Theo truyền thuyết, không lâu trước khi nhập niết bàn, Đức
Phật đã trả lời Ananda, thị giả theo hầu cận Phật nhiều năm, khi vị này
xin Phật chỉ dẫn cách đối xử cho các vị tỳ kheo mỗi lần gặp phụ nữ.
Theo truyền thuyết, lúc ấy Phật đã dạy: “Không được nhìn!„ Trả lời câu
hỏi tiếp theo nếu trong trường hợp đã lỡ nhìn thấy người phụ nữ rồi thì
phải ứng xử như thế nào, Phật lại dạy , cũng theo truyền thuyết:
“Không được bắt chuyện!„ Trả lời câu hỏi thứ ba, các tỳ kheo phải đối
xử như thế nào, khi chẳng đặng đừng câu chuyện đã được bắt đầu với
người phụ nữ, Phật lại khuyên - cũng theo truyền thuyết: “Hãy giữ vững
tâm trí!
Trong kinh Đại Niết bàn, - bản kinh lớn tường thuật về giai đoạn
cuối đời và cái chết của Đức Phật có ghi đoạn đối thoại trên. Đoạn này
xét ra không thật, mà là một thêm thắt của người đời sau. Điều đó có
thể chứng minh được.
Đáng nghi ngờ trước hết là vị trí mà ở đó cuộc đối thoại trên được
ghi lại ở trong kinh. Liền ngay trước đólà lời tường thuật Đức Phật đã
an ủi lời than thở của Ananda rằng sau lúc nhập diệc của đấng toàn hảo
các tỳ kheo sẽ không còn cĩ nơi nương tựa kiết tập bằng cách nêu lên 4
địa điểm chiêm bái, ở đó những người sùng đạo về sau sẽ lũ lượt kéo
đến: đó là nơi Đức Phật hạ sanh, cây Bồ đề là nơi Đức Phật đã chứng ngộ
chân lý, khu rừng Isipatana (Lộc uyển) tại Banares, nơi Đức Phật
thuyết pháp lần đầu tiên và khu rừng Sala (thông tho) tại Kusinara, nơi
Đức Phật nhập niết bàn - và ngay sau vị trí nói trên là lời tường
thuật về việc Đức Phật đã yêu cầu các đệ tử của ngài không nên lo lắng
về nghi lễ tẩm táng cho ngài mà nên để cho các cư sĩ lo việc ấy. Hai
chuỗi tư tưởng trước và sau này liên kết với nhau một cách không gượng
ép, còn sự hướng dẫn của Đức Phật về cách hành xử với phụ nữ xen vào
giữa phá vỡ sự liên hệ của hai sự kiện nói trên. Điều này đã đủ cho
thấy rằng đoạn văn về phụ nữ đã được thêm vào về sau.
Thật thế, những sự ghi xen vào như thế được tìm ra khá nhiều ngay
chính trong kinh Đại Niết Bàn. Cho nên thật ra cũng không có gì lạ lùng
khi nhận định rằng đoạn văn về những lời dạy về cách đối xử với phụ
nữ của Phật không thật là lời của Phật. Đoạn văn ấy đã được một vị
thuộc trường phái chống phụ nữ và theo khổ hạnh cực đoan đem lén vào và
đã đưa vào thời điểm sau sự biên soạn kinh Đại Niết Bàn một khoảng
thời gian khá lâu, khi mà ngôn ngữ Pali đã biến đổi.
Đức Phật đã không bao giờ phát ngôn như thế. Ngài đã nói thế nào về
phái nữ, ta có thể tìm thấy trong câu kệ của 42 Bài không thuộc kinh
tạng Pali mà bằng tiếng sanskrit, những lời thật đẹp, mà Karl
Seidenstuecker đã chuyển dịch từ bản tiếng tàu trong tập “Buddhistische
Evangelien“ của ông. Những lời ấy như sau:
“Khi nói với một người phụ nữ, hãy làm điều ấy với sự trong sáng của
con tim. Hãy tự nói với chính mình: “Ở trong thế giới đầy phiền não
này tôi muốn giống như một đoá huệ trong sạch, không bị vây tanh mùi
bùn trong đầm hoa đang mọc. Nếu người phụ nữ là một vị già nua, hãy xem
như là mẹ. Nếu người ấy là một bà chủ nhân đáng kính, hãy đối xử như
một bà chị. Nếu là một người xuất thân thấp kém, hãy xem họ như là em
gái của mình. Nếu người phụ nữ còn ngây thơ trẻ con, hãy đối xử tế nhị
và lịch sự„.
