Tự điển Pāli-Việt giản lược


Hòa thượng Bửu Chơn

» Tự điển Pāli-Việt giản lược
10/08/2010 10:20 (GMT+7)
Số lượt xem: 46899
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

- V -


VA, cách thu ngắn của iva hay eva.

VAKA m. chó sói.

VAKULA m. cây ở miền nhiệt đới, có nhiều mủ trắng, lá dai như da, bông có tám cánh.

VAKKA nt. thận, cật.

VAKKALA nt. đồ mặc làm bằng vỏ cây. --lī 3. mặc đồ bằng vỏ cây.

VAKKHATI (fut. của vadati) nó sẽ nói.

VAGGA m. nhóm, bọn, phái, chương của sách. adj. không có hiệp lại, chia rời ra. --bandhanati nt. kết lại làm một toán, ban, nghiệp đoàn.

VAGGIYA a. thuộc nhóm, phe.

VAGGU a. dễ thương, vui vẻ. --vada a. nói dễ thương.

VAGGULI f. ngôn ngữ (địa phương Ấn Độ).

VAṄKA a. cong, móc, không ngay thật. nt. lưỡi câu, cái móc. --ghasta a. bị nuốt lưỡi câu. --tā f. sự câu móc.

VAṄGA m. xứ Bengal (Đông Hồi).

VACA m, nt. lời nói, sự nói, ngôn ngữ.

VACANA nt. lời nói, sự thốt ra, cách nói, phương ngôn. --kara a. vâng lời, dễ dạy. --kkhama a. sẵn lòng làm cái gì người khác sai biểu. --ttha m. ý nghĩa của chữ (lời nói). --nīya a. nên nói, đáng khiển trách. --patha cách nói.

VACĀ f. cây diên vỹ (có chất ngọt), rễ cây diên vỹ.

VACĪ f. lời nói, diễn từ. --gutta a. kiểm duyệt lời nói. --kamma nt. nghiệp khẩu. --duccarita nt. hành vi ác xấu, hành động thấp hèn trong lời nói. --parama a. người chỉ tuyệt hảo trong lời nói, nhưng không thực hành. --bheda m.sự thốt ra lời. --viññatti f. tuyên bố bằng lời nói. --saṅkhāra m. khẩu hành. --samācāra m. sự chân chánh trong lời nói, sự thận trọng lời nói. --sucarita m. lời nói chân chánh tốt đẹp, đạo đức.

VACCA nt. phẩn, phân người, bò v.v... --kuṭi f. cầu tiêu, phòng vệ sinh. --kūpa m. lỗ tiểu. --magga m. lỗ đít, hậu môn. --sadhaka m. người rửa quét phòng cầu.

VACCHA m. bò con, thú vật còn nhỏ. --ghiddhinī f. con bò cái ngóng trông con. --tara m. bò tơ.

VACCHARA nt. một năm.

VACCHALA a. tình thương.

VAJA m. khoảng đất nhỏ nuôi bò cái, chuồng súc vật.

VAJATI (vaj + a) đi, tiến hành. aor. vaji. pr.p. vajamāna.

VAJIRA nt. kim cương, hột xoàn, lưỡi tầm sét. --pāni, --hattha m. người cầm chùy bằng ngọc, là đức Trời Đế Thích.

VAJJA nt. tội lỗi, nhạc cụ. adj. vật nào phải xa tránh, cái chi nên nói. --nīya a. nên tránh xa, hay xa lánh.

VAJJITA pp. của vajjeti.

VAJJĪ m. người dòng của Vajji.

VAJJETI (vaj + e) xa tránh, kiên cử, dứt bỏ, rời đi. aor. --esi. pt.p. vajjetabba. abs. vajjetvā. inf. vajjetuṃ.

VAJJHA a. đáng giết hay hành phạt. --ppatta a. kết án. --bheri f. sự đánh trống để hành tội, hành quyết.

VAÑCAKA 3. lường gạt, gian lận. --canā nt, f. sự lừa dối, gian lận. --canika a. sự lừa gạt.

VAÑCETI (vañc + e) lừa gạt, dối trá. aor. --esi. pp. cita. pr.p. centa. abs. cetvā.

VAÑJHA a. không sanh lợi. --jhā f. phụ nữ không sanh sản.

VAṬA, --rukkha m. cây đa, bồ đề.

VAṬAṂSAKA m. tràng hoa để trên đầu.

VAṬUMA nt. con đường, lộ trình.

VAṬṬA a. xoay quanh, chung quanh. nt. vòng tròn, vòng luân hồi tái sanh, sự dự phòng hay cung cấp về vật thực.

VAṬṬAKĀ f. con chim cúc.

VATTATI (vatt + a) đáng, đúng, quày chung quanh (?), việc đúng, thành phần, về phần (người nào), đến phiên.

VAṬṬANA nt. sự xoay chung quanh.

VAṬṬI, --ka f. sự bắn vọt nước ra, tim bấc, sự lăn, sự lắc lư, mé, phía, bìa.

VAṬṬTULA a. circular, xoay tròn, vòng tròn.

VAṬṬETI (vatt + e) xoay tròn, làm cho quay tròn, làm cho lăn tròn. aor. --esi. pp. vaṭṭtita. abs. vaṭṭetvā.

VAṬṬHA pp. mưa ướt.

VAṬHARA a. mập, to béo.

VAḌḌHA, --ka a. sự thêm vào, gia tăng. --na nt. mọc lên, tăng tiến, mở rộng ra. --naka a. sự gia tăng, phụng sự.

VAḌḌHAKĪ m. thợ mộc, thợ sườn nhà.

VAḌḌHATI (vaṇdh + a) làm cho thịnh vượng, khuếch trương, bành trướng. aor. --vaṇṇhi. pp. ddhita. pr.p.dhanta, dhamāna. abs. --dhitvā.

VAḌḌHI f. sự gia tăng, sự bành trướng, có lợi, thịnh vượng, nhiều tiền lợi.

VAḌḌHETI (vaṇṇh + e) gia tăng, canh tác, nuôi nấng, làm cho sẵn sàng (vật thực), phụng sự, bắt đầu hoạt động.aor. --esi. pp. dhita. pr.p. ṇhenta. abs. ṇhetvā.

VAṆA nt. thương tích, đau đớn. --colaka nt. vải băng vết thương. --paṭikamma nt. chữa vết thương. --bandhana nt. băng bó vết thương.

VAṆIJJĀ f. thương mãi, sự buôn bán.

VAṆITA pp. bị thương tích.

VAṆIPPATHA m. xứ nào mà thương mãi đang tiến triển.

VAṆIBBAKA m. người nghèo khổ.

VAṆṬA, --ka nt. thân cây, cuống hoa. --ṭika a. có sự bước đi chậm rãi.

