1- PHẬT PHÁP LÀ ĐỂ ĐỐI DIỆN VỚI NHỮNG VẤN NẠN
TRONG ĐỜI SỐNG
Tối nay, tôi muốn nói về
sự thực tập Phật Pháp trong đời sống hằng này.
Từ ngữ Phật Pháp - Giáo Pháp – Dharma có nghĩa là phương sách ngăn
ngừa. Nó là điều gì đấy mà chúng ta thực
hiện nhằm để tránh những rắc rối. Điều
đầu tiên mà chúng ta cần phải làm để liên hệ chính chúng ta với sự thực hành
Phật Pháp là để nhận ra rằng thực
hành Phật Pháp là để hướng tới việc giúp chúng ta tránh khỏi những rắc rối này.
Sự thực hành Phật Pháp
không chỉ là để cảm thấy tốt lành, hay để có một thói quen tốt, hay là một thời
trang phong trào, hay bất cứ điều gì giống như thế. Sự thực hành Phật Pháp là hướng tới để giúp
chúng ta xa lìa những rắc rối của chúng ta.
Điều ấy có nghĩa là nhằm để thực hành Phật Pháp một cách thực tiển,
chúng ta cần nhận ra rằng nó sẽ không là một tiến trình dễ chịu. Chúng ta
phải nhìn vào đấy và thực sự đối diện với những điều không dễ chịu trong
đời sống của chúng ta, những khó khăn mà chúng ta đang có – không phải lẫn
tránh chúng, mà đúng hơn là đối diện chúng với một thái độ mà bây giờ chúng ta
sẽ cố gắng để đối phó với chúng.
Những rắc rối của chúng
ta có thể có nhiều hình thức. Tất cả
chúng ta quen thuộc với hầu hết những
thứ ấy – chúng ta không an toàn; chúng ta có những khó khăn trong những
mối quan hệ với người khác; chúng ta cảm thấy xa lạ, hay bị xa lánh; chúng ta
có những khó khăn với những xúc tình và cảm giác của chúng ta – những thứ thông
thường mà chúng ta có. Chúng ta có những
khó khăn trong việc đối diện với gia đình và cha mẹ chúng ta; những người bệnh
và già; Chúng ta gặp khó khăn đối phó
với bệnh tật vả già nua của chính mình.
Và nếu chúng ta là những người trẻ, chúng ta có những khó khăn trong
việc dự tính những gì chúng ta sẽ làm với cuộc đời của chúng ta, làm thế nào để
chu tất cuộc sống, đường hướng nào để tiến đến, và v.v… Chúng ta cần nhìn vào tất cả những thứ như
thế.
2- MÊ MUỘI
Một trong những điểm
quan trọng nhất trong Đạo Phật là nhận ra những vấn đề này mà tất cả
chúng ta
kinh nghiệm sinh khởi từ những nguyên nhân.
Không phải rằng chúng hiện diện ở đó do bởi vô nhân, hay không có nguyên
nhân gì cả. Cội nguồn của những vấn đề
này là trong chính chúng ta. Đây là một
tuệ giác nội quán lớn và không dễ dàng cho hầu hết mọi người chấp nhận.
Đây là bởi vì hầu hết chúng ta có khuynh
hướng đặt sự phàn nàn những vấn đề của chúng ta trên những người khác
hay những
hoàn cảnh ngoại tại. Chúng ta nghĩ rằng,
“Tôi không vui do bởi những gì người kia làm; người kia đã từ bỏ tôi;
người kia
không yêu tôi. Đó là lỗi của người kia
cả vậy.” Hay chúng ta đặt phàn nàn trên
cha mẹ chúng ta – trên những gì cha mẹ chúng ta đã làm hay không làm khi
chúng
ta là những đứa bé. Hay chúng ta đưa đổ
lỗi cho hoàn cảnh kinh tế hay tình thế chính trị, môi trường xã hội, và
v.v… Dĩ nhiên bây giờ, tất cả những nhân tố ấy
biểu hiện một vai trò trong trãi nghiệm của chúng ta đời sống. Đạo Phật
không phủ nhận điều ấy. Nhưng nguyên nhân chính, nguyên nhân sâu xa
hơn của những vấn đề là trong chính chúng ta – đấy là thái độ của chính
chúng
ta, đặc biệt sự mê muội hay si ám của chúng ta.
