Con về còn trọn niềm tin (Tập một)


Tác giả: Thích Giác Tâm
15/07/2013 08:15 (GMT+7)
Số lượt xem: 112633
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Tác phẩm:  "CON VỀ CÒN TRỌN NIỀM TIN". Tác giả: Thích Giác Tâm - Nhà xuất bản Phương Đông - TP.Hồ Chí Minh, xuất bản tháng 01 năm 2012. Ấn bản giấy 368 trang, cả bìa. Khổ 13x20.5cm

Bản điện tử chia thành hai tập. Tập 1 - 30 truyện. Tập 2 - 34 truyện.


Tập 1

Bà Ngoại


Các con thương yêu

Bắt chước nhà văn Hồ Dếnh Thầy đã vẽ chân dung người thân của mình bằng hình thức gôm chép lại những mảnh hồi ức rời rạc còn sót lại theo tháng năm,về Cha Mẹ Thầy Tổ ,thành những bức chân dung dạng phác thảo . Để cho con cháu đọc lại mà nhớ về những đấng sinh thành của hai gia đình tâm linh và huyết thống .

 Đầu tròn áo vuông mà Thầy có được ngày hôm nay,ân đức ấy phần lớn là nhờ ngoại . Thầy sinh trưởng tại xóm Trại Mộ , xã Biển Hồ thuộc Tỉnh Pleiku cũ (nay là Tỉnh Gia Lai ) . Chắc các con sẽ rất ngạc nhiên về địa danh Trại Mộ . Từ nửa bên kia trái đất người Pháp đã đến Việt Nam,đến vùng cao nguyên trung phần có tên là Gia Lai này để vỡ hoang khai khẩn,thành lập Đồn Điền trồng Trà,Cà phê,Cao Su về làm giàu cho mẫu quốc ( họ coi mình là nước con còn họ là nước mẹ . Mẫu quốc là nước mẹ ) . Đó là vào năm 1921 ,họ thành lập tại vùng Biển Hồ này một Đồn Điền trồng rất nhiều Trà,nên mới có địa danh là Biển Hồ Trà . Cách chùa Bửu Minh mình non cây số về hướng tây , họ thành lập những lán trại tạm bợ , rồi cho người về các Tỉnh Bình Định,Phú Yên,Quảng Ngãi,Huế,Quảng Trị tuyển mộ công nhân làm cho họ . Trong nhiều lần tuyển mộ đó ,ngoại và mẹ Thầy đã theo những người tuyển mộ lên vùng Biển Hồ này lập nghiệp và ở tại xóm Trại Mộ làm công nhân cho chủ Pháp,chủ Tàu cho đến lúc đất nước hoàn toàn giải phóng . Ngoại và Mẹ Thầy đã mất tại vùng đất này .

