do vậy thọ hưởng được quả
khoác lạc. Chúng sinh, nhãn quang như hạt đậu; chỉ biết thấy những việc
trước mắt nên luôn làm những điều xấu ác; bởi thế mới thọ quả báo đau
khổ.
Có câu nói rằng: "Ða tái đào lý, thiểu tái kinh." Nghĩa
là trồng nhiều cây đào, cây lý; trồng ít đi những bụi gai góc. Trồng
nhiều nhân tốt thì chắc chắn sau nầy sẽ có được một tiến trình sáng
lạn. Còn nếu như chỉ nhìn vào những việc trước mắt, làm những việc bất
nghĩa, không chịu vun trồng những nhân tốt thì chắc chắn là dự bị cho
mình một tiền đồ đầy gai góc sau này.
Thế nào là một tiền đồ
sáng lạn? "Tùng thỉ Tây-phương quá thập vạn ức Phật-độ, hữu thế giới
danh viết Cực-lạc." Nghĩa là ở phía trời Tây, cách đây mười vạn ức
Phật-độ, có thế giới tên là Cực-lạc.
Còn thế nào là tiền đồ đầy gai góc? Tức là "Ðịa ngục vô môn, khổ tự
chiêu." Nghĩa là địa ngục không có cửa, tự mình rước lấy khổ.
Ở
Cực-lạc thế giới thì mặt đất là vàng ròng, ao hồ là bảy báu, trời gió
thổi nghe rộn rã tiếng âm nhạc, không việc gì mà chẳng xứng tâm, vừa ý;
lại còn được thấy Phật, nghe Pháp, chóng thành Phật-đạo. Còn địa ngục
thì sao? Núi đao, vạc dầu, rừng kiếm, chảo sôi; đó là những thứ mà mình
sẽ làm bạn.
Chúng sinh được tuyệt đối tự do chọn lựa con đường
mình muốn đi. Nếu như ý muốn ở Tây-phương thì mình phát nguyện: Cầu
vãng sinh Tịnh-độ, cần tinh tấn, siêng năng niệm Phật Bồ-tát thì chắc
chắn sẽ có ngày thành công. Còn nếu như thích địa ngục, thì giản dị
lắm: Cứ làm ác thì sẽ đọa địa ngục. Tuy nhiên, tôi khẳng định rằng con
người chẳng ai lại muốn xuống địa ngục, không muốn vãng sinh Tây-phương
Cực-lạc thế giới. Trừ phi anh ta chẳng tin có địa ngục, chẳng tin có
Cực-lạc; trừ phi anh ta không biết sự thống khổ của địa ngục và sự an
lạc của Tịnh-độ.
Ðối với những kẻ thiếu thiện căn, thiếu lòng
tin như thế, mình không có phương cách gì để độ họ. Song đối với những
kẻ chưa biết đạo thì mình có thể phát lòng từ bi mà dẫn dắt. Kẻ ngoại
đạo thường nói: "Thiên đàng thì gần lắm. Thiên đàng dành cho các vị
đó." Là tín đồ Phật-giáo, mình phải biết xả thân quên mình. Ðối với
thân hữu, mình phải khuyên họ, nói cho họ nghe công đức niệm danh hiệu
Bồ-tát và ích lợi của Cực-lạc thế giới. Phải nói "Cực-lạc thế giới là
của chúng sinh." Nếu như mình thường xuyên tuyên thuyết đạo lý nầy, thì
mình chính là một vị hành đạo Bồ-tát; cùng với chư Bồ-tát đi chung một
con đường; cùng làm bạn với những vị Bồ-tát, bất thối.
Do đó,
không những mình cần niệm danh hiệu Bồ-tát mà còn phải thường khuyên
người khác niệm nữa. Như vậy thì mình mới xứng đáng là một đệ tử của
Phật; mới có thể nói rằng mình đã không quên lời phát nguyện, bốn lời
hoằng thệ lúc quy y. Nên khi nói: "Ðộc lạc lạc, bất như chúng lạc lạc."
Nghĩa là cái vui mình vui, sao bằng cái vui mọi người cùng vui. Tất cả
chúng sinh đều có Phật tánh. Ðối với những kẻ có cùng Phật tánh như
mình, chẳng khác gì mình cả, thì lẽ nào mình lại cam tâm nhìn họ đau
khổ mà không tìm cách cứu họ, làm họ được an lạc chứ?
"Hữu chí
giả, sự cánh thành." Nghĩa rằng người có chí thì việc chắc thành. Bởi
vì chúng sinh khó độ, nên tín đồ Phật-giáo chúng ta mỗi ngày, sáu thời,
phải ghi nhớ, đừng quên chuyện độ chúng sinh.
HT Tuyên Hóa
(Trích trong Khai Thị)