-Chữ
N có nơi đọc: en nờ (âm nờ hơi nhẹ). Có nơi đọc nờ.
-Chữ
G có nơi đọc: dê. Có nơi đọc gờ. Như vậy phải gọi tên và phát âm sao
cho đúng và thống nhất?
Trước
khi áp dụng quy luật thống nhất chúng ta thử xem người Mỹ gọi tên và phát âm 25
chữ cái (alphabet) trong tiếng Anh của
họ như thế nào.
Xin
nhớ 25 chữ cái người Mỹ gọi là alphabet. Còn từng chữ họ gọi là letter
(chữ). Thí dụ: letter A, letter B, letter C…. (chữ A, chữ B, chữ C…) Còn âm của những chữ này gọi là sound.
Vậy tên và âm của 25 chữ cái nói trên ra sao? Dưới đây là bảng trình bày chữ và
cách phát âm (pronounce) của 25 chữ
cái của tiếng Anh.
Xin
nhớ âm
(sound) và chữ (letter) hoàn toàn khác nhau. Trong tiếng Anh, chỉ có chữ I
và U là âm và chữ trùng với nhau. Tôi đã làm việc tại trường học Mỹ 20
năm. Trẻ con học Lớp 1 dù cha mẹ là Mỹ trắng 100% cũng phải tập đọc (ngày xưa gọi là tập đánh vần) cả năm trời
chứ không phải chơi. Nếu không tập đánh vần thì lớn lên sẽ nói tiếng Anh ngọng
hoặc nói không đúng. Người Mỹ còn vẽ cả hình vị trí của lưỡi, hàm răng và môi
để cho học sinh phát âm sao cho đúng từng chữ. Tôi còn nhớ ngày xưa, cô giáo cầm
thước kẻ gõ trên bàn đánh nhịp, cả lớp đọc oang oang…mờ -a-ma-sắc-má, bờ-o-bo-huyền-bò,
cờ-a-ca-sắc-cá,
rờ-ô-rô,
tờ-ô-tô…
Dân
số Mỹ ngày nay đã hơn 300 triệu nhưng không có một người nào lầm lẫn giữa tên
và âm
của các mẫu tự. Nguyên do là họ có đạo luật cưỡng bách giáo dục. Phải học cho tới
Lớp 12 cho nên không thể sai lầm. Nhớ là không bao giờ được lầm lẫn giữa letter
và sound tức chữ và âm. Thí dụ: Có người hỏi “Chữ này (G) là chữ gì?” Một em không có học sẽ nói, “Chữ này là chữ gờ.” Còn một em có học
sẽ nói, “Chữ này là chữ dê-i. Âm của nó là gờ”.
* * *
1)
Mẫu Tự Tiếng Anh (Alphabet):
-Letter
A (chữ
ê) âm của nó là a giống như a ha của Việt Nam. Thí dụ:
Apple
(trái táo) đọc là “a pôn” chứ không phải “ê pôn”. Khi khám bệnh, bác sĩ nói, “Say A”
tức nói bệnh nhân há miệng ra. Khi phát âm a thì bạn phải há miệng rộng ra mới
nói được chữ này. Có cái lạ là các em Việt Nam theo gia đình định cư vào Mỹ,
tôi không rõ trong nước thầy/cô tiếng dạy tiếng Anh như thế nào mà đều phát âm
chữ “A” là “ây” trong khi phát âm
đúng phải là “ê”. Tôi hỏi tại sao vậy,
các em nói là phát âm theo giọng Anh! Trời đất ơi! Suốt 20 năm ở Miền Nam học
sinh chúng tôi có bao giờ phát âm chữ “a” là “ây” đâu.
-Letter
B (chữ
bê) âm của nó là bờ. Thí dụ: Boy, bicycle, book,
board…
-Letter
C (chữ
xi, si) âm của nó là khờ. Thí dụ: Cat, cook, can, cow…
-Letter
D (chữ
đi) âm của nó là đờ. Thí dụ: duck, day, doom….
-Letter
E (chữ
i) âm của nó là e giống như e dè của Việt Nam. Thí dụ:
enemy, empty, entertainment….