VAṆṆA m. màu da, thái độ, loại, dòng giống, bức thư, khả năng. --ka nt. sự nhuộm màu. --kasiṇa nt. màu dùng làm ka-sin để tham thiền. --da, --dada a. cho màu hay làm cho đẹp. --dhātu f. điều kiện bên ngoài, màu. --pokkharatā f. sự đẹp của màu da. --vantu a. màu mè. --vādī 3. nói về đức hạnh của mình. --sampanna a. đầy đủ với sắc đẹp.

VAṆṆADĀSĪ f. gái giang hồ, đĩ sang trọng.

VAṆṆANĀ f. giải thích, chú giải, ca tụng.

VAṆṆANĪYA a. nên giải thích, tán dương.

VAṆṆITA pp. của vaṇṇeti.

VAṆṆĪ a. có dáng điệu của ...

VAṆṆU f. cát. --patha một đồng cát, hoang địa.

VAṆṆETI (vaṇṇ + e) mô tả, giải thích, giảng nghĩa, tán dương, khen ngợi. aor. --esi. pp. vaṇṇita. pr.p. --nenta.pt.p. --ṇetabba. abs. --ṇetvā.

VATA in. thật vậy, chắc vậy, thật ra, hỡi ôi.

VATA nt. phận sự tôn giáo, sự thọ trì để hành theo. --pada nt. một điều mục của sự thực hành tốt đẹp. --vantu a.thọ trì phận sự của tôn giáo. --samādāna nt. nguyện làm một điều gì trong đạo.

VATI, VATIKĀ f. hàng rào.

VATIKA a. có thói quen về, hành động theo ý thích.

VATTA nt. phận sự, công việc, chức vụ. --paṭtivatta nt. tất cả có phận sự. --sampanna a. phận sự đầy đủ.

VATTAKA, VATTETU 3. sự tập dượt, tiếp tục, gìn giữ.

VATTATI (vat + a) thay thế, tiến hành, xảy ra, tồn tại, hiện có. aor. vatti. abs. vattitvā. pr.p. vattanta, --tamāna. inf. vattituṃ. pt.p. vattitabba.

VATTABBA, VADITABBA pt.p. nên nói.

VATTAMĀNA a. tồn tại. m. sự hiện hữu. --nā f. thì hiện tại. --mānaka a. sự tồn tại, sự tiếp tục.

VATTIKĀ f. dây da dùng làm dây cương, làm roi, thớ cây.

VATTITABBA pt.p. được tiếp tục, thực hiện gìn giữ.

VATTĪ a. người tiếp tục gìn giữ, thực hiện sai biểu người tiếp tục.

VATTU m. người nói, thuật lại.

VATTUṂ (inf. của vadati) nói, thuyết.

VATTETI (caus. của vattati) giữ lại, để cho được tiếp tục. aor. vattesi. pp. vattita. pt.p. --tetabba. inf. --tetum. abs. vattetvā.

VATTHA nt. vải, y phục, quần áo. --guyha nt. vật dấu kín bằng y phục (là đùm dái). --ntara nt. mẫu vải, hàng. --yuga nt. bộ đồ (y phục).

VATTHI f. bong bóng, sự rửa ruột, bao da (bên ngoài dương vật). --kamma. nt. cách rửa ruột.

VATTHU nt. chỗ, đất bằng, đồng (cỏ), mảnh đất, một vật, mục tiêu, vật chất, tài sản, câu chuyện. --ka a. có trong đất của nó, xây dựng trên. --kata a. làm căn bản của, thực hành toàn diện. --gāthā f. bài, đọan, giới thiệu. --devatā f. sự lui tới một nơi nào của chư thiên. --vijjā f. thuật xây cất lâu đài. --visadakiriyā f. làm cho sạch vật bên trong và bên ngoài (vật căn bản như y phục, chỗ ở...)

VATVĀ (abs. của vadati) đã nói rồi.

VADAÑÑU a. rộng rãi, nhân từ, để tai nghe lời nài nỉ, khẩn cầu của người. --utā f. sự rộng lượng, hào phóng.

VADATI (vad + a) nói, thuyết, thuật lại. aor. vadi. pp. vutta. pr.p. vadanta, vadamānapt.p. vattabba. abs.vatvā, vaditvā.

VADANA nt. bề mặt, diện mạo, lời nói, sự phát biểu.

VADĀPANA nt. sai biểu nói.

VADĀPETI (caus. của vadati) sai, ra lịnh cho người nào nói. aor. --esi. pp. --pita. abs. --petvā.

VADETI (vad + e) nói, phát ngôn.

VADDALIKĀ f. sự dày đặc những mây mưa.

VADDHA như VUDDHA.

VADDHANA như VAḌḌHANA.

VADDHĀPACĀYANA nt. tôn kính các bậc trưởng lão.

VADHA m. sự trừng phạt, giết hại, xử hành quyết. --ka m. người hành quyết (võ đao quân), người phải chịu hình phạt.

VADHITA pp. của vadheti.

VADHUKĀ f. vợ còn trẻ, con dâu.

VADHŪ f. người phụ nữ.

VADHETI (vadh + e) giết hại, làm bị thương, thiệt hại (cho ai). aor. --esi. pr.p. vadhenta. abs. vadhitvā.

VANA nt. rừng, chòm cây. --kammika m. thợ rừng. --gahana nt. sự dày đặc của rừng. --gumba m. chòm cây. --cara, --caraka, --cārī a. lính kiểm lâm, người hay thú ở rừng. --devatā f. chư thiên ở trong rừng. --ppati, --spatim. loại cây to có trái không có bông (như cây mít). --pattha nt. chỗ ở xa trong rừng sâu. --vāsī a. chỗ ở trong rừng. --saṇṇa sự dày đặc trong rừng.

VANATHA m. ước ao, nguyện vọng.

VANIKA a. thuộc về rừng rú.

VANTA pp. của vamati mửa, bỏ ra. --kasāva a. người đã bỏ tất cả sự lỗi lầm. --mala a. không ten sét, nhơ bẩn.

VADAKA 3. người cúi mình tỏ lòng tôn kính.

VANDATI (vand + a) vái chào, lễ bái, tôn kính, thờ phụng. aor. vandi. pp. vandita. pr.p vandanata, --māna.pt.p. --ditabba. abs. vanditvā, vandiya.

VANDANA nt., --nā f. sự lễ bái, tôn kính.

VANDĀPANA nt. biểu ai lễ bái, làm lễ.

VANDĀPETI (caus. của vandati). aor. --esi. pp. dāpita. abs. petvā.

VAPATI (vap + a) vãi, gieo giống, cạo, bào. aor. vapi. pp. vapita, vutta. pr.p. vapanta. abs. vapitvā.

VAPANA sự gieo giống (trồng tỉa).

VAPU nt. thân thể.

VAPPA m. sự trồng tỉa, vãi giống, tên một tháng (lối tháng 10--11DL). --kāla m. mùa gieo giống. --maṅgala nt. lễ hạ cày.

VAMATI (vam + a) mửa, ói, bỏ ra, bỏ đồ xuống. aor. vami. pp. vanta, vamita. abs. vamitvā.

VAMATHU m. --vamana nt. sự mửa ói.

