Khóa
Thứ Mười Hai
KINH
KIM CANG
Dịch
nghĩa và lược giải
Bài
Thứ 9
PHẦN
CHÁNH TÔN (tt)
56.
Phật phá cái chấp "Như Lai đặng đạo quả vô thượng Bồ
Đề"
57.
Pháp này bình đẳng không có thấp cao
58.
Phật nói công đức của người thọ trì kinh này không thể
nghĩ bàn
59.
Phật phá cái chấp "Như Lai có độ chúng sanh".
60.
Thấy 32 tướng tốt của Phật chưa phải là thấy được
Phật .
61.
Phật nói bài kệ, phá cái chấp "thấy Phật bằng sắc tướng,
nghe Phật bằng âm thanh".
62.
Phật phá cái chấp "không" (tức là chấp đoạn diệt)
63.
Người ngộ "tất cả các pháp không thật", phước đức nhiều
hơn người bố thí vô số bảy báu
56.
PHẬT
PHÁ CÁI CHẤP "NHƯ LAI ĐẶNG ĐẠO QUẢ VÔ THƯỢNG BỔ ĐỀ"
Ông
Tu Bồ Đề bạch Phật: "Bạch Thế tôn ! Như Lai có chứng
đặng đạo quả Vô thượng Bồ Đề không? Phật dạy: "Tu
Bồ Đề ! Như Lai không có một tí gì gọi là đặng đạo
quã Vô thượng Bồ Đề".
LƯỢC
GIẢI
Đoạn
này Phật dùng Trí huệ Kim Cang Bát Nhã phá trừ cái chấp
"Phật có đặng Đạo quả Bồ Đề". Đây là lần thứ 4 (lần
thứ nhứt, hai và ba ở đoạn 15, 36, và 46).
Trong
Duy thức Tam thập tụng có chép: " Nếu hành giả hiện tiền
còn phần nào thấy mình có chứng Duy thức tánh, thì chưa
phải thật chứng Duy thức tánh, vì còn chấp "có sở đắc"
vậy".
Đồng
một ý với đoạn kinh này, nếu còn chấp "mình đặng đạo
quả Vô thượng Bồ Đề", tức là còn bốn tướng: ngã, nhơn,
chúng sanh và thọ giả thì không phải thật chứng đạo vô
thượng Bồ Đề.
Hành
giả phải ngộ nhập Kim Cang Bát Nhã, xa lìa các vọng chấp,
không còn thấy mình chứng (không ngã) và đạo quả Bồ Đề
để chứng (không pháp) thì mới thật là chứng đạo vô thượng
Bồ Đề. Bởi thế nên Phật dạy: "Như Lai không có một tí
gì gọi là đặng đạo vô thượng Bồ Đề".
***
57.
PHÁP NÀY BÌNH ĐẲNG KHÔNG CÓ CAO THẤP
Phật
dạy: "Tu Bồ Đề ! Pháp này bình đẳng không có cao thấp,
không ngã, không nhơn, không chúng sanh và không thọ giả, tạm
gọi là đạo vô thượng Bồ Đề.
Tu
Bồ Đề ! Do tu tất cả pháp lành mà đặng đạo vô thượng
Bồ Đề, Như Lai nói pháp lành, không phải pháp lành, mới
gọi là pháp lành".
LƯỢC
GIẢI
Đoạn
này Phật nói "pháp này bình đẳng, không có cao thấp", và
phá cái chấp "pháp lành".
Hành
giả còn chấp "ta tu pháp lành" tức là còn chấp ngã (ta tu)
chấp pháp (pháp lành). Nếu đem tâm chấp ngã chấp pháp mà
tu pháp lành, thì pháp lành ấy thuộc về hữu vi hữu lậu,
không phải là pháp lành cứu cánh.
