* Nghi thức cúng gia tiên
Khi
cúng thì chủ gia đình phải bày đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên tắc
“đông bình tây quả”, rượu và nước, Sau đó, phải đốt đèn (đèn dầu, đèn
cầy, hay đèn điện), thắp nhang, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi
những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Nhang (hương)
đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên. Khi cúng thì phải chắp tay đưa
lên ngang trán khấn.
*Khấn
khấn
là lời trình với tổ tiên về ngày cúng liên quan đến tên người quá cố,
ngày tháng năm ta và tây, tên địa phương mình ở, tên mình và tên những
người trong gia đình, lý do cúng và lời cầ
u
nguyên, v...v... Riêng tên người quá cố ta phải khấn rõ nhỏ. Sau khi
khấn rồi, tùy theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy.
Nếu bố cúng con thì chỉ vái bốn vái mà thôi. Nếu con cháu cúng tổ tiên
thì phải lạy bốn lạy. Chúng ta cần hiểu cho rõ về ý nghĩa của Cúng,
Khấn, Vái, và Lạy.
* Cúng
Khi
có giỗ Tết, gia chủ bày hoa (bông) quả, nước, rượu, cỗ bàn, chén bát,
đũa, muỗng (thìa) lên bàn thờ rồi thắp nhang (hương), thắp đèn, đốt nến
(đèn cầy), khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn, và cầu
phước lành। Đây là nghĩa rộng của cúng. Trong nghĩa bình thường, cúng là
thắp nhang (hương), khấn, lạy, và vái.
* Khấn
Khấn
là lời cầu khẩn lầm rầm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên
quan đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích buổi cúng
lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa.
Sau
khi khấn, người ta thường vái vì vái được coi là lời chào kính cẩn.
Người ta thường nói khấn vái là vậy. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du dùng
từ khấn vái trong câu “Lầm rầm khấn vái nhỏ to,/ Sụp ngồi đặt cỏ trước
mồ bước ra.”
* Vái
Vái
thường được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái
thay thế cho lạy ở trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để
trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau
đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi
ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái (xem
phần sau).
* Lạy
Lạy
là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể
xác đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của mình. Có hai
thế lạy: thế lạy của đàn ông và thế lạy của đàn bà. Có bốn trường hợp
lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều mang ý nghĩa khác
nhau.
Thế lạy của đàn ông
Thế
lạy của đàn ông là cách đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước
ngực và dơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp
xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp
xuống, đồng thời quì gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp
đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ phục. Sau đó cất người lên bằng
cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên
và đưa về phía trước ngang với đầu gối chân phải đang quì để lấy đà đứng
dậy, chân phải đang quì cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái
đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy
(xem phần “Ý nghĩa của Lạy” dưới đây). Khi lạy xong thì vái ba vái rồi
lui ra.
Có thể quì bằng chân phải hay
chân trái trước cũng được, tùy theo thuận chân nào thì quì chân ấy
trước. Có điều cần nhớ là khi quì chân nào xuống trước thì khi chuẩn bị
cho thế đứng dậy phải đưa chân đó về phía trước nửa bước và tì hai bàn
tay đã chắp lại lên đầu gối chân đó để lấy thế đứng lên. Thế lạy theo
kiểu này rất khoa học và vững vàng. Sở dĩ phải quì chân trái xuống trước
vì thường chân phải vững hơn nên dùng để giữ thế thăng bằng cho khỏi
ngã. Khi chuẩn bị đứng lên cũng vậy. Sở dĩ chân trái co lên đưa về phía
trước được vững vàng là nhờ chân phải có thế vững hThế lạy phủ phục của
mấy nhà sư rất khó. Các Thầy phất tay áo cà sa, đưa hai tay chống xuống
ngay mặt đất, đồng thời quì hai đầu gối xuống luôn. Khi đứng dậy các
Thầy đẩy hai bàn tay lấy thế đứng hẳn lên mà không cần phải để tay tỳ
lên đầu gối. Sở dĩ được như thế là nhờ các Thầy đã tập luyện hàng ngày
mỗi khi cúng Phật. Nếu thỉnh thoảng mới đi lễ chùa, mọi người phải cẩn
thận vì không lạy quen mà lại bắt chước thế lạy của mấy Thầy thì rất có
thể mất thăng bằng.ơn để làm chuẩn.
