03/10/2010 22:00 (GMT+7)
Số lượt xem: 5280
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Bản đồ Tỉnh Kon Tum

Tên "Kontum" theo tiếng người Thượng Bahnar. "Kon" có nghĩa là "làng" và "Tum" là cái "hồ"


Diện tích: 9.934km2.
Dân số (2004): 331.102 người.
Tỉnh lỵ: Thị xã Kom Tum.
Các huyện: Đăk Glei, Ngọc Hồi, Đak Tô, Kon Plong, Đak Hà, Sa Thầy.
Dân tộc: Việt (Kinh), Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng, Gia Rai...

Địa Lý

- Kon Tum là tỉnh ở phía Bắc Tây Nguyên Gia Lai - Kon Tum, một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên. Kon Tum có chiều dài biên giới 275 m (825 ft), tiếp giáp với Hạ Lào và Bắc Cam-Pu-Chia về phía Tây, Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, Nam giáp tỉnh Gia Lai. Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc tỉnh có dãy núi Hoa Cương cao nhất miền Nam; đỉnh Ngọc Lĩnh 2.596 m (7,788 ft), đỉnh Ngọc Phan 2.251 m (6,753 ft). Đây là nơi bắt nguồn của các sông Tranh, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Ba.

- Kon Tum có trên 50% diện tích là rừng với các khu rừng nguyên sinh nơi có các loại gỗ quí, các lâm đặc sản và chim thú quí hiếm. Ngoài ra, Kon Tum còn có vùng đất bazan thích hợp với các cây công nghiệp như cao su, cà phê, chè, mía, dâu tằm... và các đồng cỏ thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc.

- Kon Tum có khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 23,4 ° C, lượng mưa trung bình năm 1.884 mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đường quốc lộ 14 chạy dài từ Tây Quảng Nam qua tỉnh lỵ Kon Tum, đi xuống Gia Lai - Đắk Lắk - Sài Gòn; quốc lộ 24 nối Kon Tum với Quảng Ngãi; quốc lộ 40 nối Kon Tum với Atôpơ (Lào).

- Thị xã Kom Tum xây bên bờ sông Đắc Pla, một nhánh của sông Pô Cô, giữa một đồng bằng nhỏ cao 525 m (1,575 ft). Đây là trung tâm hành chính cũ của Pháp ở Tây Nguyên. Các cố đạo Pháp đã đến đây từ năm 1851. Thị xã Kom Tum cách Buôn Ma Thuột 246 km (154 miles), cách Qui Nhơn 215 km và cách Pleiku 49 km (31 miles). Du khách đến Kon Tum sẽ có dịp đi thăm nhiều cảnh đẹp của vùng núi rừng Tây Nguyên như núi Ngọc Lĩnh, các khu rừng nguyên sinh như Chư Mô Ray, Sa Thầy, khu du lịch Đắc Tre ở huyện Kon Plong, suối nước nóng Đak Tô.

Thắng Cảnh:

- Thác Yaly: Thác cao 40 m (120 ft) có nhiều bậc. Đây là dòng thác đẹp và lớn nhất Tây Nguyên trên sông Pô Cô. Đường vào thác đã được nâng cấp tạo thuận lợi cho khách tham quan. Nơi đây đang xây dựng nhà máy thủy điện Yaly với công suất 720 MW và sản lượng điện là 3,68 tỷ KWh.



