1) Thời
lượng các buổi thuyết pháp
Theo
ghi nhận riêng của chúng tôi, thời lượng các buổi thuyết pháp có ngắn thì chỉ
vào khoảng 45 phút, thường không ngắn hơn.
Trong
những năm 1970, thuyết pháp chỉ có ở những chùa lớn. Tại chùa Ấn Quang, Sài Gòn
chẳng hạn, một buổi thuyết pháp thường có thời lượng là 2 giờ, không có giải
lao.
Những
năm sau đó, việc ghi âm các buổi thuyết pháp vào băng trở nên phổ biến, thời lượng
một buổi thuyết pháp thường là 1g30, tương ứng với thời lượng ghi của 1 cuộn
băng C-90, hoặc 45 phút, vừa đủ một mặt băng C-90.
Sau
khi việc ghi âm thanh và hình ảnh lên dĩa CD, VCD, trở nên phổ biến, thời lượng
thường thấy ở các buổi thuyết pháp thường vào khoảng trên 1 giờ, phù hợp với
các phương tiện nghe nhìn mới.
Như
vậy, thuyết pháp có ngắn, thì chỉ ngắn đến 45 phút mà thôi.
2) Thuyết
pháp ngắn
Chúng
tôi muốn nói đến hình thức thuyết pháp ngắn, trong khoảng 5-7 phút đến nhiều nhất
là 10-15 phút.
Thuyết
pháp ngắn như thế là hình thức hiếm thấy hiện nay, nhưng không phải là xa lạ với
đạo Phật. Trong kinh Phật, có những bộ kinh là những bài pháp rất dài, nhưng có
những bài kinh, Đức Phật thuyết rất ngắn, như trong Tăng chi bộ kinh, Tương Ưng bộ
kinh, nếu đọc thành tiếng thì thời lượng chỉ trong vài phút.
Trong
bối cảnh mặt bằng trình độ quý Tăng ni nhìn chung đã được nâng cao như hiện
nay, việc xây dựng các bài thuyết pháp ngắn, đa dạng hóa hình thức thuyết pháp,
nhằm gia tăng số lượng các buổi thuyết pháp là điều có thể nghĩ đến.
Một
bài thuyết pháp ngắn, khoảng 5-7 phút đến 10-15 phút, nội dung đơn giản, thiết
thực, ứng dụng Phật Pháp vào cuộc sống, trước hết dễ dàng cho quý Tăng Ni ở
khâu chuẩn bị, biên soạn.
Nhưng
ưu điểm hơn hết của thuyết pháp ngắn là có thể bố trí trong nhiều bối cảnh khác
nhau nhằm tăng cơ hội được nghe pháp ở người Phật tử. Thuyết pháp ngắn có thể tổ
chức vào thời gian trước các khóa lễ tụng kinh thường nhật, các khóa lễ sám hối,
các buổi thọ trai…
Thượng
tọa Thích Minh Thiện, Phó Ban Hoằng pháp Trung ương có chia sẻ với chúng tôi nhiều
ý tưởng và kinh nghiệm thuyết pháp ngắn. Thượng tọa cho biết, rất thường tổ chức
các buổi thuyết pháp ngắn ngay khi có đủ cơ duyên thính chúng. Tức là nếu tranh
thủ được sự có mặt đông đảo Phật tử, có đầy đủ trang nghiêm, người nghe có thể
tập trung cao, là thầy tổ chức ngay một buổi thuyết pháp ngắn, gọn, súc tích, nội
dung đưa đạo Phật đi vào cuộc sống.
Cụ
thểm, trong những buổi tổ chức hành hương, cúng dường trường hạ, thậm chí phúng
viếng tang lễ…, thượng tọa đều có những thời pháp ngắn.
Nhưng
Thượng tọa cũng lưu ý một điểm, nên quan niệm rõ, đã gọi là thuyết pháp thì phải
trang nghiêm, thanh tịnh, tập trung chú ý đúng mức.
Như
vậy, thuyết pháp ngắn không phải là ngẫu hứng, không phải là đối thoại, trao đổi
ý kiến có nội dung Phật pháp bình thường (tuy có thể có nói với hình thức trả lời
câu hỏi) mà thực sự là một buổi giảng pháp, có thời lượng giới hạn, thấp hơn mức
bình thường.
Chúng
tôi nghĩ rằng quý tăng ni cần có những bài pháp ngắn theo nhiều đề tài được chuẩn
bị sẵn, có thể là biên soạn, có thể là dàn ý, đề cương, nhưng sẵn sàng triển
khai khi hoàn cảnh cho phép. Là bài thuyết pháp thì cần có cấu trúc nội dung
hoàn chỉnh. Điều này cộng với không khí trang nghiêm, thanh tịnh cần thiết phải
có sẽ bảo đảm thành công cho buổi thuyết pháp.
Thuyết
pháp ngắn phù hợp với quý tăng ni sinh trẻ trong quá trình thực tập diễn giảng,
chuẩn bị tiến lên thuyết giảng những bài pháp dài. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng
ngay ở trường sơ cấp Phật học, đã có thể đào tạo hoạt động thuyết pháp ngắn.
Tuy
nhiên, cũng không nên quan niệm thuyết pháp ngắn chỉ là một kiểu thuyết pháp
đơn giản. Thuyết pháp chỉ cần thời lượng
ngắn nhưng đi được vào chiều sâu mới là yêu cầu cuối cùng. Tỷ lệ nghịch giữa thời
lượng và chiều sâu nội dung càng lớn, bài thuyết pháp càng có giá trị.
MT