14/03/2011 21:29 (GMT+7)
Số lượt xem: 2345
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

- Khoảng giữa cuối thế kỷ  XVII, đầu XVIII, bên Trung Quốc triều Thanh lật đổ triều Minh. Những di thần nhà Minh không chịu thần phục, tổ chức "Phản Thanh phục Minh" dưới nhiều hình thức, trong đó có Mạc Cửu. 


Bài sấm ký về kho báu

Ở Hà Tiên, Kiên Giang, nhắc đến Mạc Cửu người ta vẫn nhớ đến một bài sấm ký về kho báu dòng họ Mạc. Những lời bí ẩn này - nhất là đoạn cuối gợi cho người ta tưởng tượng ra một kho báu đầy vàng ngọc. 

Theo lý giải của Đông Hồ - Mộng Tuyết về bài sấm truyền trên thì vận số họ Mạc tuy chỉ huy hoàng trong 72 năm, không là vương là bá, nhưng thực tế không thua gì một vương quốc độc lập. Câu: "Bờ tre xanh xanh/Hái lá nấu canh/Canh ăn hết canh/Vị cay thanh thanh". Ứng vào điềm bờ tre bọc quanh núi Bình San bị phá hủy. "Hết canh" tức hết năm Canh Tuất (1910). Vị cay tức là tân, nghĩa là tiết Thanh minh năm Tân Hợi (1911) khu lăng mộ họ Mạc sẽ bị phá hủy. Câu: "Trời tây ngả bóng chênh chênh/Soi vào hang đá long lanh ngọc vàng" ứng với việc mở được cửa mộ thì đã chiều, phải soi mới tìm được chiếc trâm vàng cẩn ngọc. Trời tây cũng ứng vào việc người Tây khai quật, hành động không chính đáng.

g
 

Đánh giá về dòng họ Mạc, GS Trần Văn Giàu cho biết: "Cũng từ thời Mạc Thiên Tích, đất nước bao phen nổi phong ba, thù trong và giặc ngoài liên tục đe dọa vận mệnh của dân tộc. Hành trạng và phép ứng xử của phần lớn các thành viên họ Mạc ở Hà Tiên có không ít những điều khiến cho hậu thế chẳng dễ gì tán thành. Nhưng họ Mạc là họ Mạc, giữa thế thái riêng ấy họ có lập trường riêng và có cách nhìn thời cuộc cũng rất riêng...".

f
Khu lăng mộ họ Mạc.

Còn nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần thì: "Dấu tích của Phương Thành xưa còn  đó, những vần thơ của các bậc tao nhân mặc khách trong Chiêu Anh Các còn ngân vang đâu đó, mười cảnh đẹp của Hà Tiên cũng đang còn đó... Việc họ Mạc theo phò chúa Nguyễn là điều có thật, nhưng những gì họ Mạc đã cống hiến cho Hà Tiên, cho giang sơn một thuở cũng là điều có thật. Không ai có thể xóa bỏ quá khứ mà họ Mạc chính là một phần của quá khứ đó".

Khai quật

Tiết Thanh minh năm Tân Hợi (1911), lấy cớ là để mở mang thị trấn Hà Tiên, viên chủ tỉnh người Pháp đã cho đoàn tù khổ sai phá đất đá ở núi Bình San và lẽ dĩ nhiên là hơn 40 ngôi mộ của dòng họ Mạc cũng thuộc diện bị khai quật. Những người hiểu chuyện biết rõ rằng đằng sau việc di dời này là âm mưu truy tìm kho báu mà rất có thể dòng họ đứng đầu "tiểu vương quốc" Hà Tiên đã cất giấu trong các hầm mộ, theo lời một bài thơ được xem như tấm bản đồ chỉ dẫn lối vào kho báu, vốn chỉ lưu truyền trong dòng họ Mạc.
 

Việc khai quật được tiến hành đầu tiên với ngôi mộ chính thất phu nhân họ Nguyễn của Mạc Thiên Tích. Ngôi mộ rất lớn, tấm bia đề "Hoàng Việt hiếu túc thái phu nhân Mạc phủ Nguyễn tỷ chi oanh - Nhâm thân trọng xuân cốc đán". Đoàn tù khổ sai đục đến chiều tối ngày thứ 10 mới phá được chỗ bệ thờ trước mộ bia. Lễ bốc mộ có sự chứng kiến của chính quyền và con cháu họ Mạc.

Ông Mạc Tử Khâm, cháu 7 đời của Mạc Cửu, cầm nến soi vào áo quan nhặt từng mảnh xương xếp vào quách đưa về đền thờ họ Mạc chờ làm lễ cải táng. Nhiều lời đồn đại xung quanh cuộc khai quật này. Nghe nói ông Mạc Tử Khâm được chủ tỉnh Hà Tiên chia cho một cái trâm vàng có gắn ngọc quý. Về sau ông Khâm túng quẫn đem bán chiếc nhẫn này cho một người Pháp tên là Chapuis đang cai quản ngọn hải đăng ở Mũi Nai. Từ đó gia đình Chapuis gặp nhiều điều không may...

Tượng Mạc Cửu.
Tượng Mạc Cửu.

Sự thật về kho báu dòng họ Mạc không biết thế nào, nhưng sau khi khai quật mộ của Mạc phu nhân thì hơn 40 ngôi mộ họ Mạc còn lại được giữ nguyên, không bị  di dời nữa.

Ngày 7/9/2008, nhân dịp kỷ niệm 300 năm thành lập trấn Hà Tiên xưa và 10 năm thành lập thị xã Hà Tiên, chính quyền tỉnh Kiên Giang đã tổ chức lễ khánh thành tượng đài danh nhân Mạc Cửu - người có công khai phá và biến vùng đất hoang sơ nơi biên ải thành một biên trấn tráng lệ, một thành luỹ vững chắc, một đầu mối giao thương với các nước.

Hàn Phong


Tiêu điểm:

Âm lịch

Ảnh đẹp