VAMBHANA nt. --nā f. sự khinh khi, chê bai.

VAMBHĪ 3. người đối đãi một cách khinh bỉ.

VAMBHETI (vambh + e) khinh dễ, đối xử một cách khinh miệt. aor. --esi. pp. bhita. pr.p. bhenta. abs.bhetvā.

VAMMA nt. áo giáp. --mī 3. mặc áo giáp.

VAMMIKA m. gò mối.

VAMMITA pp. của vammeti.

VAMMETI (vam + e) mặc áo giáp vào. aor. --esi. abs. vammetvā.

VAYA m, nt. tuổi thọ, sự mất, sự già nua, sự xài hết. --karaṇa nt. sự tiêu xài. --kalỳaṇa nt. sự say mê của tuổi trẻ. --ṭṭha a. đến tuổi trưởng thành. --ppatta a. đến tuổi, nên gả cưới (kết hôn).

VAYASSA m. người bạn.

VAYOVUDDHA a. đã lớn tuổi, đã già.

VAYOHARA a. sự cướp đoạt đời sống hay tuổi thọ của mình.

VAYHA nt. xe cộ, kiệu hay giá để khiêng.

VARA. a. cao, quí, tuyệt hảo, ưu tú, lợi ích, ưu đãi, ân huệ. --ṅganā f. mệnh phụ phu nhân, bà quí phái, qui tộc. --da a. người cho vật quí báu. --dāna nt. ban cho một ân huệ. --pañña a. có trí tuệ cao quí. --lakkhaṇa nt. tướng hảo trong thân mình.

VARAKA m. một loại hột.

VARAṆA m. cây cartaeva.

VARATTĀ f. dây da, dây vải, đai da.

VARĀKA a. người khốn khổ bần cùng.

VARĀHA m. heo thiến, cừu con, heo đực. --hī f. heo nái.

VALAÑJA nt. dấu, vết, dùng xài, cái nào có vẻ bí mật. --na nt. sự tu bổ, hồi phục, sự cần dùng, hành vi như, làm thân thể dễ chịu. --naka a. nên, đáng cần dùng, xài phí.

VALAÑJIYAMĀNA a. đương cần dùng.

VALAÑJETI (valaj + e) vạch ra, cần dùng, bồi bổ lại, xài phí, đi theo con đường đã vạch. aor. --esi. pp. jita.pr.p. jenta. abs. jetvā. pt.p. jetabba.

VALAYA nt. chiếc vòng, vòng đeo tay. a. cái vòng tròn.

VALĀHAKA m. mây mưa.

VALI f. sự xếp, nếp nhăn. --ka a. có nhiều lằn xếp.

VALITA pp. làm nhăn, có lằn xếp.

VALITTACA a. da nhăn.

VALĪMUKHA m. con khỉ, mặt nhăn nhăn.

VALLAKĪ f. một loại đàn xưa của Ấn Độ.

VALLABHA a. được ưa thích hơn hết. --tta nt. đương được trạng thái ưa thích.

VALLARĪ f. một bó, một chùm, chòm, cụm, nải.

VALLI f. cây, dây bờ leo. --hāraka 3. người lượm những đế giày bằng crêpe.

VALLIBHA m. bí, bầu.

VALLŪRA nt. thịt khô.

VAVATTHAPETI (vi + ava + thā + āpe) giải quyết, nhất định, chỉ định, nhất quyết. aor. --esi. pp. --thāpita.abs. --petvā.

VAVATTHĀPANA nt. sự quyết định, sự xác định.

VAVATTHETI (vi + ava + thā + e) phân tách ra, xác định. aor. --esi. pp. vavatthita.abs. --thetvā.

VASA m. kiểm soát, ảnh hưởng, quyền thế. --ga, --ṅgata a. ở dưới quyền của người nào. --vattaka, --vatti a. sự nắm chánh quyền, sự đoạt quyền thế. --vattana nt. kiểm soát, uy quyền, quyền hành. --ānuga, --anuvattī a. vâng lời, dễ dạy.

VASATI (vas + a) ở, cư ngụ, trú ẩn, ở lại. aor. vasi. pp. vuttha, vusita. pt.p. vasitabba. pr.p. vasanta, vasamāna. abs. vasitvā.

VASANA nt. chỗ ở, sự ở, vải sồ. --naka a. đang ở lại. --naṭṭhāna nt. chỗ ở, nơi cư ngụ.

VASANTA, --kāla m. mùa xuân.

VASALA m. người dòng đê hèn, người sanh ra nơi hạ tiện.

VASĀ f. mở, mập.

VASĀPETI (caus. của vasati) cho ở, biểu ai ở, cư ngụ, cầm giữ, giam giữ. aor. --esi. pp. --pita. abs. --petvā.

VASĪ a. sự cai quản, có quyền hành. --kata a. bị phụ thuộc, đem lại dưới quyền của mình. --bhāva m. chủ quyền, quyền hành. --bhūta a. được làm chủ hay cai quản.

VASU nt. tài sản, của cải. --dhā, --ndharā, --matī f. mặt đất, đất.

VASSA m, nt. năm, mưa. --kāla m. mùa mưa. --gga nt. thầy tu cao hạ.

VASSATI (vas + a) mưa, thốt ra tiếng la (của một vài con thú). aor. vassi. pp. vasssita, vuttha pr.p. vassanta.abs. vassitvā.

VASSANA nt. sự mưa, tiếng kêu thú vật.

VASSĀNA m mùa mưa.

VASSĀPANAKA a. làm cho mưa.

VASSĀPETI (caus. của vassati) làm cho mưa. aor. --esi. pp. --pita. abs. --petvā.

VASSIKA a. thuộc về mùa mưa, đã nhiều tuổi. --sā ṭikā f. loại y dùng cho cư tăng trong mùa mưa (y tắm mưa).

VASSIKĀ f. bông lài thật to.

VASSITA (pp. của vassati) ướt. nt. tiếng la của thú vật.

VAHATI (vah + a) nâng đỡ, mang đi làm phận sự của mình, tuôn ra, vọt ra. aor. vahi. pp. vahita. pr.p. vahanta.abs. vahitvā. pt.p. vahitabba.

VAHANA nt. sự mang đi, sự tuôn ra, chảy ra, sự mang đi, sự chịu đựng.

VAHITU m. người mang, chịu đựng.

VAḶABAMUKHA nt. sự bắn ra của tàu ngầm.

VAḶAVA f. ngựa cái.

VAṂSA m. dòng, giống, gia tộc, cây tre, ống sáo bằng tre. --kaḷīra m. mụt măng. --ja a. sanh vào dòng giống nào đó. --vaṇṇa m. ngọc bích, ngọc lưu ly. --āgata a. truyền từ cha đến con. --ānupālaka a. gìn giữ dòng giống.

VAṂSIKA a. thuộc về một dòng giống nào.

VĀ chữ để nối câu, hoặc, hay là.