-Letter
F (chữ
ép phờ, âm phờ nhẹ), âm của nó là phờ. Thí dụ: Phone, food, fine,
fool….
-Letter
G (chữ
di/ gi) âm của nó là gờ. Thí dụ: Goat, Goolgle, gate….
-Letter
H (chữ
ết-chờ, âm chờ hơi nhẹ) âm của nó là hờ. Thí dụ: Home, house, hack, hit,
hook…
-Letter
I (chữ
ai), âm của nó là ai). Thí dụ: ID, icon, icream….(âm và chữ trùng nhau)
-J
(chữ
dê/chê) âm của nó là dờ/chờ. Thí dụ: Jack, John, June,
July…
-K
(chữ
khê) âm của nó là khờ (âm khờ phát ra thật mạnh từ
trong họng). Thí dụ: Kangoroo, kill, keep, quiet…
-Chữ
L (chữ
el) âm của nó là lờ. Thí dụ: lamb, land, look, looming…
-Letter
M (chữ
em-mờ
đọc âm mờ hơi nhẹ). Âm của nó là mờ. Thí dụ: Moon, mom, mama, many…
-Letter
N (chữ
en-nờ đọc âm nờ hơi nhẹ), âm của nó là nờ.
Thí dụ: Nancy, noise, now, nice….
-Letter
O (chữ
ô), âm của nó là o giống như
“O tròn như quả trứng gà” của Việt
Nam. Thí dụ: Octopus, option, optical, oral…
-Letter
P (chữ
pi), âm của nó pờ. Thí dụ: Pen, pool, panic, pick…(muốn nói những chữ này phải ngậm môi, người
Mỹ gọi là âm môi)
Letter
Q (chữ
kiu/khiu), âm của nó là quờ (Giống như quờ quạng của Việt
Nam). Thí dụ: Queen, quake, quail, quality, quantity….
-R
(chữ
a-rờ) chữ này phải cong lưỡi mới nói được. Thí dụ: Room, run, ride,
rock…
-S
(chữ
ét phải đi với tiếng xì nhẹ), âm của nó là sờ.
Thí dụ: Sun, son, sing, sang, song…
-T
(chữ
ti/thi), âm của nó là giữa tờ/thờ
phát âm thật nhanh (short sound). Thí
dụ: Tea, teen, ten, tell….
-U
(chữ
iu), âm của nó là iu. Thí dụ: Unicode, unique,
unicorn, union…
-V
(chữ
vi) âm của nó là vờ. Thí dụ: Victor, very, violin,
virgin…
-W
(chữ
double iu), âm của nó là wườ. Thí dụ: Work, wide, week, win…
-Y
(chữ
wai), âm của nó thay đổi tùy theo nó đứng cạnh chữ gì. Thí dụ: Yatch,
yam,yap, young… nó phát âm tựa như di, gi. Thế nhưng với my, why, cry…
thì nó lại có âm ai.
-Z
(chữ
di, gi đọc kéo dài), âm của nó là dờ mạnh và kéo dài. Thí dụ: Zigzag,
zero, zebra, Zen…
* * *
2)
Mẫu Tự Tiếng Việt:
Ứng
dụng nguyên tắc chữ và âm khác nhau vào mẫu tự của tiếng Việt, chúng ta sẽ liệt
kê dưới đây. Về cách đọc, cách phát âm hay đánh vần tổ tiên của chúng ta đã
làm rồi kể từ khi chữ Quốc Ngữ ra đời. Xin nhớ, trong tiếng Việt chỉ có
chữ A, E, I, O và Y là âm và chữ giống nhau.
-Chữ A
(chữ
a), âm của nó là a. Thí dụ: A ha! (âm và chữ giống nhau)
-Chữ B
(chữ bê),
âm của nó là bờ. Thí dụ: Bờ ê bê (con bê), bờ a
ba (ba), bờ i bi (hòn bi)…
-Chữ C
(chữ sê),
âm của nó là cờ. Thí dụ: Cờ a ca sắc cá (con cá), cờ u
cu a cua (con cua), cờ ơ cờ huyền cờ (cây cờ), cờ a
ca en hát canh (canh)…
-Chữ D
(chữ dê
đê để phân biệt với chữ G), âm của nó là dờ.
