọ Đại giới. Quý thầy cứ yên
tâm. Tôi có bổn phận dạy dỗ tiếp. Quý thầy yên tâm.
Bổn sư tôi
còn tìm cách đưa tôi vào làm thị giả ôn Trí Thủ ở Viện Cao đẳng Phật giáo
(Sài gòn).
Trước khi đi, Ôn còn cho ba ngàn đồng
(tương đương bảy chỉ vàng hiện
tại).
Ngài còn bảo Ni sư Diệu Quang mua sắm nào mùng mền, áo dài, áo ngắn đủ
loại và đồ
(va-ly)
để đựng áo quần. Sau đó, hằng tháng Bổn sư còn gởi đều đặn một ngàn đồng.
Vào Nam tu học chưa được bao lâu, bị
ngọn gió nghiệp thế gian lôi cuốn, chính bản thân tôi phải trôi theo dòng đời.
Và, cứ thế, nghiệp cứ nặng thêm và lún sâu gần như suốt cả cuộc đời ;
ấy thế, mà mỗi lần vào Sài gòn có Phật sự, Thầy cũng sai Nguyên Tâm đi
tìm và đến quán Bồ đề duyên cùng được ăn cơm chung. Thật là thâm tình biết bao.
Kính lạy Giác
linh Bổn sư,
Bản thân con
là như thế ấy, gió nghiệp trần lao của con là như vậy đó ;
thế mà, Thầy đã không nỡ bỏ quên, bằng mọi cách khuyến tấn cho con dưới
mọi hình thức trở lại con đường xưa là Phục giới trở lại. Những gì đã xảy ra và
đến với cuộc đời con Thầy hoàn toàn tha thứ. Nay thì :
Con đã có cơ duyên phục giới lại, thì Thầy đã về với Phật. Thầy trò vẫn
đôi đường xa cách... Riêng tất cả
những huynh đệ và chúng đệ tử đã hầu Phật, Bổn sư cũng đưa vào Thánh địa Trúc
Lâm một cách trọn vẹn. Cuộc đời của Bổn sư cao đẹp làm sao ?
Và biết đến bao giờ con có lại được những gì như xưa. Con xin muôn ngàn
lần sám hối và nguyện cố gắng làm được những gì mà Bổn sư đã tận tình dạy dỗ
thời thơ ấu của con cho những chuổi ngày còn sót lại.
*.-
Thâm
tình với tín đồ :
Trong làng
xóm Thuận Hòa hay Dương Xuân Thượng Một, nhà nào hữu sự ra sao, Bổn sư cũng thân
hành đi bộ đến tận nơi để biết. Nếu cần giúp đỡ thì Ngài cũng hết lòng hoặc vận
động bà con làng xóm cùng chung sức từ vật chất đến tinh thần.
Có một gia
đình trong thôn Thuận Hòa gặp cảnh chết Trùng tang Liên táng
(nghĩa là chết liên tục mỗi năm
một người, hoặc ba tháng),
gia đình họ gồm 12 người con. Đã chết đến người thứ Mười. Chết đến độ không có
đủ hòm hay chiếu để quấn lại mà chôn cất. Gia đình buộc phải đưa xác thân người
chết bỏ vào núi xanh, vùng núi Kim Phụng. Bổn sư động lòng, đi thâu tóm những
thân xác ấy chôn cất và tìm cách chận đứng sự chết chóc nầy bằng pháp thuật
Thiền đặc biệt
(người đời gọi là Yễm).
Vì Bổn sư có học bùa phép của pháp môn Mật chú của phái Mật tông với một vị Pháp
sư ở nhà ông Lương Tế Xuyên, Đà Nẵng
(Nay là Tỉnh đường của thị xã Đà
Nẵng).
Và gia đình
đau khổ ấy được may mắn là còn sót lại một đứa con trai duy nhất thứ 13. Cậu con
trai này chắc bây giờ cũng gần năm mươi tuổi.
Những gia
đình Đồng bóng chung quanh chùa, muốn chầu văn thì phải vào thưa và xin phép Ôn.
Ngài dạy :
-.
Hầu thì hầu ngắn gọn và đừng phung phí tiền bạc mua vàng mả, giấy tiền để
đốt quá đáng ; phải tin vào lý nhơn
quả của Phật dạy.
Bổn sư thấy
họ đang trong vòng lẩn quẩn mê tín dị đoan, Ngài không cấm cản gắt gao, nhưng
Ngài cũng không cổ xúy. Ngài tìm cách đưa họ lần lần trở về Chánh đạo. Nhờ đức
Từ vô thượng ấy, Ngài cảm hóa có kết quả rất đáng kể. Con em của họ vào chùa quy
y. Ngài còn sai đệ tử tìm cách mở những lớp học đặc biệt để đào tạo văn hóa cho
họ. Lớp con em này, ngày hai buổi phải ngồi trên mình trâu, trưa cắp sách đến
trường học chữ. Giáo viên thì cho các chú, các thầy trực tiếp giảng dạy. Có
những giáo viên nhờ Phật tử điều khiển thì Ngài vận động hùn nhau trả thù lao
cho những giáo viên nầy. Chính, giáo sư Lê Văn Lợi, Ngô Văn Nhật, . . . cũng
đóng góp tối đa cho chương trình trả học phí ấy một thời gian khá dài. Ngôi
trường biến từ Sơ cấp đến Tiểu học và có tên là trường Tiểu học Bồ đề Câu Na La.
Trường này sống đến ngày 30 tháng Tư - 1975 thì chấm dứt. Ngôi trường cũng đi
theo mây khói. Nay chỉ còn một cái nền xi-măng trơ trọi, hoang tàn.
Ôi !
cuộc đời cao đẹp, phi phàm của Bổn sư, đệ tử với trí óc hẹp hòi, với vốn
văn chương cạn cợt, . . . không đủ sức để nói lên hết được những gì con muốn nói
; cũng không đủ sức để viết lại
những gì mà con đã có phước báo sống bên cạnh Bổn sư trong những ngày hành điệu
cho đến lúc vấp ngã theo nghiệp chướng sâu dày vừa qua.
Con xin muôn
lần tạ tội, muôn lần sám hối và cầu mong Bổn sư chứng dám và tha thứ cho con.
Nam
mô Hoan hỷ tạng Bồ tát Ma ha tát.
Viết tại Huế, ngày cuối mùa VuLan
Đinh hợi,
Kính bái,
(*)
Lưu Phương là vị đệ tử đầu tay của Ôn Mật Hiển. Vì
duyên nghiệp nên đã trôi theo dòng đời khá dài gần như cả cuộc đời. Nay được chư
Tôn đức phục giới lại. Chúng tôi liên lạc được và ngõ ý viết đôi dòng đến với Ôn.
Bài nay tác giả viết hai phần. Phần A nói về Thân thế của Ôn Mật Hiển, chúng tôi
thấy trùng lặp với
bài Tiểu sử và Hành trạng của Ngài,
nên đành không đưa vào tập Tưởng niệm này. Chỉ ghi lại phần B, như đề bài trên
đây. Kính xin tác giả hoan hỷ.