Nếu chúng ta muốn tìm
kiếm một nhân tố định nghĩa rõ ràng thái độ của Đạo Phật quan tâm về ý
nghĩa gì
để thực tập Phật giáo trong đời sống hằng ngày, tôi sẽ nói nó là điều
này. Khi chúng ta đang có khó khăn, chúng ta nhìn vào bên trong chúng
ta để cố gắng tìm ra
nguồn cội, và khi đã xác định nó, chúng ta cố gắng để thay đổi hoàn cảnh
từ bên
trong. Khi chúng ta nói về việc nhìn vào
bên trong và tìm cội nguồn những rắc rối của chúng ta, thì đấy không
phải là
căn cứ trên việc phải làm một sự phán xét rằng tôi là một con người xấu
và tôi
phải thay đổi và để trở thành một con người tốt. Phật giáo không làm
những phán xét đao đức
. Chúng ta cố gắng để định rõ vị trí của
nguồn cội và khổ đau, cùng cội nguồn chính của chúng là thái độ của
chính chúng
ta. Một cách đặc biệt, Đức Phật nói
nguyên nhân sâu xa những vấn đề và khổ đau của chúng ta là sự mê muội
hay vô
minh của chúng ta. Do thế, những gì
chúng ta cần làm là khám phá xem chúng ta si mê như thế nào về những gì
đang
xãy ra và chúng ta có thể điều chỉnh như thế nào bằng việc đạt được một
sự thông hiểu đúng
đắn.
Chúng ta mê muội về điều
gì? Đấy là về một vài thứ. Một là nhân quả hành trạng (nhân như thế, quả
như thế). Chúng ta nghĩ rằng nếu chúng ta
hành động trong một cung cách nào đấy mà nó sẽ không có kết quả gì cả. Thí dụ, chúng ta nghĩ, “Tôi có thể trể, kệ
người kia, và v.v…, và chẳng hề gì.”
Điều đó là sai; đó là mê muội.
Hay chúng ta nghĩ rằng điều gì đấy chúng ta làm hay chúng ta xử sự như
thế nào sẽ có một tác động nào đấy nhưng
nó là vô nghĩa và không thể xãy ra. Thí
dụ, “Tôi sẽ tế nhị với người kia và vì thế người kia sẽ yêu tôi như đáp
lại. Nếu tôi mua một tặng phẩm dễ
thương, vì thế tại sao người kia không yêu tôi bây giờ?” Với những tư tưởng như thế, chúng ta tưởng
tượng rằng những hành động và thái độ của chúng ta sẽ không có một ảnh hưởng có
thể nào hay chúng ta thổi phồng chúng lên, nghĩ rằng chúng sẽ phát sinh nhiều
tác động hơn là chúng thật sự có thể.
Cũng thế, chúng ta có thể nghĩ những thứ nào đấy sẽ mang đến một loại ảnh
hưởng; trái lại, chúng lại mang đến những điều hoàn toàn ngược lại. Thí dụ, chúng ta muốn vui vẻ hạnh phúc và vì
thế chúng ta nghĩ rằng cách để trở nên vui vẻ là rượu chè liên tục. Nhưng điều đó chỉ sản sinh thêm rắc rối hơn
là hạnh phúc tươi vui.