Thí dụ: Dờ ê dê sắc dế (con dế), dờ a da o dao (con dao)…
-Chữ Đ
(chữ
đê), âm của nó là đờ. Thí dụ: Đờ a đa (cây đa), đờ u
đu (đánh đu), đờ i đi (đi), đờ o đo i đoi sắc đói (đói)…
-Chữ E
(chữ e),
âm của nó là e. Thí dụ: E dè, em, tem…(chữ và âm giống
nhau)
-Chữ G
(chữ dê-i
), âm của nó là gờ. Thí dụ: Gái, gai, gặp gỡ, gây gổ,
ghen ghét…Chữ gái đánh vần như sau: gờ- a-ga-i-gai
-sắc-gái.
-Chữ H
(chữ hát),
âm của nó là hờ. Thí dụ: Hay hát, hỏi han, hoan hô, hả hê….
-Chữ I
(chữ i),
âm của nó là i. Thí dụ: Im lìm, in ấn, (âm
và chữ giống nhau)
-Chữ K
(chữ ca)
âm của nó là kờ. Thí dụ: kỳ lạ, ký sự, ký ức…
-Chữ L
(chữ el-lờ,
âm lờ hơi nhẹ), âm của nó là lờ. Thí dụ: Lờ đờ, líu lo, lây lất,
lung lạc…
-Chữ M
(chữ em-mờ,
âm mờ hơi nhẹ), âm của nó là mờ. Thí dụ: Mờ mịt, ma mãnh, mỏi mệt,
mẹ mắng….
-Chữ N
(chữ en-nờ,
âm nờ hơi nhẹ), âm của nó là nờ. Thí dụ: Nở nang, nài nỉ, nấu nướng…
-Chữ O
(chữ
o, âm của nó là o. Thí dụ: Om sòm, ong ỏng, o bế….(âm và chữ giống nhau)
-Chữ P
(chữ pê
giống chữ P trong tiếng Pháp), âm của nó là pờ. Nhưng chữ P
trong tiếng Việt không đứng một mình mà ghép chung với chữ H, phát âm thành phờ.
Thí dụ: phe phẩy, phở, pháo, phung phí, phố phường….
-Chữ Q
(chữ Ku
hay Kuy
theo Tiếng Pháp), phát âm là quờ. Nhưng chữ Q không đứng một mình
và đi chung với chữ U. Thí dụ: Quơ quào, quờ quạng, quở mắng, quanh co, quy tắc…
-Chữ R (chữ e-rờ, âm rờ hơi nhẹ),
phát âm là rờ. Thí dụ: Rờ rẫm, rơi rụng, run rẩy…
-Chữ S
(chữ ét-sì,
âm sì hơi nhẹ), phát âm là sờ. Thí dụ: Sờ soạng, sơ sơ, sớ rớ,
sung sướng… (Đây là “âm răng”, lưỡi phải để vào hàm răng thì phát âm chữ S mới
đúng.)
-Chữ T
(chữ tê),phát
âm là tờ (i tờ có móc cả hai).
Thí dụ: Tờ mờ sáng, tơ lơ mơ, tơ liễu, tung tăng…
-Chữ U
(chữ u),
phát âm là u (như u đánh đu).
Thí dụ: U tối, u minh, ung nhọt… (chữ và âm giống nhau)
-Chữ V (chữ vê), phát âm là vờ.
Thí dụ: Vờ vịt, vớ vẩn, vơ vào...
-Chữ X (chữ ích-xì, âm xì hơi nhẹ),
phát âm là sờ giống như phát âm chữ S. Thí dụ: Xó xỉnh, Xốn xang, xung mãn, xoay xở…
-Chữ Y
(chữ i
dài hay igrek theo tiếng Pháp), phát âm là i. Thí dụ: Y khoa, y án,
ý định, ý thức, y trang….
Ngày
xưa tiếng Việt có 23 chữ cái (mẫu tự).
