Không tổ chức là bất hiếu?
Nói về ngày ông nội mất, anh Hoàng
Trọng Trí, 21 tuổi (quận Bình Thạnh - TPHCM) tâm sự: “Ngày ông ra đi,
bố mẹ và các cô, chú, bác rất buồn. Để thể hiện sự yêu quý với ông nên
ai cũng muốn tổ chức đám tang cho lớn. Lần đó, các đội kèn Tây, dàn
nhạc, đội khóc thuê… được gia đình mời về để làm đám trong suốt mấy
ngày”.
|
Điều quan trọng của một đám tang đó là làm sao cho người vừa mất sớm siêu thoát (ảnh minh họa) |
Không chỉ gia đình anh Trí, rất nhiều
người khi trong nhà có tang sự, đều cố gắng tổ chức đám cho to để thể
hiện sự hiếu thảo với người thân vừa khuất và cũng thể hiện với làng
xóm. Họ thuê các đội kèn tới để thổi các bài âu sầu, bi thảm, ai oán,
xót thương.
Thế rồi trong đám tang mọi người thi
nhau khóc. Khóc từ lúc ông/bà hay người thân chuẩn bị mất đến trong lúc
làm lễ, lúc nhập quan, lúc đưa tang và lúc chôn cất. Nhiều người gào
khóc, lăn cả ra đất, lăn ra ruộng, bê bết bùn đất... Hàng xóm và dân
làng nhìn vào khen con cháu của người mất tuyệt vời, có hiếu quá!
Cũng có người khi sống không có gì tốt
với nhau nhưng lúc chết thì lăn ra khóc não nề… khiến cho những người
xung quanh cảm thấy buồn cười nhưng không dám nói ra.
Không chỉ có thế, suốt mấy ngày làm
đám, kèn trống thâu đêm suốt sáng. Có nhiều đám còn thuê người đến khóc
mướn cho thật âu sầu và thảm thương. “Mình phải làm như vậy người ta mới
cho rằng có hiếu. Chứ nếu âm thầm, không có tiếng khóc nào thì người ta
cười chê” - chị Hoàng Thị Tươi (quận Tân Bình) tâm sự.
Có nhiều người còn cho rằng, khi người
chết còn sống muốn xem, nghe cái gì thì lúc mất đi trước khi đưa thân
xác về với đất thì cho xem, nghe lại những gì ưa thích. Chính vì thế nên
nhiều đám ma trong miền Nam, gia chủ còn mời các đội chuyển giới tính
về biểu diễn cho có thêm không khí.
Thương không đúng dễ làm hại người vừa mất
Nói về việc khóc lóc trong đám ma và
cách làm đám của người đời hiện nay, thấy Thích Minh Thiện (TPHCM) cho
rằng: Một số đám tang hiện nay được gia chủ tổ chức, nếu đối chiếu với
giáo lý nhà Phật quả là không ổn. Thứ nhất khi người thân mất mà người
nhà cứ khóc lóc thảm thiết thì vong hồn sẽ khó siêu thoát được.
Chúng ta cứ nghĩ xem, ngay chính trong
cuộc sống khi mình chuẩn bị đi đâu xa mà có người không cho đi, cứ bịn
rịn thì làm sao an tâm để mà đi? Chính vì thế những lúc người thân vừa
mất nếu con cháu cứ khóc, cứ thương và níu kéo thì người mất bám víu vào
cuộc sống hiện tại và kết quả là tạo nên một ái kiết sử mới, một dây
xích trói người quá cố lại với chúng ta.
“Lúc đó ta tưởng rằng thương người
thân, giúp người thân nhưng thực ra chúng ta đang làm hại mà không
biết.” thầy Minh Thiện nhấn mạnh.
|
Việc tổ chức tang lễ
nên tập trung niệm Phật và làm từ thiện để hồi hướng công đức cho người
đã khuất mới là quan trọng (ảnh minh họa) |
Chúng ta cần biết rõ rằng sinh tử là
lẽ thường. Việc sống sẽ có cái chết đó là quy luật. Đành rằng người thân
mất đi là đau xót nhưng nếu chúng ta hiểu được luật nhân quả, hiểu
được giáo lý luân hồi thì nên cầu nguyện để người mất được ra đi thanh
thản. Chính việc giúp người thân ra đi thanh thản mới là cách yêu quý
họ đúng nhất.
Những lúc này gia quyến chỉ nên tụng
kinh, niệm Phật hay nhắc nhở người thân vừa nhắm mắt nên thanh thản ra
đi. Đây là cách tốt nhất để họ siêu thoát hay tái sinh vào những cõi
lành.
Riêng về việc thiết đãi cỗ bàn trong
đám tang cũng là điều nên tránh. Không có một người nào muốn chết, và
chúng ta cũng buồn khi có một người thân ra đi thì sao lại bắt những con
vật phải chết để mở tiệc trong những ngày này.
Ngay chính các đám cưới, lễ thôi nôi,
mừng thọ… việc sát sinh cũng đã không tốt, đằng này đám tang, làm như
vậy thì quả là nguy hiểm, chỉ gây thêm oán khí cho người vừa mất mà
thôi. Những lúc thế này chỉ nên ăn uống thật thanh đạm, tốt nhất là ăn
chay hối hướng cho người đã khuất.
Hoài Lương