TÁM
QUY LUẬT
CỦA
NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC
1.
Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm
danh lợi.
2.
Người
dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo.
3.
Người
dịch phải tự chế, không được tự khen ngợi mình,
chê bai người khác.
4.
Người
dịch không được tự cho mình là tiêu chuẩn, là thước
đo, rồi hạ thấp người khác bằng cách tìm lỗi nơi tác
phẩm của họ.
5.
Người
dịch phải lấy tâm Phật làm tâm mình.
6.
Người
dịch phải dùng Trạch Pháp Nhãn để phán xét đâu
là chân lý.
7.
Người
dịch phải cung kính cầu thỉnh Cao Tăng Đại Đức
mười phương chứng minh cho bản dịch.
8.
Người
dịch phải hoan hỷ truyền bá giáo nghĩa Phật học
bằng cách in Kinh, Luật, Luận khi việc phiên dịch của mình
được công nhận là chính xác .
Kệ
Khai Kinh
Vô
thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bách
thiên
vạn kiếp nan tao ngộ.
Ngã
kim
kiếu văn đắc thọ trì
Nguyện
giải
Như Lai chân thật nghĩa
Phật
pháo rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm
ngàn
muôn kiếp khó tìm cầu.
Con
nay
nghe thấy chuyên trì tụng
Nguyện
rõ
Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
HÀNH
TRẠNG CỦA HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA
SHI HENG TUNG
•
THỜI THƠ ẤU:
Vào
ngày 17 tháng 03 năm Mậu Ngọ (1918), Hòa Thượng Tuyên Hóa
sinh ra trong một gia đình họ Bạch, tại một ngôi làng nhỏ
thuộc huyện Song Thành, tỉnh Cát Lâm, Đông Bắc Trung Hoa.
Ngay
khi vừa sinh ra, Ngài khó suốt ba ngày, thương cho chúng sinh
trong cõi Ta bà quá nhiều khổ lụy. Năm 11 tuổi, nhân thấy
một em bé chết giữa vùng sa mạc hoang vu, Ngài có phần thức
tỉnh, muốn rời bỏ cuộc sống gia đình, tu đạo để giải
quyết vấn đề sinh tử lớn lao.
Năm
lên 12 tuổi, Ngài bắt đầu sám hối tất cả mọi lỗi lầm
của mình với hai đấng sinh thành, dự tính một lòng báo
đáp hiếu đạo. Ngài lạy cha mẹ mình hằng ngày. Sau đó,
Ngài cảm thấy lạy cha mẹ mình chưa đủ, Ngài lạy Trời
Đất, Quốc vương, Sư trưởng. Ngài vẫn thấy chưa đủ.
Vì thế, dần dần Ngài lạy đến cả mọi loài chúng sanh.
Ngài lạy sáng và chiều, lỗi lần hơn 380 lạy, 5 thời mỗi
ngày. Ngài lạy đến cả gió, mưa, tuyết, mong rằng qua cái
lạy sẽ chuyển hóa được người xấu thành người tốt;
hy vọng cái lạy sẽ đem bình an đến cho thế giới tao loạn
này.
Năm
15 tuổi, Ngài quy y với Lão Hòa Thượng Thường Trí ở chùa
Tam Duyên. Chính thức là Phật tử đã quy y Tam Bảo.. Ngài
thân cận Hòa Thượng Thường Nhân. Đến năm 17 tuổi, Ngài
chỉ đến trường học hai năm rưỡi. Do Ngài đạt được
tâm chuyên nhất nên đọc qua một lần liền thuộc. Nhờ vậy,
Ngài thông thạo Tứ Thư, Ngũ Kinh, Bách gia Chư Tử, Y học,
Bốc phệ, Chiêm tinh, Vật lý, và các lĩnh vực học thuật
khác của thế gian.
Vào
năm 16 tuổi, Ngài đã bắt đầu giảng Kinh Pháp Bảo Đàn,
Kinh Kim Cang, Kinh A Di Đà, và giảng giải Phật Pháp cho những
người không biết chữ nghe.
Năm
18 tuổi, mẹ Ngài lâm bệnh. Ngài bỏ học ở nhà chăm sóc.
Vì Ngài đã biết rõ khó khăn do không được học hành chu
đáo, nên Ngài thành lập một lớp học miễn phí, dạy cho
hơn 30 trẻ em nghèo, từ sáng đến tối không nghỉ.
Trong
những năm đi học, Ngài còn tham gia nhiều hội đoàn từ thiện,
như Hội Phật Học, Hội Đạo Đức, Hội Từ Thiện, Hội
khuyến khích bỏ uống rượu, bỏ hút thuốc; khuyến khích
từ bỏ những thói xấu, làm việc thiện. Ngài tu tập hạnh
Bồ tát, nguyện cứu độ tất cả mọi loài.
*
XUẤT GIA:
Năm
19 tuổi, mẹ Ngài, Hồ Thái qua đời. Ngày 08 tháng 04 ngày
Đức Phật Đản sanh, Ngài đảnh lễ Lão Hòa thượng Trí
Nhân ở chùa Tam Duyên, xin thế phát xuất gia. Được Lão Hòa
thượng truyền giới Sa di, pháp danh là An Từ, pháp tự là
Độ Luận. Ngài xin được y chỉ với Lão Hòa thượng Thường
Nhân, trụ trì chùa Tam Duyên. Khi được Lão Hòa thượng Hư
Vân truyền pháp, Ngài được ban pháp hiệu là Tuyên Hóa.
Trong
suốt ba năm xuất gia, Ngài sống trong một túp ều đơn giản
bên cạnh mộ mẹ Ngài. Người đời gọi Ngài là Bạch Hiếu
Tử (người con hiếu họ Bạch).
Vào
ngày 19 tháng 06, kỷ niệm khánh đản Bồ tát Quán Thế Âm,
Ngài phát 18 lời nguyện lớn trước Chư Phật. Cuộc đời
của Ngài là sự thực hành sống động 18 lời nguyện lớn
này.
“Cúi
đầu đảnh lễ Chư Phật mười phương cùng Tam Tạng Pháp
quá khứ, hiện tại, vị lai cùng các Hiền Thánh Tăng, duy
nguyện rủ lòng chứng minh cho đệ tử pháp danh Thích An Từ,
tự Độ Luận, con nay phát tâm không vì tự mình cầu phước
báo cõi Trời, Người, Thanh văn, Duyên giác cho đến các quả
vị Bồ tát quyền thừa, chỉ y theo tối thượng thừa phát
tâm Bồ đề. Con nguyện cùng chúng sinh trong cả pháp giới
cùng lúc đều đạt được quả vị Vô Thượng Chánh đẳng
Chánh giác.
1.
Con nguyện vì hết thảy chư vị Bồ tát trong cùng tận hư
không, khắp pháp giới, trong cả ba đời quá khứ, hiện tại
và vị lai, nếu như còn một vị nào chưa thành tựu quả
vị Phật, thì con chưa thành Chánh giác.
2.
Con nguyện vì hết thảy các vị Duyên giác trong cùng tận
hư không, khắp pháp giới, trong cả ba đời, nếu như còn
một vị nào chưa thành tựu quả vị Phật, thì con chưa thành
Chánh giác.
3.
Con nguyện vì hết thảy các vị Thanh văn trong cùng tận hư
không, khắp pháp giới, trong cả ba đời, nếu như còn một
vị nào chưa thành tựu quả vị Phật, thì con chưa thành Chánh
giác.
4.