Bây giờ trong nước coi sáu chữ Ã, Â, Ê, Ô,
Ơ, Ư cũng là chữ cái (mẫu tự)
cho nên tiếng Việt trong nước có 29 chữ cái.
3)
Đọc những chữ viết tắt:
a)
Nguyên tắc khi đọc những chữ viết tắt, người Mỹ đọc tên của chữ chứ không đọc âm
của
chữ. Thí dụ:
USA
người ta không nói iu-sờ-ê mà là iu-es-ê.
UN
người ta không nói iu-nờ mà là iu-en.
TTP
người ta không nói tờ-tờ-phờ mà là ti-ti-pi
Do
đó, trong tiếng Việt:
M-113
đọc là em 113 mà không đọc mờ-113
TPP
đọc là tê-tê-pê mà không đọc tờ-pờ-pờ
CIA
đọc là cê-i-a mà không đọc cờ-i-a
VN
đọc là vê-en hay vi -en mà không đọc vờ-nờ.
b)
Những chữ viết tắt, nếu gốc của nó là tiếng Pháp thì nên đọc theo âm Pháp. Nếu
gốc của nó là tiếng Anh thì nên đọc theo tiếng Anh và không nên phát âm theo tiếng
Việt vì nó không phải tiếng Việt. Thí dụ:
UPI
(gốc Anh ) thì đọc iu-pi-ai
VOA
(gốc
Anh) nhưng có thể đọc vi-ô-ê hay vê-ô-a.
RFI
(gốc Pháp) đọc e rờ-éf-i
AP
(gốc Anh) thì đọc ê-pi hoặc a-pê.
AFP
(gốc Pháp) thì đọc a-éf-pê
Reuters
(gốc Anh) đọc nguyên một chữ là roi-tơ
chứ không phải rớt-tơ hay riu-tơ.
NATO
(gốc Anh) thì đọc nê-tô hay đọc na-tô cũng được. Nếu đánh vần thì là
en-ê-ti-ô.
CIA
(gốc Anh ) thì đọc xi-ai-ê. Nhưng Miền Nam trước đây lại đọc theo âm Pháp sê-i-a.
(rồi mỉa mai là sịa)
UK
(United Kingdom, Anh Quốc) thì đọc iu-khê.
USA
(gốc
Anh) đọc là iu-es-ê.
Lockheed
Martin (Hãng chế tạo
vũ khí Mỹ). Rất nhiều người lầm và phát âm là lốc-hit mạc-tin. Phát âm
đúng là: lốc-ki mạc-tin.
WTO
(gốc Anh) thì đọc double iu- ti-ô hoặc vê
kép- tê-ô
WHO (Cơ Quan Y Tế Thế Giới) gốc Anh đọc là double-iu-ếtch-ô
hoặc vê
kép-hát-ô.
UNESCO
(Cơ Quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa LHQ) gốc Anh cho nên đọc iu-nes-cô.
IMF
(Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế) đọc theo Pháp i-em-éf hay Anh ai-em-éf.
WB
(Ngân Hàng Thế Giới, World Bank) đọc là double-iu-bi hay vê
kép-bê.
ASEAN
(Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á) đọc a-sê-an đã quen và ai cũng hiểu nên
giữ nguyên.
APEC
(Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương) đọc là a-pếc.
IAEA (Cơ
Quan Năng Lượng Nguyên Tử Thế Giới) đọc là ai-ê-i-ê.
UNICEF
(Cơ Quan Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc) đọc là iu-ni-sép.
UNHCR (Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ) đọc là iu-en-ếtch-ci-a.
OPEC
(Tổ Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Dầu Hỏa) đọc là ô-pếc.
AL
(Liên Đoàn Ả Rập, Arab League) đọc là ê-el.
ICJ
(Tòa Án Quốc Tế ở Hague) có thể đọc theo hai cách : ai-si-dê (Anh) hay i-cê-di
(Pháp)
Euro
(đồng tiền chung của Âu Châu) đọc là iu-rô.
G-7
(Nhóm 7 cường quốc kinh tế) đọc là di-7 hay dê-7
OAU
(Tổ Chức Thống Nhất Phi Châu) đọc là ô-ê-iu.
