02/10/2012 17:54 (GMT+7)
Số lượt xem: 172932
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Mời các bạn xem vài chuyên đề về sức khỏe

Chuyên đề 1:
.Khôn ăn cái, dại ăn nước.
"Bác sĩ ơi, tôi ninh kỹ thịt rồi ép lấy nước nấu bột cho con ăn, sao cháu vẫn gầy?"; "Nếu tôi luộc rau rồi lấy nước cho cháu ăn thì có đủ chất không?”... Phòng tư vấn của Viện Dinh dưỡng đã nhận được nhiều câu hỏi như vậy của các bà mẹ "đoảng".





Phòng khám của Viện Dinh dưỡng hằng ngày tiếp nhận rất nhiều bà mẹ to béo bế những đứa trẻ gầy còm đến tìm bác sĩ. Khi được hỏi về cách nuôi dưỡng trẻ, đa số họ đều bộc bạch: “Tôi hết lòng chăm sóc cháu, cố gắng cho cháu ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Tôi không tiếc tiền mua các loại thức ăn ngon như chim bồ câu, gà mái tơ, thịt bò non, cá quả... về ninh kỹ lấy nước nấu bột, nấu cháo cho cháu ăn. Phần nước cốt bổ cho con ăn, còn phần cái bỏ đi thì tiếc nên em cố ăn nốt. Nhưng không hiểu sao con thì ngày càng gầy còm, đầu to ra, cơ nhão, trong khi mẹ cứ tăng cân vùn vụt”.

Nhiều bà mẹ cho rằng nước hầm có nhiều chất bổ, giúp trẻ dễ tiêu hóa và cứng xương. Thực ra, trong nước thịt, nước xương ninh hầm có nhiều nitơ, tuy tạo được hương vị thơm ngon, kích thích sự thèm ăn nhưng lại có rất ít đạm và canxi. Còn nước luộc rau, luộc cá chỉ có một ít vitamin hòa tan trong nước (vitamin C, vitamin B1) với lượng không đáng kể.

Trong những năm đầu đời, cân nặng và chiều cao của trẻ phát triển rất nhanh. Do vậy, nhu cầu dinh dưỡng tính theo cân nặng của trẻ cao hơn hẳn người lớn. Nếu chỉ luộc hoặc ninh thức ăn rồi lấy nước nấu bột, trẻ sẽ không có đủ dinh dưỡng. Nên cho trẻ ăn cả phần cái bằng cách nghiền, xay hoặc băm nhỏ. Tất cả các thành phần dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, canxi, phốt pho, sắt, kẽm... (giúp tạo dựng nên cấu trúc tế bào của các tổ chức và tham gia vào nhiều hoạt động chức năng cơ thể) đều nằm trong phần cái của thức ăn. Như vậy, câu nói của ông bà ta “khôn ăn cái, dại ăn nước” quả là không sai!


Chuyên đề 2:

.Bệnh ho ở trẻ em.

Bác sĩ Ðỗ Hồng Ngọc

Bệnh ho ở trẻ em không chỉ gây "đau đầ"u cho các bậc cha mẹ mà ngay cả bác sĩ cũng phải hết sức cẩn thận khi điều trị.

Các loại ho

Ho có nhiều nguyên nhân. Khi khám một trẻ bị ho, bác sĩ phải hỏi đặc tính của cơn ho, nếu được nghe trẻ ho càng tốt. Nhìn cách thở của trẻ cũng giúp bác sĩ chẩn đoán được trẻ ho vì bệnh gì.

Có nhiều loại ho: do cảm cúm, do dị ứng, do viêm phổi, viêm cuống phổi, do mủ ở màng phổi, ho gà, ho lao...

Khi nào trẻ ho mà có nóng hoặc ho dai dẳng thì phải đưa đến bác sĩ khám ngay. Tuy nhiên, không phải cứ nghe bé ho là xin chụp hình phổi.

Cần "tôn trọng" cơn ho của trẻ . Ðừng tìm cách dập tắt cơn ho tức khắc mà không biết nguyên nhân cụ thể. Trong trường hợp là ho "gió", ho "cảm" chút đỉnh thì cần để cho trẻ ho. Ngay cả trường hợp bị viêm phổi hay viêm cuống phổi, vẫn để bé ho tự nhiên để tống đàm nhớt ra ngoài cho dễ thở và bớt nhiễm độc. Ho vì viêm phổi mà chỉ uống thuốc ho thì bệnh càng nặng thêm. Bác sĩ chỉ cho uống thuốc ho khi thấy cơn ho làm bé mệt nhiều và mất ngủ khiến bé suy nhược.

