Một lần kia, Quốc sư Vạn Hạnh trò chuyện với một trong những kẻ sỹ
Thăng Long. Hai người, một già một trẻ, một đại sa môn quyền thế ngất
trời, một nho sỹ khiêm cung trong nếp nhà tranh, có rất nhiều đề tài để
đàm đạo. Họ bàn luận từ chuyện gốc gác có “ xã ” thì phải có “ tắc ”,
đọc thơ Lã Đồng Tân, kẻ sỹ đời Đường đi thi hai lần đều trượt , bỏ đi
tu tiên trở thành một kỳ nhân trong “ Bát Tiên ”.
Rồi
chuyện ván gỗ , thẻ tre , lụa mộc , giấy , ván in có từ đâu đến chuyện
trống đồng Giao Châu. Rồi chuyện đong lường . Thời cổ dùng cái “ quản ”
để đong , một “ quản ” đựng được 1.200 hạt ngô , 10 quản là 1 hấp , 10
hấp là 1 hợp , 10 hợp là 1 thăng , 10 thăng là 1 đấu , 10 đấu là 1
giác . Nhưng hiện giờ nhà Tống lại quy định 5 đấu là 1 giác…Dân ta ở
vùng biên giao dịch buôn bán với dân họ , không rành rẽ chuyện đo lường
, sẽ bị thiệt thòi…
Đặc biệt
, quốc sư hứng thú nhất khi kẻ sỹ ấy đưa ông đi thăm khu vườn - rừng
của mình. Trong vườn có khá nhiều loại hoa và cây cảnh . Nhưng xem ra
chủ nhân khu vườn dành nhiều tâm sức cho bộ sưu tầm sống về các loại
trúc có ở xứ ta. Cuối cùng , kẻ sỹ ấy đứng lại bên một khóm trúc
trông hơi giống " trúc cần câu " , bình thản nói :
- Thưa Quốc sư, thế là hết các loại trúc có trong khu vườn hoang này .
Quốc sư đưa mắt về phía khóm trúc mà Tạ Đức dường như quên giới thiệu :
- Thế còn loại trúc này , sao không thấy tiên sinh nhắc đến ?
Tạ Đức nhìn thẳng vào Quốc sư , vẫn không cao giọng :
- Thưa , giống này thoạt trông có thể lẫn với " trúc cần câu " nhưng lại là " trúc quân tử " !
Nhà sư
cảm nhận được cái ngụ ý sâu xa mà kẻ đối thoại gửi gắm trong câu giải
thích kia.- Sao lại gọi vậy?- Kẻ sỹ điềm nhiên trả lời : Thưa , trông
ngoài vậy nhưng bên trong ruột rỗng , gọi là “ hư tâm trúc ” cũng đúng !
Nhà sư bật cười sảng khoái :
- Ngày xưa Tào Tháo và Lưu Bị luận anh hùng trong thiên hạ , còn hôm nay bọn ta luận về trúc…trong rừng !
- Thưa
Quốc sư , kẻ hàn sỹ không dám tự ví mình như quân tử , nhưng
bụng dạ thì cũng như giống trúc “ hư tâm ” kia , có điều lẽ ra không
được phép nói vì sẽ đắc tội phạm thượng , nhưng bụng rỗng lại không
giấu được !- Nhà sư chợt hiểu :
- Có điều gì xin tiên sinh cứ thẳng thắn , đừng ngại.
Kẻ sỹ nhìn thẳng vào Vạn Hạnh :
- Thưa
Quốc sư , nước mình lấy Đạo Phật làm quốc giáo , xây dựng chùa chiền ,
độ người làm tăng là việc không lạ. Nhưng dám xin hỏi Quốc sư , bao giờ
Thăng Long ta mới làm Văn Miếu, mở mang học vấn, lấy thi cử tuyển chọn
nhân tài hữu dụng cho quốc gia ?
Sư Vạn Hạnh giật mình. Kẻ sỹ bối rối :
- Hàn sỹ ngông cuồng, nhất thời đắc tội xin Quốc sư cho hai chữ đại xá !
Vạn Hạnh lắc đầu :
- Tiên
sinh đừng nói vậy. Chuyện này bần tăng cũng đã từng nghĩ đến . Hiềm một
nỗi không phải cứ muốn là làm được ngay , chỉ mong sao những người có
tâm huyết như tiên sinh xắn tay áo cùng lo đại cuộc thì mới xong !
Tạ Đức chắp tay :
- Vãn sinh tuy tài mọn , đức mỏng cũng xin bái lĩnh lời Quốc sư chỉ bảo !
Vạn Hạnh phấn chấn :
- Thế mới là hào khí kẻ sỹ Thăng Long chứ !
Rồi hào hứng kêu lên :
- Bây giờ mà không nghêu ngao “ Thái liên khúc ” của Thánh thi Lý Bạch thì còn chờ lúc nào ?
Kẻ sỹ thở phào nhẹ nhõm, cả hai muốn bỏ quên tất cả để thả hồn mình theo cô bé ngây thơ hái sen trong “ Khúc hát hái sen ” .
Kẻ sỹ ngâm dứt. Nhà sư già vẫn ngồi im. Kẻ sỹ nói tiếp :
- Chẳng
phải tự nhiên họ Lý lấy hiệu là Thanh Liên Cư Sỹ , chắc là muốn nhắc tới
sự ảo hóa của Phật pháp như Đường Thái Tông có câu : Phật pháp chấn
động làm xuất hiện hoa sen xanh trong lò lửa !
Nhà sư nhìn kẻ sỹ với ánh mắt cảm kích…