Thế lạy của đàn bà
Thế
lạy của các bà là cách ngồi trệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo về
phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi chân trái. Nếu mặc
áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo
sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt. Sau đó, chắp hai bàn tay lại để
ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó
mà cúi đầu xuống. Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa hai bàn tay đang chắp
đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay. Giữ ở thế đó độ một hai
giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng thời chắp
hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Cứ theo thế đó mà lạy
tiếp cho đủ số lạy cần thiết (xem phần “Ý nghĩa của Lạy” dưới đây). Lạy
xong thì đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy.
Cũng
có một số bà lại áp dụng thế lạy theo cách quì hai đầu gối xuống chiếu,
để mông lên hai gót chân, hai tay chắp lại đưa cao lên đầu rồi giữ hai
tay ở thế chắp đó mà cúi mình xuống, khi đầu gần chạm mặt chiếu thì xòe
hai bàn tay ra úp xuống chiếu rồi để đầu lên hai bàn tay. Cứ tiếp tục
lạy theo cách đã trình bày trên. Thế lạy này có thể làm đau ngón chân và
đầu gối mà còn không mấy đẹp mắt.
Thế lạy
của đàn ông có vẻ hùng dũng, tượng trưng cho dương. Thế lạy của các bà
có tính cách uyển chuyển tha thướt, tượng trưng cho âm. Thế lạy của đàn
ông có điều bất tiện là khi mặc âu phục thì rất khó lạy. Hiện nay chỉ có
mấy vị cao niên còn áp dụng thế lạy của đàn ông, nhất là trong dịp lễ
Quốc Tổ. Còn phần đông, người ta có thói quen chỉ đứng vái mà thôi.
Thế
lạy của đàn ông và đàn bà là truyền thống rất có ý nghĩa của người Việt
ta. Nó vừa thành khẩn vừa trang nghiêm trong lúc cúng tổ tiên. Nếu muốn
giữ phong tục tốt đẹp này, các bạn nam nữ thanh niên phải có lòng tự
nguyện. Muốn áp dụng thế lạy, nhất là thế lạy của đàn ông, ta phải tập
dượt lâu mới nhuần nhuyễn được. Nếu đã muốn thì mọi việc sẽ thành.
* Ý nghĩa của Lạy và Vái
Số
lần lạy và vái đều mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Sau đây chúng tôi xin
trình bày về ý nghĩa của vái và lạy. Đây là phong tục đặc biệt của Việt
Nam ta mà người Tàu không có tục lệ này. Khi cúng, người Tàu chỉ lạy 3
lạy hay vái 3 vái mà thôi.
* Ý nghĩa của 2 Lạy và 2 Vái
Hai
lạy dùng để áp dụng cho người sống như trong trường hợp cô dâu chú rể
lạy cha mẹ. Khi đi phúng điếu, nếu là vai dưới của người quá cố như em,
con cháu, và những người vào hàng con em,
v.v., ta nên lạy 2 lạy.
Nếu
vái sau khi đã lạy, người ta thường vái ba vái. Ý nghĩa của ba vái này,
như đã nói ở trên là lời chào kính cẩn, chứ không có ý nghĩa nào khác.
Nhưng trong trường hợp người quá cố còn để trong quan tài tại nhà quàn,
những người đến phúng điếu, nếu là vai trên của người quá cố như các bậc
cao niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô, dì, v.
v., của người quá cố, thì chỉ đứng để vái hai vái mà thôi. Khi quan tài
đã được hạ huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người quá cố 4
vái.
Theo nguyên lý âm dương, khi chưa
chôn, người quá cố được coi như còn sống nên ta lạy 2 lạy. Hai lạy này
tượng trưng cho âm dương nhị khí hòa hợp trên dương thế, tức là sự sống.
