Phẩm
Phân Biệt Thế Gian
Phẩm này nói về kết quả của mê lầm (vô minh hữu lậu). Do
nghiệp lực riêng và chung (biệt nghiệp, cộng nghiệp) của chúng sanh cảm
ứng mà tạo ra.
a. Hữu tình thế gian, tức chánh
báo, chỉ cho thân phần của chúng sanh, nói theo nghĩa hẹp là nhân sanh.
b. Khí thế gian,
tức y báo, là nơi nương tựa, sanh hoạt của hữu tình, đó chính là vũ trụ
thế giới.
Ðể giải thích rõ hai loại thế gian trên, trong phẩm này sẽ
lần lượt đề cập về các mục ba cõi, sáu nẽo luân hồi, bốn loại sanh, bốn
hữu luân chuyển, thể chất và hạn lượng thế giới, bốn kiếp thành, trụ,
hoại, không.
Ðoạn I. ÐẠI CƯƠNG BA CÕI
Vũ trụ thế giới tùy theo nghiệp lực, trình độ sai khác của
chúng sanh mà chia ba tầng gọi là ba cõi. Trong đó mỗi cõi lại tùy theo
lòng tham dục nặng nhẹ mà chia ra cõi Dục và sáu bậc trời thuộc cõi Dục;
tùy theo sức thiền định cạn sâu mà chia ra nhiều bậc thiền thuộc cõi
sắc và vô sắc, như đồ biểu sau đây:
BA CÕI |
DỤC |
- Bốn ác thú |
Ðịa
ngục,
Ngạ
quỉ,
Súc
sanh,
A-tu-la. |
- Bốn châu nhân
đạo |
Nam
Thiệm bộ,
Ðông
Thắng thần,
Tây
Ngưu hóa,
Bắc
Câu-lô. |
- Lục dục thiên |
Tứ
thiên vương,
Ðao Lục
dục lợi,
Dạ-ma,
Ðâu-suất thiên đà,
Hóa
lạc,
Tha hóa
tự tại. |
SẮC |
- Sơ thiền, 3 |
Phạm
chúng
Phạm
phụ
Ðại
phạm |
- Nhị thiền, 3 |
Thiểu
quang
Vô
lượng quang
Quang
Âm |
- Tam thiền, 3 |
Thiểu
tịnh
Vô
lượng tịnh
Biến
tịnh |
- Tứ thiền, 9 |
Vô
Vân,
Phước
sanh,
Quảng
quả (Vô tưởng),
Vô
thiền,
Vô
nhiệt,
Thiện
kiến,
Thiện
hiện,
Sắc cứu
cánh,
Ma-hê-thủ-la |
VÔ SẮC |
-
Không vô biên xứ
- Thức
vô biên xứ
- Vô sở
hữu xứ
- Phi
tưởng phi phi tưởng xứ |
|
CHÍN
ĐỊA |
- Cõi
dục, 1 |
Ngũ
thú tạp cư địa |
- Cõi sắc, 4 |
Ly
sanh hỷ lạc
Ðịnh
sanh hỷ lạc
Ly hỷ
Diệu lạc
Xả niệm
Thanh tịnh. |
- Vô sắc, 4 |
Không
vô biên,
Thức vô
biên,
Vô sở
hữu,
Phi
tưởng phi phi tưởng |
Ðoạn II. HỮU TÌNH THẾ GIAN
* TIẾT I: BỐN HỮU LUÂN CHUYỂN
Thế gian, thế là đời, trải quá khứ, hiện tại, vị lai, lưu
chuyển biến hoại. Gian là trong, những gì lọt vào trong vòng luân
chuyển, biến hoại thì gọi là thế gian. Loài hữu tình là căn thân chánh
báo của chúng sanh và vũ trụ thế giới là y báo, chỗ nương dựa của chúng
sanh, tức là khí, khí cụ, đều ở trong vòng lưu chuyển biến hoại, nên gọi
là hữu tình và thế gian .
Ðây trước nói về hữu tình thế gian, như đã biết hữu tình
trong ba cõi, bốn loài, sáu đường khác nhau nhưng đều ở trong vòng luân
hồi, sanh tử, sanh rồi chết, chết rồi sanh qua bốn giai đoạn hữu, là tử
hữu, trung hữu, sanh hữu, bản hữu, rồi lại tử hữu, trung hữu v.v...
