Chỉ dự cảm về cái chết thôi đã mang
lại rất nhiều lo lắng, bế tắc. Thực tế, cái chết đã rình rập ngay từ khi
chúng ta được sinh ra và không có cách nào thoát khỏi nó. rn
Bardo hiểu nôm na là “trạng thái trung gian”. Rất nhiều người quan
niệm rằng Bardo chỉ có thể trải nghiệm sau cái chết. Lý do chính của
quan niệm này - theo Pháp vương Gyalwang Drukpa – Bậc đứng đầu Truyền
thừa Phật giáo Đại thừa (Kim cương thừa Drukpa), là sau khi chết, chúng
ta bước vào một thế giới vô cùng vi tế. Tất cả những gì chúng ta có thể
nhìn thấy, nghe thấy hay trải nghiệm, ví dụ như trải nghiệm về những
người thân trong gia đình, đều ở trong trạng thái vi tế.
Bardo - Bí mật nghệ thuật sinh tử
Hiện giờ, vì những ngăn ngại, che chướng của xác thân vật lý, chúng ta
không đọc được ý nghĩ tư tưởng của người khác. Nhưng khi ở trong trạng
thái Bardo sau khi chết, chúng ta có thể là được điều này. Khi thần thức
ở trong trạng thái vi tế, chúng ta có thể nhìn thấy được rất nhiều thứ
mà lúc còn sống chúng ta không thể nhìn thấy được. Chúng ta có thể du
hành khắp thế giới này chỉ trong giây lát hoặc chỉ cần khởi tâm nghĩ tới
bất cứ đâu, tức khắc ta liền tới ngay được đó. Những ngăn ngại của
sắc thân vật lý thông thường lúc này không còn nữa.
Đương nhiên, những trải nghiệm như vậy không có nghĩa là ta trải
nghiệm thực chứng tự tính tâm vi tế sâu xa gọi là Pháp tính hay Pháp
thân, lý do là vì chúng ta không có sự tu tập, chúng ta chưa thành thục,
nhuần nhuyễn với những kinh nghiệm tu chứng. Lẽ dĩ nhiên, ở trạng thái
này, chúng ta cũng sẽ trải qua vô vàn điều vi tế mà chúng ta không thể
kinh nghiệm được trong đời sống. Chúng ta có nhiều trải nghiệm hơn thông
thường khi ở trong trạng thái trung gian. “Bởi vậy, tôi cho rằng đó là
một
trong những nguyên nhân khiến người ta thường quan niệm rằng Bardo chỉ
tồn tại sau khi chết”, theo Pháp vương Gyalwang Drukpa.
Theo Đức Pháp vương, không chỉ ở phương Tây mà ngay tại các quốc gia
truyền thống Kim cương thừa như Nepal, Ấn Độ, Bhutan..., cũng có thể
chưa biết hoặc hiểu lầm về Bardo. Theo cách nghĩ thông thường, cái chết
là điều chúng ta muốn biến đến sau cùng, là phạm trù của sợ hãi và kiêng
kỵ.
Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa trong lần hoằng pháp tại Việt Nam
Song đối với các hành giả Phật giáo chân chính, Bardo thực chất là
giáo lý mấu chốt mà chúng ta cần tìm hiểu và thực chứng. Bardo là tiến
trình thực tại trong đó có cả luân hồi và niết bàn, cả khổ đau và giác
ngộ. Từng phút, từng giây trong cuộc sống của chúng ta đều là Bardo. Nếu
thấu hiểu rằng tất cả cuộc sống và những gì đằng sau cuộc sống đều là
trạng thái trung gian, bạn sẽ có cơ hội vĩ đại để chuyển hóa hiểu biết
này thành giác ngộ.
Chúng ta đều cần có khả năng tỉnh giác, thực chứng từng khoảnh khắc
cuộc sống trong tiến trình vận hành, luân chuyển của nó để từ đó phát
triển trí tuệ minh tỏ toàn bộ bí mật của cuộc sống. Thành thục khả năng
này sẽ giúp chúng ta trên hành trình chết và tái sinh. Toàn bộ tiến
trình trong vòng quay luân hồi sẽ luôn diễn ra một cách nhậm vận tự
nhiên, như nó vốn là vậy.
Đó là ý nghĩa căn bản của pháp thực hành Bardo, là lý do vì sao theo
quan kiến Kim Cương thừa, giáo lý Bardo lại được coi là chìa khóa để
giải mã những Bí mật của Nghệ thuật sinh tử!
Đó cũng là lý do chính khiến Đức Pháp vương đồng ý để dịch cuốn “Bardo
– Bí mật nghệ thuật sinh tử” ra tiếng Việt. Cuốn sách lý giải một cách
sâu sắc và đầy đủ về hành trình đến với cái chết và sự tái sinh. Trong
đó, có những hiện tượng hết sức thú vị mà khoa học phương Tây gọi là
hiện tượng cận tâm lý – sống lại sau khi đã chết lâm sàng.
Trên hết, cuốn sách sẽ đem lại những giải đáp cho những bí ẩn của cuộc
sống, giấc mộng, thực tại, cái chết và sự tái sinh. Qua đó, bạn có thể
thực sự trải nghiệm những giây phút khám phá tràn đầy đạo vị, trong sự
chiêm nghiệm nội tâm sâu sắc và tỉnh thức.
Nhất Tâm
Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa
Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa là Bậc đứng đầu Truyền thừa
Phật giáo đại thừa – Kim Cương thừa Drukpa, khởi nguồn cách đây hơn
1.000 năm từ Ấn Độ. Được kính ngưỡng là hiện thân của Đức Quan âm và ấn
chứng là Hóa thân chuyển thế của nhiều Đại thành tựu giả trứ danh như
Đức Naropa, Đức Gampopa..., Ngài hiện lãnh đạo hàng trăm tự viện tại các
quốc gia trên dãnh Himalaya cùng hàng chục trung tâm Phật giáo trên
toàn thế giới.
Đức Pháp vương thường đi du hóa truyền giảng Phật pháp tại
nhiều nơi với tâm nguyện mang đến sự bình an và giải pháp chuyển hóa
phiền não, khổ đau cho nhân loại. Ngài cũng đã đến Việt Nam nhiều lần.
Các nỗ lực, đóng góp trên phương diện hoằng pháp và thiện hạnh
xã hội của Ngài được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế vinh danh. Năm
2010, Đức Pháp vương được LHQ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì mục tiêu
thiên niên kỷ” để tôn vinh những cống hiến quan trọng của Ngài cho sự
phát triển cộng đồng trên phạm vi toàn cầu.
|