Sau khi người quá cố được chôn rồi, phải lạy 4 lạy.
* Ý nghĩa của 3 Lạy và 3 Vái
Khi
đi lễ Phật, ta lạy 3 lạy. Ba lạy tượng trưng cho Phật, Pháp, và Tăng.
Phật ở đây là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt, thông hiểu mọi lẽ. Pháp
là chánh, tức là điều chánh đáng, trái với tà ngụy. Tăng là tịnh, tức là
trong sạch, thanh tịnh, không bợn nhơ. Đây là nói về nguyên tắc phải
theo. Tuy nhiên, còn tùy mỗi chùa, mỗi nơi, và thói quen, người ta lễ
Phật có khi 4 hay 5 lạy.
Trong trường hợp cúng
Phật, khi ta mặc đồ Âu phục, nếu cảm thấy khó khăn trong khi lạy, ta
đứng nghiêm và vái ba vái trước bàn thờ Phật.
* Ý nghĩa của 4 Lạy và 4 Vái
Bốn
lạy để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần. Bốn lạy
tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, bốn phương (đông: thuộc dương, tây:
thuộc âm, nam: thuộc dương, và bắc: thuộc âm), và tứ-tượng (Thái
Dương,Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm). Nói chung, bốn lạy bao gồm cả cõi
âm lẫn cõi dương mà hồn ở trên trời và phách hay vía ở dưới đất nương
vào đó để làm chỗ trú ngụ.
Bốn vái dùng để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần, khi không thể áp dụng thế lạy.
* Ý nghĩa của 5 Lạy và 5 Vái
Ngày
xưa người ta lạy vua 5 lạy. Năm lạy tượng trưng cho ngũ hành (kim, mộc,
thuỷ, hỏa, và thổ), vua tượng trưng cho trung cung tức là hành thổ màu
vàng đứng ở giữa. Còn có ý kiến cho rằng 5 lạy tượng trưng cho bốn
phương (đông, tây, nam, bắc) và trung ương, nơi nhà vua ngự. Ngày nay,
trong lễ giỗ Tổ Hùng Vương, quí vị trong ban tế lễ thường lạy 5 lạy vì
Tổ Hùng Vương là vị vua khai sáng giống nòi Việt.
Năm vái dùng để cúng Tổ khi không thể áp dụng thế lạy vì quá đông người và không có đủ thì giờ để mỗi người lạy 5 lạy.
Phong
tục có được là do thói quen mà mọi người đã chấp nhận, nhiều khi không
giải thích được lý do tại sao lại như thế mà chỉ biết làm theo cho đúng
thôi. Trong mỗi gia đình Việt Nam, dù theo đạo nào cũng vậy, chúng ta,
con dân nước Việt, hãy cố gắng thiết lập một bàn thờ gia tiên. Có như
thế, con cháu ta mới có cơ hội học hỏi cách thiết lập bàn thờ gia tiên,
và hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng ra sao.
Thờ
cúng là cách biểu thị lòng nhớ ơn tổ tiên cũng như lòng thương và hiếu
thảo đối với ông bà cha mẹ. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của
người Việt mà chúng ta cần phải duy trì.
Lời
khấn vái là lời nói chuyện với người quá cố, do đó lời khấn là tấm lòng
của người còn sống có thể khấn sao cũng được. Tuy nhiên người xưa cũng
đã đặt ra lễ khấn và lời khấn.
Lễ khấn gồm các thủ tục như sau
1.
Sau khi mâm cỗ đã đặt xong thì gia trưởng ăn mặc chỉnh tề (ngày xưa thì
khăn đóng áo dài) đi ra mở cửa chính. Ở xứ lạnh thì cũng phải ráng hé
cửa chứ không đóng được cửa kín mít.