VĀKA nt. chỉ, thớ của vỏ cây (dùng làm y phục thô). --cīra nt. y phuc bằng vỏ cây. --maya a. làm bằng thớ cây.

VĀKARĀ, vāgurā f. lưới để bắt nai hươu.

VĀKKARAṆA nt. sự đàm thoại, chuyện vãn.

VĀKYA nt. câu nói, lời nói.

VĀGURIKA 3. người dùng lưới để bắt thú vật.

VĀCAKA 3. người giảng dạy hay đọc lại.

VĀCANAKA nt. sự đọc thuộc lòng.

VĀCANĀMAGGA m. cách đọc thuộc lòng, cách cổ truyền.

VĀCASIKA a. có liên hệ đến sự nói.

VĀCĀ f. lời nói, ngôn từ, diễn từ. --nurakkhī a. giữ lời nói.

VĀCĀLA a. ham nói, hay nói nhiều.

VĀCUGGATA a. học thuộc lòng.

VĀCETI (vac + e) đọc, dạy, đọc thuộc lòng. aor. --esi. pp. vācita. pr.p. centa. pt.p. vācetabba. abs. vācetvā.

VĀCETU m. người đọc hay giảng dạy.

VĀJA m. lông đuôi của cây tên, một loại nước uống. --peyya nt. cách hy sinh.

VĀJĪ m. con ngựa.

VĀTA, --vātaka m. hàng rào, sự rào lại.

VĀṆIJA, --ka m. lái buôn, người thương mãi.

VĀṆIJJA nt. sự thương mãi.

VĀṆI f. lời nói, diễn từ.

VĀTA m. gió, không khí. --ghāteka m. cây bả đậu. --java a. nhẹ, mau như gió. --pāna nt. cửa sổ. --mañṇalikāf. con trốt (gió xoáy tròn). --roga, -- ābādhu m. bịnh do nơi gió. --vuṭṭhi f. gió và mưa. --vega m. sức mạnh của gió.

VĀTĀTAPA m. gió và sự nóng.

VĀTĀBHIHATA a. rung động bởi gió.

VĀTĀYANA nt. cửa sổ.

VĀTĀHAṬA a. đem lại do gió.

VĀTI (vā + a) thổi tới, phát hơi ra.

VĀTIKA a. phát sanh ra bởi gió (khí chất).

VĀTIṄGANA m. trái cà.

VĀTERITA a. xao động bởi gió.

VĀDA m. phương pháp, ngôn từ, chủ nghĩa, sự tranh luận, bàn cãi. --kāma a. thích tranh luận. --kkhita a. đảo lộn sự bàn cãi. --patha m. vấn đề căn bản để bàn cãi.

VĀDAKA 3. hòa tấu với nhạc cụ.

VĀDANA nt. tiếng nhạc cụ.

VĀDITA nt. âm nhạc.

VĀDĪ 3. người tranh luận hay thuyết trình về vài quan niệm tôn giáo, nói về. --vara m. sự cao quí nhất của người có kiến thức.

VĀNA nt. sự ham muốn, sự trải lưới, cái giường.

VĀNARA m. con khỉ. --rī f. khỉ cái. --rinda m. khỉ chúa.

VĀPI f. hồ chứa nước, bể chứa nước.

VĀPITA pp. vãi, gieo mạ.

VĀMA a. phía trái, ưng thuận. --passa nt. phía bên trái.

VĀMANA, --naka m. người lùn. adj. sự lùn thấp.

VĀYA m, nt. gió, không khí (như vāyo).

VĀYATI (vā + ya) thổi đến, xì hơi, phát mùi ra, dệt, đan. aor. vāyi. pr.p. vāyanta, vāyamāna. abs. vāyitvā.

VĀYANA nt. sự thổi, sự rải mùi ra.

VĀYAMATI (vi + a + yam + a) cố gắng, ráng sức, siêng năng. aor. vāyami. pr.p. vāyamanta. abs. --mitvā.

VĀYASA m. con quạ.

VĀYASĀRI m. con chim cú, chim ụt.

VĀỲAMA m. cố gắng, tinh tấn.

VĀYITA (pp. của vāyati) dệt, thổi, bện, thắt (bím).

VĀYIMA a. dệt, bện.

VĀYU nt. gió, căn nguyên của sự xao động.

VĀYO hình thức lấy ra từ vāya, --kasi ṇa nt. lấy gió làm đề mục tham thiền. --dhātu f. căn nguyên của sự xao động.

VĀRA m. sự xoay, phiên, dịp, lúc thuận tiện, dịp tốt.

VĀRAKA m. cái lu, cái mái.

VĀRAṆA m. con voi, một loại chim phựơng hoàng. nt. tránh đỡ, chống cự lại, sự ngưng trệ, bế tắc.

VĀRI nt. nước. --gocara a. ở trong nước (cá). --ja a. sanh trong nước. m. cá. nt. cây sen. --da, --dhara, --vāham. mây có mưa. --magga m. đường dẫn nước, ống thoát nước.

VĀRITA pp. của vāreti.

VĀRITTA nt. sự rỗng không, sự tránh, một hành động không nên làm.

VĀRIYAMĀNA a. bị ngăn cản, bị bế tắc, ngưng trệ.

VĀRUṆĪ f. rượu mạnh.

VĀRETI (var + e) ngăn cản, ngưng trệ, trở ngại. aor. vāresi. pr.p. vārenta, vārayamāna. ptṭ. vāretabba. abs.vāretvā.

VĀLA m. lông đuôi thú. adj. ranh mãnh, hung bạo. --kambala nt. mền làm bằng lông ngựa. --gga nt. chót tóc, ngọn tóc. --ṇṇupaka m, nt. bàn chải, làm bằng lông đuôi ngựa. --vījanī f. quạt làm bằng lông đuôi con bò. --migam. thú làm mồi. --vedhī m. người xạ thủ có thể bắn trúng ngọn tóc.

VĀLADHI m. đuôi.

VĀLIKĀ, --vālukā f. cát. --puñja m. một đống cát. --pulina nt. giường nằm trên cát. --kantāra m. đồng cát hoang vắng.

VĀSA m. sự cư ngụ, tạm trú, chỗ ở, y phục, dầu thơm, --cuṇṇa nt. phấn thơm. --ṭṭhāna nt. chỗ ở, nơi cư ngụ.

VĀSANA nt. sự thoa dầu thơm, sửa soạn chỗ cư ngụ.

VĀSANĀ f. hồi tưởng lại, nhớ lại chuyện đã qua.

VĀSARA m. một ngày.

VĀSAVA m. chúa của chư thiên, Thượng đế.

VĀSI f. cái rìu nhỏ lưỡi cong, búa nhỏ, cái dao bén. --phala nt. lưỡi dao hay lưỡi búa. --jaṭa nt. cán búa.

VĀSIKA, --vāsī 3. đang ở nơi, cư ngụ nơi. f. vāsinī.

VĀSITAKA nt. phấn thơm. adj. làm cho thơm.

VĀSUDEVA m. thần Vishnu.

