MÓN QUÀ BÁT NHÃ


Trần Kiêm Đoàn
27/11/2011 07:43 (GMT+7)
Số lượt xem: 190631
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Trong đời sống tâm linh của thế giới phương Tây, một thế giới đầy năng động của sự thay đổi và sáng tạo, đạo Phật được ươm mầm và khởi sắc khiêm tốn như một đóa hoa sen trong cái hồ Tây mênh mông dậy sóng.  Con người vừa thức dậy sau giấc ngủ dài từ thời Trung Cổ.


  Những đầu óc tiền phong khai phá đi tìm một sự lý giải rạch ròi hơn cho thế giới thể chất và tâm hồn.  Hết vật lý cơ học, đến vật lý lượng tử ra đời.  Vũ trụ vô biên và im lặng từ thuở hồng hoang được khai quật.  Nhìn từ phía con người nhỏ bé thì cánh cửa vào thế giới tự nhiên vô biên nầy đang được hé mở.

Những đầu óc kiệt xuất và những phương tiện thiện xảo của khoa học kỹ thuật đã đầu tư khai phá để cố gắng trả lời về một vấn nạn từ xửa, từ xưa, từ khi ông Bành Tổ mới ra đời: “ Ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu?” hay “Phải chăng ta chỉ là cái bọt bóng xà phòng xuất hiện như một sự tình cờ rồi vỡ tan mất dạng ?!”

Khoa học Vũ trụ (Cosmology và Astrophysics) đã dùng những lý thuyết kinh điển cố tìm nguồn cội theo chỉ dấu từ vụ nổ lớn nguyên thủy “Big Bang” cách đây chừng 15 tỷ năm và khám phá soi rọi vào đơn vị vật thể nhỏ nhất là “proton”.  Lý thuyết Big Bang lại mờ dần vì khoa học càng tiến bộ, nhu cầu khám phá của con người càng tinh vi và phức tạp hơn.  Những lý thuyết về Lỗ Đen, Điểm Quái đang nhường bước cho những phương tiện truy tìm mới hơn như Superstring, M-theory… tiếp tục khám phá để cố tìm ra một giải đáp sau cùng. Nhưng tốn cả 10 tỷ đô-la và 14 năm để  tạo ra chiếc máy đập vỡ “proton” với hy vọng tìm ra bí mật của vũ trụ thì cũng chỉ mới là dự phóng trong ước mơ của vật lý khoa học trên đường mong tìm ra bí ẩn của vũ trụ.   

Con người đã tự tìm câu trả lời về “giới hạn vô biên” qua một hình ảnh và khái niệm thuần túy tri thức tuyệt đối là Thượng Đế.  Con người cung đón và phó thác tất cả những điều chưa biết được vào bàn tay Thượng Đế để an tâm và tiếp tục sống mỗi một cuộc đời ngắn ngủi trên trần thế.  Thượng Đế trở thành nguyên nhân đầu tiên và cuối cùng cho ai tin ngài như một đấng toàn năng có nhân dáng hơn chỉ là một khái niệm thuần lý tuyệt đối.

 Đạo Phật ra đời và đã mang đến cho đời một cách nhìn và cách nghĩ khác; tự do và thông thoáng về tri thức và tâm linh: đó là trí tuệ Bát Nhã. Món quà Bát Nhã là món quà của đạo Phật đã cung hiến cho nhân loại: Trí tuệ, tĩnh thức, hòa bình, an lạc.

Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajñāpāramitā) là trí tuệ viên mãn, là tri thức trái tim của Phật Giáo, là sự thấu  hiểu vẹn toàn tất cả những gì trong vòng quay sống chết và tái sinh.

Diễn giải thì trời biển như thế, nhưng rốt lại 600 tập Đại tạng Bát nhã cũng chĩ còn hai chữ Tâm và Không; và rồi chỉ còn một chữ: Không.  “Không” là trạng thái rỗng lặng.  Không là thanh tịnh, an hòa, là thế dừng lại ở giữa, như như bất động.  Nên “không” chẳng phải là “bất” là “vô”, là đối nghịch với có, là hư vô, là tuyệt đối không còn gì nữa cả.

