Mỗi sáng chiều ngoài giờ tụng niệm, Tôi chỉ lo quét
dọn gom lá đem vào cho nhà trù đun nấu. Những chiếc lá cứ vô tư rơi rụng
từ hạ sang đông, chắc cũng thấy mình có ích đôi chút khi được góp phần
tu tạo phước đức trong ngôi Gìa lam này.
Lâu dần Tôi cũng quen và cảm thấy thích thú với công việc chấp tác
thường ngày. Chẳng là khi mới vô chùa, Quý Sư Cô vẫn luôn bảo với Tôi
rằng :_ “ Khi cầm chổi quét sạch rác rưởi chính là con đang quét sạch
tâm mình. Hằng ngày tâm người ta phải chịu sự tác động của cuộc sống nên
bụi trần dễ bám vào. Chỉ có người biết nhìn lại mình qua mỗi công việc,
mỗi động tác, thì mới có thể giữ tâm cho thật trong sạch, thanh tịnh…”
Tôi chẳng biết có quét sạch hết những bụi bám trong tâm mình không.
Nhưng sáng sớm được hít thở bầu không khí trong lành mát dịu; được ngắm
nhìn vài cụm mây trắng bàng bạc bay lơ lững trên không, lòng cảm thấy
thật khoan khoái dễ chịu. Cũng lắm khi…nhìn lướt qua khuôn viên của
mình, tôi lại ngẫm nghĩ đến những chiếc lá vàng tội nghiệp quanh năm chỉ
biết rơi rụng theo chiều gió, mà thương cho những thân phận trôi nổi
giữa nẻo đời. Những lúc ấy, vừa cầm chổi quét Tôi vừa tâm nguyện cầu cho
cuộc sống, cho vạn vật quanh mình luôn được sống trong sự bình yên an
lạc, dưới bóng của ánh đạo từ bi soi sáng.
Suốt
tuần lễ nay, trời cuối đông bỗng dưng trở lạnh hơn mọi khi; Vậy mà khi
vừa bước ra sân tôi đã thấy có người đang quỳ lạy trước đài Quan Âm. Vì
chùa ở vùng quê yên tĩnh ban đêm cũng ít khi đóng cổng rào. Trước sân
chùa có một ao sen nhỏ, giữa ao là đài Quan Âm lộ thiên rất là uy nghi
trầm mặc. Mỗi ngày sau khi quét dọn xong, Tôi thường đến trước hình
tượng của Bồ Tát khấn nguyện. Ngài là vị hoá thân chắc chắn sẽ có mặt
khắp nơi để nghe hết những lời nguyện cầu tha thiết của chúng sanh. Còn
lúc này... trước mặt Tôi là một cô gái ngoại quốc. Cô bé có khuôn mặt
thơ ngây bầu bỉnh với làn da trắng trẻo, đôi mắt xanh to cùng mái tóc
màu vàng hoe được thắt bính gọn gàng. Cô vận áo thun trắng quần tây xanh
_kiểu đồ thể thao, chân mang giày Bata. Dân ở đây sáng sớm đi bộ cũng
thường ghé vào chùa lễ lạy cầu nguyện trước đài Quan Âm. Nhưng đây là
lần đầu tiên Tôi gặp một người Nước ngoài xa lạ đến lễ Phật hết sức
thành kính như vậy. Sự thành kính của cô lại biểu lộ ra vẻ bi hoài
thương cảm. Cô gái hầu như không thấy nghe những gì đang xảy ra quanh
mình, ngay cả tiếng chổi quét xào xạt của Tôi vang trên nền đất sỏi cũng
không làm cho Cô chú ý ngẩng đầu nhìn lên.
Mấy ngày liền Tôi vẫn không thể trò chuyện với cô gái lạ được, bởi một
lẽ...e ngại ngôn ngữ bất đồng. Hơn nữa, tôi sợ khuấy động sự thành tâm
của cô, sợ làm cho đôi mắt xanh ngơ ngác như chú nai tơ kia phải ngần
ngại không thể bày tỏ hết nguyện ước của mình giữa chốn tôn nghiêm. Khi
trời sáng hẳn, cô đứng dậy khẽ cúi đầu chào Tôi, nói lí nhí vài câu cảm
ơn bằng tiếng Việt rồi lặng lẽ ra về. Mọi việc rồi cũng trở lại bình
thường khi cô không còn đến chùa mỗi sáng nữa. Tôi cũng chú tâm vào công
việc của mình, thỉnh thoảng nghĩ đến cô như một hoa lạ bỗng lạc loài vào
tận thôn trang vắng lặng này mà vẫn giữ được dáng vẻ vững vàng tự tin.