 XAU CHUOI BO DE 2.jpg

Theo những thông tin mới nhất thì hiện nay tại Pháp tín đồ Đạo Phật đứng  thứ ba sau đạo KyTô và Tin Lành ,song thời điểm người Pháp đi xâm chiếm thuộc địa thì họ chưa hề biết đến Đạo Phật ,vậy mà muốn được lòng công nhân  họ đã tôn trọng tín ngưỡng bản địa cho xây dựng Chùa trên đất trồng  chè của họ . Nơi này nơi khác trên đất nước mình họ có những kỳ thị khó khăn cấm đoán đối với đạo phật , nhưng riêng tại Đồn Điền Trà Biển Hồ thì họ lại tạo điều kiện cho xây dựng chùa . Chùa Bửu Minh có mặt rất sớm ở tỉnh Gia Lai , chính là nhờ ông chủ Pháp tốt bụng tên là Henri-Deguenivau . Uống nước nhớ nguồn nên Thầy phải nhắc lại nguồn gốc khởi điểm của ngôi chùa .       Sau khi làm công nhân cho chủ Pháp đã đủ năm tháng bà ngoại Thầy về hưu và lãnh lương hưu hằng tháng . Khi tuổi xế chiều ngoại xin vào chùa Bửu Minh ở tu niệm, quét lá đa . Cùng ở chùa  với ngoại có ông Năm Tròn và bà Chính Bái (cũng là công nhân về hưu ) .             Ngoại Thầy tầm vóc nhỏ , mặt trái soan mũi thẳng tai rất to . An nói mực thước đâu ra đấy , ngồi kiết già rất giỏi , thuộc lòng năm đệ Lăng nghiêm , Phẩm Phổ Môn , Kinh A Di Đà . An ít và thường hay ăn cháo , ngoại sống đến 86 tuổi mới mất . Đặc điểm nổi bật nhất ở nơi ngoại là đức tính kính trọng tăng ,dù vị đó là Sa Di là Điệu .       Ngoại có một xâu chuỗi Kim Cang , ngày đêm chí thành lần chuỗi niệm Phật , theo tháng năm công phu xâu chuỗi bóng ngờilên . Xâu chuỗi chỉ có 54 hột chứ không phải 108 . Khi ngoại mất đi Thầy đã giữ lại xâu chuỗi không liệm chôn , nhưng đến nay thì xâu chuỗi đã thất lạc không còn nữa .       Trong xóm Trại Mộ,sát cạnh nhà Thầy có gia đình Chú Mười , quê quán An Khê,Bình Định dược tuyển mộ lên làm công nhân . Vợ chồng Chú Mười rất hiền khéo ăn ở cư xử , sinh được con trai đầu lòng đặt tên H , cứ vài hôm là H khóc một lần , thường là về ban đêm . Khóc như có ai véo ngắt ,ré thét lên , Ba mẹ không có cách gì dỗ dành cho chú bé nín , mỗi lần khóc như vậy chiếc rún nhỏ xíu cứ theo tiếng khóc mà lòi ra . Không còn cách dỗ dành cho con nín , nóng ruột quá vợ chồng Chú Mười đành cầu cứu đến ngoại ( ngoại rất nghiêm nên vợ chồng Chú Mười ít dám làm phiền ) . Om chú bé H vào lòng ngoại dỗ dành mắng yêu :” Mẹ mầy , làm gì mà khóc dữ vậy “ vừa nói ngoại vừa tháo xâu chuỗi Kim Cang từ nơi cổ ngoại  tròng vào cổ chú bé và thì thầm niệm tụng câu thần chú ÁN MA NI BÁT DI HỒNG .Ngoại có công phu tu tập , có hành trì nên khi trì niệm minh chú rất hiệu lực .  Tiếng niệm của ngoại như dỗ dành , như xua đuổi những thế lực vô minh đe doạ tuổi thơ , chú bé H thôi khóc và ngủ thiếp đi trong vòng tay thương yêu của ngoại .        Vợ chồng Chú Mười ngày mới lên lập nghiệp ở xóm Trại Mộ-Biển Hồ nghèo khổ lắm , thỉnh thoảng mượn tiền ngoại chi tiêu và quý ngoại nhất là khéo dỗ cháu bé H nín khóc , với tình cảm đó nên vợ chồng chú thím gọi ngoại là mẹ . Những năm tháng về sau vợ chồng chú thím làm ăn khá giả ,luôn nhớ đến ơn ngoại , thỉnh thoảng ghé thăm và biếu tặng quà. Vợ chồng Chú Mười hiện nay vẫn còn sinh sống ở Thành Phố Pleiku , chú bé H hay khóc đêm năm xưa nay đã gần 50 tuổi ,thành đạt trên con đường công danh sự nghiệp , có địa vị trong xã hội .        Thời điểm ngoại ở chùa thì Sư Ong của các con  đã trụ trì chùa Bửu Minh rồi . Từ xóm Trại Mộ đến chùa Bửu Minh khoảng non cây số , gia đình thầy gốc đạo phật lại có ngoại ở chùa nữa nên thầy thường xuyên đến chùa thăm ngoại , thỉnh  thoảng ngủ lại chùa với ngoại . Thầy rất thương ngoại và biểu lộ tình thương bằng cách viết tên ngoại lên trên cánh cửa phòng ngoại bằng ván hai chữ :” Bà Quại “ . Cách phát âm của người Bình Định gọi bà ngoại là bà quại , đọc sao viết vậy nên Thầy đã viết  ngoại thành quại ( lúc đó Thầy đang học lớp ba ) nhớ về ngoại Thầy luôn nhớ đến kỷ niệm này .         Thói thường ai có lý tưởng , có đức tin đều muốn truyền lý tưởng và đức tin mình đến với người khác bằng nhiều cách khác nhau . Ngoại cũng vậy , thương Phật mộ đạo muốn cháu cùng theo ở chùa với mình , nên ngoại ưu tiên Thầy nhiều hơn những người cháu khác như để dành cái bánh ,củ khoai,trái chuối…thương ngoại lại có sư chú Giác Viên động viên phân tích ,nên Thầy đã quyết chí “ Cát ái từ sở thân “ . Biết Thầy đồng ý đi xuất gia, ngoại mừng hơn ai hết . Thế rồi ngoại lựa ngày lành tháng tốt thưa Sư Ong cho Thầy  xuống tóc làm chú Tiểu . Nhân duyên vào cửa Phật của Thầy  là như vậy .       Ngoại Thầy mất đã nhiều năm , nhớ về ngoại Thầy chỉ nhớ được chừng đó , nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu Thầy moi lại trong ký ức những kỷ niệm về ngoại , viết lại thành chân dung để các con hiểu được Bà Cố trong gia đình tâm linh của mình .
 
Mùa Vu Lan  Phật lịch 2546


Âm lịch

Ảnh đẹp