29/03/2011 16:28 (GMT+7)
Số lượt xem: 1658
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng














HTTuyenhoa.jpg (53513 bytes)


Trích Di Ngôn của 

Hòa Thượng Tuyên Hóa 
Ngày 4 và 5 tháng 12, năm 1994


Trích và dịch từ 

báo Vajra Bodhi Sea 

số tháng 7, 1995 tr. 20-21


Tôi muốn nói cho các vị biết, để chuẩn bị hậu sự khi tôi không còn nữa. Mọi người nên chuẩn bị tinh thần, tôi sẽ tùy thời mà ra đi, bởi chuyện gì đi nữa đều không có nhất định cả.

Là người thì ai cũng trải qua sanh, lão, bệnh, tử, Phật còn phải nhập Niết bàn khi đã đến lúc. Lần này tôi lâm bệnh, thắm thoát đã năm năm rồi. 


Ba năm trước, tôi vẫn tiếp tục lo giảng Kinh thuyết Pháp như thường lệ. Các vị đâu biết rằng tôi hoằng dương Phật Pháp trong khi đang mang bệnh. 


Nay tôi cảm thấy căn bệnh một ngày một thêm trầm trọng. Chừng nào lành, khi nào tệ hơn cũng không biết, cho nên tôi nói để các vị biết làm sao về chuyện hậu sự. 


Có một cư sĩ cúng dường tôi một bộ đồ ấm màu vàng, nếu như tôi ra đi, thì sẽ mặc bộ đó bên trong, bên ngoài thì mặc tràng mỏng như thường lệ và đắp y (cà sa) vàng hay y đỏ. Thực ra y vàng cũng là Y Tổ.


Khi tôi đi rồi, các vị có thể tụng Kinh Hoa Nghiêm và niệm Phật, hoặc một thất, hoặc bảy thất, muốn tụng niệm bao lâu thì tùy các vị. 


Sau khi hỏa táng tôi rồi, thì đem tro cốt rải vào hư không. Ngoài ra tôi cũng không muốn làm chuyện gì khác cho tôi cả. 


Nhớ là đừng có tạo dựng tháp hay bất cứ đài kỷ niệm nào. Khi tôi đến thì cái gì cũng không có, lúc ra đi, tôi cũng vẫn không muốn chi, tôi không muốn lưu lại dấu vết gì trên thế gian cả. 


Tôi đến từ hư không thì tôi trở về hư không.


Đồ vật tôi còn lại cũng chẳng có là bao, chỉ có vài tràng xâu chuỗi. Các vị có thể rút thăm, xem thử ai rút được xâu nào thì lấy xâu đó. 


Chuẩn bị chỉ là vậy thôi. Nếu tôi không nói cho các vị biết, đến chừng đó thì ai nấy đều bị luống cuống, rồi cũng chẳng biết làm sao. Nay tôi đem chuyện hậu sự mà nói, để một khi đến lúc đó thì khỏi phải mỗi người mỗi ý kiến. 


Tôi không thể cả đời ở bên cạnh các vị mãi. Ai nấy đều là có lúc đến thì cũng có lúc đi. Các vị chớ có bi ai mà hãy nên sinh hoạt như lúc bình thường, cùng nhau phát tâm lo tinh tấn dụng công tu hành. 


Vạn Phật Thánh Thành có những đặc sắc, nên nhớ bảo trì tông chỉ ngày ăn một bữa của chúng ta. Người trẻ nên dùng một bữa ngọ, nhưng đối với người lớn tuổi thì có thể dùng ba bữa. Người trẻ nên ăn ít một chút, chủ yếu là phải tu hành. 


Các vị mỗi người nên ráng cố gắng làm cho Phật Giáo được phát huy rạng rỡ. Nhất cử, nhất động, nhất ngôn, nhất hành đều nên nghĩ là vì Phật Giáo. 


Đừng tranh, đừng tham, đừng cầu, đừng ích kỷ, đừng tự lợi, đừng vọng ngữ, được vậy tương lai nhất định sẽ thành Phật. 


Mỗi người nên có trách nhiệm gánh vác việc hoằng dương Phật Pháp. Nếu các vị có thể làm rạng rỡ Phật Giáo, thời dù tôi ở nơi nào đi nữa tôi cũng an tâm.


Cố gắng làm tốt việc huấn luyện nhân tài và giáo huấn các em học sinh. Các vị nên tổ chức củng cố lại nền giáo dục học đường. Nên chỉnh đốn trường tiểu học, trung học cho khang trang còn trường đại học thì lại càng phải được chấn chỉnh cho được vững chắc hơn. 


Vấn đề giáo dục đào tạo nhân tài rất là quan trọng, các vị đừng nên chỉ biết lo nghĩ cho mình mà thôi.


Trong cuộc đời này tôi nguyện không cùng người tranh, tham, cầu, ích kỷ, tự lợi, vọng ngữ, nên khi đi, tôi luôn đi phía sau mọi người. Ý chí của tôi là không cùng với bất cứ một ai tranh danh đoạt lợi. Những gì mà người ta muốn thì tôi nhường cho. Những gì người khác không muốn thì tôi nhận lấy. 


Đức Phật đối với ai cũng đều từ, bi, hỷ, xả. Ngài đâu có bỏ một chúng sanh nào. Tôi tuy không phải là Phật, nhưng tôi nguyện học theo Ngài.


Tôi nay giống như là hai người: Một người vẫn đang đi các nơi để cứu độ chúng sanh, còn một người là thân thể này thì đang nằm trên giường bệnh, nhưng tôi sẽ không màng đến nó, và tôi sẽ không giúp thân tứ đại này nữa. 



Âm lịch

Ảnh đẹp