VĀSETI (vas + e) thành lập, sáng tạo, tạo chỗ ở, làm cho thơm. aor. vāsesi. pp. vāsita. abs. vāsetvā.

VĀHA a. sự đem đi, dẫn đi. m. người hướng dẫn, chiếc xe, xe vận tải, con vật để chở đồ (như voi, lạc đà), giòng nước suối. --ka 3. người vác hay mang đi, dẫn đến, (tiền bạc) đang lưu hành.

VĀHASĀ in. bởi vì, nhân vì, tại vì.

VĀHINĪ f. một đạo binh, con sông.

VĀHĪ a. mang, đem đi, gởi đến, chịu đựng, gánh vác.

VĀHETI (vah + e) gởi đến, dắt dẫn đến.

VIKACA a. thổi, sự trổ hoa, bông hoa phồng lên.

VIKATA a. thay đổi, sửa đổi. nt. dơ bẩn, rác rến, nói tục tỉu.

VIKATI f. một loại hay giống thứ, làm có hình thức, cắt may (y phục v.v...). --ka a. có nhiều thứ hình thức.

VIKATTHATI (vi + kath + a) khoe khoang, phô trương. aor. --thi. pp. --thita. abs. --thitvā. --na nt. sự khoe khoang.

VIKATTHAKA, --tthī 3. người khoe khoang.

VIKANTATI (vi + kant + a) cắt mở ra. aor. --nti. pp. --ntita. abs. --ntitvā.

VIKANTANA nt. cắt đứt ra, cái dao để cắt.

VIKAPPA m. suy nghĩ, tưởng tượng, suy tính, do dự, sự thay đổi, luân phiên. --na nt. sự không quyết định, sự nhượng lại, sự phân chia.

VIKAPPETI (vi + kapp + e) chuyển nhượng, định cho, dự định, nhất định, sắp xếp, thay đổi, làm ra hình thức.aor. --esi. pp. --ppita. pr.p. --penta. abs. --petvā.

VIKAMPATI (vi + kamp + a) run rẩy, làm lay chuyển. aor. --mpi. pp. pita. abs. --pitvā. pr.p. --pamāna.

VIKAMPANA nt. sự lay chuyển, rung động.

VIKAROTI (vi + kar + o) không thực hiện, thay đổi. aor. vikari. pp. vikata.

VIKALA a. thiếu thốn, đang cần đến (không có gì hết). --ka a. đang cạn hết (vật thực, nguyên liệu).

VIKASATI (vi + kas + a) mở rộng ra, nới rộng thêm, thổi phồng ra. aor. vikasa. pp. --sita. abs. --sitvā.

VIKĀRA m. thay đổi, sửa đổi, đổi lại, sự khuấy rối, khả năng, phẩm hạnh, sự thay đổi hình dạng, biến hình.

VIKĀLA m. sái giờ (là quá ngọ đến sáng mai). --bhojana nt. ăn sái giờ.

VIKĀSA m. sự nới rộng, sự mở ra.

VIKĀSETI (vi + kas + e) làm cho sáng lên, mở rộng ra, nới ra. aor. --esi. pp. --sita. abs. --setvā.

VIKIṆṆA (pp. của vikirata) rải rác, rải đi cùng chỗ. --kesa a. tóc bay phất phới hay bay khắp nơi.

VIKIRAṆA nt. sự rải ra, sự phân tán.

VIKIRATI (vi + kir + a) rải ra, truyền ra, rưới, tưới ra. aor. vikira. pr.p. --ranta, vikiramāna. abs. --ritvā.pass. rikirīyati.

VIKUṆITA pp. méo mó, vặn trẹo, cong.

VIKUBBATI (vi + kar + o) (kara đổi lại là kubba) thay đổi hình thể, biểu diễn phép lạ. aor. vikubbi. pp. --bita.

VIKUBBANA nt. sự thay đổi hình thể do nơi phép lạ.

VIKŪJATI (vi + kūj + a) kêu chíp chíp, kêu cu cu, hót, hót líu lo. aor. vikūji. pp. --jita.

VIKŪJANA nt. tiếng chim đang kêu cu cu.

VIKŪLA a. dốc xuống, dốc thẳm.

VIKOPANA nt. sự lật ngược lại, sự làm tổn thương.

VIKOPETI (vi + kup + e) lật đổ, làm tổn hại, phá hoại. aor. --esi. pp. --pita. abs. --petvā. pr.p. penta.

VIKKANTA nt. chủ nghĩa anh hùng.

VIKKAMA m. sức lực, anh hùng, dũng sĩ, bước đi.

VIKKAMATI (vi + kam + a) bước tới, tự cố gắng. aor. vikkami.

VIKKAMANA nt. sự cố gắng, bước đi.

VIKKAYA m. sự buôn bán.

VIKKAYIKA, --vikketu 3. người bán, thương gia.

VIKKĀYIKA a. được bán. --bhaṇṇa nt. hàng hóa.

VIKKIṆĀTI (vi + ki + nā) bán. aor. vikkiṇi. pp. --kinita, --kita. pr.p. --nanta. abs. --nitvā. inf. --nituṃ.

VIKKHAMBHA m. bề kính, bề ngang. --na ngưng lại, xóa bỏ, rời ra xa, hốt ra, câu lưu.

VIKKHAMBHETI (vi + khambh + e) bớt ra, loại bỏ ra. aor. --esi. pp. --bhita. pr.p. --bhanta. abs. --bhetvā.

VIKKHĀLETI (vi + khāl + e) súc rửa, rửa miệng, súc miệng. aor. --esi. pp. --lita. abs. --letvā.

VIKKHITTA (pp. của vikkhipati) lật ngược lại, làm lộn xộn, khó khăn. --citta a. làm cho tâm thần hỗn loạn bối rối.

VIKKHITTAKA a. rải rác khắp nơi. nt. tử thi còn xương không rải rác các nơi.

VIKKHIPATI (vi + khipp + a) làm lộn xộn, khuấy rối, rối loạn. aor. --khipi. pr.p. --panta. abs. --pitvā.

VIKKHIPANA nt., vikkhepa m. sự lộn xộn, sự rối loạn, sự phiền phức.

VIKKHEPAKA a. người quấy nhiễu.

VIKKHOBHANA nt. sự quấy nhiễu quá độ, sự lộn xộn buồn phiền quá sức.

VIKKHOBHETI (vi + khubh + e) khuấy rối toàn diện. aor. --esi. pp. --bhita. abs --bhetvā.

VIGACCHATI (vi + gam + a) khởi hành, biến mất, đi mất. aor. --cchi. pr.p. --chanta, --chamāna.

VIGATA (pp. của vigacchati) đã đi xa, thôi, ngừng rồi, mất rồi, không có chi cả. --khila a. thoát khỏi sự tàn nhẫn. --raja a. thoát khỏi sự nhơ bẩn, phiền não. --āsa a. thoát khỏi sự ước muốn. --āsava a. thoát khỏi pháp trầm luân (bậc thánh nhân).