Làng Ba Na: Dân tộc Ba Na là một trong ba dân tộc Đông người ở Tây Nguyên, đặc biệt ở Kon Tum người Ba Na sinh sống đông nhất. Ba Na Kon Tum là tên một nhóm người Ba Na tập trung ở thị xã Kon Tum. Theo tiếng Ba Na thì Kon là làng, Tum là hồ, ao. Kon Tum là làng có nhiều ao, hồ. Ba Na Kon Tum là làng Ba Na có nhiều ao, hồ. Vào thăm làng Ba Na, du khách sẽ bắt gặp những nếp nhà sàn hình vuông hay hình chữ nhật, cầu thang lên nhà bằng một thân cây gỗ, đục đẽo thành từng bậc khá công phu, thể hiện sự khéo tay của đàn ông Ba Na.Người Ba Na là dân tộc đầu tiên ở Tây Nguyên biết dùng chữ viết để học tập và dùng trâu bò để cày ruộng. Tuy nhiên họ cũng chưa biết tổ chức cuộc sống khoa học, gạo chỉ giã đủ ăn từng ngày, nước cũng chỉ lấy đủ dùng cho một ngày. Người Ba Na săn bắn giỏi, vào nhà nào cũng treo vài cái nỏ bằng gỗ rất chắc. Cũng như các dân tộc khác ở Tây Nguyên, giữa nhà sàn người Ba Na là cái bếp lửa luôn luôn đỏ hồng, cũng là nơi mọi thành viên trong nhà quây quần trò chuyện, ăn uống và ngủ quanh đó. Đàn ông Ba Na hay có vết sẹo ở ngực. Đó chính là vết tích do chính bản thân người đó gây nên bằng cách lấy lửa đập vào ngực, lấy than hồng dí vào ngực hay dùng dao rạch ngực (khi trong nhà có người chết) để tỏ lòng thương tiếc người quá cố.

Kinh Tế:

Đa số dân chúng cư ngụ là người Thượng rồi đến người Kinh. Đồng bào Thượng có nhiều sắc tộc khác nhau như Dié, Duan, Striêng, Sédang, Bahnar, Djrai... mỗi sắc tộc chính lại có thêm một số sắc tộc phụ. Kontum là tỉnh đầu tiên của miền cao nguyên và cũng là nơi tiếp nhận nhiều đồng bào từ các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam đến lập nghiệp.

Đồng bào ta phần đông theo đạo Thiên Chúa, rồi đến các đạo Phật, Cao Đài, Hòa Hảo và đạo Khổng. Ngoại trừ một số người Thượng ở các vùng núi cao chỉ cúng Thần linh và chia làm hai loại thần là thượng đẳng thần (như thần cọp, thần voi, thần cây...). Vì đồng bào có nhiều sắc tộc nên cũng có nhiều phong tục tập quán riêng biệt. Nhưng dù có khác biệt về tôn giáo, phong tục, đồng bào Thượng và Kinh luôn luôn sống hòa hợp và nâng đỡ nhau trong cuộc sống.

Hoa màu chính là lúa, rồi đến hoa màu phụ là ngô, sắn, khoai, rau cỏ, cà phê, trà và cây ăn trái. Lâm sản khá phong phú có thể khai thác được như gỗ lim, trắc hương, sao, gỗ tạp, thêm nữa là mây, tre, nứa, măng và hạt giẻ... Rừng Kontum có đủ loại thú...

Kinh tế và thương mại khó phát triển vì hoàn cảnh địa thế. Dân chúng tập trung vào các nghề liên quan đến nông nghiệp, cùng một số ngành buôn bán nhỏ khác.

Lịch Sử

Tên "Kontum" theo tiếng người Thượng Bahnar. "Kon" có nghĩa là "làng" và "Tum" là cái "hồ". Kontum là "làng ở ven hồ". Đời vua Tự Đức, đạo Thiên Chúa bị cấm đoán. Linh mục Cuénol cai quản địa phận "đàng trong" ủy nhiệm cho thầy Nguyễn Do tìm một nơi an toàn cho các nhà truyền giáo lánh nạn. Ông Nguyễn Do vào vùng rừng núi An Khê học tiếng Thượng, sau đó đến vùng Tây Bắc và tìm ra một thung lũng khá rộng, đất đai phì nhiêu nằm trên sông Dak Bla. Ông chọn nơi nầy làm căn cứ và xây dựng làng bên một hồ nước, còn tồn lại đến ngày nay. Đây chính là Kontum, đồng bào theo đạo Thiên Chúa, phần đông là người tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi theo ông Nguyễn do đến đây sinh sống, lập thành làng Gò Mít , nay là khu Tân Hương, trung tâm thị trấn Kon Tum.