Ðiều trị

Ho không phải là bệnh, mà chỉ là một triệu chứng của nhiều căn bệnh khác. Do đó phải cần chữa đúng bệnh trước tiên, sau đó mới chữa ho.

Trong trường hợp trẻ bị ho tím tái ở môi, ở đầu ngón tay, ngón chân và khó thở (thở nhanh, dồn dập trên 60 lần/phút), có tiếng khò khè và co kéo cơ hô hấp ở cổ xuống sườn là những trường hợp nặng, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay.

Khó thở luôn là dấu hiệu báo động, phải cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế gần nhất. Nên khám bệnh ngay khi trẻ có các triệu chứng nóng, ho kèm khó thở. Phải chữa tới nơi tới chốn, đừng để bệnh kéo dài, tái đi tái lại làm trẻ mất sức.

Khi điều trị săn sóc tại nhà, phải:

- Cho uống thuốc theo toa bác sĩ. Giữ vệ sinh tổng quát.Hút đàm nhớt cho trẻ. Nếu không, đàm nhớt sẽ làm trẻ nghẹt thở. Chỉ nên cho trẻ ăn ít, nhưng nhiều lần trong ngày. Nên cho ăn thức ăn đặc. Nếu bị ói thì ngay sau khi trẻ ói xong, nên cho ăn lại liền, trẻ sẽ không bị ói nữa.

- Dùng một cuộn băng, băng chặt bụng cũng giúp trẻ giảm cơn ho.

- Nên giữ ấm cho trẻ. Ðề phòng những cơn lạnh đột ngột.

- Không nên cho trẻ uống thuốc ho của người lớn vì thuốc ho của người lớn thường có chất á phiện, trẻ có thể bị chết vì trúng độc.


Chuyên đề 3:

.Dinh dưỡng hợp lý đối với người cao tuổi.

Gs. Từ Giấy

Người cao tuổi ít hoạt động so với thời trẻ. Mắt nhìn kém, tai nghe kém, mũi ngửi kém, lưỡi không nhậy ảnh hưởng đến ăn ngon miệng. Các cơ quan tiêu hoá hoạt động cũng kém trước. Hàm răng yếu, nhai cắn thức ăn khó khăn. Tuyến nước bọt bị teo, thiếu nước bọt nên nuốt khó. Dạ dầy và ruột cũng teo đi. Dịch vị giảm, lượng men   tiêu hoá giảm. Hoạt động của gan, thận yếu đi. Khả năng lọc còn 60% gây ứ các chất thải ở máu. ?n khó tiêu. Nhu động của ruột giảm dễ gây táo bón. Tóm lại ở người cao tuổi tất cả đều ảnh hưởng tới sự tiêu hoá hấp thu thức ăn, cho nên đối với người cao tuổi cần có một chế độ ăn uống hợp lý.

1. Trước hết cần giảm mức ăn so với thời trẻ: ăn giảm cơm

Nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người trên 70 tuổi nhu cầu giảm đi 30% so với người 25 tuổi nên thường tự nhiên người già đều ăn giảm đi nhưng có một số người tuổi tuy đã cao nhưng ăn vẫn ngon miệng, nên ăn thừa, người quá mập. Người quá mập mỡ dắt và mỡ bọc các cơ quan nội tạng dẫn đến suy tim, suy gan, suy thận. Cho nên người nhiều tuổi cần chú ý giảm mức ăn so với thời trẻ. Trước đây mỗi bữa ăn ba, bốn bát cơm, nay chỉ nên ăn hai bát, thậm chí một bát. Chú ý theo dõi cân nặng của mình. Cân nặng của người cao tuổi không nên vượt quá số xăng ti mét của chiều cao trừ đi 105. Ví dụ người có tuổi cao 165cm, cân nặng không nên vượt quá 60kg.