VIGAMA m. --mana nt. sự khởi hành, sự biến mất, đi xa.

VIGAYHA abs. của vigāhati, đang đi vào, đang lặn trong.

VIGARAHATI (vi + garah + a) quở trách nặng nề, rầy la, mắng nhiếc. aor. --rahi. abs. --rahitvā.

VIGALITA (pp. của vigalati) bỏ ra, để sái chỗ, bỏ xuống.

VIGĀHATI (vi + gāh + a) đi vào, lặn vào. aor. vigāhi. pp. vigāḷha. pr.p. vigāhamāna. abs. vigāhitvā, vigāhetvā. inf. --hituṃ.

VIGGAYHA abs. của vigganhāti đang gây gổ, cãi cọ, hay phân tách.

VIGGAHA m. sự cãi cọ, rầy rà, thân thể, giải quyết lời nói trong thực chất của nó.

VĪGGAHIKAKATHĀ f. lời nói cãi lẫy.

VIGHAṬṬNA nt. đập đánh lại.

VIGHAṬANA nt. sự mở ra, cởi trói ra.

VĪGHĀTETI (vi + ghat + e) mở trói, bẻ gãy, mở ra. aor. --esi. pp. --tita. pr.p. --tenta. abs. --tetvā.

VIGHĀTA m. sự phá hoại, sự làm cho đau khổ, sự làm khó chịu, làm buồn phiền.

VIGHATETI (vi + han + e) giết hại, phá hủy. aor. --esi. pp. --tita. abs. --tetvā.

VIGHĀSA m. vật thực còn thừa, đồ ăn dư. --sāda m. người ăn đồ thừa.

VICAKKHANA a. khéo léo, khôn ngoan. m. người thông minh.

VICAYA m. sự sưu tầm, tìm kiếm.

VICARAṆA nt. đi bộ, đi quanh quẩn.

VICARATI (vi + car + a) đi loanh quanh, đi thả rểu, bình bồng. aor. vicari. pp. vicarita. pr.p. vicaranta, --ramāna. abs. --vicaritvā. inf. --rituṃ.

VICĀRA m., --raṇa nt., --raṇā f. sự sưu tầm, sự quản trị, làm kế hoạch.

VICĀRAKA 3. người đang sưu tầm hay cai quản, người quản lý.

VICĀRETI (vi + car + e) suy nghĩ lại, cai quản, phát kế hoạch, cai trị. aor. --esi. pp. --rita. pr.p. --renta. abs. --retvā.

VICIKICCHATI (vi + kit + cha) (ki thêm lên hai lần và ki đầu thay ci) hoài nghi, do dự, bị xao lãng, không tin chắc. aor. --cchi. pp. --chita.

VICIKICCHĀ f. sự nghi ngờ, không quyết định.

VICIṆṆA pp. của vicināti.

VICITA pp. của vicināti.

VICITTA a. chưng dọn, trang trí, có nhiều màu sắc rực rỡ.

VICINANA nt. sự chọn lựa, sự phân biệt.

VICINĀTI (vi + ci + nā) cân nhắc, chọn lựa, phân biệt, xét đoán, tom góp. aor. vicini. pp. vicita. pr.p.vicinanta. abs. --nitvā.

VICINTETI (vi + cit + e) suy đi nghĩ lại, cân nhắc kỹ lưỡng. aor. --esi. pp. --tita. pr.p. tenta. abs. --tetvā.

VICUṆṆA a. cán lên, nghiền nát, bể từng mảnh nhỏ.

VICUṆṆETI (vi + cuṇṇ + e) nghiền nát, làm thành bột, làm bể từng mảnh. aor. --esi. pp. --nita. abs. --netvā.

VICCHIKA f. con bò kẹp.

VICCHIDDAKA a. đầy lỗ, xoi lỗ cùng chỗ.

VICCHINDATI (vi + chid + ṃ + a) cắt đứt, ngăn chặn, ngăn cản. aor. --ndi. pp. --chinna pr.p. --danta, --damāna. abs. --nditvā.

VICCHEDA m. sự gián đoạn, cắt đứt.

VIJAṬANA nt. gỡ rối, giải quyết sự rắc rối.

VIJAṬETI (vi + jat + e) gỡ ra, chải ra, làm cho hết rối, mở rối. aor. --esi. pp. --tita. abs. --tetvā.

VIJANA a. bỏ hoang. --vāra a. có không khí hoang vắng, cô quạnh.

VIJAMBHATI (vi + jambh + a) tự mình thức dậy, phô trương, tỏ ra sốt sắng, ngáp. aor. --mbhi. abs. --bhitvā.

VIJAMBHANĀ f. sự dấy lên, thức dậy, hoạt động.

VIJAMBHIKĀ f. sự ngáp, sự buồn ngủ.

VIJAYA m. sự thắng trận.

VIJAYATI (vi + ji + a) thắng phục, thắng trận. aor. --vijayi.

VIJAHATI (vi + hā + a) thứ lỗi, rời bỏ, dứt bỏ, tha thứ lỗi lầm. aor. vijahi. pp. --hita pr.p. --hanta. abs. --hitvā, vihāya. pt.p. --hitabba.

VIJĀTA pp. của vijāyati.

VIJĀTĀ f. phụ nữ đã có sanh một con.

VIJĀTIKA a. thuộc dân tộc khác, người ngoại quốc, người xứ ngoài.

VIJĀNANA nt. sự hiểu biết, sự nhận thức.

VIJĀNĀTI (vi + nā + nā) hiểu biết, thông thấu, nhìn nhận, hiểu rõ. aor. vijāni. pp. viññāta. pr.p. --nanta. pt.p. --nitabba. abs --nitvā, vijāniya. inf. --nituṃ.

VIJĀYATI (vi + jan + ya) mang lại, sanh con. aor. vijāhi. abs. vijāyitvā.

VIJĀYANA nt. sự đem lại, sự sanh con.

VIJĀYANTĪ, --yamāna f. phụ nữ mang lại một đứa con (phụ nữ có thai).

VIJĀYINĪ f. sanh con.

VIJITA pp. của vijināti thắng phục, chế ngự. nt. hoàng triều. --sāṇgāma a. thắng trận, khải hoàn, do sự thắng trận, chiến thắng.

VIJINĀTI như jināti.

VIJITĀVĪ 3. sự thắng trận, chiến thắng.

VIJJATI (vid + ya) còn tồn tại, có thể tìm kiếm được. pr.p. vijjanta, vijjamāna.

VIJJANTARIKĀ f. trong khoảng chớp nhoáng, trời chớp.

VIJJĀ f. sự thông hiểu cao cả, khoa học. --caraṇa nt. minh và hạnh (trí tuệ và hành vi đạo đức). --ṭṭhāna nt. vấn đề, khoa của sự học, nghệ thuật và khoa học. --dhara a. người biết bùa mê, thầy pháp, thầy phù thủy. --vimutti f.giải thoát do nơi trí tuệ.

VIJJU, VIJJUTĀ, VIJJULLATĀ f. trời chớp.

