11/07/2012 09:12 (GMT+7)
Số lượt xem: 38881
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Bất ngờ đã xảy ra khi một công ty khai thác mỏ Trung Quốc tiến hành khai thác một mỏ đồng tại Afghanistan. Họ tìm thấy một di tích Phật giáo cổ xưa có đến 2.600 năm tuổi so với ngày nay.

Khai thác đồng, phát hiện Tu Viện cổ 2.600 năm

 

Các nhà khảo cổ học có 3 năm để cứu di tích cổ này, trước khi nó trở thành những mảnh vỡ vụn nát dưới lòng mỏ.

Di tích trên được phát hiện khi các công nhân đào mỏ của chính phủ Afghanistan hợp tác với công ty Metallurgical Group Corp của Trung Quốc thực hiện dự án khai thác đồng. Hai bên mong muốn phát triển mỏ đồng lớn thứ hai trên thế giới nằm dưới các đống đổ nát của Tu Viện cổ nói trên.

Biết tin về phát hiện này, giới khảo cổ học đổ xô đến thực hiện các nỗ lực cứu hộ tối đa đối với di tích cổ được cho là tồn tại từ bảy thế kỷ trước công nguyên- dọc theo Con đường tơ lụa nối Châu Á và Trung Đông.

Các di tích, trong đó có Tu Viện và Bảo Tháp đã bị phá huỷ. Người ta cho rằng sự hư hại đó xảy ra khi việc khai thác mỏ được bắt đầu. Chính phủ cho phép các nhà khảo cổ có 3 năm nữa để cứu lấy di tích trên.

Tổ hợp Tu Viện trên được khai quật trên bao gồm các lối đi, các phòng ốc Tu Viện được trang trí bằng các bức tranh tường và các tác phẩm điêu khắc Đức Phật  bằng đất sét đang đứng hoặc nằm, trong số đó có một bức cao hơn 3 mét.

Ngoài ra còn có một khu vực mà các nhà khoa học cho là một khoảng sân được trang trí một Tháp cao đến 4 hoặc 5 mét. Cho đến nay, đã tìm thấy hơn 150 bức tượng, và thực tế ở khu di tích này vẫn còn rất nhiều bức khác nữa. Đội khảo cổ đã rất khó khăn khi di chuyển những bức tượng lớn được tìm thấy. Trong khi đó, họ cũng thiếu các hóa chất dùng để ghép các bức tượng nhỏ để không bị nứt vỡ khi di chuyển.

"Di tích khảo cổ này rất lớn, phải mất 10 năm để cứu lấy di tích này", Laura Tedesco, một nhà khảo cổ người Đại sứ quán Hoa Kỳ giao nhiệm vụ tham gia cuộc khai quật khảo cổ cho biết. "Ba năm có thể chỉ đủ cho thời gian thống kê và lưu trữ tài liệu về di tích này".

Trong khi đó, Philippe Marquis, một nhà khảo cổ học người Pháp cho biết nỗ lực cứu hộ đang được thực hiện rất ít và tối thiểu, do thiếu kinh phí và nhân sự.

Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ đưa một số tác phẩm điêu khắc lớn và một số ngôi chùa ra bên ngoài trước khi mùa đông đến trong tháng này, nhưng họ vẫn chưa có được một chiếc cần cẩu và các thiết bị bốc dỡ vật nặng khác.

Khoảng 15 nhà khảo cổ Afghanistan, ba cố vấn Pháp và một số thợ mỏ đang làm việc trong khu vực rộng 2 km2 này. Đây là một số lượng nhân lực khiêm tốn hơn nhiều so với tiêu chuẩn cần thiết để làm việc trong một khu vực rộng và giàu có về tài nguyên khảo cổ như thế này.

Trong khi đó, "đây có lẽ là một trong những địa danh quan trọng nhất dọc theo con đường tơ lụa", Marquis cho biết. "Những gì chúng tôi có ở di tích này đủ để làm giàu có và đầy đủ kho di vật của bảo tàng quốc gia của Afghanistan".

Di tích này được tìm thấy ở khu vực Mes Aynak, một điểm gặp gỡ của lợi ích khảo cổ và kinh tế ở đất nước Afghanistan. Khu vực này được biết rất giàu có về tài nguyên đồng. Các nhà khảo cổ Afghanistan từ những năm 1960 đã nhận thức được vai trò và ý nghĩa của Mes Aynak đối với lịch sử. Nhưng cho đến nay họ hầu như chưa thực hiện được cuộc khai quật nào.

Một số hình ảnh về cuộc khai quật đang diễn ra

 

 

 

 

 

 

ĐH (Theo Daily Mail)

http://khaidoan.com.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Quoc-Te/Phat-hien-Tu-Vien-Co-Phat-Giao-2600-nam-2244


Âm lịch

Ảnh đẹp