Sau hàng chục năm tham học thiền môn, Triệt Ngộ đã quyết định
noi theo những người tiền nhiệm của mình, bỏ thiền tông để theo Tịnh Độ
Tông, lấy việc cầu sinh nơi tịnh thổ làm mục đích tu hành. Đây là một
bước chuyển lớn trong cuộc đời tu hành của Triệt Ngộ, bởi vì quyết định
của Triệt Ngộ đã giúp lịch sử của Tịnh Độ Tông ở Trung Quốc có vị tổ đời
thứ 12…
1.
Triệt Ngộ đại sư vốn là người họ Mã, tên thật là Tế Tinh, tên tự là
Triệt Ngộ, hiệu là Mộng Đông. Triệt Ngộ sinh năm 1741, dưới thời nhà
Thanh tại Phong Nhuận, Kinh Đông, nay là huyện Phong Nhuận, tỉnh Hà Bắc,
Trung Quốc.
Cha Triệt Ngộ tên là Mã Vạn Chương, vốn là một nho sĩ nổi tiếng trong
vùng. Mẹ ông vốn là người họ Cao, cũng là 1 cô gái xinh đẹp có tiếng. Từ
khi còn rất nhỏ, Triệt Ngộ đã tỏ ra là 1 người thông minh dĩnh ngộ, ham
thích việc đọc sách.
Vì thế, các sách kinh điển Nho gia, từ Tứ thu, Ngũ kinh, ông đều đọc
qua khắp lượt. Không những kiến thức uyên bác, đọc sâu, hiểu rộng, Triệt
Ngộ còn có tài làm thi, từ, phú. Vì thế, dù tuổi còn rất trẻ song tên
tuổi Triệt Ngộ đã nổi tiếng khắp vùng, được nhiều người kính trọng.
Năm Càn Long thứ 27, tức năm 1762 sau Công nguyên, ở tuổi 22, Triệt Ngộ
mắc bệnh nặng, tưởng chừng không thể qua khỏi. Trận ốm thập tử nhất
sinh, những ngày tháng cận kề cái chết khiến chàng trai 22 tuổi họ Mã
cảm nhận được sự vô thường của nhân thế. Kể tử đó, Triệt Ngộ lập chí
xuất gia.
Sau khi khỏi bệnh, vừa có thể đi lại được, Triệt Ngộ ngay lập tức tìm
tới Tam Thánh Am ở huyện Phòng Sơn, gặp Vinh Trì hòa thượng đang tu hành
tại đây xin xuống tóc đi tu.
Năm sau đó, Triệt Ngộ lại tới Tụ Vân Tự xin thọ cụ túc giới với Hằng
Thực hòa thượng. Năm tiếp theo, khi pháp sư Long Nhất giảng “Viên Giác
Kinh” ở Hương Giới Tự, Triệt Ngộ từ nơi xa xôi vạn dặm tìm tới tận nơi
nghe giảng, tiếp thu yếu nghĩa của bộ kinh này.
Tiếp đó, Triệt Ngộ lại tìm tới Tâm Hoa Tự xin học với Biên Không pháp
sư. Tại đây, Triệt Ngộ được nghe giảng các kinh sách kinh điển của Đại
Thừa như “Pháp Hoa Kinh”, “Kim Cương Kinh”, “Lăng Nghiêm Kinh”,…
|
Thiền sư Triệt Ngô |
Nhờ
đó, Triệt Ngộ ngày càng đọc rộng kinh tạng, hiểu ra rất nhiều giáo lý
Phật giáo. Chính thời gian bôn ba lặn lội khắp nơi, tìm tới các đại sư
danh tiếng, nhưng cao tăng đắc đạo nghe giảng kinh cộng thêm trí thông
minh, sắc sảo của một trí thức Nho học được đào luyện bài bản đã giúp
Triệt Ngộ tạo dựng một nền tảng vững chắc cho con đường tu hành cũng như
hoằng truyền giáo lý Phật môn của mình.
Năm Càn Long thứ 30, tức năm 1768 sau Công nguyên, ở tuổi 28, Triệt Ngộ
tìm tới cầu học với Đại đức Túy Như Thuần ở chùa Quảng Thông.