Hành
giả phải dùng Trí huệ Kim Cang Bát Nhã, phá trừ các chấp
ngã, chấp pháp mà tu các pháp lành, thì các pháp lành ấy
mới hợp với Bát Nhã chơn không, thuộc về vô lậu thanh
tịnh, mới phải lá pháp lành rốt ráo. Bởi thế nên Phật
dạy: "Như Lai nói các pháp lành, không phải pháp lành, mới
gọi là pháp lành".
Hành
giả nhập Kim Cang Bát Nhã, phá trừ các vọng chấp mà tu các
pháp lành thì sẽ chứng được đạo vô thượng Bồ Đề.
Đạo này không ngã, không nhơn, không chúng sanh, không thọ
giả, nên Phật nói: "Pháp này bình đẳng, không có cao thấp".
Cổ
nhơn có làm một bài tụng, nói về cảnh giới khi ngã và
pháp đều hết, như sau:
Nguyên
văn (dịch âm):
Võ
tiền chỉ kiến hoa gian điệp
Võ
hậu toàn vô điệp để hoa
Hoa
điệp phân phân quá tường khứ
Bất
tri xuân sắc lạc thi gia
Dịch
nghĩa:
Trước
mưa chỉ thấy hoa cùng bướm
Mưa
rồi chẳng thấy bướm với hoa
Hoa
rụng bướm bay qua khỏi vách
Vậy
ai đã hưởng thú xuân này
ĐẠI
Ý BÀI TỤNG
Đây
là lần thứ 13, Phật tán thán công đức không thể nghĩ bàn
của người thọ trì và truyền bá kinh này.
Bố
thí 7 báu tuy quí, nhưng chỉ giúp cho người về vật chất,
giàu có sung sướng trong một đời mà thôi. Phước đức tuy
nhiều, nhưng thuộc về hữu vi hữu lậu.
Người
thọ trì hay giảng dạy kinh Kim Cang Bát Nhã, sẽ được lợi
ích về phần tinh thần, mình và người đều sẽ tỏ ngộ
lý Bát Nhã và sẽ thành Phật, rồi tự độ và độ tha, lợi
ích muôn đời, nên mặc dù thọ trì rất ít, nhưng phước
đức vẫn nhiều hơn người trước. Phước này thuộc về
vô lậu thanh tịnh, nên không thể tính lường hay thí dụ
được.
***
59.
PHẬT
PHÁ CÁI CHẤP "NHƯ LAI CÓ ĐỘ CHÚNG SANH"
Phật
dạy: "Tu Bồ Đề ! Ông chớ lầm tưởng: Như Lai nghĩ rằng:
"Ta độ chúng sanh". Tại sao vậy? Nếu Như Lai có nghĩ: "Ta
độ chúng sanh", thì Như Lai còn chấp bốn tướng: ngã, nhơn,
chúng sanh và thọ giả, tức nhiên không phải Như Lai. Bởi
thế nên, Như Lai thật không có độ chúng sanh nào cả.
Tu
Bồ Đề ! Như Lai nói "ta", thật ra không có "ta"; nhưng chúng
phàm phu lại chấo có ta. Tu Bồ Đề ! Như Lai nói phàm phu,
không phải phàm phu, chỉ giả gọi là phàm phu".
LƯỢC
GIẢI
Đoạn
này Phật dùng Trí huệ Bát Nhã phá cái chấp "Phật có độ
chúng sanh".
Nếu
còn thấy "ta độ chúng", tức là còn vọng chấp ngã (ta) nhơn
(chúng sanh) thì không nhập được Kim Cang Bát Nhã, nên không
phải là Phật .
Vì
Như Lai đã nhập Kim Cang Bát Nhã, không còn các vọng chấp
ngã, nhơn, v.v...nên Như Lai không thấy "thật có độ sanh".
Vì
phá trừ nghi vấn: Phật đã không chấp bốn tướng, tai sao
còn nói "ta"? nên Phật dạy tiếp: "Như Lai nói "ta", nhưng thật
ra không có cái "ta", do chúng phàm phu vọng chấp là ta".