Xét đến bốn giai đoạn hữu nơi nhân loại như sau sẽ rõ:
Tử hữu: Là giai đoạn con người do phiền não nghiệp
đời trước chiêu cảm lấy quả báo thân đời nay, sống cho đến sát na cuối
cùng, xả bỏ báo thân.
Trung hữu: Là giai đoạn sau khi xả bỏ báo thân cho
đến khi đủ duyên đầu thai, sự hiện hữu của hữu tình giữa khoảng thời
gian đó, gọi là trung hữu. Song đối với vấn đề trung hữu này, Ðại chúng
bộ và Hóa địa bộ không thừa nhận có. Vì họ dựa theo kinh chỉ nói đến "
thuận tam thọ nghiệp", chứ không nói đến trung hữu nghiệp và kinh cũng
chỉ nói đến hữu tình Dự lưu chỉ phải trải bảy phen sanh (bảy hữu) là
chứng A-la-hán chứ không nói đến trung hữu. Trái lại Tát-bà-đa-bộ thì
dẫn kinh và lý để chứng minh có thân trung hữu. Kinh nói: Có năm quả vị
Bất hoàn (trong đó có Trung ban Bất hoàn) và kinh cũng nói: "Khi nhập
thai có ba sự hiện hữu là tinh cha, huyết mẹ và Càn-thạc-phước,
Tát-bà-đa còn chủ trương thân trung ấm của loài người cỡ như con nít năm
sáu tuổi, đủ cả sáu căn nhưng vì đó là tịnh sắc cực vi tế, mắt thịt
không thấy được, chỉ có thiên nhãn cực tịnh và những hữu tình cùng ở
giai đoạn trung hữu mới trông thấy được. Và thời gian tồn tại của thân
trung hữu cũng có bốn nhà chủ trương khác nhau: Tỳ-bà-sư cho rằng nó chỉ
có trong khoảnh khắc, chết liền đầu thai. Luận sư Thế Hữu cho rằng nó
tồn tại lâu nhất bảy ngày. Luận sư Thiết-mat-đạt-đa cho rằng nó có thể
tồn tại trong bảy bảy bốn mươi chín ngày. Còn Luận sư Pháp Cứu thì cho
rằng không nhất đ?nh vì tùy theo nhân duyên thọ sanh bất thường. Do
nghiệp lực rất mạnh thúc đẩy trung hữu đáng thọ sanh vào loài người thì
hội đủ duyên liền sanh vào loài người, trung hữu đáng thọ sanh vào loài
súc thì hội đủ duyên liền sanh vào loài súc.
Sanh hữu là giai đoạn từ trung hữu chết, do vọng
tưởng khởi lên tâm ái dục hoặc sân nhuế đối với cha mẹ, liền đầu thai,
hay gọi là kiết sanh. Chính ngay ở giây phút kiết sanh này gọi là sanh
hữu.
Bản hữu: Chỉ thời gian từ sanh hữu cho đến tử hữu,
chấm dứt một đời. Về thân bản hữu này có chia hai giai đoạn là giai đoạn
ở trong thai và giai đoạn ra ngoài thai. Giai đoạn trong thai gồm năm
trạng thái:
1. Kiết-lạc-lam (kalala) như chút
váng sữa trong bảy ngày đầu thụ thai.
2. Át-bộ-đàm
(Abbuda) như cục máu trong bảy ngày thứ hai.
3. Bế-thi (Pesi)
thịt mềm trong bảy ngày thứ ba.
4. Kiện-nam (Ghana)
thịt cứng trong bảy ngày thứ tư.
5. Bát-la-xa-khư
(Paxakha) chi tiết bắt đầu tượng thành hình vóc, trong bảy ngày thứ sáu
trở đi cho đến khi hạ sanh.
Giai đoạn ra ngoài thai cũng có năm hình thức:
1. Anh hài, từ khi sanh đến 6
tuổi.
2. Ðồng tử: từ 7
đến 15 tuổi.
3 .Thiếu niên: từ
16 đến 30 tuổi.
4. Thành niên: từ
31 đến 40 tuổi.
5. Lão niên: từ 41
đến chết.
Hỏi: Cứ liên tục với bốn giai đoạn hữu trải qua ba
đời như vậy nên chúng sanh luân hồi. Vậy tất phải có một chủ thể thống
nhất thường hằng mới có thể chuyển từ hữu này đến hữu khác và có thể tu
hành tích lũy công đức đến thành Phật. Nếu không có một chủ thể thống
nhất thường hằng đó thì làm sao chuyển từ hữu này đến hữu khác và làm
sao thành Phật được? Như vậy tu tập cũng vô ích sao?.