2. Ăn giảm thịt, giảm đường, giảm muối

Ngoài giảm cơm, đối với các gia đình khá giả có mức ăn cao các cụ cần chú ý tự giảm mức ăn thịt, giảm món ăn mỡ, giảm đường theo khuyến cáo của tháp dinh dưỡng cân đối. Thịt tính bình quân không vượt quá 1,5 kg đầu người trong một tháng, mỡ dưới 600 gam, đường dưới 500 gam. Ðối với tất cả mọi người cần vận động ăn giảm muối. Bắt đầu dưới 300 gam/người/tháng. Rồi rút dần xuống dưới 200 gam vì ăn muối nhiều có liên quan đến bệnh tăng huyết áp.

Tóm lại người nhiều tuổi cần ăn giảm cơm, giảm thịt, mỡ giảm đường bánh kẹo, nước ngọt và chú ý ăn nhạt hơn.

3. ĂN THÊM ÐẬU, LẠC, VỪNG VÀ CÁ

ở người có tuổi, tiêu hoá hấp thụ chất đạm đều kém nên dễ xảy ra tình trạng thiếu đạm. Ở ÐẬU, LẠC, VỪNG VÀ CÁ ÐỀU CÓ NHIỀU chất đạm lại có nhiều chất dầu giúp đề phòng các bệnh về tim mạch. Cho nên người nhiều tuổi nên ăn nhiều mòn ăn từ đậu tương như đậu phụ, sữa ÐẬU NÀNH, TÀO PHỞ. Ở MỖI gia đình nên có một lọ vừng lạc để có một món ăn chế biến sẵn bổ sung cho bữa ăn hàng ngày, mỗi tuần ăn 2 - 3 bữa cá. Nên ăn cá nhỏ, kho rừ hai lửa để ăn được cả xương có thêm can xi đề phòng bệnh xốp xương ở người cao tuổi.

Ðậu, lạc, vừng, cá vừa có tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch và nhất là đậu phụ có tác dụng phòng chống ung thư. Tim mạch và ung thư là hai bệnh chính gây tử vọng ở người cao tuổi.

4. ĂN NHIỀU RAU TƯƠI, QUẢ CHÍN.

ở người nhiều tuổi sức co bóp của dạ dày giảm, nhu động ruột giảm, dẫn đến táo bón. Khi táo bón kéo dài vi sinh vật gây thối rữa phát triển tạo ra nhiều hơi trong ruột gây đầy bụng. Cơ hoành bị đẩy lên gây khó thở và trở ngại cho hoạt động của tim. Cho nên người có tuổi cần chú ý ăn nhiều rau để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón. Các chất xơ trong rau quả còn có tác dụng như cái chổi quét hết côletstêron thừa đẩy ra theo phân giúp cơ thể dễ phòng xơ vữa động mạch. ?n rau tươi, quả chín cũng góp phần tăng cảm giác no khi ta ăn bớt cơm và điều quan trọng hơn là rau quả cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng hết sức quan trọng đối với người cao tuổi là các vitamin và chất khoáng.

5. Sử dụng hợp lý thực phẩm dùng cho người cao tuổi.

- Gạo: chọn gạo dẻo, không sát quá trắng.

- Khoai, củ: người cao tuổi nên ăn rút bớt cơm và thay bằng khoai, chú ý khoai sọ không gây béo mà lại có nhiều chất xơ giúp chống táo bón, gúp thải cholesterol thừa và đề phòng ung thư đại tràng.

- Ðậu phụ, sữa đậu nành, sữa chua từ đậu nành vừa bổ, vừa giúp đề phòng các bệnh tim mạch và ung thư.

- Lạc, vừng: giầu chất đạm, chất béo, nhiều acid béo không NO. Ở GIA ÐÌNH, NÊN CÓ LỌ muối vừng lạc nhạt để ăn dần bổ sung vào bữa ăn hàng ngày.

- Rau: bữa nào cũng cần có món rau, đặc biệt là các loại rau lá xanh có nhiều bêta - caroten kể cả trong các bữa tiệc cũng phải có món rau.

- Quả chín rất quí cần gây thành tập quán có quả tráng miệng sau bữa ăn.

- Thịt, cá: người nhiều tuổi cần ăn giảm thịt, chỉ cần trung bình 1,5kg thịt một tháng. Nên ăn cá nhiều hơn, ba bữa một tuần. Cá nhỏ kho rừ, ăn cả xương.