Con nguyện vì hết thảy các loài ở cõi Trời trong tam giới,
nếu như còn một vị nào chưa thành tựu quả vị Phật, thì
con chưa thành Chánh giác.
5.
Con nguyện cho hết thảy loài người, trong mười phương thế
giới, nếu như còn một người nào chưa thành tựu quả vị
Phật, thì con chưa thành Chánh giác.
6.
Con nguyện cho loài người, loài Trời, hết thảy loài A tu
la, nếu như còn một vị nào chưa thành tựu quả vị Phật,
thì con chưa thành Chánh giác.
7.
Con nguyện cho hết thảy các loài súc sanh, nếu như còn một
vị nào chưa thành tựu quả vị Phật, thì con chưa thành Chánh
giác.
8.
Con nguyện cho hết thảy các loài Ngạ quỷ, nếu như còn một
vị nào chưa thành tựu quả vị Phật, thì con chưa thành Chánh
giác.
9.
Con nguyện cho hết thảy chúng sanh trong địa ngục, nếu như
còn một vị nào chưa thành tựu quả vị Phật, thì con chưa
thành Chánh giác.
10.
Con nguyện cho tất cả các loài Trời, Người, A tu la, các
loài côn trùng, cho đến các linh giới như Rồng, Quỷ thần
… đã từng quy y với con, nếu như còn một vị nào chưa
thành tựu quả vị Phật, thì con chưa thành Chánh giác.
11.
Con nguyện đem hết tất cả những phước lạc mà con đáng
được hưởng, xin hồi hướng, bố thí, cúng dường cho hết
thảy chúng sanh.
12.
Con nguyện chọu thay hoàn toàn mọi khổ nạn chu chúng sanh
trong pháp giới này.
13.
Con nguyện phân thân vô số lượng để chuyển hóa hết thảy
chúng sanh chưa có lòng tin với Phật Pháp, khiến họ bỏ việc
ác làm việc lành, sám hối mọi tội chướng, quy y Tam Bảo,
rốt ráo thành Phật.
14.
Con nguyện cho hết thảy chúng sanh, khi được thấy mặt con,
được nghe đến tên con, đều phát tâm Bồ đề, chóng thành
Phật đạo.
15.
Con nguyện hết lòng tôn kính giới luật đức Thế Tôn đã
chế. Nguyện thực hành ăn một ngày một bữa vào lúc giữa
trưa.
16.
Con nguyện giác ngộ cho hết thảy chúng sanh hữu tình, nhiếp
độ hết thảy mọi căn cơ.
17.
Con nguyện tu tập để ngay đời này được ngũ nhãn ,lục
thông, đến đi tự tại.
18.
Con nguyện cho hết thảy những điều đã phát nguyện đều
được viên mãn.
Cuối
cùng:
Chúng
sanh không ngằn mé, thệ nguyện độ hết thảy.
Phiền
não
không cùng tận, thệ nguyện đều dứt sạch.
Pháp
môn
không số lượng, thệ nguyện đều tu học.
Phật
đạo
không gì sánh bằng, thệ nguyện được viên thành.
*
TRỊ TÂM BỆNH:
Hòa
thượng Tuyên Hóa ngay từ thơ ấu đã có lòng nghĩa hiệp
và lòng trắc ẩn. Ngài không chịu nỗi khi thấy người khác
bị khổ. Vì vậy, Ngài nguyện chịu thay mọi khổ nạn cho
chúng sanh. Ngài đã cứu chữa cho vô số người bị những
chứng bệnh ngặt nghèo và quái dị. Những bệnh không còn
phương cứu chữa, như bệnh ôn dịch, bệnh ma ám, bệnh do
nghiệp chướng …
Hòa
thượng nói: “Đây chẳng phải là do tôi có một năng lực
gì đặc biệt hay thần thông diệu dụng gì cả. Đây là sức
gia bị của Chư Phật và Chư Bồ tát. Khi tâm nguyện chí thành,
sẽ nhận được sự cảm ứng của Chư Phật, Chư Bồ tát”.
Trong
khi dùng lực gia trì để chữa bệnh cho mọi người, Ngài
đều giải thích cho họ hiểu ý nghĩa chủ yếu của lực
gia trì: “Các con không nên chỉ biết tìm kiếm sự gia bị
ở bên ngoài, mà trước hết hãy tự mình gia bị cho chính
mình, rồi mới có thể gia bị cho hết thảy mọi người.
Đó là ý nghĩa chân chính của việc gia bị”.
Tại
sao ta không có được sự cảm ứng khi tụng kinh, trì chú,
niệm Phật? Vì chúng ta không thành thực, chúng ta đã nói
dối. Chú là chân ngôn. Nếu mọi người không vọng ngữ thì
mọi lời nói của họ đều có công hiệu. Nếu họ gọi Trời,
Trời liền cảm ứng, gọi đất, đất liền linh hiển. Hòa
thượng nói:
“Tôi
là một người không có khiếu nói năng, vì tôi chỉ biết
nói những điều chân thực và nói những điều mà mọi người
muốn nghe, đặc biệt là trong việc phá trừ mê tín. Tôi chẳng
ngại bị đắc tội với người. Nếu có điều gì cần phải
nói, tôi sẽ nói ở bất cứ nơi đâu mà tôi đến. Nếu có
điều gì không cần phải nói, tôi sẽ không nói. Đơn giản
chỉ vì khi ta không vọng ngữ thì mọi chữ, mọi lời ta nói
lên đều có một năng lực vô biên, có thể chữa lành những
căn bệnh hiểm nghèo cho chúng sanh hữu tình cũng như vô tình.
Như cơn bão lẽ ra sẽ đến, nó có thể chuyển sang hướng
khác. Một trận động đất lớn giả sử sẽ xảy ra, nó
sẽ được ngăn chặn. Nơi bị hạn hán, nước sẽ xuất hiện.
Nơi không có mưa, sẽ có mưa. Chiến tranh và tai ương sẽ
được dập tắt. Những điều xấu đang hiện hữu sẽ được
làm cho biến mất, và những điều lành chưa hiện hữu sẽ
được làm cho phát hiện. Bởi vì khi tâm ta chân thành đến
cực điểm, sự cảm ứng tự nhiên sẽ dung thông, đáp ứng
ngay tâm nguyện của mọi người. Chân lý ở nơi đâu thì
nơi đó sẽ có hết thảy các loài Rồng, Chư Thiên và các
thiên thần đến để hộ trì. Chân lý ở nơi đâu thì tất
cả Chư Phật, Chư Bồ tát sẽ đến nơi đó để hộ trì”.
*
HOẰNG TRUYỀN CHÁNH PHÁP
Vào
năm 1948, Hòa thượng sang Hồng Kông để truyền bá chánh pháp.
Vào năm 1962, Ngài nhận lời cầu thỉnh sang Hoa Kỳ, nơi Ngài
phát nguyện lớn hoằng truyền Phật pháp, dịch Kinh và giáo
dục. Ngài còn dựng lập đạo tràng, nhận đệ tử, lập
tông chỉ, đặt nền móng cơ bản cho việc truyền bá Phật
pháp ở Tây phương. Hòa thượng thường nói:
“Tôi
có thể không ăn một ngày, nhưng không thể bỏ phí một ngày
mà không giảng giải Phật pháp”. – “Chỉ cần còn một
chút hơi thở, là tôi còn giảng pháp”. – “Tôi sẽ giảng
pháp, dù cho nhiều người, hoặc chỉ có ít người nghe. Dù
chỉ có một người đến, tôi vẫn giảng. Dù chẳng có người
nào đến, tôi cũng giảng cho quỷ thần nghe”.