Ðáp: Giải đáp câu hỏi này, Ðại chúng bộ gọi chủ thể
luân hồi đó là căn bản thức, mạt phái Hóa địa bộ gọi Cùng sanh tử uẩn,
Kinh lượng bộ gọi là Nhất vị uẩn, Tế ý thức, Căn biên uẩn, Thượng tọa bộ
gọi là Hữu phần thức. Ðộc tử bộ gọi là Phi tức uẩn phi ly uẩn ngã, Duy
thức tông thì gọi là A-lại-da-thức. Còn ngoại đạo thì cho có một thật
ngã biệt lập với thân tâm. Nhưng chủ trương của Hữu bộ mà luận Câu-xá
trình bày thì khác. Theo Hữu bộ, chính thân tâm năm uẩn này do mê hoặc
mà tạo nghiệp, do tạo nghiệp mà thọ quả, rồi do từ quả khởi lên mê hoặc,
do mê hoặc mà tạo nghiệp, rồi do tạo nghiệp mà thọ quả...liên tục như
vậy thành luân hồi. Giống như người cầm ngọn đèn đi từ chỗ này đến chỗ
khác, ngọn đèn tuy cứ từng sát na diệt, nhưng vẫn có thể tiếp tục đến
chỗ khác. Và không phải thân tâm năm uẩn đời này chuyển thẳng đến đời
khác mà là thân tâm năm uẩn từng sát na biến diệt, liên tục từ trạng
thái này đến trạng thái khác qua đời này và đời sau. Giống như do hạt
nẩy mầm, do mầm nẩy cành lá. Hạt, mầm, cành, lá v.v....không phải một
nhưng không phải khác. Như tụng văn nói:" Không có ngã, chỉ có các
uẩn, do phiền não nghiệp tác động từ thân trung hữu tiếp nối vào thai
giống như ngọn đèn".
* TIẾT II: 12 NHÂN DUYÊN
Như trên do hoặc, nghiệp, khổ (cũng gọi hoặc, nghiệp, sự) mà
chúng sanh trải qua bốn giai đoạn hữu lưu chuyển từ quá khứ đến hiện
tại, đến tương lai,vô chung vô thủy. Và hoặc, nghiệp, sự lại là cách
diễn đạt khác về 12 nhân duyên, như hoặc sanh hoặc tức ái duyên thủ;
hoặc sanh nghiệp tức vô minh duyên hành; thủ duyên hữu; nghiệp sanh sự
tức hành duyên thức; hữu duyên sanh; sự sanh sự đó là thức duyên danh
sắc, sự sanh hoặc đó là thọ duyên ái; rồi lại hoặc sanh hoặc....như
trước.
Mười hai duyên khởi nếu phân tích thì có bốn loại sai khác:
1. Sát-na duyên khởi là trong một
sát na gồm đủ cả mười hai duyên khởi.
2. Liên phược duyên
khởi là mười hai duyên khởi tiếp liền nhau.
3. Phân vị duyên
khởi là mười hai duyên khởi khác nhau.
4.Viễn tục duyên
khởi là mười hai duyên khởi trải qua nhiều đời tiếp tục.
Không có một thật ngã hay một chủ thể thống nhất trong sự
luân hồi mà chính là do mười hai duyên khởi tuần hoàn diễn tiến theo
luật nhân quả tạo ra trạng thái luân hồi. Như kinh Tạp A-hàm 13 nói:"
Khi mắt sinh không từ đâu đến, khi mắt diệt không đi về đâu. Như vậy mắt
sanh, không thật sanh, diệt không thật diệt, có nghiệp báo nhưng không
có người làm. Thân ngũ ấm này diệt thì thân ngũ ấm khác tiếp tục, trừ
tục số pháp: nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như vậy, trừ tục số pháp. Tục
số pháp là cái này có nên cái kia có, cái này khởi nên cái kia khởi, như
vô minh duyên hành, hành duyên thức, nói rộng cho đến thành nhóm tụ tập
thuần khổ lớn".
Ðoạn III. KHÍ THẾ GIAN
* TIẾT 1. HẠN LƯỢNG THẾ GIỚI
Khí thế gian tức là thế giới y báo, nơi sinh sống của hữu
tình. Tiểu thừa Ðại thừa đều nói đến mười phương thế giới, vô số vô
lượng. Luận Ðại Trí Ðộ 4 nói: Thế giới trải khắp mười phương nhiều vô số
lượng, nhưng không lộn vị trí, bởi nghiệp lực của hữu tình mà sự khu
hoạch khác nhau. Chỉ một khu vực cũng đủ rộng lớn vô cùng. Có thể chia
ra ba hạng: Tiểu thiên thế giới, gọi chung là Tam thiên Ðại thiên thế
giới.
