16/02/2014 18:25 (GMT+7)
Số lượt xem: 1851
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Cùng với ngày Phật Bảo (đại lễ Rằm tháng Tư) và ngày Tăng Bảo (Lễ Kathina tháng Mười.) Bởi vì nội dung kinh Giải Thoát  được xem là tôn chỉ của giáo Pháp nên lễ Rằm tháng Giêng nầy được gọi là Ngày Pháp Bảo.

Rằm tháng Giêng là ngày lễ Tết quan trọng theo lịch Âm của người Châu Á. Còn gọi là Tết Nguyên Tiêu hay tết Thượng Nguyên (Rằm tháng Bảy là Trung Nguyên và Rằm tháng Mười là Hạ Nguyên) Tương truyền lễ Thượng Nguyên trước đây chính là Tết Trạng Nguyên, vào dịp này đức Vua hội họp các ông Trạng dự tiệc và mời vào vườn Thượng Uyển ngắm hoa, xem cảnh, làm thơ.

 

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu 

 

Đêm Rằm tháng Giêng Âm lịch là Tết Nguyên Tiêu cổ truyền của người dân Châu Á, còn gọi là "Tết Hoa Đăng ". Theo tập tục đêm Rằm tháng Giêng ở thành thị hay ở nông thôn , đâu đâu cũng treo đèn kết hoa  những năm gần đây mọi người đều yêu thích Tết Nguyên Tiêu , vậy tết cổ truyền này được bắt nguồn từ đâu?

 

Tết Nguyên Tiêu có từ đời Hán, sách "Ngày Tết Trung Quốc" xuất bản vào tháng 9 năm 1983 cho rằng: Vua Hán Văn lên ngôi sau khi "dẹp yên cuộc rối ren do gia tộc họ Lã " gây ra, chính ngày đó là ngày Rằm tháng Giêng, theo lệ mỗi năm vào ngày Rằm tháng Giêng  vua Hán Văn  ra khỏi cung vua dạo chơi "chung vui với dân". Chữ "Dạ" trong cổ ngữ Trung Quốc được gọi là "Tiêu", cho nên vua Hán Văn đã lấy ngày Rằm tháng Giêng làm ngày Tết Nguyên Tiêu.

 

 
Về cội nguồn của Tết Nguyên Tiêu, trong dân gian có rất nhiều giải thích. Tết Nguyên Tiêu có từ thời vua Hán Vũ. Hồi đó, các cung nữ sau Tết Nguyên Tiêu, đều nhớ nhà và nhớ cha mẹ, nhưng cung vua canh phòng cẩn mật, làm thế nào để ra  gặp mặt cha mẹ? Đông Phương Sóc nhiều trí thông minh  khi nghe được tin này, bày tỏ sự đồng tình, tìm cách  giúp các cung nữ thực hiện nguyện vọng gặp mặt cha mẹ, bước đầu tiên của Đông Phương Sóc tung tin,  hỏa Thần sẽ cử người đến thiêu hủy thành Trường An, khiến  trong nội thành hoang mang khiếp sợ. Sau đó Đông Phương Sóc  hiến kế với vua Hán Vũ rằng, tối ngày Rằm mọi người trong cung phải đi lánh nạn ở ngoài cùng Vua, các đường to ngõ hẻm, trước nhà sau sân trong nội thành đều treo đèn lồng đỏ, tạo nên cảnh giả  thành Trường An lửa cháy hừng hực, nhờ đó đánh lừa Hỏa Thần. Vua Hán Vũ đã đồng ý phương án này của Đông Phương Sóc, thế là các cung nữ nhân Tết Nguyên Tiêu thực hiện nguyện vọng gặp mặt người thân. Từ đó, cứ đến ngày Rằm tháng Giêng đều phải treo đèn lồng.

 

Còn có truyền thuyết cho rằng , Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian . Trước sau ngày rằm tháng giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu , bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng, đến tối ngày Rằm tháng Giêng , bà con nông dân  ra đồng ruộng tập trung cây cỏ lá khô, châm lửa thiêu hủy để diệt sâu bọ.

