Tâm hồn vĩ đại


Tác giả: MAI DƯƠNG (TỔNG HỢP)
30/03/2011 20:15 (GMT+7)
Số lượt xem: 1699
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Những điều mà Grandli đã làm được thực sự đã làm nên nguồn cảm hứng để Joseph Lelyveld viết cuốn "Tâm hồn vĩ đại". Tác giả tập trung vào những cái mà ông gọi Gandhi là

 "ý thức phát triển của các cử tri của mình và tầm nhìn xã hội," và cuộc đấu tranh của ông để đưa ra tầm nhìn về một Ấn Độ vào thời đó "tôn sùng nhưng cứng rắn". Lelyveld có đủ khả năng để viết về sự nghiệp của Gandhi đứng trên lập trường của cả hai phía.

Great Soul (tạm dịch: Tâm hồn vĩ đại) là một thành tựu hiếm có: cuốn sách viết về những điều mới mẻ của một trong những nhân vật quen thuộc nhất thời nay: Mahatma Gandhi. George Orwell từng nói rằng Gandhi có thể ví như một vị thánh. Nhưng tất cả các vị thánh đều bị cho là có tội trước khi được chứng minh là vô tội. Tuy nhiên, Joseph Lelyveld lại nhấn mạnh vào sự nhân đạo của Gandhi, với tất cả những phức tạp và mâu thuẫn của con người, những thứ khiến sự vĩ đại của ông dễ hiểu và đáng chú ý hơn.

Tác giả Nicholas D. Kristof, đồng tác giả cuốn Half the Sky nhận xét: "Câu chuyện cuộc đời Gandhi là một trong những câu chuyện khơi gợi cảm hứng lớn trong lịch sử. Và tác giả Joseph Lelyveld đã chứng minh điều đó bằng chính cuốn sách của ông".

Còn theo Amartya Sen, Tác giả giành giải Pulitzer Prize của The Idea of Justice: Cuốn sách thực sự là một phân tích sâu sắc về nhà lãnh đạo chính trị có lẽ hấp dẫn nhất thời đại chúng ta. Với lối viết duyên dáng và sang trọng, bức chân dung Gandhi của tác giả Lelyveld mời gọi chúng ta tham gia vào cuộc hành trình thế kỉ của một trong những nhân vật quan trong nhất thế kỉ 21. Tác giả cẩn thận mổ xẻ những nguồn chính trong cuộc sống của Gandhi. Một nghiên cứu say mê và tỉ mẩn.

Một vài năm trước đây, nhà văn người Anh Patrick French đến thăm Sabarmati thuộc vùng ngoại ô Ahmedabad, nơi Mahatma Grandhi đã từng lãnh đạo phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc Ấn Độ. French cảm thấy quá ngạc nhiên khi hệ thống những ngôi nhà vệ sinh ở đây bốc ra những mùi khó chịu và dường như không được lau dọn thường xuyên. Người phụ nữ quét dọn ở đây cứ khoảng 1 ngày thì lại quét dọn khoảng 1 tiếng, giới chức trách giải thích về việc này, nhưng sau đó thì mọi thứ lại trở lại tình hình như lúc ban đầu.

Và liệu đây có phải là một trong nguyên tắc sống cơ bản của Mahatma khi ông cho rằng chúng ta luôn cần xem trọng sự sạch sẽ. Một người trong giới đã kêu gọi mọi người "Chúng ta hãy cùng làm sạch các nhà vệ sinh này nhân kỉ niệm ngày sinh của Grandhiji, hãy chứng tỏ chúng ta hiểu được thông điệp của ông".

Gandhi đã đưa ra rất nhiều các thông điệp, một số thì bị bỏ lơ còn một số thì bị hiểu sai, nhưng cũng có những thông điệp vẫn còn có sức ảnh hưởng đến tận ngày nay. Hầu hết người Mỹ - trong đó có những tầng lớp trung lưu người Ấn Độ đều biết đến ông với việc giành được giải thưởng của học viện Ben Kingsley. Phong cách của ông có điều gì đó khiến người ta cảm thấy như bị thôi miên, các ngôn từ của ông khiến cho người ta khó nhận ra được đâu là con người thật trong con người đa phong cách của ông. Cùng một lúc ông vừa là tín đồ hành hương trung thành, vừa là một chính trị gia có lối suy nghĩ sắc bén, vừa là một người ủng hộ lối sống độc thân, vừa là một kiến trúc sư theo trường phái kháng cự động đồng thời cũng là một nhà cách mạng, một nhà cải cách xã hội.

Những điều mà Grandli đã làm được thực sự đã làm nên nguồn cảm hứng để Joseph Lelyveld viết cuốn "Tâm hồn vĩ đại". Tác giả tập trung vào những cái mà ông gọi Gandhi là "ý thức phát triển của các cử tri của mình và tầm nhìn xã hội," và cuộc đấu tranh của ông để đưa ra tầm nhìn về một Ấn Độ vào thời đó "tôn sùng nhưng cứng rắn". Lelyveld có đủ khả năng để viết về sự nghiệp của Gandhi đứng trên lập trường của cả hai phía.

Gandhi nhìn thấy hầu hết những điều sắp diễn ra và đôi khi ông cũng tỏ ra tuyệt vọng. Ông phải "vật lộn với những nghi ngờ của bản thân cho đến tận những ngày cuối cùng của cuộc đời". Thảm kịch thực sự của cuộc đời Gandhi không phải là việc ông bị ám sát, cũng không phải việc những phẩm chất cao quý nhất của ông khiến những kẻ thù tức giận. Yếu tố bi thảm nhất lại chính là vì ông đã buộc mình hiểu những giới hạn trong tham vọng xây dựng lại thế giới của ông.

Đây không phải là một cuốn tiểu sử toàn diện, cũng không phải là một cuốn tiểu sử dành cho người chỉ mới biết đến Gandhi. Lelyveld giả định độc giả của cuốn sách là những người đã quen thuộc với cuộc sống của Gandhi. Cuốn sách đôi khi khó theo dõi khi viết theo quá trình chuyển dịch tư tưởng của Gandhi. Là một cuốn sách được đánh giá cao ngay từ trước khi xuất bản, đứng thứ nhất trong các sách về lịch sử thế kỉ 20 và sách về Ấn Độ, đứng thứ 8 trong các sách thuộc danh mục hồi kí của website Amazon, nếu bạn quan tâm đến Gandhi thì chắc chắn không nên bỏ qua cuốn sách này.

Nguon: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-03-29-tam-hon-vi-dai


Âm lịch

Ảnh đẹp