Đây mới chính là - dù không hoàn toàn đúng theo từng chữ, nhưng chắc
chắn theo đúng với tinh thần - những lời dạy đích thực của Đức Phật.
Kurt Schmidt (Theo tap chi Tia sáng)
*Thái Kim Lan chuyển từ bản tiếng Đức
NGUYÊN VĂN BẢN KINH:
.../....
Bấy
giờ, A-nan trịch áo bày vai phải, quỳ gối phải xuống đất,
bạch Phật:
“Thế
Tôn, hiện nay các Sa-môn khắp bốn phương, gồm những vị
kỳ cựu đa văn, thấu hiểu kinh luật, đức hạnh thanh cao,
thường đến bái yết Phật, nhân đó con được lễ kính
và gần gũi hỏi han. Nhưng sau khi Phật diệt độ rồi, họ
không đến nữa, con không còn biết hỏi ai nữa, làm sao?”
Phật
bảo A-nan:
“Ngươi
chớ lo. Các con nhà dòng dõi thường có bốn chỗ tưởng nhớ:
“1.
Tưởng tới chỗ Phật sanh, hoan hỷ muốn thấy, nhớ mãi không
quên, sanh tâm luyến mộ;
“2.
Tưởng tới chỗ Phật thành đạo, hoan hỷ muốn thấy, nhớ
mãi không quên, sanh tâm luyến mộ;
“3.
Tưởng tới chỗ Phật chuyển Pháp luân đầu tiên, hoan hỷ
muốn thấy, nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ;
“4.
Tưởng tới chỗ Phật vào Niết-bàn, hoan hỷ muốn thấy,
nhớ mãi không quên, sanh tâm luyến mộ.
“Này
A-nan, sau khi ta diệt độ, trai hay gái con nhà dòng dõi nhớ
nghĩ khi Phật giáng sinh có những công đức như thế, khi Phật
đắc đạo có những thần thông như thế, khi Phật chuyển
Pháp luân có những sự hóa độ như thế, khi Phật diệt độ
có những lời di huấn như thế. Rồi mỗi người đi đến
bốn chỗ đó kính lễ, dựng chùa tháp cúng dường. Khi chết
đều được sanh lên cõi trời, chỉ trừ người đắc đạo.
“Này
A-nan, sau khi Ta diệt độ, có các người dòng họ Thích đến
cầu đạo, hãy nhận cho họ xuất gia thọ giới Cụ túc chớ
để lâu. Những người Phạm chí dị học đến cầu đạo
cũng nhận cho xuất gia thọ giới Cụ túc, chớ có để thử
qua bốn tháng. Vì những người kia vốn có học sẵn các luận
thuyết khác, nếu để lâu thì các kiến giải trước của
họ sẽ phát sanh lại.
Bấy
giờ A-nan quỳ xuống, chắp tay bạch Phật:
“Tỳ-kheo
Xiển-nộ thô lỗ, tự chuyên, sau khi Phật diệt độ, phải
đối xử thế nào?”
Phật
dạy:
“Sau
khi Ta diệt độ, nếu Tỳ-kheo Xiển-nộ nộ
không
tuân oai nghi, không chịu nghe giáo huấn, các ông hãy cùng xử
trị theo phép phạm-đàn là truyền hết các Tỳ-kheo không
ai được cùng nói chuyện, cùng tới lui, chỉ bảo, giúp đỡ.”
A-nan
lại bạch Phật: “Sau khi Phật diệt độ, các hạng nữ nhân
đến thọ giáo huấn cần được đối xử như thế nào?”
Phật
dạy:
“Đừng
gặp họ.”
“Giả
sử phải gặp thì làm sao?”
“Chớ
cùng nói chuyện.”
“Giả
sử phải cùng nói chuyện thì làm sao?”
“Hãy
tự thu nhiếp tâm ý.
“Này
A-nan, ngươi chớ nghĩ sau khi Ta diệt độ, các ngươi mất
chỗ nươơng tựa, không ai che chở. Chớ có quan niệm như
vậy. Nên biết những Kinh và Giới mà Ta đã dạy từ khi thành
Đạo đến nay là chỗ nương tựa, che chở các ngươi đó!
“Này
A-nan, từ nay trở đi, cho phép các Tỳ-kheo tùy nghi bỏ các
giới cấm nhỏ nhặt. Kẻ trên, người dưới xưng hô nhau
phải thuận lễ độ. Đó là pháp kính thuận của người
xuất gia.”
.../...
(Trích: KINH TRƯỜNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ02- Kinh Du Hành)