VIJJOTATI (vi + jut + a) chiếu sáng. aor. vijjoti. pp. --jotita. pr.p. --tamāna.

VIJJHATI (vidh + ya) bắn, đâm thủng, đục xoi lủn lỗ. aor. vijjhi. pp. viddha pr.p. jhanta. --jhamāna. abs. --jhitvā, vijjhiya.

VIJJHANA nt. bắn, đâm thủng.

VIJJHĀYATI (vi + jhe + a) bị thủ tiêu, bị dập tắt. aor. --āyi.

VIÑÑATTA, VIÑÑAPITA báo cáo, chỉ dạy cách.

VIÑÑATTI f. sự báo cáo, lời rao.

VIÑÑĀNA nt. tính linh hoạt, tâm thức. --ṇaka a. cho có sinh khí, sự sống. --kkhandha m. thức uẩn. --ṭṭhiti f.đoạn đường của đời người. --dhātu f. bản chất tinh thần.

VIÑÑĀTA (pp. của vijānāti) thông hiểu, hiểu thấu, tinh tường.

VIÑÑĀTABBA (pt.p. của vijānāti) những điều nên hiểu biết.

VIÑÑATU m. người hiểu thấu, người biết được.

VIÑÑĀPAKA 3. người thông thạo về giáo lý, lý thuyết.

VIÑÑĀPANA nt. sự báo cáo, sự giới thiệu.

VIÑÑĀPAYA a. có thể hiểu được, huấn thị, lời giáo huấn.

VIÑÑĀPETI (vi + nā + āpe) báo cáo, giảng dạy, thông tin. aor. --esi. pp. --pita. abs. --petvā. pr.p. --penta.

VIÑÑĀPETU m. người giảng huấn, cán bộ, người thông báo.

VIÑÑĀYA (abs. của vijānāti) đã có biết.

VIÑÑĀYATI (pass của vijānāti) được biết. aor. --ñāyi.

VIÑÑŪ a. khôn ngoan, trí thức. m. người trí. --ñutā f. sự nhận thức, tuổi dậy thì (con gái). --uppasattha a. các bậc trí thức khen ngợi.

VIÑÑEYYA a. được thấu rõ, giác ngộ.

VIṬAṄKA nt. chuồng bồ câu, lằn rọi cuối cùng của ánh sáng.

VIṬAPA m. nhánh, rễ thòng xuống từ nhánh cái, nhánh có chỉa hai.

VIṬAPĪ m. cây (còn sống).

VITAKKA m. suy tầm, suy tưởng. --kana nt. sự nhìn xem, tham thiền.

VITAKKETI (vi + tak + e) suy tưởng, sưu tầm. aor. --esi. pp. --kita. pr.p. --kenta. abs. --ketvā.

VITACCHIKĀ f. bịnh ghẻ.

VITACCHETI (vi + tacch + e) lột vỏ, lột da, làm cho trơn láng. aor. --esi. pp. --chita.

VITAṆḌAVĀDA m. chủ nghĩa ngụy biện. --vādī m. người ngụy biện.

VITATA (pp. của vitanoti) nới rộng ra, kéo dài ra, truyền ra, tràn lan ra.

VITATHA a. sái, không thật. nt. sự không chân thật, sự sái quấy.

VITANOTI (vi + tan + o) nới rộng, giăng ra, truyền bá ra. aor. --vitani.

VITARAṆA nt. sự phân phát, vượt qua, thoát qua khỏi.

VITARATI (vi + tar + a) đi thông qua, phân phát, dời đi, dẹp đi. aor. vitari. pp. vitarita, vitiṇṇa.

VITĀNA nt. long đình, tán, lọng che trên bàn thờ.

VITIṆṆA xem chữ vitarati.

VITUDATI (vi + tud + a) thúc bằng cùi chỏ, đâm, chích, châm. aor. vitudi. abs. --ditvā.

VITUDANA nt. đâm, chích.

VITUNNA pp. của vitudati.

VITTA nt. của cải, tài sản.

VITTI f. sự vui mừng, sự an vui.

VITTHA nt. chung dùng uống rượu.

VITTHATA (pp. của vittharati) rộng rãi, truyền ra, kéo dài ra.

VITTHAMBHANA nt. sự bành trướng, mở mang, sự rao hàng, sự thở hổn hển, sự lan tràn ra, sự chảy máu.

VITTHAMBHETI (vi + thambh + e) bành trướng, lan tràn ra, làm phồng ra. aor. --esi. pp. --bhita. abs. --bhetvā.

VITTHĀRA m. sự giảng giải, chi tiết, sự rộng. --kathā f. chú giải. --rato ad. một cách chi tiết. --rika a. truyền bá rộng ra.

VITTHĀRETI (vi + thar + e) rải ra, giải thích, mở rộng ra, làm phồng lên. aor. --esi. pp. --rita. pr.p. --ranta.abs. --retvā. pass. vitthārīyati.

VITTHINNA như chữ vitthata.

VIDATTHI f. một gang.

VIDAHATI (vi + dhā + a) sửa sọan, cai quản, chỉ huy. aor. vidahi. pp. vihita, vidahati. abs. --hitvā.

VIDĀRAṆA nt. nát, làm rời ra.

VIDĀRETI (vi + dā + e) chẻ đôi ra, bửa, xé ra. aor. --esi. pp. --rita. pr.p. renta. abs. --retvā.

VIDĀLANA nt. sự chẻ, xé ra, nổ, bể ra.

VIDĀLETI như vidāreti.

VIDITA pp. từ ngữ căn VID, biết tìm ra. --tatta nt. sự việc đã hiểu biết.

VIDISĀ f. hướng giữa của hướng chánh (như đông nam).

VIDUGGA nt. ngã đường khó đi, đồn ải khó lại gần.

VIDŪ a. trí tuệ, rành mạch trong. m. người thông minh, sáng suốt.

VIDŪRA a. xa xăm, cách xa.

VIDŪSITA (pp. của vidūseti) đồi bại, suy đồi, hư hỏng.

VIDESA m. ngoại quốc. --sika --sī a. hải ngoại, xứ ngoài, người ngoại quốc.

VIDDASU m. người trí thức, khôn ngoan.

VIDDESA m. kẻ thù địch, oán hận.

VIDDHA (pp. của vijjhati) đâm thủng, bắn, đâm vào.

VIDDHAṂSAKA a. người tàn phá, mang lại sự sụp đổ, phá hoại. --sana nt. sự phá hoại, sự đánh đổ.

VIDDHAṂSETI (vi + dhaṃs + e) đánh đổ, phá hoại. aor. --esi. pp. --sita, viddhasta. abs. --setvā. pr.p. --senta.

VIDHA a. loại, giống, gồm có, lần thứ. --nānāvidha nhiều lần, thứ khác nhau.

VIDHAMAKA a. người đang phá hoại, sự phá hoại.

VIDHAMATI (vi + dham + a) phá hoại, tàn phá, phá tan tành. aor. vidhami. pp. --mita. abs. --mitvā.