2. Sau đó phải khấn xin Thành Hoàng Thổ địa để họ không làm khó dễ Linh về hưởng lễ giỗ
3. Và sau đây là một đoạn khấn theo lối xưa:
Duy
.....quốc.....Tỉnh/Thị xa.... trang/gia tại... (số nhà). Việt lịch thứ
488..., thử nhật ... (ngày âm lịch) húy nhật gia phụ/mẫu/Tằng tổ v.v. là
Hiển khảo/Tỷ.. (tên) (cho đàn bà thì là hiển tỷ; với ông nội ngoại thì
thêm chữ tổ - hiển tổ khảo/tỷ), Hiếu tử/nữ/tôn v.v là (Tên) tâm thành
kính cáo thành hoàng và thổ thần bản địa, tiền chủ tiếp dẫn gia phụ
mẫu/cô di v.v. (Người được giỗ hôm nay) đồng cung thỉnh Cao tằng tổ
khảo, cao tằng tổ tỷ, liệt vị tổ tiên, hiển tổ khảo, hiển tổ tỷ, cô di
tỷ muội, nội ngoại đồng giai lâm, tọa ngự linh sàn chứng giám. Cẩn cáo.
Cúng giỗ tổ tiên
Theo
tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên
ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tùy gia cảnh và tùy vị trí người đã
khuất mà cúng giỗ. Ðây cũng là dịp gặp mặt người thân trong gia đình,
trong dòng họ. Họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người
sống giữ gìn gia phong.
Vào dịp đó người ta thường
tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, thì cũng là trước cúng sau ăn,
cũng là để cho cuộc gặp mặt đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sum họp,
kể chuyện tâm tình, chuyện làm ăn. Với ý nghĩa "Uống nước nhớ nguồn"
việc đó có thể xếp vào loại thuần phong mỹ tục.
Ngày cúng giỗ
Ngày
giỗ theo âm Hán là húy nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của
tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ.
Nguyên
ngày trước, "Lễ giỗ" gọi là "Lễ chính kỵ"; chiều hôm trước lễ chính kỵ
có "lễ tiên thường" (nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ
vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời bà
con làng xóm ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần hoặc vì
bận việc hoặc vì kinh tế, hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản
lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả
hai lễ. Tóm lại, nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả
nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng
ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng.
Mấy đời tống giỗ
Theo
gia lễ: "Ngũ đại mai thần chủ", hễ đến năm đời thì lại đem chôn thần
chủ của cao tổ đi mà nhấc lần tằng tổ khảo lên bậc trên rồi đem ông mới
mất mà thế vào thần chủ ông khảo.
Theo nghĩa cửu tộc (9
đời): Cao, tằng, tổ, phụ (4 đời trên); thân mình và tử, tôn, tằng tôn,
huyền tôn (4 đời dưới mình). Như vậy là chỉ có 4 đời làm giỗ (cao, tằng,
tổ, phụ) tức là kỵ (hay can), cụ (hay cố), ông bà, cha mẹ. Từ "Cao" trở
lên gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ
xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thủy tổ.
Cúng giỗ người chết yểu
Những
người đã đến tuổi thành thân, thành nhân nhưng khi chết chưa có vợ hoặc
mới có con gái, chưa có con trai hoặc có con trai nhưng con trai cũng
chết, trở thành phạp tự (không có con trai nối dòng). Những người đó có
cúng giỗ. Người lo việc giỗ chạp là người cháu (con trai anh hoặc anh
ruột) được lập làm thừa tự. Người cháu thừa tự được hưởng một phần hay
toàn bộ gia tài của người đã khuất. Sau khi người thừa tự mất thì con
cháu người thừa tự đó tiếp tự.
Những người chưa đến tuổi thành thân
(dưới 16 hoặc dưới 18 tuổi, tùy theo tục lệ địa phương) sau khi hết lễ
tang yết cáo với tổ tiên xin phụ thờ với tiên tổ. Những người đó không
có lễ giỗ riêng, ai cúng giỗ chỉ là ngoại lệ. Có những gia đình bữa nào
cũng xới thêm một bát cơm, một đôi đũa đặt bên cạnh mâm, coi như người
thân còn sống trong gia đình. Ðiều này không có trong gia lễ nhưng thuộc
về tâm linh, niềm tưởng vọng đối với thân nhân đã khuất.