Phương pháp luận của đạo Phật trong lĩnh vực tâm linh cũng chặt chẽ mà bao trùm như khoa học trong lĩnh vực vật lý và thể lý.  Lý thuyết về một vũ trụ độc nhất đang tiến hóa theo chiều hướng thành, trụ, hoại, diệt và tiếp theo sau đó là một khoảng trống hư vô tự chứng tỏ không còn lý do đứng vững.  Lý thuyết “đa vũ trụ” lại ra đời.  Khái niệm “đa vũ trụ” cho rằng trong cõi mênh mông có vô số vũ trụ trùng trùng sinh diệt.  Vòng quay sinh diệt ấy thật gần gũi với “tam thiên đại thiên thế giới” của nhà Phật.  Theo lý thuyết của khoa Vũ Trụ học cận đại thì một đại tinh cầu có khả năng co cụm lại thành một Lỗ Đen (black hole) và lỗ đen sẽ rút lại thành một Điểm Quái hay Điểm Dị (singularity); và  Một khi lực nén và khối lượng đến đỉnh điểm vô lượng vô biên quy hợp thành Điểm Dị ấy thì sẽ có sự nổ bùng.  Đó là hiện tượng vụ  nổ “Big Bang” hay một hình thức tái tạo hay tái sinh tương tự khởi đầu để bung ra thành vũ trụ hôm nay.  Hình tượng chuyển hóa vũ trụ ấy chỉ xin nêu ở đây như một sự minh họa rằng, con người vừa sinh ra đã mang trong mình lực sống và lực chết thì mỗi tế bào trong vũ trụ cũng đều mang lực đẩy và lực hút.  Cứ như thế, vũ trụ không bao giờ chết và “Big Bang” cũng như  Điểm Dị sẽ lập đi lập lại hoài  không có điểm khởi đầu và kết thúc; từ vô thủy đến vô chung.  Trong mỗi tế bào vạn vật đều có mang đầy đủ yếu tính của một tiểu vũ trụ xuất phát từ một đại vũ trụ đã quy hồi tận cùng vào điểm dị của tự thể đầu tiên và cuối cùng. Không gian vô tận, thời gian vô cùng.

            Phật giáo càng ngày càng được giới thức giả phương Tây chú ý và các nhà tâm lý Mỹ xem là một khoa học tâm linh có thể dùng phương pháp thiền định để trị liệu những chứng thần kinh và tâm bệnh.  Nhưng tùy theo điểm đứng và cách nhìn mà mỗi nhân vật tự tìm thấy nơi suối nguồn Phật giáo một giá trị riêng.  Có người xem đạo Phật như một hệ thống triết lý. Có người xem đạo Phật như một thái độ sống tĩnh lặng, nhu hòa và an lạc. Có người xem đạo Phật như một phương pháp luận về triết lý khoa học.  Có người xem đạo Phật như tín lý thờ cúng, cầu an, cầu phước, cầu siêu cho linh hồn được giải  thoát.  Có người xem đạo Phật là một tôn giáo.  Thậm chí, còn có người cho đạo Phật là một tín lý duy vật, vô thần.  Tất cả họ đều có sự xác tín, vì thật ra, Đạo Phật là một hiện hữu mang đủ yếu tính của tất cả những khuynh hướng đó.  Nhưng nếu chỉ tách bạch đạo Phật ra từng lối rẽ như thế thì khác nào tách một bông sen ra cánh, ra gương, ra nhụy, ra cành!  Những phần đó cũng từ hoa sen nhưng chẳng phải là hoa sen.

            Tại các xã hội Âu Mỹ ngày nay, cộng đồng tôn giáo và các tổ chức tâm linh thế giới càng ngày càng tìm cách tiếp cận và thông hiểu Phật giáo nhiều hơn.

Trong mùa Phật Đản và Vu Lan năm nay, Phật giáo nhận được một “món quà Bát Nhã” tượng trưng đầy ý nghĩa từ những tâm hồn tôn giáo và thiện hữu thế giới.  Món quà mang tính tượng trưng vì “sự kiện” được thông có thể chỉ là một thiện ý mang tính quan niệm hơn là dữ kiện.  Tuy nhiên, món quà bát nhã là món quà tâm không: Người cho cũng là người nhận, nên sự đồng cảm không còn phân biệt ta với người hay người với ta.  Món quà Bát Nhã cũng như “Kim Cang vô tự thị chân kinh” – Kim Cang kinh thật là kinh không lời – Cho dẫu có thật hay tin đồn thì vẫn quy về một mối là Tin Không hay không tin thì cũng chẳng có gì đáng phân biệt như đóa sen và nụ cười Ca Diếp, tưởng như hai đối thể nhưng cội nguồn là một.  Trong ta có người, trong người có ta nên không còn “viễn ly điên đảo mộng tưởng!” làm chi cho mỏi mệt.

