09/12/2011 09:17 (GMT+7)
Số lượt xem: 158234
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Phật giáo chúng ta cần nhận thức rõ vấn đề, để mai kia, khi có nhân duyên thích hợp, những Phật tử trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam, sẽ lại nỗ lực hoằng pháp trên lục địa này.(PL)


1) Vấn đề

Hiện nay, một nhà sư người phương Tây, da trắng đã là một hình ảnh không còn xa lạ tại các hội nghị Phật giáo quốc tế. Tuy nhiên, dường như chúng ta chưa gặp bao giờ, một vị tăng sĩ Phật giáo châu Phi, da đen.

Tại sao? Đã có các cuộc truyền bá Phật giáo tại châu Phi hay không? Nếu có kết quả ra sao?

Chúng tôi giới hạn vấn đề ở nửa cuối thế kỷ XX. Còn những thế kỷ trước đó, thì việc truyền bá Phật giáo đến châu Phi có lẽ hầu như không có, vì chính các nước Phật giáo cũng gặp khó khăn trong việc hành đạo. Và phần lớn châu Phi là thuộc địa của các nước phương Tây.

Tại sao chúng ta tìm hiểu đề tài này? Vì hoằng pháp luôn là trách nhiệm của Tăng ni Phật tử chúng ta, dù trong hay ngoài nước. Mai đây, khi Việt Nam chúng ta trở thành một nước phát triển về kinh tế, Phật giáo Việt Nam hưng vượng cả về mọi mặt, nhân sự và tài chính, thì việc đưa ánh sáng nhiệm mầu của Đức Phật đến với những đất nước ở châu Phi cũng sẽ là trách nhiệm của Phật giáo Việt Nam chúng ta.

2) Bối cảnh của việc truyền bá Phật giáo tại châu Phi

Châu Phi không có tôn giáo bản địa theo đúng nghĩa từ này. Trong nhiều thế kỷ, tại châu Phi phổ biến tín ngưỡng dân gian, mà nhiều nhà tôn giáo học gọi là những hình thái tiền tôn giáo.

Thế kỷ thứ I, Cơ đốc giáo được truyền bá vào châu Phi từ Giáo hội Chính Thống giáo Alexandria.

Thế kỷ thứ II, Cơ đốc giáo Ca tô La Mã bắt đầu được truyền bá ở châu Phi.

Đến thế kỷ thứ III, Cơ đốc giáo đã có vai trò quan trọng ở châu Phi. Giám mục Alexandria được tôn xưng là Giáo hoàng.

Hiện nay, Cơ đốc giáo (gồm cả Tin Lành) và Hồi giáo là 2 tôn giáo lớn nhất châu Phi, phân chia bản đồ tôn giáo châu lục này thành 2 phần cơ bản. Nửa phía Bắc là các nước đa số theo Hồi giáo và nửa phía Nam đa số theo Cơ đốc giáo.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều vùng người dân châu Phi vẫn còn theo những tín ngưỡng hỗn tạp hay dân gian. Đây là khu vực đối tượng truyền giáo của Cơ đốc giáo và Hồi giáo.

Đã có một sự bất đồng trong kết luận tôn giáo nào đứng đầu về số tín đồ châu Phi. Bách Khoa toàn thư thế giới (Mỹ) cho rằng Hồi giáo là tôn giáo lớn nhất châu Phi. Trong khi đó, Từ điển Bách Khoa Britannica (Anh) cho rằng Cơ đốc giáo là tôn giáo lớn nhất châu Phi.

Tuy nhiên Cơ đốc giáo được thống nhất xem là tôn giáo phát triển mạnh mẽ nhất ở châu Phi. Và châu Phi cũng là nơi mà Giáo hội Ca tô La Mã có sự phát triển tín đồ vượt bậc so với những nơi khác trên thế giới. Điều này vẫn đang diễn ra, dù rằng hầu như toàn bộ châu Phi đã thoát khỏi ách đô hộ thực dân từ các nước phương Tây.

