Chào mừng Đại hội đại biểu Phật giáo TP.HCM lần thứ IX, nhiệm kỳ 2017 - 2022

Ngôi chùa Nước Việt giữa trung tâm Sài Gòn - TP.HCM

07/11/2017 10:01 (GMT+7)
Số lượt xem: 2240
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

GN - Phật giáo với giáo lý duyên sinh, ngay từ khi du nhập vào nước ta hơn hai ngàn năm trước, đã hòa mình vào nền văn hóa bản địa một cách hòa bình và tự nhiên.



Phật giáo sớm gắn bó với tiến trình vận động của tư tưởng dân tộc trong ý thức đấu tranh cho sự độc lập, tự chủ của đất nước; những giai đoạn khó khăn nhất của lịch sử, nhà chùa không chỉ là nơi tu hành, mà trở thành trường học, thiền sư là nhà giáo dục, và có lúc tham dự chính sự trong tâm thế không bị ràng buộc bởi các hệ tư tưởng cực đoan.

vvt 11.jpg
Việt Nam Quốc Tự vừa mới hoàn thành, lễ khánh thành đang diễn ra - Ảnh: Võ Văn Tường

Giáo sư Trần Văn Giàu, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ khi nghiên cứu về mối tương quan giữa Phật giáo và dân tộc, đã nhận định: “Bình minh của dân tộc ta đã gắn liền với Phật giáo. Phật giáo là ngọn đuốc văn minh ở xứ ta”.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà ngay sau khi đuổi giặc ngoại xâm, thành lập nước Vạn Xuân năm 544, Lý Nam Đế đã xuống lệnh lập chùa Khai Quốc, tức chùa Trấn Quốc uy nghiêm giữa lòng thủ đô Hà Nội.

Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông năm1301, trên đường chu du thăm viếng Chiêm Thành, để rồi sau đó một lần nữa mở rộng biên cương của Tổ quốc, cũng đã từng dừng chân lập am Tri Kiến trên đất Quảng Bình ngày nay.

Tiếp đến các chúa Nguyễn cũng vậy, Tiên chúa Nguyễn Hoàng lập Quốc tự Linh Mụ để tỏ rõ quyết tâm xây dựng trên vùng đất mới ngay khi đặt chân đến Thuận Hóa; vua Minh Mạng cho tôn tạo Quốc tự Khải Tường tại Gia Định xưa để làm nơi quy ngưỡng tâm linh cho dân Việt ở đất phương Nam.

Cũng trong đạo mạch ấy, như kết quả trực tiếp của cuộc tranh đấu cho bình đẳng tôn giáo và hòa bình thống nhất tại miền Nam năm 1963, một ngôi chùa mới được hình thành, với tên gọi Việt Nam Quốc Tự - ngôi chùa của nước Việt, tọa lạc giữa lòng Sài Gòn - TP.HCM sầm uất.

vvt 12.jpg

vvt 13.jpg
Việt Nam Quốc Tự trong sáng nay - Ảnh: Võ Văn Tường

Bước ngoặt cho một giai đoạn mới được bắt đầu hơn ba năm trước (2014), khi chính quyền thành phố có quyết định giao thêm đất cho GHPGVN TP.HCM quản lý để mở rộng diện tích xây dựng. Chỉ vỏn vẹn trong vòng 3 năm, với sức mạnh tâm linh và tâm nguyện gặp duyên hội tụ, công trình đã hoàn thành ngôi chánh điện cùng các hạng mục quan trọng khác vượt mọi tiên liệu về những khó khăn phải đối mặt.

Điều đặc biệt, tôn tượng Phật tại chánh điện do Tăng Ni, Phật tử miền Bắc cung tiến, với kỹ thuật của các nghệ nhân đồng tỉnh Nam Định.

Pháp khí quan trọng là Đại hồng chung do các nghệ nhân phường Đúc - làng nghề truyền thống ở cố đô Huế tôn tạo, nổi bật với các biểu tượng cánh sen thời Trần và trang trí thuần Việt.

Một bảo tháp 13 tầng, cao 63m với ý nghĩa biểu tượng cho tinh thần phụng sự, thống nhất của 13 tổ chức, hội đoàn, tông phái tham gia cuộc tranh đấu bất bạo động của Phật giáo năm 1963 đang được xây dựng. Nơi đây dự kiến sẽ tôn thờ xá-lợi trái tim bất diệt của Bồ-tát Thích Quảng Đức, đồng thời sẽ trưng bày tư liệu về cuộc tranh đấu lịch sử đó.

Có thể nói, Việt Nam Quốc Tự được mở rộng, xây dựng là một công trình mang dấu ấn Phật giáo trong thời hiện đại, của truyền thống Phật giáo đồng hành cùng dân tộc, thể hiện chính sách với một tôn giáo gắn bó mật thiết với dân tộc trong tinh thần “hộ quốc an dân”.

Giác Ngộ

http://giacngo.vn/vanhoa/phatgiao/2017/11/07/537498/


Âm lịch

1/2025
CN T2 T3 T4 T5 T6 T7
 
 
 
 
 
 
1
2/12
2
3
3
4
4
5
5
6
6
7
7
8
8
9
9
10
10
11
11
12
12
13
13
14
14
15
15
16
16
17
17
18
18
19
19
20
20
21
21
22
22
23
23
24
24
25
25
26
26
27
27
28
28
29
29
1/1
30
2
31
3
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Ảnh đẹp