Một cô gái đến từ phương xa, khác hẳn về phương ngôn sắc tộc, Nhưng Tôi
vẫn thấy ở cô toát lên một phong cách của người Aù đông qua sự thành
kính lễ lạy, qua ánh nhìn của đôi mắt có chiều sâu thăm thẳm.
Sáng nay khi tôi đang chăm chú lặt lá mai thì Cô gái hôm nọ lại đến. Cô
đi cùng một phụ nữ, chắc là người ở vùng này.
_ Thưa Cô!
Đây là Li Sa, cháu gái của tôi từ Pháp về._ Người đàn bà khẽ chào Tôi và
nói:_ Nó bảo tôi dẫn đến đây để cám ơn Cô trong mấy ngày đến chùa cầu
nguyện. Li Sa nói tiếng Việt chưa chuẩn lắm. Bà ngoại cháu là người ở
đây nên thỉnh thoảng cháu cũng theo mẹ về thăm Quê ngoại.
Li Sa, Cái tên nghe cũng hay hay. Tôi nhìn cô bé, lúc này không còn nét
ngại ngần như những ngày đầu, nhưng trong đôi mắt trong xanh ấy cứ dịu
vợi những nỗi buồn xa vắng nào đó. Cô nói chuyện với âm giọng nhỏ nhẹ lơ
lớ, nhưng Tôi cũng đoán hiểu được.
_ Hôm nay
Li Sa đến để từ giã cô. Đáng lẽ Li Sa và mẹ ở lại ăn tết cổ truyền với
Ngoại, nhưng vì lý do đột xuất mẹ phải trở về gấp vào ngày mai.
_ Dường
như Li Sa có điều gì buồn lắm thì phải. Chắc tại cảnh vật ở miền Quê
này chẳng có gì thú vị...
_ Không, Li Sa thích ăn tết với ngoại lắm. Li Sa muốn được đến chùa cầu
nguyện. Ơ û đây Li sa cảm thấy thư thả thoải mái vô cùng, nhưng Li Sa
vẫn buồn vì….
Cô bé nghẹn lời…. Đôi mắt buồn ẩn chứa nhiều tâm sự như tôi đã đoán ra
ngay từ lúc mới gặp. Rồi người dì đã kể lại câu chuyện về cuộc đời của
cô cháu gái. Bố Li Sa làm việc cho một hội từ thiện Quốc Tế. Ông đi
nhiều nơi. Đến các nơi bị thiên tai động đất hoành hành, đến cả những
vùng chiến sự đang nóng bỏng để cứu trợ giúp đở cho mọi người đang lâm
vào cảnh đói khổ khốn cùng. Và trong chuyến đi định mệnh đầu mùa xuân
năm ngoái, Ông bị bọn khủng bố bắt và giết hại cùng nhiều người khác. Li
Sa suy sụp sau cái chết của Bố, và gần như mất hết phương hướng, niềm
tin vào cuộc sống. Rồi cô bé bỏ luôn kỳ thi đại học. Người mẹ phải đưa
con về quê ngoại cho khuây khoả.
_ Li Sa
rất thích nghe ngoại tụng kinh. Dùø không hiểu gì nhưng Li Sa thấy tâm
hồn mình được nhẹ nhàng yên tỉnh, vơi bớt nỗi thương tâm. Ngoại bảo Li
Sa đến chùa cầu nguyện với Quan Âm Bồ tát, nhưng mai này…Li Sa phải theo
mẹ trở về Nước…
Giọng cô bé lại đượm buồn, tôi phải cố lựa lời an ủi:
_ Cuộc đời luôn chứa đựng nhiều nỗi bất an đau khổ. Đức Phật khi vừa
chứng đạo quả Bồ đề cũng đã từng nói“ Đời là biển khổ”. Khổ vì sanh lão
bịnh tử, khổ vì thương yêu chia lìa, khổ vì gặp điều bất như ý. Từ trong
biển khổ ấy Li Sa đã biết hướng lòng về nguồn sống tâm linh để tìm một
nơi an ổn thuần thiện chơn chánh. Chính đìều này sẽ giúp Cô lấy lại lòng
tin vào cuộc sống, cũng như giúp Cô can đảm chấp nhận với thực tại, can
đảm vươn lên trong nỗi đau thương mất mát này…
Tôi nói một hơi mà quên mất là LiSa có thể không kịp hiểu hết bao nhiêu
lời đó. Nhưng cô bé vẫn chăm chú nghe. Vần trán thông minh khẽ nhíu lại
như để cố hiểu hết những triết lý mà Tôi vừa thốt ra. Một lúc lâu sau Cô
mới lên tiếng trả lời, vẫn là những âm thanh nhỏ nhẹ đều đều của mấy lời
bộc bạch chân thành :
_ Li sa luôn tự hào về người cha thân yêu của mình. Sự mất mát về một
người thân yêu thật không có gì bù đắp được. Nhưng rồi ngày tháng trở về
sống nơi quê ngoại, nhất là được nghe kinh, đọc sách mà ngoại và quý
thầy đưa cho, đã giúp Li Sa cảm nhận ra nhiều điều.! Vâng! Li Sa phải
can đảm chấp nhận thực tại. Mỗi con người sanh ra thường mang nỗi bất
hạnh riêng. Hạnh phúc mong manh, nỗi bất hạnh thì dày vò. Chỉ khi lòng
người ta biết hướng thượng, biết nghĩ và làm những điều tốt đẹp hơn, thì
đời sống mới có ý nghĩa. Cuộc sống của người biết chia sẻ mới thực sự
hưởng trọn niềm an vui và hạnh phúc.