Công
hạnh một đời của Hòa thượng là nói và làm, tương ứng
nhau khắp mọi nơi, vào mọi lúc. Đó là biểu hiện chân thật
nhất của giáo pháp mà Ngài đã truyền bá.
*
THÂN THUYẾT PHÁP
Ngài
đã sống bên cạnh mộ của mẹ Ngài suốt ba năm. Đối với
cha mẹ, Ngài là người con chí hiếu. Suốt đời, Ngài luôn
kính trọng những người lớn tuổi, yêu mến trẻ thơ, và
hết lòng thương xót các loài chúng sanh. Thấy nước Trung
Hoa gặp nhiều tai ương trong chiến tranh, Ngài không từ bỏ
nghĩa vụ công dân của một người Trung Hoa. Suốt trong thời
gian hơn 30 năm ở nước Mỹ, Ngài tự nguyện làm việc vì
lợi ích của nước Mỹ, trong khi Ngài vẫn kiên quyết giữ
quốc tịch Trung hoa. Ngài hoàn toàn trung thành với cả hai
quốc gia.
Ngài
rất đơn giản trong việc sử dụng áo quần, thực phẩm,
mọi đồ dùng riêng … để tiết kiệm nguồn năng lượng
cho toàn thế giới. Ngài dùng một đôi giày suốt hơn 30 năm.
Ngày chẳng có nhiều quần áo. Khi ăn cơm, nếu có một hạt
cơm rơi xuống nền nhà, Ngài liền nhặt lên ăn. Khi uống
nước, Ngài uống cạn sạch ly. Ngài dùng những thực phẩm
đơn giản nhất, chỉ luộc chín, chẳng cần dầu và muối.
Những của phước lạc riêng Ngài, Ngài đều xin hồi hướng
bố thí cho tất cả chúng sanh. Ngài chẳng có riêng tài sản
gì, vì Ngài đã cúng dường cho những quỹ từ thiện.
Không
bao giờ theo hình thức bên ngoài. Ngài luôn hạ mình thấp
nhất và sau hết mọi người. Ngài đã bắt đầu tu tập pháp
lễ lạy khi Ngài còn 12 tuổi. Ngài lạy hết thảy mọi người
suốt ngày không mệt. Sau khi đến Mỹ, Ngài còn lạy các đệ
tử của Ngài. Ngài lạy cho đến khi các vị đệ tử chịu
giảng dạy Phật pháp. Ngài lạy cho đến khi một số đệ
tử phát nguyện thực hiện một cuộc hành hương với ba bước
một lạy. Ngài lạy cho đến khi đệ tử Ngài chịu lạy những
kẻ đã phỉ báng chính Ngài. Bất cứ khi đi đâu, Ngài đều
nhường đệ tử mình đi trước. Ngài muốn đi sau rốt mọi
người. Khi giảng pháp, Ngài để cho đệ tử giảng trước
và Ngài là người giảng sau cùng. Ngài còn là người nguyện
cho các đệ tử thành tựu Phật đạo trước mình. Ngài nguyện
mình là người cuối cùng trong pháp giới thành tựu Chánh
giác.
Dung
mạo, oai nghi của Ngài rất hoàn chỉnh. Trong vẻ trang nghiêm
đượm tính từ hòa. Đôi mắt luôn nhìn xuống, hai tay luôn
luôn chấp lại ngang ngực. Nụ cười thường tỏa rạng trên
môi. Trông dáng dấp Ngài rất oai nghiêm. Khi có người tiếp
xúc với Ngài, Ngài luôn nhã nhặn và từ ái.
Ngài
không bao giờ muốn làm phiền đến người khác. Ngài tự
giặt giũ quần áo, tự mang hành lý. Ngài không muốn ai phục
vụ cho Ngài, ngay cả khi bệnh nặng phải chống gậy mà đi.
Ngay cả vào những năm cuối đời, khi Ngài phải dùng xe lăn,
Ngài vẫn nài nỉ được tự mình mang túi xách trên vai hoặc
ôm trong lòng khi Ngài di chuyển bằng máy bay từ Đạo tràng
này sang Đạo tràng khác để giảng pháp trong tình trạng sức
khỏe rất yếu. Ngài bảo: “Tôi muốn được đứng bằng
đôi chân của tôi và sử dụng chính sức lực của mình.
Tôi không muốn phụ thuộc vào ai cả”.
Ngài
ở trong thiền định suốt cả ngày đêm. Công việc đến,
Ngài liền ứng xử, giải quyết kịp thời và nhanh chóng.
Xong việc, trở lại sự thanh thản thường xuyên. Ngài xử
lý vô số việc trong ngày một cách tự nhiên, thoải mái.
Ngài nói: “Tôi chẳng tụng Kinhm chẳng trì chú. Điều đơn
giản là tôi không khởi vọng tưởng”. Ngài làm việc trong
trạng thái nhất tâm. Ngài tức khắc nhận ra và nhắc nhở
sửa lại những lầm lẫn của thông dịch viên khi chuyển
lời Ngài sang tiếng Anh. Ngài không bao giờ bỏ quên vật gì,
Ngài nhớ hết thảy tên, hoàn cảnh gia đình, tính tình, tập
khí của mọi đệ tử mà không ba giờ lẫn lộn. Thậm chí
Ngài còn nhớ chính xác Ngài đã đi bao nhiêu bước chân quy
định trong ngày.
Trong
suốt bao nhiêu năm Ngài truyền bá Chánh pháp ở Mỹ, người
ta gọi Ngài là Đệ nhất Cao tăng trên thế giới, là Thượng
nhân. Trường Cao Đẳng Tế Minh ở Sơn Đông, Trung Hoa muốn
đổi tên trường thành Trường Cao Đẳng Tuyên Hóa. Có vị
giáo thọ đề xướng thành lập “Pháp Giới Diệu Giác Sơn
Nguyên Cứu Hội” để học tập công hạnh Ngài. Ngài bảo:
“Đừng học theo tôi. Tôi chẳng có gì xứng đáng để học
theo cả. Các bạn nên nghiên cứu học hỏi ở mọi người
dân, đàn ông, phụ nữ, người xuất gia, giới cư sĩ, người
già lão, trẻ em, người hiền lương, kẻ tai ác … hãy ghi
nhận toàn bộ đời sống của họ, vì trong tương lai, nhờ
những sự kiện này mà các bạn có thể giáo hóa, giúp đỡ
cho mọi người. Đạo hạnh của tôi chưa đủ để cảm động
đến Trời. Đức độ của tôi chưa dủ để chuyển hóa người.
Người đời thích gán cho tôi những cái tên mà tôi không
muốn. Tôi chẳng phải là cao Tăng cũng chẳng phải là Thượng
Nhân. Tôi chỉ là một người bình thường, thích đặt mình
dưới những người khác. Tôi tự gọi mình là “Xác chết
biết đi”, “Thầy tu ở gò mả”, “Con kiến bé”, “Con
muỗi nhỏ”, … Tôi thích đi sau tất cả mọi người. Mọi
danh xưng đều chỉ là hư giả, không thật. Danh xưng chỉ
tồn tại khi nó xứng hợp với mọi người, với mọi thời
gian, mọi nơi chốn. Cái tên chẳng đáng tí nào cả, thế
mà nhiều người chấp trước vào danh xưng mà nhọc thân,
nhọc xác. Khi tôi còn sống cũng như sau khi chết, tôi không
muốn mọi người chú ý đến tên tôi hay xây tháp kỷ niệm
tôi. Tôi chẳng muốn lưu lại dấu vết gì cả. Tôi đến
từ hư không, tôi trở về lại với hư không”.