Một điều khác nữa là
chúng ta mê muội về việc chúng ta hiện hữu như thế nào, người khác tồn tại ra
sao, và thế giới sinh tồn thế nào. Thí
dụ, chúng ta khổ đau và trở nên bất toại ý khi già đi và phải bệnh hoạn. Nhưng chúng ta phỏng đoán điều gì khác hơn
như những con người? Loài người gặp bệnh
tật và loài người già đi, ngoại trừ những người chết trẻ - những điều này không
có gì quá ngạc nhiên. Khi chúng ta bắt
đầu thấy những sợi tóc trắng trên gương, chúng ta âu sầu và sốc về điều ấy, đây
là biểu hiện không thực tế và mê muội về việc thế giới tồn tại như thế nào, và
về chúng ta hiện hữu ra sao.
Hãy nói về việc chúng ta
có một vấn nạn với sự chúng ta già đi.
Do bởi mê mờ về điều đó – sự không chấp nhận thực tế của điều ấy – chúng
ta hành động trong những phương cách tàn phá dưới sự ảnh hưởng của những cảm
xúc và thái độ phiền não. Thí dụ, sự cố
gắng thúc đẩy để nhìn trẻ trung và hấp dẫn, chúng ta hành động mong muốn khát
vọng để kiếm được những thứ mà chúng ta hy vọng sẽ làm cho chúng ta an toàn –
giống như sự chú tâm và tình yêu của những người khác, đặc biệt của những người
trẻ hơn, những kẻ chúng ta tìm thấy sự hấp dẫn.
Đằng sau triệu chứng này thông thường ẩn chứa sự mê muội rằng tôi là
người quan trọng nhất trên thế giới; tôi là trung tâm của vũ trụ. Vì thế mọi người phải chú ý đến tôi. Điều
đó khiến chúng ta phát điên lên nếu ai đấy không cảm thấy hấp dẫn đối
với chúng ta hay họ không thích chúng ta.
Nó khiến chúng ta thậm chí điên tiết hơn nếu họ phớt lờ chúng ta – nếu
họ không chú ý đến chúng ta khi chúng ta muốn họ thấy chúng ta là hấp dẫn, nếu
không phải là vật chất hay thân thể, thì tối thiểu trong một cách nào đấy. Nhưng, không phải mọi người đều thích Thích
Ca Mâu Ni Thế Tôn; vì thế hy vọng gì ở đấy rằng mọi người sẽ thích chúng ta!
Sự mong ước của chúng ta
là được mọi người thích là một dự đoán không thực tế. Nó không thực tiển. Nó căn cứ trên sự si ám mê muội, lòng mong
mỏi khát khao, và dính mắc rằng mọi người phải thấy chúng ta là hấp dẫn và chú
ý đến chúng ta. Bên dưới nó là thái độ phiền
não của ngu ngơ.Chúng ta nghĩ rằng chúng ta quá quan trọng và quá đáng yêu rằng
mọi người phải thích chúng ta, vì thế phải có điều gì sai lạc với người này,
nếu ông hay bà này không thích tôi. Hay
tệ hơn nữa, chúng ta nghi ngờ chính mình: “Có điều gì sai quấy đối với tôi mà
đã làm cho người này không thích tôi,” và do vậy chúng ta cảm thấy xấu xa hay
tội lỗi. Điều này hoàn toàn là ngây thơ.
Thế thì, điều chính yếu
là hành động trên chính chúng ta. Điều
này là tất cả những gì của sự thực tập Phật Pháp. Không kể hoàn cảnh là gì – nếu chúng ta có
những khó khăn, cảm thấy không an toàn, hay bất cứ điều gì, chúng ta cần nhìn
lại trong chính mình để thấy điều gì đang xãy ra. Sự mê muội ở nơi nào phía sau những cảm xúc
phiền não này mà tôi cảm nhận? Tuy thế,
nếu chúng ta đang nhìn trong mối quan hệ mà chúng ta hiện diện đã làm cho những
vấn nạn bị gia tăng, chúng ta cũng cần nhận ra rằng chúng ta không phải là
người duy nhất với sự si mê. Một cách rõ
ràng, người khác cũng có sự mê mờ. Vấn
đề là chúng ta đừng chỉ nói, “Bạn phải thay đổi; mọi thứ tôi hành động là tốt
và toàn hảo; bạn là người phải thay đổi.”