Các đoàn truyền giáo của các giáo hội đạo Cơ đốc đang hoạt động mạnh tại nhiều nước châu Phi, tập trung vào các vùng còn ở giai đoạn tín ngưỡng tiền tôn giáo.

Thống kê được Wikipedia dẫn lại cho thấy số tín đồ Cơ đốc giáo ở châu Phi đã tăng từ 9.000.000 vào năm 1900 lên đến 380.000.000 vào năm 2.000. Hiện nay tốc độ truyền giáo và tốc độ người châu Phi cải đạo theo Thiên Chúa giáo vẫn rất cao. Điều đó được khẳng định trong chuyến viếng thăm mới đây của Giáo hoàng La Mã tại châu Phi (tháng 11/2011).

Wikipedia cũng cho biết sự gia tăng tín đồ Cơ đốc giáo ở châu Phi tương ứng với việc suy giảm con số những người theo tín ngưỡng truyền thống ở châu Phi. Có nghĩa, đây là hoạt động cải đạo.

3) Việc truyền bá Phật giáo vào châu Phi

Nhiều tài liệu ghi nhận cố gắng của Tổ chức Phật giáo Phật Quang Sơn, đứng đầu là Hòa thượng Tinh Vân.

Đây là nỗ lực trước hết của Phật Quang Sơn, một tổ chức Phật giáo lấy Hoằng pháp làm mục tiêu hoạt động. Nhiều đoàn Hoằng pháp Phật giáo của Phật Quang Sơn đã được gửi đến châu Phi. Đương nhiên, hoạt động hoằng pháp tập trung trước hết vào những vùng còn ở giai đoạn tiền tôn giáo.

Hoạt động hoằng pháp cũng được hỗ trợ từ chính phủ Đài Loan, với tên tự gọi là “Trung Hoa Dân Quốc”. Việc hỗ trợ này diễn ra trong bối cảnh chiếc ghế đại diện Trung Hoa Dân Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã bị thay bằng đại diện của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (đầu thập niên 1970).

Giữa lúc nhiều nước trên thế giới chuyển sang công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tức là phải cắt dứt quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Dân Quốc, thì nhiều nước châu Phi vẫn còn công nhận và giữ quan hệ với Trung Hoa Dân Quốc. Điều này khiến chính phủ Đài Loan ra sức tăng cường ảnh hưởng đối với các nước châu Phi. Trong đó, bên cạnh các hình thức viện trợ hào phóng, còn có hoạt động văn hóa và ngoại giao nhân dân, mà việc truyền bá Đạo Phật từ Phật Quang Sơn là một hoạt động thuộc lãnh vực trên.

Tuy nhiên, Phật Quang Sơn phải đảm nhiệm chủ yếu nguồn tài chính cần thiết cho hoạt động hoằng pháp trường kỳ.

Cùng với những đoàn hoằng pháp Phật giáo Đài Loan, cũng có những đoàn truyền giáo đạo Cơ đốc giáo phương Tây đến từ phương Tây, mà tích cực hơn cả là những giáo phái Tin Lành.

Như vậy, đã có một cuộc chạy đua truyền đạo diễn ra. Các đoàn truyền đạo Cơ đớc giáo phương Tây đã tỏ ra bền bỉ, bám trụ trường kỳ, trong khi phía Phật giáo Phật Quang Sơn khó có thể mở rộng các hoạt động của mình do nguồn tài chính giới hạn. Hoạt động Hoằng pháp tu tập tại châu Phi của những tăng sĩ Phật Quang Sơn đương  nhiên không thể trông cậy vào tịnh tài cúng dường của người dân châu Phi bản địa, vốn nghèo khó và còn xa lạ với Phật giáo. Tất cả hoạt động hoằng pháp chỉ trông chờ vào nguồn tài chính có hạn từ Phật Quang Sơn Đài Loan chuyển tới.

