NỖI BUỒN NGÀY NOEL
*
Con sông đã chảy xa nguồn
Không ra biển lớn có buồn không sông ?
Kể từ sông chảy ngược dòng
Nguồn trông mỏi mắt thắt lòng mai sau
Tim này ai cấu mà đau
Sông xa nguồn cội lạc nhau mất rồi
Những lời chúc tụng lên ngôi [*]
Vô tâm quên lãng bồi hồi núi sông
Lễ Noel chúc cửa Không [**]
Là lời chúc lạc, lạc dòng ngấm đau
Xa nguồn sông chảy về đâu ?
Hải Triều Âm vẫn vọng cầu đêm sâu. [***]
---------------------------------
Ghi chú:
Noel năm nay tôi được một Phật tử ở phương xa gởi lời
chúc “Merry Christmas", một huynh
trưởng phật tử quen thân ở tỉnh x báo tin cho tôi rằng đang check-in rủ các
huynh trưởng khác vui chơi trong ngày Noel ở một địa điểm là ngôi nhà thờ nổi
tiếng.....
Ngày lễ của Chúa Kitô, không biết tự
khi nào lại trở thành ngày ăn theo của một số bộ phận phật tử, mỗi năm mỗi mặn
mà hơn, phật giáo sẽ trở thành tôn giáo thiểu số trong tương lai gần, vì chuyện
ăn theo, vui theo vô tâm vô tư của một số khá đông Tăng Ny, phật tử trong ngày
lễ Noel. Chuyện tai hại nhất là cái vấn nạn đó đã được các người con Phật đăng
lên các trang mạng cộng đồng như Facebook.com, Zalo.....Sự lan truyền lây lan với
tốc độ chóng mặt.
Bài thơ đã nói lên ý đó.
[*] "chúc tụng lên ngôi"
là chỉ cho câu chúc “Merry Christmas”
"Merry" có nghĩa là
"niềm vui"
Chữ
Christmas, tiếng Anh gồm có chữ Christ và Mas. Chữ Christ (phiên âm Việt là “Kitô” – nghĩa là Đấng được xức dầu) chính là tước vị của Chúa Giêsu. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ).
ChữChrist và Mas viết liền thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là “Ngày lễ của
Chúa Kitô”, tức là
ngày lễ Giáng sinh ...
[**]Cửa
Không: dịch nghĩa danh từ "Không môn" trong nhà thiền. Trong đạo Phật,
khi nói đến cửa không, chúng ta biết là cửa thiền, cửa chùa.
[***] Hải Triều Âm. Âm thanh vang
rền của sóng triều ngoài biển, được dùng để ví dụ âm thanh của Phật và Bồ tát,
hoặc chỉ cho sự ứng hóa của Phật và Bồ tát.
------------------------------
Ngày 25.12.2017
Nguyên Hưng