 

Một ý kiến khác  cho rằng, Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo, vào ngày này chư Tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp. Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật.

 

Các truyền thuyết khác, theo các học giả thì lễ hội đèn lồng xuất phát từ truyền thống sử dụng lửa để kỷ niệm ngày lễ hội và xua đi những điều không may của mọi người dân

 

*Ở Trung Quốc và Đài Loan, Tết Nguyên Tiêu, rằm tháng giêng được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là "Lễ hội đèn hoa" hoặc "Hội hoa đăng", tập tục đốt đèn trên cây nêu trước cửa nhà, chơi lồng đèn ngũ sắc, kéo dài từ 13 đến 17 tháng Giêng.

 

*Ở Thái Lan lễ hội Rằm tháng Giêng là lễ Hội cúng dường đức Phật, đức Pháp và đức Tăng qua hình thức tụng Tam Tạng Kinh từ 07 đến 10 ngày

 

*Ở Ấn độ quanh khu vực thánh địa nơi đức Phật ngồi đắc đạo dưới gốc Bồ đề nhiều quốc gia như Tích Lan, Miến Điện, Lào, Thái, Campuchia, Tạng truyền. Mở những pháp hội tụng Tam Tạng Pali cúng dường  đức Phật

 

*Ở Việt Nam,  Tết Nguyên Tiêu hay Rằm tháng Giêng, phần lớn tổ chức tại chùa,

 

Ngày Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ. theo  truyền thống Phật giáo  Nam Tông Rằm tháng Giêng có ý nghĩa quan trọng  như:

 

Ngày đức Phật thuyết: kinh Giải Thoát Giáo (Ovadapatimokkha) tại Thánh Hội Tăng Già.

 

Ngày Đức Phật  thông báo: Giáo Pháp đã được thiết lập vững vàng và Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa

 

*Kinh Giải Thoát Giáo là bài Thuyết Pháp  tóm tắt về tôn chỉ tu tập và hoằng pháp của các vị Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai

 

Sabbapapassa akaranam
ku salassa upasampada
sacittapariyodapanam
etam buddhana sasanam.

 

Không làm mọi điều ác.
Thành tựu các hạnh lành,
Tâm ý giữ trong sạch,
Chính lời chư Phật dạy

 

Kinh pháp cú 183.

 

* Thánh hội Tăng già là một sự kiện đặc biệt, xảy ra chỉ một lần lúc đức Phật ở Trúc Lâm tịnh xá tại thành phố Ràjagaha. Vào ngày Rằm tháng Giêng 1250 vị thánh Tăng tự tập trung về ngồi vây quanh đức Phật lắng nghe bài kinh Giải Thoát Giáo.

 

Ngày đức Phật tuyên bố đạo tròn duyên mãn: Sau khi chứng đạo quả Chánh Đẳng Chánh Giác Phật dưới cội Bồ đề đức Phật đã dành 45 năm đi nhiều nơi thuyết pháp, ở tuổi 80 tuổi Ngài quyết định chọn thị trấn nhỏ Kusinara viên tịch. Vào buổi trưa  thị giả  Ananda cảm nhận mặt đất rung động, khi đang thiền tịnh. Ngài đến gặp bậc Đạo sư và  được biết rằng Đức Phật đã quyết định sẽ viên tịch sau 3 tháng tới,  không cầm được nước mắt, Ngài Ananda đã khẩn cầu đức Phật trụ thế lâu hơn. Đức Phật ôn tồn: Hỡi Ananda, các con còn chờ đợi gì nữa ở Như Lai. Giáo pháp đã được truyền dạy đầy đủ không có gì giấu kín ,bốn hàng đệ tử đã được hướng dẫn đầy đủ trong việc tu học. Pháp và Luật đã được giảng giải tường tận

 

