Vùng Tây Nguyên Việt Nam là vùng cao
nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam
gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.Tây Nguyên là một
tiểu vùng, cùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành vùng Nam Trung
Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam. Vao thời vua Bảo Đại khu vực cao nguyên
được tách ra và được hưởng quy chế hành chính đặc biệt có tên là Hoàng triều cương thổ. Tại vùng này thì Quốc trưởng Bảo Đại vẫn giữ vai trò là Hoàng đế.
5 tỉnh:
Kon Tum
Gia Lai
Đắk Lắk
Đắk Nông
Lâm Đồng
Địa lý:
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, giáp với Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.
trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia,
thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với
Campuchia.Và còn Lâm Đồng (Đà Lạt) không có đường biên giới quốc tế.Thực
chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt
cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao
nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao
nguyên M'Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500
m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m
và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000 m. Tất cả các cao nguyên
này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao
(chính là Trường Sơn Nam).Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng
địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương
ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trước là một tỉnh), Trung Tây
Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên
(tương ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và
nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.
Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so
với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà
phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được
phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây
Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam
Bộ.Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với
thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai
thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên có thể coi là mái nhà của miền
trung, có chức năng phòng hộ rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt
tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn chận được
tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi
trường sinh thái.
Khí hậu:
Khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết
tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4
là hai tháng nóng và khô nhất.Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở
các cao nguyên cao 400-500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng
cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm
như vùng ôn đới.
Lịch sử:
Vùng đất Tây Nguyên từ xưa vốn là vùng đất tự trị, địa bàn sinh sống của
các bộ tộc thiểu số, chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh. Do
đất rộng, người thưa, các bộ tộc thiểu số ở đây thỉnh thoảng trở thành
nạn nhân trước các cuộc tấn công của vương quốc Champa hoặc Chân Lạp
nhằm cướp bóc nô lệ.
Sau khi Nguyễn Hoàng xây dựng vùng cát cứ phía Nam, các chúa Nguyễn ra
sức loại trừ các ảnh hưởng còn lại của Champa và cũng phái một số sứ
đoàn để thiết lập quyền lực ở khu vực Tây Nguyên. Các bộ tộc thiểu số ở
đây dễ dàng chuyển sang chịu sự bảo hộ của người Việt, vốn không có thói
quen buôn bán nô lệ. Tuy nhiên, các bộ tộc ở đây vẫn còn manh mún và
mục tiêu của các chúa Nguyễn nhắm trước đến các vùng đồng bằng, nên chỉ
thiết lập quyền lực rất lỏng lẻo ở đây. Trong một số tài liệu vào thế kỷ
16, 17 đã có những ghi nhận về các bộ tộc Mọi Đá Vách (Hré), Mọi Hời
(Hroi, Kor, Bru, Ktu và Pacoh), Mọi Đá Hàm (Djarai), Mọi Bồ Nông (Mnong)
và Bồ Van (Rhadé Epan), Mọi Vị (Raglai) và Mọi Bà Rịa (Mạ) để chỉ các
bộ tộc thiểu số sinh trú ở vùng Nam Tây Nguyên ngày nay.
Tuy sự ràng buộc lỏng lẻo, nhưng về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn
thuộc phạm vi bảo hộ của các chúa Nguyễn. Thời nhà Tây Sơn, rất nhiều
chiến binh thuộc các bộ tộc thiểu số Tây Nguyên gia nhập quân Tây Sơn,
đặc biệt với đội tượng binh nổi tiếng trong cuộc hành quân của Quang
Trung tiến công ra Bắc xuân Kỷ Dậu (1789) [1].
Sang đến triều nhà Nguyễn, quy chế bảo hộ trên danh nghĩa dành cho Tây
Nguyên vẫn không thay đổi nhiều, mặc dù vua Minh Mạng có đưa phần lãnh
thổ Tây Nguyên vào bản đồ Việt Nam (Đại Nam nhất thống toàn đồ - 1834).
Người Việt vẫn chú yếu khai thác miền đồng bằng nhiều hơn, đặc biệt ở
các vùng miền Đông Nam Bộ ngày nay, đã đẩy các bộ tộc thiểu số bán sơn
địa lên hẳn vùng Tây Nguyên (như trường hợp của bộ tộc Mạ).
Dân cư
Nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (Kinh) ở Tây Nguyên
như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông... Chính quyền
Việt Nam cộng hòa gọi chung những dân tộc này là "đồng bào sắc tộc" hoặc
"người Thượng"; "Thượng" có nghĩa là ở trên, "người Thượng" là người ở
miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh
sống trên cao nguyên miền Trung.