Trong thời gian học giáo lý với Túy Như Thuần, Triệt Ngộ tỏ ra là 1
người không chỉ đọc rộng hiểu nhiều mà còn thông minh, sắc sảo trong
việc lý giải các vấn đề giáo lý thiền tông.
Chính vì vậy, Triệt Ngộ rất được Túy Như Thuần thiên sư yêu quý, cho là
pháp khí của thiền môn. Vì thế, chẳng bao lâu sau, Triệt Ngộ được Túy
Như Thuần truyền tâm ấn, trở thành tổ đời thứ 36 của dòng Lâm Tế chính
tông.
Năm Càn Long thứ 38, tức năm 1773 sau Công nguyên, Tuy Như Thuần về
sống tại chùa Vạn Thọ, vì vậy, Triệt Ngộ đại sư được chỉ định thay thế
vị trí của thầy mình ở chùa Quảng Thông, đứng đầu tăng chúng trong chùa,
chuyên tâm tham thiền.
Năm đó, Triệt Ngộ mới chỉ 36 tuổi.
Kể từ đó cho tới năm Càn Long thứ 57, tức năm 1792 sau Công nguyên,
trong suốt 24 năm ròng rã, Triệt Ngộ ngày ngày chăm chỉ tham thiền, trở
thành tấm gương tu hành cho những đệ tử nơi cửa Phật.
Cùng với đó, Triệt Ngộ còn rất dụng công hướng dẫn các đệ tử, không bao
giờ biết mệt mỏi. Nhờ vậy, danh tiếng Triệt Ngộ đại sư ngày càng lan
xa, phong khí thiền tông nhờ vậy cũng được hưng thịnh trở lại.
Tuy nhiên, trong suốt thời gian tu học thiền môn, Triệt Ngộ luôn nhớ
tới tấm gương của Diên Thọ thiền sư (tổ đời thứ 6 của dòng Tịnh Độ Tông)
và Liên Trì đại sư (tổ đời thứ 8 của Tịnh Độ Tông).
Triệt Ngộ cho rằng, cả hai vị Diện Thọ và Liên Trì đều là những bậc
thầy về thiền tông nhưng cuối cùng đã quyết định dời bỏ thiền học để đến
với Tịnh Thổ, cầu sinh nơi cực lạc. Điều đó chẳng phải ngẫu nhiên. Hơn
nữa, Triệt Ngộ cho rằng, thời đại của ông chúng sinh sống trong cảnh
thái bình, là lúc thích hợp nhất để khởi xướng việc niệm Phật trong đồ
chúng.
Vì vậy, sau hàng chục năm tham học thiền môn, Triệt Ngộ đã quyết định
noi theo những người tiền nhiệm của mình, bỏ thiền tông để theo Tịnh Độ
Tông, lấy việc cầu sinh nơi tịnh thổ làm mục đích tu hành.
Đây là một bước chuyển lớn trong cuộc đời tu hành của Triệt Ngộ, bởi vì
quyết định của Triệt Ngộ đã giúp lịch sử của Tịnh Độ Tông ở Trung Quốc
có vị tổ đời thứ 12.
2. Từ đó trở đi, Triệt Ngộ quyết định dừng việc tập thiền, chuyển sang
thực hành giáo lý Tịnh Thổ. Mặc dù quyết định theo nghiệp Tịnh Thổ khi
tuổi đã cao, song Triệt Ngộ không hề sao nhãng, gặp bất cứ khó khăn nào
cũng không lùi bước. Để chuyên tâm tu hành, Triệt Ngộ cố gắng giảm sự
giao tiếp với bên ngoài.
Lúc bấy giờ, đồ chúng từ phương xa mến mộ danh tiếng của ông tìm tới
rất nhiều. Triệt Ngộ đành phải đề ra quy tắc, mỗi ngày chỉ tiếp khách
trong thời gian 1 nén nhang, thời gian còn lại ông dành hết cho việc
chuyên tâm tu hành.