Di Tích

- Chùa Bác Ái: Tọa lạc ở góc đường Trần Phú và Phan Chu Trinh, thị xã Kon Tum. Chùa được xây dựng vào năm 1932 do ông Võ Chuẩn, quản đạo tỉnh Kon Tum thiết kế. Chùa được vua Bảo Đại ban tấm biển "Sắc Tứ Bác Ái Tự".



- Chùa Hồng Từ: Chùa tọa lạc tại số 245 đường Trần Hưng Đạo, phường Quyết Thắng, thị xã Kon Tum. Chùa do Hòa thượng Thích Đức Thiện xây dựng vào năm 1958. Chùa đã trải qua 6 đời sư trụ trì và được trùng tu vào các năm 1969 và 1986. Trong chính điện thờ Phật có pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng nặng 1.000 kg, cao 1,2 m (3.6 ft).



- Nhà Rông: Nhà Rông chỉ có ở những buôn làng Bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Mỗi buôn, làng dựng một ngôi nhà sàn lớn được trang trí đẹp ở giữa buôn làng gọi là nhà Rông. Nhà Rông là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng: lễ tết, hội làng, đám cưới, lễ cầu nguyện và là nơi hội họp của cả buôn làng già, trẻ, trai, gái... Nhà rông của mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng, trang trí hoa văn. Nhìn chung nhà Rông vẫn là ngôi nhà to nhất, thường gấp ba, gấp bốn nhà thường, có mái nhọn xuôi dốc và được dựng trên những cột cây to, thường là tám cột bằng cây đại thụ, thẳng, chắc; mái nhọn lợp bằng lá gianh, phơi kỹ cho đến khi vàng óng.

Trên những vì kèo được trang trí những hoa văn có màu sắc rực rỡ mang tính tôn giáo thờ phụng, những sự tích huyền thoại của dũng sĩ thuở xưa, những thú vật được cách điệu, những vật, những cảnh sinh hoạt gần gũi với cuộc sống buôn làng. Nổi bật trong trang trí nhà Rông là hình ảnh thần mặt trời chói sáng. Nhà Rông càng to đẹp thì càng chứng tỏ buôn làng giàu có, mạnh mẽ.

Lễ Hội


- Lễ Cúng Đất Làng: Là lễ hội của người Ba Na sống ở Kon Tum và Gia Lai. Dân làng Ba Na làm lễ cúng đất làng vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch khi chuẩn bị vào vụ sản xuất hoặc khi dọn đến vùng đất mới. Trước hôm dựng làng đồng bào Ba Na làm lễ kéo dài 2 ngày. Họ khấn các thần linh phù hộ cho công việc làm ăn thuận lợi, và thông báo cho thần linh biết công việc làm ăn trong năm mới.

- Lễ Ăn Trâu : Lễ Ăn Trâu rất phổ biến ở nhiều dân tộc Tây Nguyên và là một sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật nhất, mang tính tổng hợp cao. Nhiều loại hình nghệ thuật dân gian được huy động tham gia vào lễ hội này: âm nhạc, sân khấu, múa hát, múa kiếm, nghệ thuật tạo hình...

Lễ Ăn Trâu được tổ chức vào dịp mừng chiến thắng, mừng được mùa của cộng đồng, khánh thành nhà Rông, lễ cầu an, lễ phá điềm xấu, điềm gở cho cả buôn làng. Cũng có khi chỉ do một gia đình trong bản đứng ra tổ chức để tạ ơn thần, nhưng tham gia vào lễ hội là cả cộng đồng.

CLT



Tiêu điểm:

Âm lịch

Ảnh đẹp