Rằm tháng Giêng được gọi là Ngày Pháp Bảo - Cùng với ngày Phật Bảo (đại lễ Rằm tháng Tư) và ngày Tăng Bảo (Lễ Kathina tháng Mười.) Bởi vì nội dung kinh Giải Thoát  được xem là tôn chỉ của giáo Pháp nên lễ Rằm tháng Giêng nầy được gọi là Ngày Pháp Bảo


Các nghi lễ Phật giáo trong ngày Rằm tháng Giêng
 

Lễ thọ Đầu đà  Rằm tháng Giêng

 

Vào ngày này các Quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam Tông Theravada như :Tích Lan Miến điện,Thái lan, Lào ,Campuchia, tổ chức cúng dường lên đức Phật  bằng nghi thức tu tập một đêm không ngủ, còn gọi là Hạnh đầu đà. Đầu đà phiên âm  từ chữ Dhutanga, nghĩa là phương pháp làm tiêu trừ phiền não. Cuộc sống con người luôn bị rối loạn với những ham muốn ,gịân hờn trong suy nghĩ, thực hành nghi thức Đầu đà, giảm thiểu khá nhiều những phiền muộn lo âu trong đầu óc, trở thành một nhu cầu trong đời sống của con Người

 

Đêm Rằm tháng giêng (Magha puja) Phật giáo thường tổ chức thực hành pháp tu Đầu đà, bao gồm nhiều tiết mục tu học như thuyết pháp, luận đạo, tụng kinh, kệ kinh, hành thiền, thiền hành ..v.v.. Nói chung là những sinh hoạt tu học khó tìm thấy ở những đại lễ khác.

 

Dâng đèn cúng Phật vào ngày Rằm tháng Giêng 

 

Nền văn minh Ấn độ cổ xưa thờ Lửa (Bái hoả giáo)  đèn là lễ phẩm quan trọng trong nghi thức tôn giáo. Thời đức Phật đèn dùng chiếu sáng buổi tối cho các buổi hội họp nghe pháp. Vì thế cúng đèn cũng là cúng dường Pháp Bảo. kinh phúc chúc có câu Yanado balado, nguời cho đèn là cho mắt sáng

 

*Lễ thọ đầu đà tổ chức buổi tối nên cúng đèn mang lại không khí thiêng liêng đặt biệt. 28 ngọn đèn được thắp để cúng dường 28 vị Chánh Đẳng Chánh Giác như trong Buddhavamsa ghi chép. 108 ngọn đèn để tiêu tai bạt nghiệp từ 6 căn, 6 cảnh, 6 thức thuộc nội phần và ngoại phần trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai ((6+6+6)*2*3=108)

 

*Ở Ấn Độ lễ hội cúng đèn vào tháng 10 hàng năm, lễ hội này được xem là quan trọng, trong hệ thống lễ hội

 

*Vài nơi cúng sao giải hạn vào lễ Thượng Nguyên cũng lấy việc cúng đèn (đăng) làm nghi thức chính  

 

*Trong dân gian Việt Nam có câu "Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng hay Giỗ Tết cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng nên vào dịp này đông đảo người dân thường đi chùa bái Phật, thắp đèn cày, đốt đèn lồng hoa đăng để cầu nguyện sư an lành cho mình và gia đình. Nhiều gia đình  cũng nhân cơ hội này tập trung về Trưởng tộc hay nhà thờ Họ, để cúng bái cầu an cho dòng Họ, có nhiều nơi khác như  Đình làng, Chùa vào ngày Rằm lớn đầu năm làm lễ cầu Quốc Thái Dân An

 

Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu trong truyền thống Phật giáo Nam tông là lễ hội Cúng Dường Đức Phật đầu năm, mong cầu phát sinh sự an lành, hạnh phúc, theo dân gian là lễ hội  kết thúc mùa lễ Tết Nguyên Đán và Nguyên Tiêu.

http://vedepphatphap.vn/tet-nguyen-tieu-trong-truyen-thong-phat-giao.html


Âm lịch

Ảnh đẹp