- Trứng bổ nhưng không nên lạm dụng. Trung bình 3 quả 1 tuần.

- Sữa bổ dễ tiêu. Ðặc biệt sữa chua vừa bổ vừa có tác dụng điều hoà hoạt động của bộ máy tiêu hoá. Nếu có điều kiện mỗi ngày nên uống một cốc sữa chua.

- Mật ong: có tác dụng tốt trong các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, đại tràng, các trạng thái suy yếu gan, thần kinh nhưng người có tuổi cần ăn giảm chất ngọt không được ăn quá 20g đường một ngày trong đó có tính cả mật ong.

- Mắm: là món ăn ngon được nhiều người ưa thích nhưng đối với người cao tuổi không nên ăn thường xuyên và mỗi lần ăn cũng nên dùng ít thôi vì lượng muối trong mắm rất cao, không thích hợp với cơ thể người cao tuổi.

- Muối: Có liên quan đến bệnh huyết áp cao, tai biến mạch máu não cần vận động ăn hạn chế, nấu ăn giảm muối ở các gia đình, ở các hàng cơm, quán ăn đường phố.

- Dưa: Muối sổi, dưa góp, dưa giá lên men lactic giúp ăn ngon miệng. Canh dưa là món ăn được ưa thích.

- Rượu: Người có tuổi có nhiều nguy cơ bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cho nên rượu kể cả rượu thuốc là một đồ uống nên tránh sử dụng đều đặn hàng ngày. Ðối với người có tuổi khoẻ mạnh, rượu nhẹ loại lên men như rượu vang, bia trong những ngày vui có thể cho phép dùng với liều nhỏ.

6. Cách ăn của người cao tuổi:

- Nên uống điều độ: Tránh ăn quá no đặc biệt buổi tối trước khi đi ngủ và khi có bệnh ở hệ tim mạch. Chú ý những ngày lễ tết thường ăm quá mức bình thường và vui quá chén.

- Chế biến các món ăn hỗn hợp có nhiều gia vị kích thích ăn ngon miệng, làm thức ăn mềm, nấu nhừ. Chú ý tới món canh. Cần quan tâm đến răng miệng và sức nhai, nuốt của người nhiều tuổi khi chế biến thức ăn. (già được bát canh) vì tuyến nước bọt và hàm răng của người nhiều tuổi hoạt động kém, vấn đề nhai và nuốt thức ăn có khó khăn.

- Chú ý đảm bảo nước uống cho người cao tuổi: Cho người cao tuổi uống nước trắng hoặc nước chè. Hạn chế   uống nước ngọt. Người cao tuổi hay quên, một số mất cảm giác khát. Cho nên cần xây dựng thành chế độ uống nước của người già và theo dõi việc thực hiện. Ví dụ sáng uống hai cốc, trưa hai cốc, chiều hai cốc. Tránh uống nhiều nước buổi tối.

- Chú ý các thức ăn nguồn thực vật vì nếu biết cách chọn lựa chế biến khéo sẽ tạo ra các món ăn ngon, bổ, dễ tiêu, giá rẻ.

- Trong mọi trường hợp cần đảm bảo vệ sinh trong chế biến nấu nướng món ăn và giữ gìn vệ sinh ăn uống. Thức ăn, nước uống là nguồn gây bệnh.

Tóm lại, cần đảm bảo cho người cao tuổi được ăn uống thoải mái, tuy tuổi cao vẫn tìm được nguồn vui trong bữa ăn hàng ngày. Nguồn vui được tạo ra do sự chăm sóc, tình cảm của người thân trong gia đình quan tâm tới ăn uống của người cao tuổi, chế biến các món ăn mà người già yêu thích. Nguồn vui còn do bản thân người già biết cách giữ gìn ăn uống điều độ, biết kết hợp ăn uống với hoạt động của đôi chân đi bộ đều đặn hàng ngày với hoạt động của cái đầu hàng ngày bắt bộ óc làm việc và với hoạt động của trái tim nhân hậu tấm lòng cởi mở, quan hệ tốt với mọi người, thương người như thể thương thân, tất cả đều giúp cho con người thanh thản, thoải mái, ăn ngon, ngủ sâu, tiêu hoá hấp thu tốt.