*
GIẢNG PHÁP BẰNG LỜI
Tại
các đạo tràng chi nhánh của Hội Phật Giáo Pháp Giới, đều
có những khóa giảng Kinh để giúp mọi người nhận ra chân
lý. Do vậy, mỗi Đạo tràng đều có chương trình giảng Kinh
hàng ngày. “Nước sông hằng luân lưu mỗi ngày thì dòng
pháp ở vạn Phật Thành cũng sẽ được giảng nói suốt ngày
đêm”. Có một thời gian Hòa thượng dùng phương pháp gọi
là “Pháp Quán Chiếu để phát khởi trí tuệ vốn có”.
Để hướng dẫn cho tứ chúng đồng tu. Phật tử có thể
đến đây để thăm hỏi Phật pháp, để tập diễn giảng
và thi diễn giảng. Hòa thượng thường xuyên mở lớp “Vấn
đáp song đối” để giúp cho đệ tử tự khai mở trí tuệ
bản hữu.
Tuỳ
theo nhân duyên, Hòa thượng thường chọn các đề tài thích
hợp để giảng nói cho người đang muốn nghe. Đối với tầng
lớp bình dân, Ngài giảng về việc làm tròn bổn phận, nghĩa
vụ cơ bản của mình. Đối với sinh viên, học sinh Ngài giảng
về hiếu hạnh, trung tín, lễ nghĩa, liêm sỉ, ý thức về
bản thân, yêu mến gia đình và nghĩa vụ đối với Tổ quốc.
Đối với các vị giáo thọ, các vị hiệu trưởng, Ngài giảng
về pháp môn giáo dục và thiên chức của giáo dục. Đối
với giới chính trị gia, Ngài nói về đạo đức, liêm khiết
và lòng thương yêu dân như con đẻ của chính mình.
Khi
nhận lời mời giảng pháp, hòa thượng không bao giờ ước
mong được mọi người biết tiếng. Bởi vì Hòa thượng chỉ
muốn hoằng pháp giáo huấn để đào tạo con người. Ngài
không bao giờ chỉ đi xa để giảng pháp. Hơn thế nữa, Ngài
luôn luôn đưa các đệ tử theo để học hỏi những điều
hay lạ ở xứ người. Chương trình hàng ngày của đoàn tham
quan này rất nhiều chi tiết. Ngoài hai thời công phu sáng tối
như thường lệ và lễ quá đường vào buổi trưa, còn có
các thời lễ sám, tụng Kinh, nghe khai thị, dự lễ truyền
Tam Quy, Ngũ giới cho Phật tử, dự các Pháp Hội Đại Bi,
Pháp Hội Thủ Lăng Nghiêm … hoặc tiếp xúc với Phật tử.
Không để một phút giây nào lãng phí. Hòa thượng nói: “Chúng
tôi chẳng phải là đoàn tham quan du lịch, cũng chẳng phải
là đoàn hoằng pháp. Chúng tôi đơn giản chỉ là đoàn người
đi học hỏi. Chúng tôi chưa thông thạo nhiều vấn đề, và
chúng tôi chưa đủ khả năng để làm việc hoằng pháp. Chúng
tôi rất hoan hỉ được theo sau mọi người, mong được học
hỏi các vị Đại đức, Trưởng lão ở khắp mọi nơi”
*
KIẾN LẬP ĐẠO TRÀNG
Hòa
thượng từ Trung hoa đến Hồng Kông rồi từ Hồng Kông sang
Hoa Kỳ. Ngài phát nguyện: “Đào tạo người, không dựng
chùa”. Ngài chủ yếu là đào tạo những vị Tổ sống, những
vị A la hán sống, những Bồ tát sống và những đức Phật
sống. Do vậy, trải qua rất nhiều điều kiện khó khăn, Ngài
sửa chữa, trùng tu lại những cơ sở có sẵn làm Đạo tràng
để giảng dạy giáo pháp kịp thời cho Phật tử. Ngài chủ
trương hạ thủ công phu ngay tại những Đạo tràng vô hình
tướng. Các Đạo tràng chi nhánh thuộc Hội Phật Giáo Pháp
Giới ở khắp nơi bên ngoài có vẻ không giống với các tự
viện truyền thống của Trung Hoa, nhưng người ta có thể nhận
ra bên trong là cõi Tịnh độ, một khi họ đã đến đó và
thực sự phát tâm tu hành.
Ngài
còn có ước nguyện: “Từ chùa nhỏ, xây dựng nên chùa lớn”,
và kiến lập những Đại đạo tràng công cộng. Mỗi khi dựng
lập xong một Đạo tràng, Ngài lại cúng dường cho người
khác. Ngài đã từng cúng dười hai Đại đạo tràng là Vạn
Phật Thánh Thành và Pháp Giới Thánh Thành, cũng như những
tự viện chi nhánh thuộc Hội Phật Giáo Pháp Giới. Ngài cúng
dường cho tất cả mọi chúng sanh trên thế giới. Ngài đón
nhận tất cả mọi người đến để tu học, không phân biệt
quốc tịch, nòi giống, tuổi tác, địa phương … không kể
thân sơ, bất luận họ thuộc truyền thống Phật giáo Bắc
truyền hay Nam truyền, Ngài đều có ước nguyện hộ trì,
cũng như bất cứ người nào đến Đạo tràng chân thật tu
hành. Hòa thượng nói: “Chúng ta không phải là những người
biến chùa thành nhà riêng. Mọi người từ mười phương đều
có thể đến Đạo tràng này. Ở đây luôn chờ đợi một
vị đạo cao đức trọng để làm Trụ trì. Tôi chỉ là người
trông coi tạm thời. Chẳng có một Đạo tràng nào riêng thuộc
về tôi cả”.
Ngài
còn nói: “Phật Giáo là giáo lý về con người, giáo lý về
tâm, giáo lý về chúng sanh và giáo lý về toàn thể pháp giới.
Phật Giáo không phải là một pháp môn riêng biệt nào cả.
Tôi cũng chẳng thuộc về một giáo phái nào cả. Thiên chúa
giáo, Do thái giáo, Hồi giáo và tất cả tôn giáo khác đều
có trong Phật giáo cả. Chúng ta luôn luôn chào đón mọi giáo
phái khác đến Vạn Phật Thánh Thành để cử hành những
nghi lễ của họ. Mọi tín đồ của mọi tôn giáo khác đều
nên thực tập hạnh nguyện từ bi. Đó là nền tảng của
mọi tôn giáo để cứu độ toàn thế giới. Mọi người nên
giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau bắt tay làm việc để thiết
lập nền tảng ban đầu cho sự thống nhất tôn giáo trên
toàn cầu. Chúng sanh sẽ có một nơi để quy ngưỡng và chiến
tranh sẽ kết thúc nhanh chóng”.
*
THÂU NHẬN ĐỆ TỬ
Hòa
thượng nói: “Vạn Phật Thánh Thành là nơi rồng rắn lẫn
lộn, đủ mọi thành phần. Có người tu hành chí thiết, có
người chẳng tu. Chúng ta nên tâm niệm sống trong Tứ vô lượng
tâm: Từ bi hỷ xả. Đặc biệt, nên chú tâm đến những người
chưa được hoàn thiện và hết sức chuyển hóa họ thành
người tốt”.