Những thông tin trong môi trường truyền thông đại chúng ngày nay có quá nhiều dạng thức, nhưng căn bản vẫn nằm dưới ba hình thái: Ý kiến (opinion), suy luận (inference) và dữ kiện (fact).  Nhưng trên thực tế thì ba hình thức nầy vẫn thường bị xen lẫn hay pha trộn với nhau.

Vào ngày 15-7-2009, báo chí đưa tin rằng, tại Geneve, Thụy Sĩ, Liên Hội Thăng Tiến Tôn Giáo và Tâm Linh Quốc Tế (International Coalition for the Advancement of Religious and Spirituality – Viết tắt là: ICARUS) đã bầu chọn Phật giáo là tôn giáo được tặng giải thưởng mang tên là Tôn Giáo An Lạc Nhất Thế Giới (Best Religion in the World).  Chữ “best” rất khó dịch trong trường hợp nầy.  Best là nhất, là hàng đầu, là trội hẳn hơn tất cả.  Nhưng với đạo Phật thì tâm phân biệt nhất, nhì… chẳng có một ý nghĩa nào cả như theo quan niệm đời thường.  Nếu còn động tâm thỏa mãn với thế đứng trên dưới thì sẽ trở thành “phi Phật giáo” mất rồi;  dẫu rằng, bản chất hòa bình, an lạc của đạo Phật là nét trội bật hơn cả so với các tôn giáo khác trên thế giới.  Cũng theo bản tin được loan truyền rộng rãi trên môi trường truyền thông thì ICARUS quy tụ hơn 200 nhà lãnh đạo tôn giáo và tổ chức tâm linh khắp nơi trên thế giới.  Họ đã cân nhắc chọn ra một danh sách 38 tôn giáo và tổ chức tâm linh lớn nhất của thế giới để bầu.  Tiêu chuẩn của giải thưởng là: (1) Có đường lối hành đạo không bạo động, (2) thể hiện tình thương không phân biệt, (3) góp phần bảo vệ môi trường sống,  (3) tôn trọng tính nhân bản, (4) nâng cao giá trị trí tuệ và tinh thần.  Và, có lẽ đây cũng chỉ là những nét chung chung của mọi tôn  giáo.  Nhưng Phật giáo ghi được dấu ấn đậm nhất về đường lối hành đạo hiếu hòa, không bạo động.

Đại diện lãnh đạo của các tôn giáo lớn như Thiên Chúa giáo (linh mục Ted O’Shaughnessy), Hồi giáo (giáo sĩ Tal Bin Wassad), Do Thái giáo (tu sĩ Rabbi Shmuel Wasserstein)… đều phát biểu tương tự rằng, họ là người chí thành với tôn giáo của họ và coi tôn giáo riêng của họ mới là thiêng liêng vào bậc nhất của thế giới, nhưng chỉ có duy nhất Phật giáo là trong suốt lịch sử hành đạo chưa bao giờ nhân danh đạo Phật để bắn ra một viên đạn hay thực hành bạo động.  Ông Hans Groehlichen, chủ tịch ICARUS đã phát biểu: “Phật giáo thắng giải tôi không có gì ngạc nhiên cả, mặc dầu đại diện Phật giáo trong tổ chức này chiếm một tỷ số rất nhỏ.”

Điều thú vị là giải thưởng không biết trao cho ai.  Nhà sư Miến Điện Bhante Ghurata Hanta được mời làm đại diện nhận giải thưởng cho Phật giáo đã khiêm cung trả lời: “Tôi rất cảm kích với sự ghi nhận và tặng thưởng nầy dành cho đạo Phật.  Nhưng chúng tôi xin trao giải thưởng nầy cho toàn thể mọi người vì mỗi chúng sinh đều có Phật tánh trong mình.”

Phải khách quan để nhận định rằng, các tôn giáo lớn trên thế giới có số lượng tín đồ, cơ sở vật chất, địa bàn hoạt động, tinh thần năng nỗ xông xáo trong việc truyền giáo phong phú hơn Phật giáo rất nhiều.  Nhưng tinh thần từ bi hỷ xả, bất bạo động của họ trong quá trình hành đạo, khó có tôn giáo hay tổ chức tâm linh nào vượt qua Phật giáo.