 

 Chuyên đề 4:

.Tương tác có hại của thuốc.

 

 28/03/2009 15:00

Ảnh: shutterstock

(TNTS) Tương tác có hại luôn có thể xảy ra khi người bệnh sử dụng từ hai loại thuốc trở lên. Nguy cơ này tăng lên cùng với số thuốc được sử dụng phối hợp.

Sự "hợp tác" nguy hiểm

Theo nghiên cứu của TS Trần Nhân Thắng, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và các đồng nghiệp: khi sử dụng 5 loại thuốc trong 1 toa thì số thuốc có tương tác bất lợi chiếm khoảng 30%, và mỗi đơn có một cặp tương tác. Nhưng chỉ tăng thêm một loại thuốc (6 loại thuốc/đơn) thì đã có 2/3 trong số đơn thuốc này có tương tác có hại và số cặp tương tác đã lên đến 8 cặp. Nghiên cứu trên bệnh án sử dụng 9 loại thuốc/đơn thuốc thì đã gặp tới 7 cặp tương tác. Còn với bệnh án sử dụng 11 loại thuốc/đơn thuốc thì số cặp tương tác lên đến 10.

TS Trần Nhân Thắng nói: "Vấn đề phối hợp thuốc trong một đơn thuốc điều trị là không thể tránh khỏi. Tương tác thuốc là hiện tượng xảy ra khi hai hoặc nhiều thuốc được sử dụng đồng thời. Nó dẫn đến thay đổi tác dụng, tăng độc tính của thuốc, ngộ độc. Các tương tác thuốc xảy ra thường là tương tác bất lợi gặp nhiều trong kê đơn và nó thường xảy ra bất ngờ trong quá trình tuần hoàn của thuốc trong cơ thể. Có 5 mức độ tương tác, trong đó, nếu ở mức độ nguy hiểm sẽ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Ở các mức độ tiếp theo, tương tác có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe người bệnh, gây ảnh hưởng đến người bệnh ở các mức độ khác nhau".

 

Thực tế cho thấy có nhiều cặp tương tác nguy hiểm giữa các thuốc như: phối hợp ACEI (nhóm thuốc ức chế men chuyển, điều trị tăng huyết áp, suy tim) với các thuốc lợi tiểu giữ kali, được coi là tương tác ở mức độ nặng. Tình trạng này nguy hiểm cho bệnh nhân suy tim, suy giảm chức năng thận; hay việc phối hợp ACEI và thuốc điều trị đái tháo đường (các thuốc hạ đường huyết) cũng có thể dẫn đến hạ đường huyết quá mức, bệnh nhân cần được giám sát đường huyết chặt chẽ; thuốc chống đông phối hợp với một số kháng sinh (Cephalosporrin hoặc Vancomycin) cũng gây nên các nguy hiểm. Tác dụng phụ này tăng lên khi các kháng sinh nói trên được dùng cho các bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông...

Trong nghiên cứu của TS Thắng trên 100 bệnh án, tỷ lệ tương tác thuốc là khá phổ biến và gặp nhiều nhất ở mức độ trung bình và nhẹ (91-92%). Tuy nhiên, tương tác thuốc ở mức độ nặng vẫn chiếm tới 8,2-8,9%. Đáng lưu ý, một khảo sát tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, số thuốc trung bình trong một đơn vẫn ở mức cao: 6,78 thuốc/đơn. Với mức dùng thuốc như vậy, tỷ lệ xuất hiện ADR (các phản ứng có hại của thuốc) nằm trong giới hạn báo động của Tổ chức Y tế thế giới.

 

Đơn thuốc thông minh

Hiện nay, việc áp dụng đơn thuốc điện tử có cài đặt các phần mềm kiểm soát, phát hiện các tác dụng phụ, tương tác có hại của các thuốc/đơn thuốc đang được áp dụng tại Bệnh viện Bạch Mai. Hiện tại, đơn thuốc điện tử, đơn thuốc thông minh với các phần mềm kiểm soát kê đơn thuốc đã bắt đầu được ứng dụng tại một số khoa của Bệnh viện Bạch Mai: khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, khoa Dược. Đơn thuốc điện tử sẽ giúp kiểm soát tương tác có hại của thuốc, kiểm soát hoạt chất được kê trong đơn, tránh tình trạng hai thuốc có cùng hoạt chất kê trong một đơn gây tăng liều cho người bệnh. Đơn thuốc này cũng được lưu trong máy tính gắn với từng mã số cá nhân của người bệnh, giúp cho bác sĩ điều trị có thể theo dõi liên tục được quá trình điều trị, từ đó có các chỉ định phù hợp cho bệnh nhân, phù hợp với diễn biến bệnh. Ngoài ra, Cục Quản lý dược VN phối hợp với trang web thuoc.vn cung cấp phần mềm kê đơn miễn phí cho bác sĩ.