*
TIẾP NHẬN ĐỆ TỬ XUẤT GIA –
NHƯNG
KHÔNG TỪ CHỐI MỘT CHÚNG SANH NÀO
Chánh
pháp lưu hành nhờ chư Tăng, chánh đạo phải được truyền
đến cho mọi người. Để cho Chánh pháp có được nền móng
vững chắc ở Phương tây, ắt cần phải có những vị đã
thực hành chánh đạo. Do vậy, Hòa thượng đặt ra một yêu
cầu rất nghiêm khắc cho mọi người muốn theo Ngài xuất
gia tu học, là phải tốt nghiệp Cao Đẳng và tụng thuộc
lòng Chú Lăng Nghiêm. Sau khi được xuất gia, phải học Kinh
Thủ Lăng Nghiêm, học cách giảng kinh, thuyết pháp, học phương
pháp ngồi thiền và học cách nhẫn nại, chịu đựng cực
khổ. Qua thời gian sau, Hòa thượng bắt đầu nhận mọi người
xuất gia đủ mọi trình độ. Miễn là người đó có một
chút thiện căn, Hòa thượng đều tiếp nhận khi họ có tâm
nguệyn xuất gia. Người già đến 90 tuổi Ngài cũng tiếp
nhận, miễn là họ có sự thiết tha tu niệm. Ngài cũng tiếp
nhận trẻ em 6-7 tuổi, giúp cho thiện căn các em ngày càng
tăng trưởng. Những người tàn tật, sáu căn không đủ, Ngài
cũng tiếp nhận, cũng đều tạo nhân duyên lành giúp họ vượt
thoát hệ lụy cõi trần.
*
ĐỘ HẾT HÀNG CƯ SĨ – NHƯNG KHÔNG TRANH ĐỆ TỬ
Khuynh
hướng Phật tử thời nay là thích quy y với nhiều thầy,
nên Hòa thượng dạy: “Chỉ cần quy y với một thầy là
đủ rồi. Đừng quy y với thầy này rồi bỏ thầy kia. Bạn
quy y với quá nhiều thầy mà không nghe lời họ dạy, thế
là vô ích. Không những việc này gây nên sự bất hòa trong
hàng Pháp Sư khi họ tranh đệ tử, mà còn gây hậu quả cho
những nơi có hàng Phật tử kỳ cựu sinh tâm rối loạn và
nhầm lẫn. Việc này không tạo nên sinh khí mới cho Phật
pháp mà ngược lại, sẽ làm cho Phật pháp trở nên hư hoại”.
Miễn
là lòng người chân thành, Hòa thượng sa74n sàng truyền Tam
quy, Ngũ giới ngay cả khi Ngài đang bệnh, Ngài chẳng bận
tâm đến sự phiền lụy. Dù chỉ một người đến xin thọ
giới, Ngài cũng sẵn sàng làm lễ truyền giới.
Có
một số vị Đại đức. Cao Tăng xưa nay phát nguyện không
tiếp nhận đồ chúng, ngại rằng vì bận rộn trách nhiệm
dạy dỗ mà trở ngại công phu của riêng mình. Hòa thượng
không như vậy, Ngài nhận hết thảy những người có tính
khí ương ngạnh, mông muội và những kẻ có căn tính rất
khó điều phục. Ngài nguyện rằng, thà xả bỏ đầu, mắt,
tủy, não của mình, hơn là từ chối không độ thoat những
người này.
*
LẬP TÔNG CHỈ
“Mọi
người đến Vạn Phật Thánh Thành đều phải tuân theo một
số quy định. Rồng cũng phải cuộn mình mới có thể bay
lên phun mưa tùy ý. Cọp cũng phải thu mình mới có thể đón
hướng gió mà vồ mồi chính xác”. Tại Đạo Tràng Hội
Phật Giáo Pháp Giới, mọi người đều phải phấn đấu thực
hành ba tông chỉ và sáu nguyên tắc do Hòa thượng đề ra
như một tiêu chuẩn để tu tập. Vạn Phật Thánh Thành là
trung tâm của các Hội Phật Học này.
*
BA TÔNG CHỈ VÀ SÁU NGUYÊN TẮC
Ba
tông chỉ:
Ngay
lúc vừa bắt đầu hai thời khóa tụng vào buổi sáng sớm,
mỗi chiều tứ chúng đệ tử đều phải tự mình quán sát
lại chính mình:
1.
Dù lạnh đến chết, cũng không phận duyên; dù đói chết,
không van nài; dù nghèo chết, không cầu cạnh.
2.
Tùy duyên mà không biến đổi; không biến đổi nhưng tuỳ
duyên.
3.
Kiên quyết thực hành đúng theo ba tông chỉ. Nguyện xả bỏ
thân mạng để làm tròn Phật sự. Chính mình có trách nhiệm
chuyển hóa nghiệp riêng của mình. Xem công phu tu hành là sự
nghiệp chính của Tăng sĩ.
Sáu
nguyên tắc:
1.
Ngay nơi Sự để sáng tỏ Lý. Lý sáng tỏ tức là Sự. Tu
tập, xiển dương, lưu hành mạch phái Tổ sư đã truyền.
2.
Tự hỏi mình thật sự đã là người không tranh chưa? Tự
hỏi mình thật sự đã là người không tham chưa?
3.
Tự hỏi mình thật sự đã là người không mong cầu chưa?
Tự hỏi mình thật sự đã là người không vị kỷ chưa?
4.
Tự hỏi mình thật sự đã là người không tư lợi chưa?
Tự hỏi mình thật sự đã là người không nói dối chưa?
5.
Tự hỏi mình thật sự đã là người ăn một bữa chưa?
6.
Tự hỏi mình có luôn luôn đắp y không rời thân không?
Những
điều này là gia phong của Vạn Phật Thánh Thành, không một
người nào có thể thay đổi được.
*
LUÔN LUÔN MẶC Y GIỚI
Để
tuân thủ giới luật đức Phật đã chế và để hộ trì
tăng tướng, Hòa thượng dạy chư Tăng luôn luôn đắp y và
mang theo tọa cụ, không được để những vật này rời thân.
Ngài dạy phải dẹp trừ ham muốn sử dụng y phục quý và
đẹp.
*
ĂN MỘT NGÀY MỘT BỮA TRƯA
Dùng
nhiều thức ăn vào nhiều bữa trong ngày sẽ làm lớn mạnh
tâm tham, khiến trở ngại công phu tu tập. Theo luật đức
Phật đã chế, chư Tăng thực hành ăn một bữa vào buổi
trưa và sử dụng bình lục bát ngọ trai. Rau luộc và “canh
A la hán” là vị thuốc hay để hữa bệnh đói và khát. Mọi
người đừng nên ăn quá no, nên ăn vừa đủ. Đừng tham ăn
nhiều, đừng muốn ăn ngon, ta sẽ được tự tại thoát khỏi
tham dục.
*
ĐÊM KHÔNG NGỦ NẰM
Ngủ
nhiều và hôn trầm khiến tâm ngu si tăng trưởng. Hòa thượng
đã từng thực hành không bao giờ nằm ngủ vào ban đêm từ
hồi còn trẻ, nên Ngài khuyến khích đệ tử ngủ ngồi, khiến
tinh thần thanh thản, nhẹ nhàng, tỉnh táo. Nhờ đó có thể
thoát khỏi sự cám dỗ của ma quỷ.