Trái lại, chúng ta cũng không cho rằng tôi là người duy nhất phải thay
đổi, bởi vì điều ấy có thể thoái hóa thành
một kẻ tử đạo phức hệ. Chúng ta cố
gắng thảo luận một cách cởi mở mọi việc với người kia – mặc dù, dĩ nhiên, người
kia cần phải tiếp thu điều này. Chúng ta
cần thấu hiểu rằng cả hai chúng ta đều mê muội.
Có một vấn đề trong cả hai chúng ta trong những dạng thức của việc chúng
ta đang thấu hiểu những gì đang xãy ra trong mối quan hệ của chúng ta, vì thế
hãy cố gắng để dẹp đi những si ám trong cả hai chúng ta. Đây là một phương sách Phật Pháp và thực
tế mà chúng ta tiến hành.
3- THÔNG HIỂU PHẬT PHÁP
TRƯỚC KHI BẮT TAY VÀO THỰC HÀNH
Có nhiều loại thực hành
khác nhau trong Đạo Phật. Thật không đầy
đủ nếu chỉ đơn thuần tiếp nhận những sự hướng dẫn trên việc làm thế nào để tiến
hành thực tập giống như học biểu diễn một thủ thuật nào đấy. Điều rất quan trọng để thông hiểu, với bất cứ
một loại thực tập nào, nó sẽ hổ trợ chúng ta vượt thắng những khó khăn như thế
nào. Chúng ta cần học hỏi không chỉ khi
nào và làm thế nào để áp dụng sự thực hành, mà cũng là sự thủ trì hay nắm lấy
vững vàng phía sau điều ấy. Điều này có
nghĩa là chúng ta không bắt đầu với những sự thực hành cao siêu phức tập. Chúng ta khởi động bằng những căn bản và bồi
đắp một nền tảng, vì thế chúng ta biết, từ thứ lớp của việc giáo huấn Phật Pháp
xây dựng lên như thế nào, và điều gì sẽ tiếp diễn với bất cứ sự thực tập nào.
Bây giờ, điều thực tế là
chúng ta thật sự đọc giáo huấn mà trong ấy nói rằng, “Nếu con được cho một loại
thuốc, đừng hỏi những câu hỏi về việc thuốc sẽ hoạt động như thế nào, chỉ uống
thuốc thôi!” Mặc dù đây là một lời chỉ
bảo tốt đẹp, nhưng chúng ta cần thấu hiểu rằng nó cảnh báo bên cạnh một cực đoan. Cực đoan ấy là chỉ cố gắng để học hỏi và cố
gắng để thấu hiểu giáo huấn, nhưng chẳng bao giờ đặt bất cứ điều học tập nào,
những vấn đề học được vào trong thực hành.
Chúng ta muốn tránh cực đoan đó. Tuy thế, cũng có một cực đoan khác, mà đấy cũng cần tránh như điều
trước. Đó là khi chúng ta nghe một số
hướng dẫn Phật Pháp nào đấy liên hệ đến sự thực tập, rồi thì, với sự tin tưởng
mù quáng, chúng ta chỉ tiến hành mà không có bất cứ một sự thấu hiểu nào về
việc chúng ta đang làm hay tại sao. Vấn
đề chính ấy đến từ một cực đoan là chúng ta không bao giờ thực sự thấu hiểu áp
dụng sự thực tập như thế nào trong đời sống hằng ngày. Nếu chúng ta hiểu vấn để phía sau bất cứ sự
thực tập nào – nếu chúng ta hiểu nó hoạt động như thế nào và những khuynh hướng
của nó là gì – thế thì chúng ta không cần bất cứ ai chỉ bảo cho chúng ta áp dụng
như thế nào trong đời sống hằng ngày.
Chính chúng ta thấu hiểu và tự chúng ta biết áp dụng Phật Pháp như thế
nào.