Đến lúc này Tôi lại lắng tâm để nghe cho hết lời Li Sa. Cô nói rõ ràng
mạch lạc. Tuy đôi lúc cũng ngập ngừng dừng lại và người dì phải bổ sung
vài từ để cho Cô diễn đạt tiếp. Trò chuyện với hai dì cháu, Tôi được
biết Li Sa dù tinh thần đang chao động sau cái chết của Bố, nhưng Cô
cũng có nhiều dự tính cho tương lai của mình. Trước đây LiSa định thi
vào trường Luật. Nhưng rồi đây Cô sẽ chọn ngành Đông phương hay Xã hội
học. LiSa muốn đi theo con đường của Bố. Muốn làm một nhà từ thiện xã
hội chơn chánh. Rồi đây cô lại sẽ đến những nơi cần đến để xoa dịu bao
vết thương đời tang tóc.
_ LiSa không sợ nguy hiểm à!
_ Nếu Lisa có đủ niềm tin và nghị lực thì không có gì đáng sợ. Chẳng
phải Bồ tát Quan Âm đã hoá thân đi khắp nơi để cứu giúp những chúng sanh
đang kêu cứu đó sao? LiSa không dám ví mình như vậy. Nhưng LiSa sẽ học
theo hạnh nguyện đó. Hằng ngày LiSa vẫn cầu nguyện Bồ Tát và điều đó
giúp LiSa thêm vững vàng nội lực. Dù ở đâu LiSa vẫn không quên cầu
nguyện và sống thật tốt. Mùa Xuân đang trở về. Mùa xuân ở nơi đây thật
là bình dị an ổn. Điều mà Li Sa luôn cầu nguyện là làm sao cho mọi
người được giác ngộ trong ánh sáng từ bi của Bồ tát, biết hướng về điều
thiện, cùng chung sống chan hoà, cùng yêu thương san sẻ. Nếu ai cũng
biết mong cầu những gì tốt đẹp nhất cho mình, thì cũng biết nghĩ đến
người khác để không còn gây ra bao cảnh thù hằn chém giết tàn hại lẫn
nhau…
Khi tiễn hai người khách mới quen ra khỏi hàng rào dâm bụt, Tôi cũng
trở vào lo công việc của mình. Một cơn gió bấc thổi qua làm cho không
khí của ngày tàn đông thêm se sắt lạnh. Cái lạnh của buối giao mùa mang
hơi thở của một chút hồn xuân ấm áp. Lá trước sân chùa không còn rơi
rụng nhiều nữa. Tiếng chổi nhẹ thưa, như tiếng lòng người hân hoan trước
khung cảnh của một làng quê thanh bình êm ả. Tôi bước đến quỳ trước đài
Quan Âm, bên tai vẫn thoảng nghe lời Cô gái vừa nói. Lời khấn cầu của
những người con xa xứ nghe như một nhạc khúc êm đềm vang lên trong khu
vườn xuân ngập tràn ánh nắng :_ “Chúng Ta hãy nguyện cầu cho cuộc sống
của nhân loại hôm nay và mai sau. Nguyện cầu mùa xuân mãi mãi hiện hữu
trong lòng người. Một mùa xuân an lành vĩnh cữu ngay chính nơi quê hương
mình với biết bao niềm tin yêu bất tận”.