*
KHÔNG GIỮ TIỀN BẠC
Tiền
bạc là gốc tội lỗi. Người có tiền dễ sanh khởi vọng
tưởng. Để đảo bảo cho công phu tu tập có hiệu quả, Hòa
thượng dạy đệ tử tuân thủ luật đức Phật đã chế,
không giữ tiền bạc làm của riêng mình. Tăng sĩ không được
phép nhận của cúng dường riêng cho mình. Chư Tăng làm việc
đều mang tính chất phục vụ. Khi bị bệnh hoặc có việc
tăng sai thì có thể sử dụng quỹ của Tăng chúng để chi
dùng. Hòa thượng bảo: “Người nào giữ được giới không
cất giữ tiền của riêng tư, thì vị ấy chính là tăng sĩ
xứng đáng với nghĩa ruộng phước thanh tịnh”.
*
KHÔNG CÓ Ý NIỆM THỨ BẬC
Trong
mọi Đạo tràng, tứ chúng đệ tử đều sinh hoạt và cùng
nhau công phu tu tập. Mọi người đều hoàn chỉnh bổn phận
của chính mình trong niềm vui của Chánh pháp. Không có danh
lợi, không có quyền lực, không có lương bổng nên chẳng
có những nỗ lực riêng tư để tranh đoạt quyền lợi cá
nhân. Không có chức vụ Trị sự hay Trụ trì. Mọi người
đều bình đẳng trong vai trò chính mình là chủ tự viện.
*
NGHIÊM TÚC TRONG GIỚI HẠN NAM NỮ
Bất
cứ lúc nào hai người cần tiếp xúc nhau, dù qua điện thoại,
trao đổi thư từ … cũng nên có ít nhất hai người khác
ở bên cạnh. Nguyên tắc này áp dụng cho cả bốn chúng để
đảm bảo cho mọi nhân duyên giữ gìn giới hạnh thanh tịnh,
thoát khỏi mọi ham muốn. Công việc hàng ngày chẳng rời
công phu tu niệm: công phu tu niệm không tách rời công việc
hàng ngày.
*
TU TẬP TÙY CHÚNG
Thời
khóa tu niệm hàng ngày gồm: công phu sáng, Lễ Phật, tụng
Kinh hoa Nghiêm, trước thời qúa đường buổi trưa, lạy sám
Đại Bi. Công phu chiều: nghe giảng Kinh, tụng Tâm Kinh. Còn
có những nghi lễ, pháp hội riêng vào những ngày kỷ niệm,
húy nhật chư Phật, chư vị Bồ tát, Đại pháp hội Thủy
Lục Không … Mọi lúc, mọi người tùy khả năng của mình
để đóng góp công quả vào các lĩnh vực giáo dục, phiên
dịch kinh điển, xử lý công việc tự viện hàng ngày …
Như thế, không để thời gian trôi qua vô ích.
*
MỖI ĐẠO TRÀNG LÀ MỘT TRƯỜNG HỌC
Giáo
dục là nền tảng của tất cả các pháp thế gian cùng pháp
xuấ thế gian. Pháp môn vô số lượng, thệ nguyện đều tu
học. Chúng ta đồng thời là thầy và trò, học tập lẫn
nhau. Ở Vạn Phật Thánh Thành có trường Tiểu học Dục Lương,
trường Trung học Bồi Đức, trường Đại học Phật Giáo
Pháp Giới, cùng chương trình giáo dục cho Tăng sũ và Cư sĩ.
Nhiều chi nhánh Đạo tràng đều có lớp học Phật pháp cuối
tuần hay vào ngày Chủ nhật.
*TÌNH
NGUYỆN GIẢNG DẠY LÀ QUY LUẬT
Giáo
thọ sư tự nguyện giảng dạy không hưởng lương và không
đình công. Mục đích việc giáo dục là làm sáng tỏ đạo
lý, chứ không phải vì danh lợi. Dùng chương trình Nho
giáo cho lớp cơ bản và Phật học cho lớp đệ tử đã quy
y. Qua giáo dục sẽ phát hiện vào đào tạo nhân tài để
phục vụ cho lợi ích toàn thế giới. Hòa thượng nói: “Người
không cần tiền bạc là người chân chính”.
*
NAM NỮ HỌC TẬP RIÊNG
Nam
nữ được tổ chức học tập riêng biệt, để họ có thể
tập trung vào việc học mà không bị phân tâm. Nhờ vậy nên
có thể ngăn ngừa được những căn bệnh xã hội như: nam
nữ giao thiệp nhau quá sớm, pháp thai, ly dị, đồng tính luyến
ái … Những hiện tượng đó đều bị cấm tuyệt ở đây.
Hòa thượng nói: “Giáo dụclà nền tảng tối yếu của quốc
phòng, có thể cứu vãn cả xã hội và có thể giải quyết
tận gốc mọi vấn đề của thế giới”.
*
GIÁO DỤC TRONG TĂNG GIÀ LÀ CHỦ YẾU
Tăng
sĩ có trách nhiệm làm mô phạm cho hết thảy mọi chúng sanh,
nên họ phải tự rèn luyện, học tập Phật pháp hoàn hảo
trước khi họ đảm nhiệm công việc dạy dỗ cho người khác.
Do vậy, Hòa thượng đặc biệt giáo dục hàng đệ tử xuất
gia rất nghiêm cẩn và yêu cầu rất cao ở họ.
Tùy
thuộc vào năng lực của từng người, các đệ tử đều
được phân công đảm nhiệm những công việc trong chúng để
học hỏi thêm. Mọi người đều có được những cơ hội
như nhau. Các giáo thọ thường cho học tăng những lời giáo
huấn trực tiếp và gián tiếp cũng như những sự hỗ trợ
cần thiết.
Các
giáo thọ thường cho học tăng những bài khảo thí bất ngờ,
như mời mọi người từ mọi giai tầng trong xã hội, ở khắp
mọi quốc gia đến để giảng kinh, mở những khóa học tại
Vạn Phật Thánh Thành hay những Đạo tràng chi nhánh khác.
Hòa thượng bảo: “Mọi người cần phải có cái nhìn thấu
suốt chân lý trạch pháp nhãn. Nếu nhận ra Đạo, hãy nên
tiến tới, nếu chẳng phải Đạo thì nên thối lui. Hãy chọn
những pháp thiện để hành trì theo, lọai trừ những tính
bất thiện ở trong mình. Mọi việc đều là một sự khảo
nghiệm cho chính mình, nếu ta chưa nhận ra được mặt mũi
trước khi sinh ra là gì, thì phải cố gắng làm lại từ đầu”.
Các
pháp vốn bất định. Pháp cố định là pháp chết. Con người
là pháp sống động, bạn không nên mắc kẹt vào một lối
đi cho đến khi nó dẫn bạn vào bóng tối.
Hòa
thượng bảo: “Bạn phải tự làm sáng tỏ trí tuệ và tự
tin nơi chính mình. Đừng tin vào tôi”.
Phong
cách của Hòa thượng rất thoải máivà dân chủ. Ngài tôn
trọng chúng đệ tử và không bao giờ tự ý chế định những
iới điều. Khi có đệ tử làm điều gì sai trái. Ngài mới
đưa ra quy định kịp thời để hộ trì cho công phu học tập.
Hòa
thượng có một tấm lòng bao dung khoan thứ vô hạn. Bất luận
người nào phạm lỗi lầm, miễn là họ khởi lên ý muốn
sám hối, thì Hòa thượng sẵn lòng tha thứ.
Trực
nhận tự kỷ thác: Nhận ngay lỗi của mình.
Mạc
luận
tha chi nhân: Không bàn luận đến sai trái của người
khác.
Tha
phi
tức ngã phi: Xem lỗi lầm của người khác chính là lỗi
của mình.
Đồng
thể
danh đại bi: Được gọi là đồng tâm thể đại bi của
chư Phật.
Hòa
thượng tự trách chính mình thay vì trách cứ người khác.