Sau này, để chuyên tâm cho việc tu hành, Triệt Ngộ dời khỏi chùa Quảng
Thông về làm trụ trì chùa Giác Sinh. Trong 8 năm tu hành tại chùa này,
Triệt Ngộ đã hướng dẫn đồ chúng niệm Phật.
Ông tự lấy mình làm gương để thực hiện việc giáo hóa quần chúng. Do ảnh
hưởng của Triệt Ngộ, những người theo về tu theo Tịnh Độ Tông ngày càng
đông hơn, trở thành 1 phong trào thời bấy giờ. Chính vì thế, người thời
đó gọi Triệt Ngộ là người đứng đầu Tịnh thổ pháp môn.
Tới năm Gia Khánh thứ 5, tức năm 1800 sau Công nguyên, tuổi đã 60,
Triệt Ngộ đại sư bèn lui về ở chùa Tư Phúc ở núi Hồng Loa ở ẩn. Mục đích
của Triệt Ngộ khi về đây là muốn tìm một nơi yên tĩnh để có thể yên tâm
tu hành, không bị thế nhân quấy rầy. Không ngờ, đệ tử ở khắp nơi nghe
danh ông tìm về núi Hồng Loa rất đông.
Triệt Ngộ tuổi đã cao nhưng thấy các đệ tử lòng thành tìm tới không nỡ
từ chối. Vì thế, số người tìm tới lại càng đông hơn. Chính vì thế, Tư
Phúc Tự ở núi Hồng Loa trở thành một đạo tràng truyền bá Tịnh Độ Tông
quan trọng thời bấy giờ.
Năm 1888, Ấn Quang đại sư, tổ thứ 13 của dòng Tịnh Độ Tông, dù tuổi đã
ngoài 80 song vẫn lặn lội tới tận Hồng Loa cầu học, rất được Triệt Ngộ
quý trọng. Triệt Ngộ đại sư dù tuổi đã cao song vẫn tự coi mình giống
như các đệ tử khác, gánh nước chẻ củi, đắp tường, sửa nhà, cùng ăn cùng
uống chứ không hề tỏ ra cao đạo. Vì thế, Triệt Ngộ đại sư rất được các
đệ tử tôn kính.
Tháng 2 năm Gia Khánh thứ 15, Triệt Ngộ đại sư dự biết ngày lâm chung
chẳng còn bao xa, đi từ giã những các đệ tử và bằng hữu xa gần, dặn
rằng: "Duyên hư huyễn chẳng bền lâu, giờ sống thừa chẳng nên quý tiếc.
Các vị hãy cố gắng niệm Phật, ngày kia sẽ cùng gặp nhau nơi cõi liên
bang!" Ðến ngày mùng 2 tháng 12, Triệt Ngộ đại sư bị cảm nhẹ, đang chí
tâm niệm Phật, bỗng thấy có vô số cờ xí từ phương Tây bay đến, liền nhìn
môn đồ nói: "Cảnh Tịnh Ðộ đã hiện, ta sắp về Tây phương!" Rồi bảo đại
chúng luân phiên trợ niệm.
Sang ngày 17, Triệt Ngộ đại sư nói với các đệ tử rằng: “Hôm qua tôi
thấy ba vị đại sĩ: Văn Thù, Quan Âm và Thế Chí. Hiện giờ lại được đức
Phật tự thân đến tiếp dẫn. Tôi đi đây!" Ðại chúng nghe nói, càng niệm
Phật to hơn. Triệt Ngộ Ðại Sư ngồi thẳng, chắp tay hướng về Tây, bảo:
"Xưng một câu hồng danh, thấy một phần tướng hảo!"
Dứt lời, liền kiết ấn mà tịch. Lúc ấy, tất cả đồ chúng đều nghe mùi
hương lạ ngào ngạt. Người ta để lộ khám 7 ngày, dung sắc Triệt Ngộ tươi
như sống, tóc bạc biến thành đen. Lúc trà tỳ (hỏa táng), được hơn 100
hạt xá lợi lóng lánh. Năm đó, Triệt Ngộ đại sư 70 tuổi và hơn 40 năm tu
hành Phật pháp.