Khi chúng ta nói về tẩy
trừ những vấn nạn của chúng ta, chúng ta đang nói không chỉ về tẩy trừ cho
những vấn nạn rắc rối của cá nhân chúng ta, mà chúng ta cũng nói về việc loại
trừ những khó khăn chúng ta có trong việc hổ trợ người khác. “Tôi có những vấn đề trong việc giúp đở người
khác bởi vì lười biếng hay ích kỷ, hay bởi vì quá bận rộn.” Hay, “Tôi đúng là không hiểu vấn đề của anh/chị/bạn
là gì và tôi không có ý kiến phải làm gì để hổ trợ anh/chị/bạn.” Đó là khó khăn lớn lao mà chúng ta gặp, có
phải không? Tất cả những khó khăn này
trong việc giúp đở người khác cũng là bởi vì sự mê muội của chúng ta. Thí dụ, si mê rằng tôi phải giống như Thượng
Đế Toàn Năng và tất cả mọi thứ tôi phải làm là một việc và điều đó sẽ giải
quyết tất cả những vấn nạn rắc rối của anh/chị/bạn; và nếu nó không thể giải
quyết tất cả vấn nạn của bạn, thế thì phải có điều gì sai sót với anh/chị/bạn. Anh/chị/bạn đã không làm việc đúng đắn, vì
thế anh/chị/bạn là tội lỗi. Hay tôi tội
lỗi, bởi vì tôi đáng lẽ có thể giúp giải quyết vấn đề của anh/chị/bạn và tôi đã
không làm được như vậy, vì thế tôi không xứng đáng. Một lần nữa, đó là mê muội, là ngây thơ, là
mù mịt về nhân quả (nguyên nhân và kết quả).
4- TIN TƯỞNG VỮNG VÀNG
TRONG PHẬT PHÁP
Một điểm khác nữa là có
thể áp dụng Phật Pháp một cách hiệu quả trong đời sống hằng ngày trong
một cung
cách của một tinh thần định tĩnh, chúng ta cũng cần có một sự vững vàng
rằng
Phật Pháp thật sự có thể xua tan những rắc rối.
Chúng ta phải nhận thức rằng Phật Pháp có thể xua tan mê muội của chúng
ta bằng việc tuân theo sự tiếp cận căn bản của Phật Pháp: để tránh khỏi
điều gì
đấy, chúng ta cần tẩy trừ nguyên nhân làm cho nó xãy ra. Nhưng dĩ
nhiên, rất khó khăn để đạt đến một
niềm tin sâu xa, vững vàng rằng có thể tẩy trừ tất cả sự mê muội của
chúng ta
vì thế chúng không bao giờ quay trở lại, và cũng như một niềm tin vững
vàng
rằng có thể đạt đến giải thoát và giác ngộ.
Đây là điều đặc biệt khó khăn khi chúng ta thậm chí không biết giải
thoát và giác ngộ thật sự là thế nào. Do
vậy làm thế nào chúng ta lưu tâm thật sự có thể đạt đến giải thoát,
giác ngộ hay không? Nếu chúng ta không nghĩ là chúng ta có thể,
có phải là nó hơi lừa dối nhằm hướng để đạt đến điều gì đấy mà chúng ta
không
nghĩ là nó thật sự hiện hữu hay không?
Thế thì nó trở lên là một loại trò chơi nào đấy rồ dại mà chúng ta đang
đùa nghịch; sự thực hành Phật Pháp của chúng ta là không chân chính,
không thật
sự.
Chúng ta phải thật sự tin
chắc, và điều này đòi hỏi nhiều sự học hỏi nghiên tâm cũng như thông hiểu, cũng
như quán chiếu và thiền tập sâu sắc.
Chúng ta phải tin chắc rằng không chỉ giải thoát và giác ngộ hiện hữu;
mà cũng là có thể cho chúng ta đạt đến được.
Không phải điều ấy chỉ có thể cho Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn đạt đến, mà
chúng ta, mà tôi không thể làm điều ấy.