Ngài nhận về phần mình hết thảy mọi lỗi lầm mê muội,
nghiệp chướng, tập khí xấu của đệ tử. Ngài phát nguyện
gánh vác hết nghiệp chướng.
Xem
việc giáo dục chúng Sa di là nền tảng của việc giáo dục
tăng chúng.
Vào
những năm cuối cùng của cuộc đời, Ngài hết lòng chăm
sóc giáo dục chúng Sa di và Sa di trẻ mới xuất gia. Ngài đích
thân sắp xếp giáo thọ và thời khóa học. Ngài tự thân
truyền thọ pháp môn Tứ thập nhị thủ nhãn ấn pháp cho
chúng Sa di tu tập. Ngài đem hết tâm huyết để truyền thọ
cho hai giới này, hy vọng sự đồng tu của tứ chúng, của
lớp tăng trẻ từ 6 –17 tuổi này, chẳng bao lâu sẽ trở
lên những mặt trời sáng rỡ của Phật pháp, sẽ truyền
bá lòng từ bi vô hạn, niềm an nhiênhạnh phúc, hướng dẫn
chúng sanh tu tập đạo Bồ tát, chuyển hóa tận cùng khổ
đau sinh tử.
*
ƯỚC NGUYỆN PHIÊN DỊCH TAM TẠNG KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO
Từ
hồi còn trẻ, Hòa thượng đã có ước nguyện truyền bá
Phật pháp rộng khắp thế giới. Muốn vậy, Ngài phát nguyện
tổ chức phiên dịch Tam Tạng Kinh điển Phật giáo sang các
thứ tiếng trên thế giới. Đây là công trình sự nghiệp
ngàn năm. Ngài nói: “Phiên dịch Tam Tạng còn quan trọng hơn
vãng sanh Tịnh độ”.
Hòa
thượng là người đầu tiên trên thế giới dùng Trung văn
để giảng Kinh, trước hết, Ngài dọc một đoạn Kinh từ
trí nhớ, rồi liên tiếp giảng câu này sang câu khác mà không
cần nhìn vào Kinh văn. Ngài chẳng cần ghi chép điều gì,
Ngài giảng hoàn toàn lưu xuất tự tự tánh khiến ai ai cũng
hiểu được. Ngài sử dụng tiếng bạch thoại thông dụng
để giảng giải những ý nghĩa sâu rộng nhất của Kinh văn,
bằng những ví dụ rất thực tế khiến mọi tầng lớp đều
hiểu được. Hòa thượng nói: “Tôi chỉ biết cách đưa
ra những ví dụ rất đơn sơ để chuyển ý Kinh do tôi giảng,
gọi là “Bản dịch đơn giản”. Cũng như rau cải được
luộc chín bằng nước sôi, trông có vẻ thanh đạm nhưng rất
tốt cho sức khỏe”.
DỊCH
SANG NHỮNG NGÔN NGỮ KHÁC:
Có
hàng trăm bộ Kinh dịch xong đã được ấn hành. Nhiều nhất
là tiếng Anh. Sau này sẽ in Kinh song ngữ Hoa Pháp, Hoa Việt
…
Bên
cạnh việc xuất bản Kinh sách, băng từ và băng video cũng
được phát hành song ngữ. Hiện nay băng từ song ngữ cũng
rất thông dụng để ghi và truyền các dữ liệu bằng tiếng
Hoa và tiếng Anh.
THÀNH
LẬP VIỆN PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN QUỐC TẾ:
Năm
1973, Viện Phiên dịch Tam Tạng Kinh Phật giáo Quốc tế đã
được thành lập.
Năm
1992, thành lập Ban quản trị Hội Phật giáo Pháp giới. Chư
Tăng cùng Cư sĩ từ khắp nơi đều tình nguyện đến đây
để cộng tác dịch và ấn hành Tam Tạng Kinh mà không nhận
bất cứ khoản thù lao nào.
TÁM
QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC
1.
Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ tự truy
cầu danh lợi.
2.
Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo.
3.
Người dịch phải tự chế, không được tự khen ngợi mình
nhưng lại chê bai người khác.
4.
Người dịch không được tự cho mình là tiêu chuẩn, là thước
đo, rồi hạ thấp người khác bằng cách tìm lỗi nơi tác
phẩm của họ.
5.
Người dịch phải lấy tâm Phật làm tâm mình.
6.
Người dịch phải dùng Trạch Pháp Nhãn để phân xét đâu
là chân lý.
7.
Người dịch phải cung kính cầu thỉnh Cao Tăng Đại Đức
mười phương chứng minh cho bản dịch.
8.
Người dịch phải hoan hỷ truyền bá giáo nghĩa Phật học
bằng cách in Kinh, Luật, Luận khi việc phiên dịch của mình
được công nhận là chính xác.
*
THỊ HIỆN TƯỚNG BỆNH
Hàng
phàm phu bị bệnh do nghiệp. Họ thọ nhận lấy những gì
họ đã làm trong quá khứ. Tất cả các bệnh của họ đều
do tham, sân, si. Còn bệnh của Thánh nhân là do nguyện lực.
Các Ngài phát nguyện chịu thay nghiệp chẳng lành mà chúng
sanh đã tạo lập. Vì chúng sanh bệnh nên Bồ tát bệnh, các
bậc Thánh đã chuyển hóa xong toàn bộ ba món độc này rồi.
Ngài
vốn không bệnh, nhưng lại muốn chịu thế mọi khổ đau
cho chúng sanh, nhận hết bệnh của chúng sanh về phần mình,
nên thânn Ngài có biểu hiện các triệu chứng của bệnh,
với hy vọng chúng sanh khi thấy tướng bệnh, biết được
nguyên nhân của bệnh, mới chịu quyết tâm tu hành.
Để
hộ trì cho đệ tử bốn chúng tu hành. Ngài đã đi từ Đạo
tràng này đến Đạo tràng khác. Những cuộc hành trình bằng
xe hơi, giữa thời tiết nóng lạnh bất thường, xử lý vô
số những công việc phức tạp, giúp cho người khác lực
gia trì để tu tập. Điều ấy đã làm cho Ngài kiệt sức.
Mười
năm trước đây Ngài đã phát bệnh nặng vì làm việc quá
sức. Năm nay bệnh Ngài quá nặng đến nỗi Ngài không thể
bước lên một bậc thềm. Ngay cả khi các bác sĩ chẩn đoán
Ngài chỉ còn sống một tuần lễ nữa. Hòa thượng vẫn từ
chối sự nghỉ ngơi để tìm phương cách trị liệu. Ngài
vẫn chống tích trượng để đi hoặc ngồi xe lăn, tiếp tục
đi đến khắp nơi để giảng pháp. Hai năm nay, bệnh đến
liệt giường mà Ngài vẫn chỉ dạy các đệ tử khắp nơi
bằng điện thoại, hay xuất hiện trong những giấc mơ của
họ để giáo hóa.
Hòa
thượng đã chữa trị bệnh cho vô số người, sao Ngài lại
không chữa trị cho chính mình? Đó chẳng phải là Ngài không
thể chữa, mà vì Ngài không muốn chữa. Một đời Ngài xưa
nay chưa từng làm hoặc suy nghĩ một điều gì cho riêng mình.
Ngay cả khi Ngài đau đớn cùng cực, Ngài cũng chẳng cần
đến sự giúp đỡ cho riêng mình chút nào. Ngay cả khi Ngài
an tường thị tịch vào ngày 06 tháng 07 năm ấy (1995)., bệnh
Ngài và cơn đau cũng không giảm chút nào.