Nói
đến phàm phu, sợ chúng sanh chấp "thật có phàm phu", nên
Phật liền phá: "Như Lai nói phàm phu, không phải thật phàm
phu, chỉ gizả gọi là phàm phu".
60.
THẤY
32 TƯỚNG TỐT CỦA PHẬT CHƯA PHẢI LÀ THẤY ĐƯỢC PHẬT
Phật
dạy: "Tu Bồ Đề ! Ông có thể cho thấy 32 tướng tốt của
ta đây, là thấy được Phật không?".
Tu
Bồ Đề thưa: "Bạch Thế Tôn ! Đúng như vậy, thấy 32 tướng
tốt của Phật là thấy được Phật". Phật dạy: "Ông hiểu
lầm rồi ! nếu thấy 32 tướng tốt của ta đây, mà cho là
thấy được Phật, thì Vua Chuyển Luân Thánh Vương cũng có
đủ 32 tướng tốt như ta, vậy vua Chuyển Luân Thánh Vương
cũng là Phật hay sao?".
Tu
Bồ Đề thưa: "Bạch Thế Tôn ! Con hiểu ý Phật rồi, không
thể cho thấy 32 tướng tốt của Phật là thấy được Phật".
LƯỢC
GIẢI
Đoạn
này Phật dùng Trí huệ Bát Nhã phá cái chấp: "thấy sắc
thân của Phật là thấy được Phật". Đây là lần thứ 4
(lần 1, 2, 3 ở đoạn 7, 25, 3) nói về viễc thấy Phật .
Muốn
rõ thêm đoạn này, tôi xin nhắc lại một lần nữa:
Thuở
xưa, có hai vị Tỳ kheo, từ phương xa đến yết kiến Phật.
Đi nữa đường, một vị vì sợ phạm giới, không uống nước
có sinh trùng, nên bị khát chết. Một vị kia nhờ uống nước
được sống, đến yết kiến Phật.
Phật
quở: "Ông Tỳ kheo kia giữ giới, không uống nước tuy chết,
nhưng ông đã thấy ta trước rồi. Còn ông không giữ giới,
tuy sống đến yết kiến ta, nhưng ông lại cách ta ngàn dặm
!".
Vậy
thì, thấy Phật là thấy cái gì? Không thể cho thấy sắc
thân có 32 tướng tốt của Phật, mà cho là thấy được Phật.
Bởi thế nên Phật nói: "Nếu thấy 32 tướng tốt của Phật
là thấy đượ Phật, thì vua Chuyển Luân Thánh Vương cũng
có đủ 32 tướng tốt như Phật, vậy thì vua Chuyển Luân
Thánh Vương cũng là Phật hay sao?".
Tóm
lại, theo tinh thần Bát Nhã, phải xa lìa tất cả các vô minh
vọng chấp, thì chơn tâm hay Phật tánh mói hiện. Đó mới
là thật thấy Phật.
Ngộ
được nghĩa lý uyên thâm của đoạn này, nên Cổ nhơn có
làm bài tụng như sau:
Nguyên
văn (dịch âm)
Phật
tức tâm hề tâm tức Phật
Tâm
Phật tùng lai giai vọng vật
Nhược
tri vô Phật phục vô tâm
Thỉ
thị chơn như pháp thân Phật
Dịch
nghĩa:
Phật
tức là tâm, tâm tức Phật
Tâm
Phật cả hai đều vọng vật
Người
ngộ vô tâm và vô Phật
Liền
chứn chơn như pháp thân Phật
ĐẠI
Ý BÀI TỤNG
Phật
tức tậm, tâm tức Phật. Tâm và Phật chỉ là hai danh từ
để gọi mà thôi, chớ không có cái gì chơn thật. Nếu người
diệt trừ các vô minh vọng chấp, ngộ được lý Phật và
tâm đều không, thì người ấy sẽ chứmng đặng chơn như
hay Pháp thân Phật.