TPP
(Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương) đọc ti-pi-pi hoặc tê-pê-pê.
FIFA
(Tổng Cuộc Túc Cầu Thế Giới) đọc fi-fa đã quen nay giữ nguyên.
FBI
(Cơ Quan Điều Tra Liên Bang Mỹ) đọc là ép-bi-ai.
MIT
(Massachusett Institute of Technology)
đọc là em-ai-ti
Mexico
(gốc Anh) cho nên đọc là mê-xi-cô nhưng chính gốc tiếng Tây
Ban Nha của nó là mê-hi-cô. Cả hai đều đúng.
AK-47
đã quá quen và đọc a- ka 47 thì vẫn cứ giữ nguyên.
T-54
đã quá quen nên đọc tê-54
M-16
(súng trường Mỹ) đọc là em-mờ (âm mờ rất nhẹ) 16.
Phantom
(phi cơ Mỹ). Trước đây Miền Nam đọc theo âm Pháp phăng-tom.
F-16
đọc là ép-16.
B-52
đọc là bê-52
DDT
(thuốc trừ sâu, gốc Pháp) thì nên đọc đê-đê-tê theo tiếng Pháp vì đã quen.
4)
Tiếng Việt có hai chữ D và G phát âm gần giống nhau.
Để tránh lầm lẫn, Miền Nam trước đây, chữ D đọc
là dê
đê /dê trên để tránh nhầm lẫn với chữ G. Còn G thì có người gọi dê dưới
hay dê gà hay dê-i. Khi mình nói tên mình là
Giang. Người thư ký có thể hỏi Giang viết như thế nào thì mình nên đánh vần như
sau: dê-i,
i, a, en-nờ, dê-i thì chắc chắn không có sai lầm. Xin nhắc lại, khi đánh vần
những chữ tắt mình phải đọc tên của chữ chứ không đọc âm của chữ.
5)
Sau hết, hiện nay các chương trình truyền hình lớn trong nước, các cô cậu xướng
ngôn viên không biết trình độ học vấn thế nào (chắc chắn trình độ tiếng Anh, tiếng Pháp không có) đã phát âm sai tên
các nhân vật của các nước như Anh, Pháp, Mỹ. Ngày xưa ở Miền Nam, học sinh phải
học hai sinh ngữ Anh-Pháp suốt 7 năm Trung Học, không dám nói ngoại ngữ đã giỏi,
nhưng có thể đọc tất cả tên các nhân vật, địa danh Anh-Mỹ-Pháp mà không sai. Ở
hải ngoại này, nghe các cô các cậu phát âm sai như vậy, rất khó chịu. Câu hỏi đặt
ra là người phụ trách chương trình (producer)
là ai? Chủ bút, chủ biên (editor) là
ai? Ai là người coi lại các chương trình để rút ưu khuyết điểm? Tại sao - khi một
bản tin, bài viết, bài phóng sự có những tên, địa danh, nhân vật là Pháp, Anh,
Mỹ lại không hỏi ban tu thư, ban nghiên cứu của Bộ Ngoại Giao, các trung tâm
Anh Ngữ, Pháp Ngữ xem cách phát âm thế
nào - mà cứ đọc bừa đi. Do đó, sai mà không biết sai, trong khi đất nước có bao nhiêu tiến sĩ, cao học, cử
nhân tốt nghiệp ở Anh, Pháp, Mỹ.
Mới
đây nhất, có nhiều chương trình thời sự trên Youtube, tên Tổng Thống Donald
Trump nhưng trong nước và hải ngoại, có nhiều người phát âm là Donald trăm/chăm. Thực ra phát âm đúng phải
là Donald Trâm (âm Tr phải uốn lưỡi và đọc nhanh).
* * *
Trên
đây là sự sưu tầm vụn vặt và góp ý không ngoài mục đích giúp cho việc phát âm
chữ Việt và những chữ viết tắt của tiếng Anh, tiếng Pháp sao cho đúng và thống
nhất. Nếu có gì thiếu sót, xin quý vị cao minh sửa chữa hoặc bổ túc thêm.
Đào Văn Bình
(California
ngày 4/11/2017)