Cứ một mặt trăng mặt trời hay một thái dương hệ với ánh sáng
chiếu khắp các cõi các châu ở cõi Dục, cho đến Sơ thiền ở cõi Sắc, trong
chu vi đó gọi là một thế giới. Gồm 1.000 thế giới gọi là Tiểu thiên thế
giới. Gồm 1.000 Tiểu thiên thế giới gọi là một Trung thiên thế giới.
Gồm 1.000 Trung thiên thế giới gọi là một Ðại thiên thế giới. Ðại thiên
thế giới này là Tam thiên Ðại thiên thế giới. Ðây là phạm vi hóa độ của
một đức Phật (Phật sát). Theo nhã ngữ gọi là Ta-bà thế giới, Kham nhẫn.
Kinh Bi Hoa nói, chúng sanh ở đây nhẫn chịu ba độc tham, sân, si và sự
thống khổ nên gọi là nhẫn độ. Các Bồ-tát hành đạo tại đây gặp nhiều sự
oán ghét, bức não khó nhọc phải nhẫn chịu lướt qua, nên gọi Kham nhẫn.
Theo kinh Tăng Chi 1 (bản Việt) chép, một mặt trăng,
một mặt trời đến cõi Phạm thiên gọi là một thế giới. 1.000 thế giới
cộng lại thành một Tiểu thiên, 1.000 Tiểu thiên thế giới cộng lại thành
một Trung thiên, 1.000 Trung thiên cộng lại thành một Ðại thiên, tức Tam
thiên Ðại thiên thế giới. Như Lai có thể làm cho tiếng mình được nghe
xa khắp Ðại thiên thế giới, hay xa hơn nữa, nếu muốn. Tại sao vậy? Như
Lai chiếu ánh sáng cho đến 3.000 Ðại thiên thế giới, cho đến khi nhận
thức được ánh sáng ấy, rồi Ngài mới phát âm làm cho tiếng mình được
nghe. (Theo Khuy Cơ, phạm vi cõi Dục mới bằng một Sơ thiền, 1.000 Sơ
thiền mới bằng một Nhị thiền, 1.000 Nhị thiền mới bằng một Tam thiền,
1.000 Tam thiền mới bằng một Tứ thiền. Ðây gọi là một Tam thiên Ðại
thiên thế giới).
* TIẾT II: THỂ CHẤT CỦA THẾ GIỚI
NHƯ THẾ NÀO?
Thế giới được cấu thành bằng bốn trần sắc, hương, vị, xúc. Và
bốn trần này lại do cực vi hợp thành. Cực vi là vật thể rất vi tế,
không thể chia chẻ được nữa, nếu chia chẻ ra nữa thì nó hóa thành hư
không, nên cực vi cũng gọi là lân hư trần. Cứ bảy cực vi hợp thành một
vi trần, bảy vi trần hợp thành một kim trần (mảy bụi có thể lọt qua kim
khí), bảy kim trần hợp thành một thủy trần (mảy bụi có thể lọt qua
nước), bảy thủy trần hợp thành một thố mao đầu trần (mảy bụi có thể để
trên đầu sợi thỏ), bảy thố mao đầu trần hợp thành một dương mao đầu trần
(mảy bụi có thể để lên đầu sợi lông dê), bảy dương mao đầu trần hợp
thành một ngưu mao đầu trần (bụi để trên đầu lông trâu, bảy ngưu mao đầu
trần hợp thành một khích du trần (mảy bụi bay qua kẻ hở thấy được khi
có ánh nắng chiếu qua). Cứ như vậy chồng lên thành vạn vật. Nếu ta trở
lại chia vật gì ra bảy phần, rồi bảy phần... đến khi đo còn lại cực vi
thì không thể chia được nữa, và mắt thường cũng không thể thấy được.
Tánh chất của cực vi thế nào? Mỗi cực vi đều có đủ bốn tánh
chất là cứng, ướt, nóng, động (cố thể, dịch thể, nhiệt lực, động lực hay
khí thể).
- Tánh cứng rắn có tác dụng bảo
trì mọi vật.
- Tánh thấp ướt có
tác dụng gom dính mọi vật.
- Tánh ấm nóng có
tác dụng thành thục mọi vật.