VIDHAMETI (vi + dham + e) như vidhamati.

VIDHAVĀ f. quả phụ, đàn bà góa.

VIDHĀ f. tự cao, kiêu ngạo, tự phụ.

VIDHĀTU m. tạo hóa, bậc sáng lập.

VIDHĀNA nt. sự sắp xếp, sự điều khiển, sự biểu diễn, sự tiến hành.

VIDHĀYAKA a. người sửa soạn, cai quản, thi hành.

VIDHĀVATI (vi + dhāv + a) chạy theo sau, đi lang thang, vơ vẩn. aor. vidhāvi. abs. --vitvā.

VIDHĀVANA nt. chạy quanh quẩn.

VIDHI m. phương pháp, đường lối may mắn, số phận, hình thức. --dhinā ad. đúng theo phương pháp.

VIDHUNĀTI (vi +dhu + nā) dời đi, phủi (bụi). aor. vidhuni. pp. --vidhūta, vidhunita. abs. --nitvā.

VIDHŪTA (pp. của vidhunāti).

VIDHŪPANA nt. cây quạt, sự quạt, sự gia vị, xông khói.

VIDHUPETI (vi + dhūp + e) nêm gia vị, quạt, xông hơi, làm tán loạn, rải rác. aor. --pesi. pp. --pita. pr.p. --payanta. abs. --petvā.

VIDHŪMA a. không có khói, không có tham muốn, ái dục.

VIDHEYYA a. vâng lời, dễ dạy.

VINATTHA (pp. của vinassati) tiêu diệt, sụp đổ, mất mát.

VINATA (pp. của vinamati) khuynh hướng, thị hiếu.

VINATĀ f. mẹ của dòng giống Garuṇa.

VINADDHA (pp. của vinandhati).

VINANDHATI (vi + nandh + a) bao quanh, quấn chung quanh, xe xoắn lại với nhau. aor. --ndhi. abs. --dhitvā.

VINAYA m. luật, lệ luật của chùa chiền, sự dời đi. --na nt. sự dời đi, làm cho dạn, huấn từ, chỉ thị. --dhara a.người thông hiểu về luật. --piṭāka nt. tạng luật của tỳ khưu. --vādi m. người nói theo luật.

VINAḶĪKATA pp. phá hoại, làm cho vô dụng.

VINASSATI (vi + nas + ya) bị mất, tiêu diệt, bị phá hủy, aor. vinassi. pp. vinaṭṭha. pr.p. --santa. --samāna.abs. --sitvā.

VINASSANA nt. sự tiêu diệt.

VINĀ in. không có. --bhāva m. sự chia rẽ, sự tách rời ra.

VINĀTI (vi + nā) dệt. aor. vini. pp. vīta.

VINĀMA m., --mana nt. bẻ cong thân thể hay uốn tay chân.

VINĀMETI (vi + nam + e) bẻ cong. aor. --esi. pp. --mita. abs. --metvā.

VINĀYAKA m. đại lãnh đạo, đức Phật.

VINĀSA m. sự hư hoại, sụp đổ, mất hư. --saka a. hư hoại, làm sụp đổ. --sana nt. sự hư hoại.

VINĀSETI (vi + nas + e) làm cho sụp đổ, phá tan, làm hư hại. aor. --esi. pp. vināsita. pr.p. --senta. abs. --setvā.

VINIGGATA (pp. của viniggacchati) ra khỏi, thoát khỏi từ.

VINICCHAYA m. sự quyết định, sự phán đoán, sự xử án, sự phân biệt, sự nhận thức. --kathā f. sự bàn cãi chi tiết. --ṭṭhāna nt. pháp đình, phiên tòa. --sālā f. pháp đình, tòa án.

VINICCHITA (pp. của vinicheti) quyết định, xử án, giải quyết.

VINICCHINATI (vi + ni + chi + nā) tìm kiếm, sưu tầm, thử nghiệm, quyết định. aor. --chini. pp. --chita. abs. --chinitvā.

VINICCHETI (vi + ni + chi + e) sưu tầm, phán án, xử án. aor. --esi. pp. --chita. abs. --chetvā.pr.p. chenta.

VINIDHĀYA abs. của vinidahati, để sai chỗ, dùng không đúng chỗ.

VINIPĀTA m. chỗ của sự đau khổ, sự sụp đổ xấu xa. --pātika a. phải chịu sự đau khổ trong cảnh ác đạo.

VINIPĀTETI (vi + ni + pat + e) đem lại sự sụp đổ, làm cho hoang vắng.

VINIBADDHA pp. của vinibandhati, sự liên quan với, dính líu với.

VINIBANDHA m. sự ràng buộc, sự cột trói, sự quyến luyến.

VINIBBHUJATI (vi + ni + bhuj + a) làm rời ra, chia rẽ, làm phân biệt. aor. --bhuji. abs. --jitvā.

VINIBBHOGA m. sự chia rẽ, rời ra, sự phân biệt.

VINIMAYA m. đổi nhau, sự trao đổi lẫn nhau.

VINIMOCETI (vi + ni + muc + e) tự mình được thoát khỏi, được trừ khỏi. aor. --esi. pp.--cita. abs --cetvā.

VINIMMUTTA pp. của vinimuccati, thoát khỏi, được thả ra.

VINIVAṬṬETI (vi + ni + vat + e) cuốn hay lật qua, trợt lướt qua. aor. --esi. pp. --ṭita. abs. --tetvā.

VINIVIJJHA abs. của vinivijjhati.

VINIVIJJHATI (vi + ni + vidh + ya) đâm thủng qua. aor. --jhi. pp. --viddha. abs. --jhitvā.

VINIVIJJHA (pp. của vinivijjhati).

VINIVEṬHETI (vi + ni + veṭh + e) mở ra, gỡ sự rối rắm, tự mình được thoát khỏi. aor. --esi. pp. --ṭhita. abs. --ṭhetvā.

VINĪTA pp. của vineti, huấn luyện, được dạy dỗ.

VINĪVARAṆA a. thoát khỏi sự ngăn cản hay che lấp, sự tiến triển của tinh thần.

VINETI (vi + ni + e) dắt dẫn, huấn luyện, dạy dỗ, dời đi, dẹp đi. aor. vinesi. pr.p. vinenta. pt.p. vinetabba.abs. vinetvā.

VINETU m. người huấn luyện, cán bộ, người dời đi, đổi, tháo mở đi.

VINEYYA abs. của vineti, đã dời đổi rồi. adj. nên, đáng được huấn luyện.

VINODA m. sự vui vẻ, thích thú, mừng rỡ.

VINODANA nt. sự dời đổi, làm cho tiêu tan, làm mất.

VINODETI (vi + nud + e) làm cho tiêu tan, dời đổi, dẹp đi, kéo ra khỏi. aor. --esi. pp. --dita. abs. --detvā.

VINODETU m. người làm cho tiêu tan.

VINDAKA 

Âm lịch

Ảnh đẹp