Nhưng đúng hơn, tôi có thể đạt đến, và mọi người cũng có thể đạt
đến. Chúng ta phải thấu hiểu rằng nó là
điều mà chúng ta phải hành động để loại bỏ sự mê muội của chúng ta. Điều gì sẽ sẳn sàng giải thoát chúng ta khỏi
si mê? Điều sẽ sẳn sàng giải thoát chúng ta khỏi mê muội là sự thấu hiểu đúng
đắn hay chính kiến; và do thế chúng ta phải hiểu chính kiến hay sự thấu hiểu
đúng đắn có thể chế ngự si mê hay vô minh và loại trừ nó vì thế nó không bao
giờ trở lại. Như kết quả của toàn bộ
điều này, chúng ta thấy rằng vị trí hành hoạt thật sự của sự thực hành Phật
Pháp là đời sống hằng ngày; nó đang đối phó với những vấn nạn của chúng ta, sự
mê muội của chúng ta, và những khó khăn của chúng ta trong đời sống từ thời
khắc này đến thời khắc khác.
5- SỰ THỰC HÀNH PHẬT
PHÁP ĐÒI HỎI NỘI QUÁN TỰ TÂM
Sự thực hành Phật Pháp
không đơn giản là thời gian rỗi rãnh của cuộc sống, đi đến một hang động xinh
đẹp yên tĩnh, hay ngay cả chỉ đi vào trong phòng của chúng ta, rồi ngồi lên một
chiếc gối để lẫn tránh việc đối phó với đời sống của chúng ta. Lẫn tránh không phải là mũi nhọn của sự thực
hành Phật Pháp. Khi chúng ta đi đến một
nơi yên tĩnh để thiền quán, chúng ta làm như thế nhằm để bồi đắp kỷ năng thiện
xão mà chúng ta cần để đối diện với những vấn nạn trong đời sống của chúng
ta. Sự tập trung chính là đời sống. Sự tập trung không phải là việc giành được
huy chương Thế Vận Hội trong việc ngồi xuống thiền tập! Sự thực tập Phật Pháp tất cả là việc áp dụng
Phật Pháp trong đời sống.
Hơn thế nữa, thực hành
Phật Pháp là tự xem xét nội tâm. Với
điều ấy, chúng ta cố gắng lưu tâm đến những thể trạng xúc cảm của chúng ta,
động cơ của chúng ta, quan điểm của chúng ta, những kiểu thức hành vi của chúng
ta. Chúng ta đặc biệt cần theo dõi xem
xét những cảm xúc phiền não. Định nghĩa
đặc trưng của một cảm xúc hay thái độ phiền não là khi nó sinh khởi, nó làm cho
chúng ta và/hay những người khác cảm thấy không thoãi mái. Chúng ta mất đi sự hòa bình của tâm hồn và
trở nên không thể kiểm soát. Đây là một
định nghĩa hữu ích, bởi vì biết điều này giúp cho chúng ta nhận ra [cảm xúc
phiền não] khi chúng ta đang hành động dưới ảnh hưởng của một [cảm xúc phiền
não]. Chúng ta có thể biết rằng có một
phiền não nào đấy đang diễn ra trong tâm thức chúng ta nếu chúng ta cảm thấy
khó chịu. Tại những thời điểm như thế,
chúng ta cần kiểm lại những gì đang xãy ra bên trong và áp dụng những phương thức
đối trị để điều chỉnh nó.
Điều này đòi hỏi phải
trở nên rất nhạy cảm với những gì đang xãy ra bên trong chúng ta. Và để làm bất cứ điều gì về việc thay đổi thể
trạng cảm xúc của chúng ta, nếu chúng ta thấy nó là phiền não, đòi hỏi sự nhận
thức rằng nếu chúng ta trong một cung cách phiền não hay bị phiền não, nó sẽ
tạo nên nhiều bực dọc cho cả chúng ta và những người khác. Chúng ta không muốn điều đó; chúng ta đã có
quá dư thừa về điều rắc rối đó. Và nếu
chúng ta khó chịu, làm thế nào chúng ta có thể hổ trợ người khác?