***
61.PHẬT
NÓI BÀI KỆ PHÁ CÁI CHẤP "THẤY PHẬT BẰNG SẮC TƯỚNG, NGHE
PHẬT BẰNG ÂM THANH"
Khi
đó, đức Thế Tôn nói tiếp bài kệ rằng:
Nếu
thấy ta bằng sắc tướng
Nghe
ta bằng âm thanh
Người
này đi đường tà
Không
thấy được Như Lai.
LƯỢC
GIẢI
Bài
kệ này tóm lại đoạn trên, Phật dùng Trí huệ Bát Nhã phá
cái chấp "thấy Phật qua sắ tướng của Phật " và "nghe Phật
qua âm thanh của Phật ".
Đoạn
trên đã giải nếu chấp sắc thân có 32 tướng tốt của
Phật là Phật, thì vua Chyển Luân Thánh Vương cũng có đủ
32 tướng tốt như Phật, vậy vua Chuyển Luân Thánh Vương
cũng là Phật hay sao?
Nếu
chấp tiếng nói thanh thao vi diệu của Phật là tiếng Phật,
thì tiếng chim Ca Lăng Tần Già, cũng thanh thao vi diệu như
tiếp Phật, vậy tiếng chim Ca Lăng Tần Già cũng là tiếng
Phật hay sao?
Tóm
lại, phải phá trừ các vô minh vọng chấp, nhập Kim Cang Bát
Nhã, mới thật thấy và nghe được Phật. Trái lại, nếu
còn vô minh vọng chấp, chấp sắc tướng hay âm thanh của
Phật, không nhập được Kim Cang Bát Nhã, thì không bao giờ
thấy được Phật. Bởi thế nên Phật quở: "Người này đi
đường tà (vọng), không bao giờ thấy được Như Lai".
62.
PHẬT
PHÁ CÁI CHẤP "KHÔNG" (TỨC LÀ CHẤP ĐOẠN DIỆT)
Phật
dạy: "Tu Bồ Đề ! Ông chớ nên nghĩ rằng: "Như Lai không
thừa nhận thân tướng ,tốt đẹp này là thân Phật". Tại
sao vậy? _ Nếu người phát tâm Bồ Đề mà nghĩ như vậy,
thì mắc về cái chấp "đoạn diệt". Tu Bồ Đề ! Người
phát tâm Bồ Đề, đối với các pháp, không nên chấp "đoạn
diệt" (chấp không).
LƯỢC
GIẢI
Đoạn
này Phật dùng Trí huệ Bát Nhã phá cái chấp "sắc thân đủ
32 tướng tốt của Phật không phải là Phật".
Đúng
theo tinh thần kinh Bát Nhã, thì phá hết các chấp: ngã, pháp
hữu, vô v.v...lúc bấy giờ chơn tâm, Phật tánh hay Bát Nhã
v.v...mới hiện.
Bởi
thế nên "chấp sắc thân đầy đủ tướng tốt của Phật
là Phật", đã bị Phật quở là "lạc vào đường tà, không
thấy được Phật"; mà "chấp sắc thân đầy đủ tướng
tốt của Phật, không phải là Phật", cũng bị Phật quở
là "chấp đoạn diệt" nghĩa là "chấp không", thuộc về "đoạn
kiến ngoại đạo".
Chấp
"có" (chấp thường) chấp "không"(chấp đoạn) cũng đều là
vọng chấp cả, không thể chứng đặng Đạo Bồ Đề. Bởi
thế nên Phật dạy: "Người phát tâm Bồ Đề, đối với
các pháp, không nên chấp đoạn diệt".
Kinh
chép:
Nhược
nhơn dục thức Phật cảnh giới
Đương
tịnh kỳ ý như hư không
Dịch
nghĩa:
Nếu
người muốn biết cảnh giới Phật
Tâm
phải thanh tịnh như hư không
ĐẠI
Ý
Người
muốn nhập cảnh giới Phật hay chứng đạo Bồ Đề, thì
phải xa lìa các vọng chấp: có, không, đoạn, thường v.v...giữ
tâm ý thanh tịnh như hư không
***
63.