Hiện nay, đây là phần mềm kê đơn online đầu tiên ở Việt Nam. Phần mềm hiển thị cho bác sĩ thông tin cảnh báo tương tác thuốc, trùng hoạt chất, những lưu ý khi chỉ định các thuốc trong đơn, thuốc gốc... từ cơ sở dữ liệu với hơn 40.000 loại thuốc.


Chuyên đề 5:

.Thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm.

BS Nguyễn Thanh Sơn

 Các loại thuốc giảm đau như Aspirin, Ibuprofen, Ketoprofen, Naproxen và Acetaminophen tương đối an toàn khi dùng thời gian ngắn. Ngoại trừ Acetaminophen, các thuốc trên còn có tác dụng chống viêm và được xếp vào loại thuốc kháng viêm không phải corticosteroids và chỉ nên tự uống trong vòng 7 ngày.

Aspirin

Có tác dụng hạ sốt, kháng viêm; giảm các triệu chứng sưng, đỏ, nóng, đau như trong các chấn thương do phỏng, gãy xương, trặc gân... Aspirin có thể gây rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, loét và có thể gây chảy máu bao tử. Có loại Aspirin có kèm theo các chất kháng acid (antacid) có thể giúp cho niêm mạc bao tử tránh tiếp xúc trực tiếp với Aspirin. Tuy nhiên, loại Aspirin này vẫn có tác dụng phụ trên bao tử. Có loại Aspirin có vỏ bọc đặc biệt để chỉ tan và hấp thụ ở ruột. Tuy nhiên, loại Aspirin này thường hấp thụ kém, đặc biệt là uống lúc ăn no.

Aspirin có thể gây chảy máu, do đó nên tránh dùng cho những người có rối loạn máu hoặc cao huyết áp; dùng Aspirin chung với các thuốc kháng đông có thể gây chảy máu chết người. Thông thường, không dùng Aspirin một tuần trước khi giải phẫu. Aspirin còn có thể làm cơn suyễn nặng hơn và có thể gây dị ứng như da nổi mẩn đỏ hoặc khó thở. Dùng liều cao có thể bị ù tai. Dùng Aspirin cho trẻ dưới 15 tuổi đang bị cúm có thể gây nguy hiểm chết người (hội chứng Reye).

Ibuprofen, Ketoprofen, Naproxen

Chỉ có Ibuprofen viên 200 mg, Ketoprofen viên 25 mg, Naproxen 200 mg được xem là thuốc thông thường. Sử dụng viên có liều cao hơn phải có toa bác sĩ. Loại thuốc này có tác dụng phụ trên bao tử nhưng nhẹ hơn so với Aspirin. Các tác dụng phụ khác là buồn ngủ, chóng mặt, ù tai, rối loạn thị giác, phù. Không dùng chung với các thuốc kháng đông như Warfarin. Cần phải hỏi y kiến bác sĩ khi dùng cho người bị bệnh thận, gan, suy tim hay cao huyết áp.

Acetaminophen

Có tác dụng hạ sốt, giảm đau nhưng không có tác dụng chống viêm. Hầu như không gây tác dụng phụ trên bao tử, có thể dùng cho những người bị dị ứng với Aspirin và các thuốc kháng viêm không phải Corticosteroids. Tuy nhiên, uống Acetaminophen liều cao trong thời gian dài có thể gây hư gan, hư thận. Uống liều trên 15 g có thể gây tử vong do hư gan không hồi phục. Tránh uống Acetaminophen khi uống rượu hay bụng đói vì dễ gây tổn thương gan.

 

Chúc các bạn luôn vui-khỏe.....NDD

PT Kim Anh sưu tầm


Âm lịch

Ảnh đẹp