Ngài
không thị hiện những điềm lạ, cũng chẳng lưu lại những
kỳ tích. Ngài chỉ nói cho mọi người những bài học lớn
lao về thành, trụ, hoại, không – sanh, lão, bệnh, tử.
Đây
thật là bài học lớn lao mà Hòa thượng đã trao cho hàng
đệ tử trên đường thực hành đạo Bồ tát. Từ vô lượng
kiếp xa xưa, chư Bồ tát đã xả bỏ vô số thân để cứu
độ chúng sanh. Chư vị hoàn toàn nghĩ đến mọi người chứ
không nghĩ đến mình. Đối diện với những nỗi khổ khó
chịu đựng này, người ta mới có thể tiếp tục can đảm
tiến bước với niềm tin kiên định, không khuất phục khi
tu hạnh Bồ tát, dũng mãnh tiếp nối công hạnh của người
xưa. Đó chính là chất vàng không chảy của Hòa thượng trong
lò lửa hừng hực.
Toàn
bộ cuộc đời của Ngài là biểu hiện từ bộ Kinh Hoa Nghiêm.
Phẩm “Pháp giới bất khả tư nghì của chư Phật”, trong
Kinh Hoa Nghiêm có nói rằng chư Phật Thế Tôn có mười Phật
sự rộng lớn:
…
“Các Phật tử, khi chư Phật nhập Niết bàn, vô lượng chúng
sanh đau đớn khóc lóc, sanh tâm ưu bi khổ não. Chư Phật thấy
vậy nên nói: Như Lai Thế Tôn có tâm đại từ bi, vì lòng
thương xót và làm lợi lạc cho cả thế gian, là nơi nương
tựa và cứu hộ cho muôn loài. Thật khó mà tính kể sự thị
hiện của Như Lai trên thế gian này.
Ruộng
phước vô lượng từ nay mất hẳn. Do vậy, vì khiến cho chúng
sanh kính mến, ngưỡng mộ mà các Ngài làm Phật sự.
Chư
Phật Thế Tôn tuy nhập Niết bàn nhưng vì chúng sanh mà tiếp
tục làm ruộng phước bất khả tư nghì; làm ruộng phước
tối thượng, vô tận phước đức; khiến cho chúng sanh có
được đầy đủ thiện căn và ruộng phước tròn đầy”.
* *
*
CHÚ
ĐẠI BI
HÒA
THƯỢNG THÍCH TUYÊN HÓA
GIẢNG
GIẢI
XEM
KINH VỚI LÒNG THÀNH
Kẻ
hậu học khi xem kinh, nên có tâm thái như sau: ba nghiệp tâm,
khẩu, ý phải được thanh tịnh. Ba nghiệp trên được lắng
trong thì phước huệ tròn đầy.
1.
Nên thẳng mình ngồi ngay như ngồi trước đức Phật. Đó
là thân nghiệp được thanh tịnh.
2.
Miệng không nói lời sai trái, không cười đùa. Đó là khẩu
nghiệp được thanh tịnh.
3.
ý không tán loạn, dứt sạch tâm phan duyên. Đó là thanh tịnh
ý nghiệp.
Khi
tâm an tịnh thì ngoại cảnh lắng trong, đó là khế ngộ nguồn
tâm, diệu nhập pháp lý. Khi nước lắng trong thì vẻ sáng
của ngọc tự chiếu soi, mây tan trăng tự hiển bày, đại
nguyện thành tựu cũng như nhập vào biển diệu nghĩa. Thấu
đạt ý kinh cũng chính là đến được đỉnh núi cao trí tuệ.
Nếu hành giả muốn dễ thành tựu, phải gieo trồng Đại
nguyện. Khi tâm, pháp đều quên, thì mình cùng pháp giới chúng
sinh đều chung lợi lạc. Có được như thế mới mong báo
đáp ân sâu của Chư Phật.
CHÚ
ĐẠI BI
(Phần
kinh văn)
1.
Nam
mô hắc ra đát na đá ra dạ da
2.
Nam mô a rị da
3.
Bà lô yết đế thước bát ra da
4.
Bồ đề tát đỏa bà da
5.
Ma ha tát đỏa bà da
6.
Ma ha ca lô ni ca da
7.
Án
8.
Tát bàn ra phạt duệ
9.
Số đát na đát tả
10.
Nam mô tất kiến lật đỏa y mông a lị da
11.
Bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà
12.
Nam mô na ra cẩn trì
13.
Hê rị ma ha bàn đà sa mế
14.
Tát bà a tha đậu du bằng
15.
A thệ dựng
16.
Tát bà tát đá, na ma bà tát đa (*) na ma bà già
(*)
Các bản hiện đang lưu hành, được trì tụng rộng rãi ở
Việt Nam thiếu năm chữ này.
17.
Ma phạt thị đậu
18.
Đát điệt tha, án
19.
A bà lô hê
20.
Lô ca đế
21.
Ca ra đế
22.
Di hê rị
23.
Ma ha bồ đế tát đỏa
24.
Tát bà tát bà
25.
Ma ra ma ra
26.
Ha hê ma hê, rị đà dựng
27.
Cu lô cu lô yết mông
28.
Độ lô độ lô phạt già ra đế
29.
Ma ha phạt già ra đế
30.
Đà la đà la
31.
Địa lỵ ni
32.
Thất phật ra da
33.
Giá ra giá ra
34.
Ma ma phạt ma ma
35.
Mục đế lệ
36.
Y hê di hê
37.
Thất na thất na
38.
A ra sam phật ra xá lợi
39.
Phạt sa phạt sam
40.
Phật ra xá da
41.
Hô lô hô lô ma ra
42.
Hô lô hô lô hê rị
43.
Ta ra ta ra
44.
Tất lỵ tất lỵ
45.
Tô rô tô rô
46.
Bồ đề dạ - bồ đề dạ
47.
Bồ đà dạ - bồ đà dạ
48.
Di đế rị dạ
49.
Na ra cẩn tri
50.
Địa lỵ sắt ni na
51.
Ba dạ ma na
52.
Ta bà ha
53.
Tất đà da
54.
Ta bà ha
55.
Ma ha tất đà dạ
56.
Ta bà ha
57.
Tất đà du nghệ
58.
Thất bàn ra dạ
59.
Ta bà ha
60.
Na ra cẩn trì
61.
Ta bà ha
62.
Ma ra na ra
63.
Ta bà ha
64.
Tất ra tăng a mục khư da
65.
Ta bà ha
66.
Ta bà ma ha a tất đà dạ
67.
Ta bà ha
68.
Giả cát ra a tất đà dạ
69.
Ta bà ha
70.
Ba đà ma yết tất đà dạ
71.
Ta bà ha
72.
Na ra cẩn trì bàn đà ra da
73.
Ta bà ha
74.
Ma bà lợi thắng yết ra dạ
75.
Ta bà ha
76.
Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
77.
Nam mô a lị da
78.
Bà lô kiết đế
79.
Thước bàn ra dạ
80.
Ta bà ha
81.
Án tất điện đô
82.
Mạn đà ra
83.
Bạt đà dạ
84.
Ta bà ha
KỆ
TỤNG CỦA HÒA THƯỢNG
THÍCH
TUYÊN HÓA
Thủ
nhãn thông thiên đại tổng trì
Chấn
động tam thiên thế giới thì
Hữu
duyên vô duyên hàm nhiếp hóa
Từ
bi phổ độ Diêm phù đề
Lão
Hoà Thượng Tuyên Hóa
http://www.thuvienhoasen.org