Do vậy, cuộc “chạy đua” truyền giáo gắn liền với một cuộc đọ sức cung ứng tài chính cho nhân sự và hoạt động truyền giáo.

Kết quả đạt được trong hoạt động hoằng pháp của Phật Quang Sơn tại châu Phi rất hạn chế. Việc xây dựng cơ sở Hiệp hội Phật Quang Sơn Toàn Cầu tại châu Phi không đạt được như mong muốn. Ngoài một ngôi chùa xây dựng tại Nam Phi với một số Phật tử. Phật Quang Sơn toàn cầu hầu như không xây dựng được cơ sở đáng kể tại các nước Phi châu khác.

Theo Wikipedia, Phật giáo vẫn là tôn giáo có ít tín đồ nhất ở châu Phi. Điều đó, có nghĩa là các cố gắng của Phật Quang Sơn đã không thành công. Không phải do các tăng sĩ Phật Quang Sơn Đài Loan không có nhiệt tâm, mà chủ yếu là các vấn đề tài chính đặt ra cho một hoạt động trường kỳ với chi phí cao. Các bảng dưới đây dẫn lại theo Wikipedia:

Phật giáo ở Châu Phi
Khu vựcTổng dân sốSố Phật tử % số Phật tử
Trung Phi 88,166,923 0 0%
Đông Phi 202,711,873 40,454 0.019%
Bắc Phi 211,584,604 0 0%
Nam Phi 143,871,660 77,127 0.035%
Tây Phi 280,965,354 40,000 0%
Tổng số927,300,414157,5810.012%

So sánh với:

Phật giáo ở Châu Á
Khu vựcTổng dân sốSố Phật tử % số Phật tử
Trung Á 95,398,532 2,879,280 3.018%
Đông Á 1,585,083,298 467,848,179 – 1,397,268,963 29.515% – 88.151%
Trung Đông 285,194,911 585,025 0.205%
Nam Á 1,491,019,011 38,997,284 2.615%
Đông Nam Á 592,738,430 214,723,860 36.226%
Tổng số4,049,434,182726,336,585 – 1,655,757,36917.936% – 40.888%

 

Phật giáo ở Châu Âu
Khu vựcTổng dân sốSố Phật tử % số Phật tử
Balkans 67,379,383 101,070 0.15%
Trung Âu 77,052,660 2,912,591 3.78%
Đông Âu 212,144,987 387,165 1.825%
Tây Âu 389,933,160 20,666,457 5.3%
Tổng số746,510,19024,067,2833.223%

 

Phật giáo ở Châu Mỹ
Khu vựcTổng dân sốSố Phật tử % số Phật tử
Ca-ri-bê 24,683,536 43,498 0.176%
Trung Mỹ 44,030,092 152,228 0.345%
Bắc Mỹ 462,382,674 7,241,845 1.566%
Nam Mỹ 384,863,028 499,020 0.129%
Tổng số915,959,3307,936,4200.866%

 

Phật giáo ở Châu Đại Dương
Khu vựcTổng dân sốSố Phật tử % số Phật tử
Châu Đại Dương 32,021,885 542,920 1.695%

Hiện nay, số nước châu Phi công nhận “Trung Hoa Dân Quốc” chỉ còn vài nước. Một trong những nguyên nhân chính là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đẩy mạnh đầu tư và viện trợ vào vùng này. Cùng với sự ra đi của quan hệ ngoại giao với Đài Loan ở nhiều quốc gia châu Phi, đương nhiên theo đó là sự giảm sút tất yếu của những hoạt động hoằng pháp của Hiệp hội Phật Quang Sơn, Đài Loan.

Đây là điều rất tiếc, vì có thể hàng trăm triệu người châu Phi đã không thể biết đến giáo pháp vi diệu của Đức Phật.

Phật giáo chúng ta cần nhận thức rõ vấn đề, để mai kia, khi có nhân duyên thích hợp, những Phật tử trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam, sẽ lại nỗ lực hoằng pháp trên lục địa này.

MT.


Âm lịch

Ảnh đẹp