Ngay sau khi tin nầy trích từ Tribune de Geneve (Linda Moulin) được loan ra rộng rãi trên hệ thống các mạng lưới truyền thông, hàng triệu người đã theo dõi và tham gia bình luận.  Người thì cho rằng đây là “Tin Vịt” (Hoax); kẻ lại cho rằng đây là tin thật.  Chỉ trong vòng 2 tuần sau khi bản tin tung ra, đã có trên một triệu người theo dõi và bình luận (Asiana Weekly,  VII, 2009).  Khen chê, đồng ý hay bất đồng là tâm lý thường tình ở đâu và đời nào cũng có cả.  Nhưng chưa có ý kiến nào phủ nhận tinh thần hỷ xả, bất bạo động của Phật giáo xưa nay.  Điều thú vị là tin đưa ra như gây được một “cảm hứng tâm linh” làm cho rất nhiều người xưa nay không hề để ý, nay lại năng nỗ tìm hiểu Phật giáo.  Chữ “best”, như trình bày ở trên, đã làm động tâm nhiều người vì đức tin tôn giáo là một cảm nhận hoàn toàn chủ quan.  Tất nhiên, ai cũng cho hệ thống tín lý của tôn giáo mình là bậc nhất họ mới theo.  Bởi vậy, hầu như tất cả tu sĩ và tín đồ Phật giáo đều cảm kích trước cảm tình của những người bạn lành – những người đã tham gia bình luận trên mạng lưới thông tin – đã dành cho Phật giáo.  Nhưng khì nói đến “giải thưởng” không ai là người muốn hay dám nhận rằng, mình hay tôn giáo mình đứng ở một thứ bậc cao thấp nào ở trần gian nầy cả.

 Thêm được một bàn tay thân ái mở rộng đón chào là thêm được một niềm vui cho suối nguồn an lạc. Mùa Phật Đản và Vu Lan năm nay, người Phật tử và thiện hữu bốn phương dẫu có nhận hay không món quà tinh thầnMÓN QUÀ BÁT NHÃ

 

Trong đời sống tâm linh của thế giới phương Tây, một thế giới đầy năng động của sự thay đổi và sáng tạo, đạo Phật được ươm mầm và khởi sắc khiêm tốn như một đóa hoa sen trong cái hồ Tây mênh mông dậy sóng.  Con người vừa thức dậy sau giấc ngủ dài từ thời Trung Cổ.  Những đầu óc tiền phong khai phá đi tìm một sự lý giải rạch ròi hơn cho thế giới thể chất và tâm hồn.  Hết vật lý cơ học, đến vật lý lượng tử ra đời.  Vũ trụ vô biên và im lặng từ thuở hồng hoang được khai quật.  Nhìn từ phía con người nhỏ bé thì cánh cửa vào thế giới tự nhiên vô biên nầy đang được hé mở.

Những đầu óc kiệt xuất và những phương tiện thiện xảo của khoa học kỹ thuật đã đầu tư khai phá để cố gắng trả lời về một vấn nạn từ xửa, từ xưa, từ khi ông Bành Tổ mới ra đời: “ Ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu?” hay “Phải chăng ta chỉ là cái bọt bóng xà phòng xuất hiện như một sự tình cờ rồi vỡ tan mất dạng ?!”

Khoa học Vũ trụ (Cosmology và Astrophysics) đã dùng những lý thuyết kinh điển cố tìm nguồn cội theo chỉ dấu từ vụ nổ lớn nguyên thủy “Big Bang” cách đây chừng 15 tỷ năm và khám phá soi rọi vào đơn vị vật thể nhỏ nhất là “proton”.  Lý thuyết Big Bang lại mờ dần vì khoa học càng tiến bộ, nhu cầu khám phá của con người càng tinh vi và phức tạp hơn.  Những lý thuyết về Lỗ Đen, Điểm Quái đang nhường bước cho những phương tiện truy tìm mới hơn như Superstring, M-theory… tiếp tục khám phá để cố tìm ra một giải đáp sau cùng. Nhưng tốn cả 10 tỷ đô-la và 14 năm để  tạo ra chiếc máy đập vỡ “proton” với hy vọng tìm ra bí mật của vũ trụ thì cũng chỉ mới là dự phóng trong ước mơ của vật lý khoa học trên đường mong tìm ra bí ẩn của vũ trụ.  