- Tánh chuyển động
có tác dụng làm tăng trưởng mọi vật.
Hình thức biểu hiện của bốn tánh ấy gọi là bốn đại: đất,
nước, lửa, gió. Cực vi có sẳn bốn tánh chất và bốn tác dụng như thế nên
có thể cấu thành vũ trụ vạn hữu, tùy theo sự phối hợp không đồng đều về
phần lượng giữa bốn tánh chất cực vi mà cấu thành mọi vật sai khác. Nếu
tánh cứng nhiều hơn ba tánh kia thì sẽ thành những vật cứng rắn như
vàng, đá... Như vậy, vũ trụ vạn vật, núi sông thế giới đều do cực vi tạo
thành.
* TIẾT III: THỜI KỲ THÀNH HOẠI
CỦA THẾ GIỚI
Thế giới cứ xoay vần tiếp nối qua bốn thời kỳ thành, trú,
hoại, không. Mỗi thời kỳ là một Trung kiếp, đủ bốn Trung kiếp là một Ðại
kiếp. Chữ kiếp là chỉ khoảng thời gian rất dài,trái với chữ sát na là
chỉ khoảng thời gian rất ngắn. Ngắn như thế nào? Như trong khoảng thời
gian kẻ lực sĩ gãy móng tay đã có tới 65 sát-na. Cứ 120 sát-na tiếp nối
nhau thành một hàng sát-na, 60 hàng sát-na thành một lạp phược, v.v...
chồng lên dần đến 30 ngày là một tháng, 12 tháng là một năm. Trong
khoảng thời gian vô cùng, tuổi thọ con người có hai định mức. Thấp nhất
là mười tuổi, cao nhất là 80.000 tuổi. Tromg đó từ 10 tuổi, cứ 100 năm
là tăng một tuổi, tăng cho đến 80.000 tuổi, rồi lại cứ 100 năm giảm một
tuổi, giảm xuống đến 10 tuổi thượng thọ. Tức là trải qua một lần tăng
một lần giảm như vậy gọi là một Tiểu kiếp (ước độ 15.998.000 năm), và 20
mươi Tiểu kiếp thành một Trung kiếp. Thế giới khi thành, trụ, hoại,
không đều trải qua một Trung kiếp (ước 15.998.000 x 20 = 319.960.000
năm).
Vậy thế giới ta hiện đang sống đây thành lập khi nào? Thế
giới này đã trải qua thành kiếp và hiện ở giữa trụ kiếp, như vậy là trọn
20 mươi Tiểu kiếp của thời kỳ thành lập và 10 Tiểu kiếp của thời kỳ trụ
(ước 15.998.000 x 30 = 479.940.000 năm).
Trạng thái khí thế giới thành lập như thế nào?
Như trên đã nói thời gian thế giới thành lập chiếm trọn 20
Tiểu kiếp. Trong đó một tiểu kiếp đầu thành lập khí thế gian, tức y báo
(vũ trụ); 19 Tiểu kiếp kế thành lập hữu tình thế gian, tức chánh báo.
Ðây là giai đoạn loài vật xuất hiện từ trên xuống. Câu-xá-luận 12
nói: "Do năng lực cọng nghiệp của loài hữu tình làm tăng thượng duyên
mà ở giữa không luân dần dần có ngọn gió nhẹ thổi lên, nó là tướng trạng
đầu tiên của thế giới sắp thành. Gió mạnh dần mà lập thành phong luân,
rồi thủy luân, rồi kim luân (khối vòng tròn gió, nước chuyển động...)".
Cũng Câu-xá-luận 11 nói: "Do nghiệp lực của loài hữu tình làm
duyên tăng thượng, đầu tiên ở dưới đất nương nơi hư không mà có phong
luân nổi lên với một phạm vi vô cùng rộng rãi và dày 16 ức du-thiên-na
(do tuần, có ba cỡ: 20 dặm, 40 dặm), thể chất rất rắn chắc, kín chặt, và
cũng do nghiệp lực của chúng sanh làm duyên tăng thượng có đám mây nổi
lên và đổ mưa xuống trên phong luân, hạt mưa lớn như trục xe, chứa lại
thành thủy luân, sâu tới 11 ức 2 vạn du-thiên-na.., lại cũng do nghiệp
lực của chúng sanh làm duyên tăng thượng, một luồn gió khác nổi lên kích
động dồn ép thủy luân đông lại thành lớp cứng chắc trên đó gọi là kim,
nghĩa là phần rắn cứng, tức là qủa đất.
