08/10/2012 18:51 (GMT+7)
Số lượt xem: 37487
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Để phòng chống bệnh tiểu đường hiệu quả, bạn nên hiểu rõ một số lầm tưởng chết người về căn bệnh này.



Bệnh sử trong gia đình không có nên tôi không thể mắc bệnh

Rất nhiều người bị bệnh tiểu đường dù không hề có bệnh sử trong gia đình. Di truyền đóng một vai trò quan trọng, tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy đó không phải yếu tố duy nhất. Khi một người trong cặp song sinh bị tiểu đường tuýp 1, người còn lại có nguy cơ mắc bệnh là 50%. Với tiểu đường tuýp 2, nguy cơ này là 75%. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn nên luyện tập hàng ngày và để ý chế độ dinh dưỡng.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là do ăn nhiều carbohydrates

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mà những người hay tiêu thụ carbohydrates ít mắc phải nhất. Trước năm 1980, ở Nhật Bản có chưa đầy 5% số người trưởng thành bị tiểu đường. Tuy nhiên, khi thức ăn nhanh và thịt dần thay thế gạo trong chế độ ăn hằng ngày thì bệnh tiểu đường trở nên phổ biến hơn. Đến năm 1990, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Nhật Bản đã tăng gấp đôi.

Tại Mỹ, những người thường xuyên ăn thịt có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao nhất. Những người ăn chay có nguy cơ thấp nhất, còn các nhóm khác ở mức giữa. Tuy nhiên, vấn đề thực sự có vẻ không nằm ở thức ăn chứa nhiều carbohydrates mà nằm ở những thức ăn chứa nhiều chất béo.

Tôi không béo nên không thể bị tiểu đường

Duy trì hình thể cân đối giảm đáng kể nguy cơ bị tiểu đường, tuy nhiên những người gầy vẫn có thể mắc căn bệnh này. Điều này xảy ra khi các tế bào trong cơ thể phản ứng với insulin - hormon đưa glucose từ máu vào trong tế bào.

Tuy những người có bụng và hông nhỏ cũng có thể gặp phải tình trạng tương tự nhưng chế độ ăn uống làm giảm mỡ bụng và mỡ hông giúp ngăn chặn sự tích tụ của chất béo bên trong tế bào, có tác động tích cực đến căn bệnh.
 
Chế độ ăn uống không có tác động đến bệnh tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 là do các kháng thể sinh học do cơ thể sản sinh để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus lại tấn công các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy.

Điều gì đã gây ra hiện tượng này? Một giả thuyết cho rằng, lý do nằm ở một số bệnh nhiễm trùng do virus. Ngoài ra, một nguyên nhân khác mà nhiều người không ngờ đến nằm ở sữa bò. Do đó, hiện giờ các nhà khoa học đang nghiên cứu xem việc không uống sữa bò trong những năm đầu đời có giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường hay không.
 
Sữa bò có thể là một vấn đề, tuy nhiên sữa mẹ thì mang lại tác động trái ngược. Nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ bú sữa mẹ ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn trẻ uống sữa ngoài.

Chỉ có người trưởng thành mới bị tiểu đường tuýp 2

Có thời gian, tiểu đường tuýp 2 được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều trẻ em mắc căn bệnh này. Đây có thể là hậu quả của thói quen ăn uống và chứng béo phì thời thơ ấu.

Không thể chữa trị bệnh tiểu đường

Lâu nay, nhiều người vẫn có quan niệm rằng một người mắc bệnh tiểu đường thì sẽ bị căn bệnh này mãi mãi. Tuy nhiên, cùng với sự ra đời của phẫu thuật cắt bớt dạ dày, các nhà khoa học thấy rằng, giảm cân cực kỳ nhiều có tác dụng với những ca bị tiểu đường tuýp 2. Chế độ ăn uống nhiều rau, ít chất béo mà Hiệp hội Nghiên cứu bệnh tiểu đường Mỹ ban hành vào năm 2009 gây giảm cân đáng kể đôi lúc cũng có thể làm biến mất các triệu chứng căn bệnh.

Theo Kiến thức


Âm lịch

Ảnh đẹp