Con người đã tự tìm câu trả lời về “giới hạn vô biên” qua một hình ảnh và khái niệm thuần túy tri thức tuyệt đối là Thượng Đế.  Con người cung đón và phó thác tất cả những điều chưa biết được vào bàn tay Thượng Đế để an tâm và tiếp tục sống mỗi một cuộc đời ngắn ngủi trên trần thế.  Thượng Đế trở thành nguyên nhân đầu tiên và cuối cùng cho ai tin ngài như một đấng toàn năng có nhân dáng hơn chỉ là một khái niệm thuần lý tuyệt đối.

 Đạo Phật ra đời và đã mang đến cho đời một cách nhìn và cách nghĩ khác; tự do và thông thoáng về tri thức và tâm linh: đó là trí tuệ Bát Nhã. Món quà Bát Nhã là món quà của đạo Phật đã cung hiến cho nhân loại: Trí tuệ, tĩnh thức, hòa bình, an lạc.

Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajñāpāramitā) là trí tuệ viên mãn, là tri thức trái tim của Phật Giáo, là sự thấu  hiểu vẹn toàn tất cả những gì trong vòng quay sống chết và tái sinh.

Diễn giải thì trời biển như thế, nhưng rốt lại 600 tập Đại tạng Bát nhã cũng chĩ còn hai chữ Tâm và Không; và rồi chỉ còn một chữ: Không.  “Không” là trạng thái rỗng lặng.  Không là thanh tịnh, an hòa, là thế dừng lại ở giữa, như như bất động.  Nên “không” chẳng phải là “bất” là “vô”, là đối nghịch với có, là hư vô, là tuyệt đối không còn gì nữa cả.

Phương pháp luận của đạo Phật trong lĩnh vực tâm linh cũng chặt chẽ mà bao trùm như khoa học trong lĩnh vực vật lý và thể lý.  Lý thuyết về một vũ trụ độc nhất đang tiến hóa theo chiều hướng thành, trụ, hoại, diệt và tiếp theo sau đó là một khoảng trống hư vô tự chứng tỏ không còn lý do đứng vững.  Lý thuyết “đa vũ trụ” lại ra đời.  Khái niệm “đa vũ trụ” cho rằng trong cõi mênh mông có vô số vũ trụ trùng trùng sinh diệt.  Vòng quay sinh diệt ấy thật gần gũi với “tam thiên đại thiên thế giới” của nhà Phật.  Theo lý thuyết của khoa Vũ Trụ học cận đại thì một đại tinh cầu có khả năng co cụm lại thành một Lỗ Đen (black hole) và lỗ đen sẽ rút lại thành một Điểm Quái hay Điểm Dị (singularity); và  Một khi lực nén và khối lượng đến đỉnh điểm vô lượng vô biên quy hợp thành Điểm Dị ấy thì sẽ có sự nổ bùng.  Đó là hiện tượng vụ  nổ “Big Bang” hay một hình thức tái tạo hay tái sinh tương tự khởi đầu để bung ra thành vũ trụ hôm nay.  Hình tượng chuyển hóa vũ trụ ấy chỉ xin nêu ở đây như một sự minh họa rằng, con người vừa sinh ra đã mang trong mình lực sống và lực chết thì mỗi tế bào trong vũ trụ cũng đều mang lực đẩy và lực hút.  Cứ như thế, vũ trụ không bao giờ chết và “Big Bang” cũng như  Điểm Dị sẽ lập đi lập lại hoài  không có điểm khởi đầu và kết thúc; từ vô thủy đến vô chung.  Trong mỗi tế bào vạn vật đều có mang đầy đủ yếu tính của một tiểu vũ trụ xuất phát từ một đại vũ trụ đã quy hồi tận cùng vào điểm dị của tự thể đầu tiên và cuối cùng. Không gian vô tận, thời gian vô cùng.

