Tuy
nhiên, điều này có vẻ
dần dần thay đổi.
Phật
giáo nhiều nước ngày càng có xu
hướng nhập
thế. Điều đó
có nghĩa là Phật giáo
phải tiếp cận nhiều hơn với các hoạt động chính trị.
chùa, Đài Loan
Tuy vậy, ở nhiều nước Châu Á, mối quan hệ Phật giáo với hoạt động chính trị chỉ được thể hiện ở cấp độ cá nhân hay
nhóm. Ngoại trừ
Trung Quốc và Việt Nam, hầu hết các nước Châu Á còn lại,
Phật giáo không có tổ
chức thống nhất, mà có nhiều tổ chức khác nhau cùng
hoạt động.
Vì vậy, hiếm có hiện
tượng tổ chức Phật giáo quốc gia tham gia
các hoạt động chính trị, mà ở mức cao nhất,
chỉ thường
là các
tông
phái, hệ phái, tập hợp một số chùa.
Riêng
Phật giáo Đài Loan trước sự kiện chính trị quan trọng là bầu cử
năm 2012 thì ra sao?
Thực
chất vấn đề bầu cử tổng thống ở Đài Loan
không nằm ở việc lựa chọn ứng cử viên nào,
đảng chính trị nào, mà là sự
lựa chọn giữa hai quan điểm:
1-
Vẫn
coi Đài Loan thuộc về một nước Trung Quốc thống nhất, chủ trương hòa dịu với
Trung Quốc, giữ nguyên hiện trạng. Tiêu biểu cho quan điểm
này là
Đảng
Quốc Dân, với ứng cử viên Trần
Thủy Biển đương kiêm tổng thống Đài Loan.
2-
Tuyên
bố Đài Loan độc Lập, xu hướng hai nước Trung Quốc trước đây (Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa và
Trung
Hoa Dân
quốc) nay có thể không còn phù
hợp. Tiêu biểu cho quan điểm này là Đảng
Dân Tiến , Đảng đối lập chính với ứng viên Thái Anh Văn.
Cuộc
bầu cử chắc chắn nhiều kịch tính, khó dự
đoán kết quả.
Thế
thì, thái độ của Phật giáo Đài Loan, một lãnh thổ có đông đảo
Phật tử, ra sao?
Về
cơ bản, Phật giáo Đài Loan ủng hộ quan điểm
một nước Trung Quốc, do đó, nhìn chung, dường như có xu
hướng nghiêng về phía Đảng
Quốc Dân.
Trên
phần nhiều các kênh truyền
hình Phật giáo Đài Loan, hình ảnh nước Trung Hoa thường được thể hiện với toàn bộ lãnh
thổ hai eo bờ biển,
thay vì
chỉ
riêng đảo Đài Loan.
Vị
lãnh đạo của tông phái Phật Quang Sơn, một trong số những tông phái có
ảnh hưởng lớn đối với Phật tử Đài Loan, Hòa tượng Tinh Vân, đã
thể hiện rõ quan điểm
một nước Trung Hoa trong
những phát biểu và việc
làm của ngài.
Hòa
thượng Tinh Vân đã phối
hợp cùng Phật giáo Trung Quốc đại lục tổ chức Diễn đàn Phật giáo thế giới tại Đài Loan, nhưng coi đây là do Phật giáo Trung Quốc tổ chức. Tại diễn đàn Đại sư Tinh Vân
đã tuyên bố mạnh mẽ: “không có người Đài Loan” (“no Taiwanese”), có
thể hiểu là Phật giáo
Đài Loan, mà người Đài Loan là “người Trung Hoa” (Taiwanese “are
Chinese”) (theo Wikipedia, mục từ “Hsing Yun” (Tinh
Vân)).
Hội
Từ tế của Ni sư Chứng Nghiêm không bộc lộ mạnh mẽ quan điểm
như Phật Quang Sơn. Tuy nhiên, được
phép và
được
hỗ trợ hoạt động tại Trung Quốc, Hội Từ tế đã có những
nỗ lực lớn lao để
kết nối hai bờ
eo biển Đài Loan. Trong bối cảnh như thế, quan điểm Đài Loan độc lập, cắt rời với Trung Hoa, thậm
chí đối nghịch, chiến tranh, rõ ràng
không phải điều mà Hội Từ tế mong muốn.
Các
tông phái Phật giáo khác tại Đài Loan đều coi 1,4 tỷ
dân Trung Quốc là đối
tượng hoằng
pháp trọng tâm. Vùng phủ sóng
của tất cả các kênh
truyền hình Phật giáo đều bao gồm lục địa Trung Quốc. Vì vậy, xu hướng
tăng cường quan hệ giữa
2 bờ eo
biển là điều có lợi chung cho Phật giáo Trung Quốc.
Hơn
nữa, Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa luôn luôn đe
dọa sử dụng vũ lực thu
hồi Đài Loan, nếu chính quyền Đài Loan tuyên bố độc lập. Từ quan điểm triệt để chống chiến tranh, nhất là nội chiến,
Phật giáo Đài Loan khó mà liều lĩnh
với quan điểm của Đảng Dân Tiến.
Tưởng
cũng cần nói thêm, là
đa số các nhân vật
lãnh đạo Đảng Dân Tiến theo
Thiên Chúa giáo.
Trong
khi đó, Đảng Quốc Dân, từ sau
Tổng thống Lý Đăng Huy, ngày càng
thể hiện rõ xu hướng
thân Phật giáo. Phật
giáo không phải là quốc giáo của Đài Loan, nhưng các chính trị gia Đảng Quốc Dân luôn coi “Phật
giáo là
yếu
tố không thể thiếu của Đài Loan”. Lễ Phật Đản được
tổ chức tại quảng trường Dinh Tổng thống, Đài Bắc, và trong mấy
năm nay luôn có sự hiện
diện của tổng thống Mã Anh Cửu.
Nếu
ứng viên Đảng Dân tiến, bà Thái Anh Văn
đắc cử tổng thống, chắc chắn quan hệ giữa
2 bờ eo biển Đài Loan sẽ trở nên xấu đi.
Điều đó rất
bất lợi cho Phật giáo Đài Loan trong hoạt động hoằng pháp của mình tại Đại lục.
Minh Thạnh