Như vậy, từ giữa trống không, do nghiệp lực của chúng sanh
làm duyên tăng thượng nổi lên phong luân, rồi thủy luân, rồi kim luân.
Ðó là sự cấu thành tuần tự của địa cầu này vậy. (Tham chiếu Trường
A-hàm 18, Khởi Thế Nhân Bản kinh I, Lâu Thấn Kinh, Lập Thế Tỳ-đàm I).
* TIẾT IV: TRẠNG THÁI KHI THẾ
GIỚI TRỤ, HOẠI VÀ TRỐNG KHÔNG NHƯ THẾ NÀO?
Thế giới trong thời trụ gồm 20 Tiểu kiếp. Trong 20 Tiểu kiếp
này, tuổi thọ con người có 19 lần tăng lên đến 80,000 tuổi, và 19 lần
giảm xuống 10 tuổi là thượng thọ. Khi tuổi thọ con người ở định mức
80.000 thì thân hình đẹp đẽ, tự phát ánh sáng, đi lại nhẹ nhàng như bay,
và sống rất lâu. Từ đó dần dần đắm sắc, tham ăn, mê lợi, thích quyền,
tánh tình lười biến, cất chứa tài sản riêng, càng có càng tham lam bỏn
xẻn, không biết bố thí, đưa đến cảnh nghèo cùng trộm cướp, giặc giã,
giết chóc ghê gớm, lòng người khiếp đảm, che dấu tội lỗi, dối trá quanh
co, phát sanh nhiều hành động hung ác mỗi ngày mỗi nhiều, làm cho tuổi
thọ mỗi ngày mỗi giảm, cho đến khi tuổi thọ con người giảm đến định mức
10 tuổi, thì có ba tai biến nhỏ xảy ra, đó là đao binh tai, tật dịch tai
và cơ cẩn tai. Khi đao binh tai khởi lên, tà pháp lộng hành,lòng người
hung hiểm, thấy nhau muốn giết giống như thợ săn đối với mảnh thú. Những
gì cầm trong tay cũng đều trở thành binh khí giết nhau, trải qua bảy
ngày bảy đêm chết vô số kể. Tiếp theo là tật dịch tai, do ác nghiệp dãy
đầy và thây chết tràn lan gây thành tật dịch, không thể cứu chữa, cũng
không nghe đến tiếng thầy tiếng thuốc, trải bảy ngày bảy đêm chết vô số
kểú. Tiếp đến cơ cẩn tai là hạn hán trường kỳ, hoa màu tiêu hủy, thân
hình tiều tụy, đói giơ xương trắng, bới tìm các khúc xương nấu nước, bà
con chia nhau đỡ đói, trải bảy năm bảy tháng bảy ngày chết vô số kể. Cho
đến hết thời kỳ tiểu tam tai của lần giảm ở Tiểu kiếp thứ 20, thì có
đại tam tai khởi lên. Ðại tam tai là ba tai biến lớn, hỏa tai, thủy tai,
phong tai. Ðầu tiên do cọng nghiệp lực của chúng sanh chiêu cảm, có sức
nóng của bảy mặt trời xuất hiện, biến toàn cõi Tam thiên Ðại thiên thế
giới thành đống lửa, cháy tiêu không còn một thứ gì, biển khô, đất thành
tro bụi, lên đến Sơ thiền (vì cúng sanh ở đây, trong tâm còn có tầm, tứ
thiêu đốt như lửa làm nội ứng); rồi đến thủy tai, một trận hồng thủy
tràn ngập lên đ?n Nhị thiền (vì chúng sanh ở đây trong tâm còn có hỷ ái,
khinh an thấm nhuần thân thể như nước làm nội ứng); rồi tiếp đến phong
tai, một trận gió ghê gớm thổi lên đến cõi Tam thiền (vì chúng sanh ở
đây, còn có hơi thở như gió làm nội ứng), Tam tai ấy làm cho thế giới
trống không, giai đoạn này cũng kéo dài 20 tiểu kiếp, sau đó bắt đầu
thành lại; thành rồi thì trụ, trụ rồi thì hoại, hoại rồi thì không,
không rồi lại thành... như một vòng tròn không manh mối, thành không
phải đầu, hoại không phải cuối. Như thế thế giới là vô thỉ vô chung.
Riêng ở Tứ thiền và Vô sắc giới không bị ảnh hưởng của đại
tam tai này, nhưng vẫn biến chuyển không thường theo nghiệp lực thọ mạng
của chúng sanh ở các cõi đó vậy.