            Phật giáo càng ngày càng được giới thức giả phương Tây chú ý và các nhà tâm lý Mỹ xem là một khoa học tâm linh có thể dùng phương pháp thiền định để trị liệu những chứng thần kinh và tâm bệnh.  Nhưng tùy theo điểm đứng và cách nhìn mà mỗi nhân vật tự tìm thấy nơi suối nguồn Phật giáo một giá trị riêng.  Có người xem đạo Phật như một hệ thống triết lý. Có người xem đạo Phật như một thái độ sống tĩnh lặng, nhu hòa và an lạc. Có người xem đạo Phật như một phương pháp luận về triết lý khoa học.  Có người xem đạo Phật như tín lý thờ cúng, cầu an, cầu phước, cầu siêu cho linh hồn được giải  thoát.  Có người xem đạo Phật là một tôn giáo.  Thậm chí, còn có người cho đạo Phật là một tín lý duy vật, vô thần.  Tất cả họ đều có sự xác tín, vì thật ra, Đạo Phật là một hiện hữu mang đủ yếu tính của tất cả những khuynh hướng đó.  Nhưng nếu chỉ tách bạch đạo Phật ra từng lối rẽ như thế thì khác nào tách một bông sen ra cánh, ra gương, ra nhụy, ra cành!  Những phần đó cũng từ hoa sen nhưng chẳng phải là hoa sen.

            Tại các xã hội Âu Mỹ ngày nay, cộng đồng tôn giáo và các tổ chức tâm linh thế giới càng ngày càng tìm cách tiếp cận và thông hiểu Phật giáo nhiều hơn.

Trong mùa Phật Đản và Vu Lan năm nay, Phật giáo nhận được một “món quà Bát Nhã” tượng trưng đầy ý nghĩa từ những tâm hồn tôn giáo và thiện hữu thế giới.  Món quà mang tính tượng trưng vì “sự kiện” được thông có thể chỉ là một thiện ý mang tính quan niệm hơn là dữ kiện.  Tuy nhiên, món quà bát nhã là món quà tâm không: Người cho cũng là người nhận, nên sự đồng cảm không còn phân biệt ta với người hay người với ta.  Món quà Bát Nhã cũng như “Kim Cang vô tự thị chân kinh” – Kim Cang kinh thật là kinh không lời – Cho dẫu có thật hay tin đồn thì vẫn quy về một mối là Tin Không hay không tin thì cũng chẳng có gì đáng phân biệt như đóa sen và nụ cười Ca Diếp, tưởng như hai đối thể nhưng cội nguồn là một.  Trong ta có người, trong người có ta nên không còn “viễn ly điên đảo mộng tưởng!” làm chi cho mỏi mệt.

Những thông tin trong môi trường truyền thông đại chúng ngày nay có quá nhiều dạng thức, nhưng căn bản vẫn nằm dưới ba hình thái: Ý kiến (opinion), suy luận (inference) và dữ kiện (fact).  Nhưng trên thực tế thì ba hình thức nầy vẫn thường bị xen lẫn hay pha trộn với nhau.

Vào ngày 15-7-2009, báo chí đưa tin rằng, tại Geneve, Thụy Sĩ, Liên Hội Thăng Tiến Tôn Giáo và Tâm Linh Quốc Tế (International Coalition for the Advancement of Religious and Spirituality – Viết tắt là: ICARUS) đã bầu chọn Phật giáo là tôn giáo được tặng giải thưởng mang tên là Tôn Giáo An Lạc Nhất Thế Giới (Best Religion in the World).  Chữ “best” rất khó dịch trong trường hợp nầy.  Best là nhất, là hàng đầu, là trội hẳn hơn tất cả.  Nhưng với đạo Phật thì tâm phân biệt nhất, nhì… chẳng có một ý nghĩa nào cả như theo quan niệm đời thường.  Nếu còn động tâm thỏa mãn với thế đứng trên dưới thì sẽ trở thành “phi Phật giáo” mất rồi;  dẫu rằng, bản chất hòa bình, an lạc của đạo Phật là nét trội bật hơn cả so với các tôn giáo khác trên thế giới.  Cũng theo bản tin được loan truyền rộng rãi trên môi trường truyền thông thì ICARUS quy tụ hơn 200 nhà lãnh đạo tôn giáo và tổ chức tâm linh khắp nơi trên thế giới.  Họ đã cân nhắc chọn ra một danh sách 38 tôn giáo và tổ chức tâm linh lớn nhất của thế giới để bầu.  Tiêu chuẩn của giải thưởng là: (1) Có đường lối hành đạo không bạo động, (2) thể hiện tình thương không phân biệt, (3) góp phần bảo vệ môi trường sống,  (3) tôn trọng tính nhân bản, (4) nâng cao giá trị trí tuệ và tinh thần.  Và, có lẽ đây cũng chỉ là những nét chung chung của mọi tôn  giáo.  Nhưng Phật giáo ghi được dấu ấn đậm nhất về đường lối hành đạo hiếu hòa, không bạo động.

