1. Dậy sớm và ăn sáng
Rất nhiều người dậy sớm và ăn sáng ngay sau khi thức dậy. Nhưng trên
thực tế, ăn sáng quá sớm (khoảng 5, 6 giờ sáng) không những không tốt mà
còn có thể tổn thương dạ dày.
Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, sau một giấc ngủ dài, hầu hết các cơ
quan của cơ thể vẫn lưu lại một phần của bữa ăn tối. Cơ quan tiêu hóa
vẫn cần thời gian để "xử lý" và hấp thụ nốt phần ăn đó.
Nếu bạn ăn bữa sáng quá sớm, thức ăn sẽ chất chồng với nhau, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Nếu thức dậy sớm thì tốt nhất nên uống một cốc nước lọc ấm để kích hoạt
lại hệ tiêu hóa cũng như thanh lọc cơ thể. Sau đó khoảng 20 đến 30 phút
mới nên ăn sáng.
2. Vừa đi vừa ăn
Nhiều người (đặc biệt là dân văn phòng) do buổi sáng không có thời gian
nên tranh thủ vừa ăn vừa đi bộ hoặc ăn khi chờ xe buýt...
Thói quen này không có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Chưa nói
đến việc ăn khi đi ngoài đường có thể không đảm bảo vệ sinh, rất nguy
hiểm cho sức khỏe.
3 . Chỉ ăn trái cây
|
|
Ăn bữa sáng chỉ bằng trái cây - thói quen này thường gặp ở chị em, đặc
biệt là những người muốn giảm cân. Tuy nhiên, biện pháp này lại không
được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích.
Bởi vì trái cây chứa ít protein và calo nên không thể cung cấp các chất
dinh dưỡng cần thiết để tạo ra năng lượng và duy trì sự trao đổi chất
bình thường của cơ thể. Ngoài ra, các loại trái cây như quả hồng vàng,
cà chua, chuối... không thích hợp để ăn khi đói.
4. Ăn nhiều thịt
Rất nhiều người nói bữa ăn sáng không ăn thịt sẽ dễ bị đói vì không cung
cấp đủ calo. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên bạn không nên ăn nhiều
thịt hay nhiều dầu vào bữa sáng. Bởi những loại thức ăn này chứa nhiều
protein, và chất béo nên không tốt cho dạ dày.
5. Dùng thực phẩm lạnh vào buổi sáng
Buổi sáng, cơ bắp, thần kinh và mạch máu của cơ thể đang trong trạng
thái co lại, nếu bạn ăn thực phẩm lạnh sẽ khiến lưu lượng máu trong cơ
thể khó lưu thông.
Có thể ban đầu bạn chỉ thấy khó chịu ở đường tiêu hóa nhưng lâu dài bạn
sẽ phải đối diện với chứng táo bón, da trở nên xấu hơn hoặc thậm chí có
đờm ở cổ họng. Vấn đề này tuy nhỏ nhưng làm tổn thương khá lớn đến sức
đề kháng của cơ thể.
Vì vậy, khi bạn ăn sáng nên tránh ăn trái cây đông lạnh, nước rau ép
lạnh, cà phê đá hay sữa đá... Thay vào đó nên thưởng thức một tô cháo
nóng, bánh mỳ, ngũ cốc nóng, sữa nóng.
6. Sử dụng thức ăn thừa
Nhiều người nghĩ rằng tận dụng lại đồ ăn từ tối hôm trước cho bữa sáng
để tránh lãng phí, lại thuận tiện. Nhưng ý tưởng này là một sai lầm lớn!
Các chuyên gia chỉ ra rằng thức ăn không giữ lại giá trị dinh dưỡng toàn
vẹn sau thời gian dài lưu trữ. Thậm chí sau một đêm, thức ăn có thể sản
sinh ra nitric có hại cho sức khỏe con người.
7. Món ăn nhẹ cho bữa ăn sáng
Đồ ăn nhẹ mà nhiều người chọn cho bữa sáng phần lớn là các thực phẩm khô
trong khi đó cơ thể buổi sáng đang trong trạng thái mất nước. Nếu sử
dụng đồ ăn khô cho bữa sáng thì sẽ không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu.
Hơn nữa, những đồ ăn này có thể cung cấp năng lượng ngay lập tức nhưng
chỉ được trong một thời gian ngắn và sẽ khiến bạn cảm thấy đói hơn vào
buổi trưa.
Ăn sáng với các loại thực phẩm khô dễ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cũng
như sự suy giảm về thể chất, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm
nhập vào cơ thể.
(Theo Afamily)