NGƯỜI NGỘ "TẤT CẢ CÁC PHÁP KHÔNG THẬT", PHƯỚC ĐỨC NHIỀU
HƠN NGƯỜI BỐ THÍ VÔ SỐ BẢY BÁU
Phật
day: "Tu Bồ Đề ! Nếu các vị Bồ Tát dùng 7 món báu, đựng
đầy trong hằng sa thế giới, đem bố thí; và có vị Bồ
Tát ngộ "tất cả pháp không thật" (nhứt thế pháp vô ngã)
và chứng đặng "pháp không" (pháp nhẫn) thì công đức của
vị Bồ Tát sau này, nhiều hơn vị Bồ Tát trước. Tại sao
vậy? Vì vị Bồ Tát sau này không lãnh thọ phước đức".
Tu
Bồ Đề bạch Phật: "Bạch Thế tôn ! Tại sao Bồ Tát không
lãng thọ phước đức". Phật dạy: "Tu Bồ Đề ! Bồ Tát
làm các việc phước đức, nhưng không tham trước, nên nói
Bồ Tát không lãnh thọ phước đức
LƯỢC
GIẢI
Đoạn
này có Bồ Tát nhập Kim Cang Bát Nhã chứng được "các pháp
vô ngã" (vô sanh pháp nhẫn) nên làm các việc phước đức,
mà không tham trước, không mong cầu về mình, không chấp tướng
phước đức, nên phước đức nhiều hơn vị Bồ Tát bố
thí
bảy món báu đựng đầy trong hằng sa thế giới.
Người
đem tâm vọng chấp ngã, pháp của phàm phu, mà làm các việc
phước đức, dù phước đức ấy có nhiều đến dâu, cũng
thuộc về hữu vi hữu lậu của thế gian phàm phu mà thôi.
Trái
lại, nếu người đem tâm thanh tịnh, không chấp ngã, chấp
pháp, hợp với tánh Bát Nhã chơn không, mà l;àm việc phước
đức, không tham cầu phước đức riêng về phần mình, thì
người này mặc dù làm rất ít, mà phước đức nhiều vô
tận; vì phước đức này thuộc về vô lậu thanh tịnh.
Giải
thích đoạn này. Ngài Trí Giả Đại sư làm bài tụng:
Nguyên
văn (dịch âm)
Tam
thiên đại thế giới
Thất
bảo mãn kỳ chung
Hữu
nhơn trì bố thí
Đắc
phước giả như phong
Du
thắng xan tham giả
Vị
đắc đạt chơ tông
Chung
tu tứ cú kệ
Tri
giác chứng toàn không
Dịch
nghĩa:
Cả
đại thiên thế giới
Đựng
đầy bảy món báu
Bố
thí để cầu phước
Đặng
phước cũng như gió
Còn
hơn người bỏn xẻn
Chưa
hiểu nghĩa chơn thật
Trì
tụng bốn câu kệ
Mới
ngộ được lý không
ĐẠI
Ý BÀI TỤNG
Người
đem bảy báu đựng đầy một nghìn triệu thế giới nhỏ,
để bố thí, được phước đức tuy nhiều, nhưng không lâu
dài, như gió thổi qua; không bằng người tỏ ngộ lý chơn
không của kinh Bát Nhã, sẽ đặng phước vô lậu thanh tịnh.
GIẢI
DANH TỪ
"PHÁP
KHÔNG" (hay PHÁP NHẪN): bản thề chơn như thanh tịnh; nhưng
vì mây ngã pháp che mờ. Hành giả tu hành phá trừ được
ngã chấp (ngã không) thì một phần chơn như hiện ra, nên
gọi là "ngã không chơn như"; phá trừ pháp chấp (pháp không)
thì một phần nữa chơn như hiện ra, nên gọi là "pháp không
chơn như".
Chứng
được lý ngã không (sanh không) và pháp không, thì gọi là
"nhị không chơn như" tức là đặng "vô sanh pháp nhẫn", (chứng
đặng ngã pháp đều không).