Đại diện lãnh đạo của các tôn giáo lớn như Thiên Chúa giáo (linh mục Ted O’Shaughnessy), Hồi giáo (giáo sĩ Tal Bin Wassad), Do Thái giáo (tu sĩ Rabbi Shmuel Wasserstein)… đều phát biểu tương tự rằng, họ là người chí thành với tôn giáo của họ và coi tôn giáo riêng của họ mới là thiêng liêng vào bậc nhất của thế giới, nhưng chỉ có duy nhất Phật giáo là trong suốt lịch sử hành đạo chưa bao giờ nhân danh đạo Phật để bắn ra một viên đạn hay thực hành bạo động.  Ông Hans Groehlichen, chủ tịch ICARUS đã phát biểu: “Phật giáo thắng giải tôi không có gì ngạc nhiên cả, mặc dầu đại diện Phật giáo trong tổ chức này chiếm một tỷ số rất nhỏ.”

Điều thú vị là giải thưởng không biết trao cho ai.  Nhà sư Miến Điện Bhante Ghurata Hanta được mời làm đại diện nhận giải thưởng cho Phật giáo đã khiêm cung trả lời: “Tôi rất cảm kích với sự ghi nhận và tặng thưởng nầy dành cho đạo Phật.  Nhưng chúng tôi xin trao giải thưởng nầy cho toàn thể mọi người vì mỗi chúng sinh đều có Phật tánh trong mình.”

Phải khách quan để nhận định rằng, các tôn giáo lớn trên thế giới có số lượng tín đồ, cơ sở vật chất, địa bàn hoạt động, tinh thần năng nỗ xông xáo trong việc truyền giáo phong phú hơn Phật giáo rất nhiều.  Nhưng tinh thần từ bi hỷ xả, bất bạo động của họ trong quá trình hành đạo, khó có tôn giáo hay tổ chức tâm linh nào vượt qua Phật giáo.

Ngay sau khi tin nầy trích từ Tribune de Geneve (Linda Moulin) được loan ra rộng rãi trên hệ thống các mạng lưới truyền thông, hàng triệu người đã theo dõi và tham gia bình luận.  Người thì cho rằng đây là “Tin Vịt” (Hoax); kẻ lại cho rằng đây là tin thật.  Chỉ trong vòng 2 tuần sau khi bản tin tung ra, đã có trên một triệu người theo dõi và bình luận (Asiana Weekly,  VII, 2009).  Khen chê, đồng ý hay bất đồng là tâm lý thường tình ở đâu và đời nào cũng có cả.  Nhưng chưa có ý kiến nào phủ nhận tinh thần hỷ xả, bất bạo động của Phật giáo xưa nay.  Điều thú vị là tin đưa ra như gây được một “cảm hứng tâm linh” làm cho rất nhiều người xưa nay không hề để ý, nay lại năng nỗ tìm hiểu Phật giáo.  Chữ “best”, như trình bày ở trên, đã làm động tâm nhiều người vì đức tin tôn giáo là một cảm nhận hoàn toàn chủ quan.  Tất nhiên, ai cũng cho hệ thống tín lý của tôn giáo mình là bậc nhất họ mới theo.  Bởi vậy, hầu như tất cả tu sĩ và tín đồ Phật giáo đều cảm kích trước cảm tình của những người bạn lành – những người đã tham gia bình luận trên mạng lưới thông tin – đã dành cho Phật giáo.  Nhưng khì nói đến “giải thưởng” không ai là người muốn hay dám nhận rằng, mình hay tôn giáo mình đứng ở một thứ bậc cao thấp nào ở trần gian nầy cả.

 Thêm được một bàn tay thân ái mở rộng đón chào là thêm được một niềm vui cho suối nguồn an lạc. Mùa Phật Đản và Vu Lan năm nay, người Phật tử và thiện hữu bốn phương dẫu có nhận hay không món quà tinh thần – một món quà Bát Nhã – thì vẫn chung nở một nụ cười hoan hỷ, hòa ái cho chính mình, cho bè bạn và thế giới quanh mình.

 

Trần Kiêm Đoàn

Sacramento, mùa Vu Lan 2009

 
 

 

 


Tiêu điểm:

Âm lịch

Ảnh đẹp