6- UYỂN CHUYỂN
Thực hành Phật Pháp cũng
đòi hỏi kinh nghiệm với nhiều loại năng lực đối kháng khác nhau, không chỉ là
một hoặc hai. Đời sống chúng ta là rất
phức tạp và một loại thuốc giải độc sẽ không luôn luôn có hiệu quả. Sự thực tập
đặc thù của chúng ta sẽ không tác động tối đa trong mỗi một trường hợp. Để thật sự có thể áp dụng mọi thứ trong đời
sống hằng ngày đòi hỏi một sự ứng xử uyển chuyển và nhiều phương pháp khác
nhau. Nếu điều này không hiệu quả, thế thì chúng ta phải thực hiện điều kia; nếu
điều kia không tác dụng chúng ta phải thực hành điều này.
Tsenzhab Serkong
Rinpoche, vị thầy của tôi, thường nói rằng khi chúng ta đang cố gắng làm điều
gì đấy trong đởi sống, luôn luôn có hai hay ba chương trình khác nhau. Rồi thì, nếu dự án A không khả thi, chúng ta
sẽ không bỏ cuộc. Đấy là bởi vì chúng ta
sẽ quay sang dự án B hay C. Một trong
các dự án ấy cuối cùng sẽ hợp lý và hoạt động.
Điểu này tôi thấy là một chỉ dẫn rất hữu ích và cũng giống như với Phật Pháp: nếu phương pháp A không khả thi trong một
hoàn cảnh đặt biệt nào đó, chúng ta luôn luôn có một chương trình dự
phòng. Có những thứ khác chúng ta có thể
chuyển đổi sang. Tất cả điều này rõ ràng
căn cứ trên sự học tập, trên sự nghiên cứu nhiều phương pháp và thiền quán khác
nhau, những điều mà sau này chúng ta thực tập rèn luyện, giống như chúng ta
thực hiện với sự luyện tập thân thể.
Chúng ta hoạt động để tự rèn luyện chúng ta để quen thuộc với những
phương pháp này vì thế chúng ta thật sự có thể áp dụng chúng trong đời sống
hằng ngày khi chúng ta cần chúng. Điều
này đòi hỏi sự quan tâm đến việc thực tập Phật Pháp không như một sự thư giản
hay giải trí, mà như là một chí nguyện toàn thời gian.
7- TRÁNH NHỮNG CỰC ĐOAN
Chúng ta áp dụng sự thực
tập Phật Pháp trong gia đình chúng ta.
Chúng ta thực tập nó trong cung cách cư xử với cha mẹ chúng ta, với con
cái chúng ta, và trong việc xử sự với những người ở sở làm. Trong việc làm điều này, chúng ta cần tránh
những cực đoan khác nhau. Chúng tôi đã
đề cập một ít điều này rồi. Chúng ta
phải tránh cực đoan đổ lỗi những rắc rối của chúng ta lên những người khác hay
nhận lãnh toàn bộ trách nhiệm về phía chúng ta - - tất cả các bên chúng ta cùng
cống hiến. Chúng ta có thể cố gắng làm
cho những người khác thay đổi, nhưng dễ nhất là thay đổi chính chúng ta.
Tự trau dồi, thế thì, là
sự tập trung; nhưng trong việc làm này, chúng ta phải cố gắng tránh sự ám ảnh
vị kỷ cực đoan. Với sự ám ảnh vị kỷ,
chúng ta luôn luôn chỉ nhìn vào chúng ta mà không để ý đến bất cứ người nào
khác. Điều này có thể thúc đẩy cảm giác
rằng chúng ta là trung tâm của vũ trụ và những vấn đề của chúng ta là quan
trọng nhất trên thế giới và không có vấn đề của ai khác là quan trọng hay bị
tổn thương.
Một cực đoan khác là
nghĩ rằng chúng ta là toàn xấu hay chúng ta toàn tốt. Đúng là chúng ta cần nhận ra những khía cạnh
khó khăn của mình, những phương diện mà chúng ta cần phải làm việc với
chúng. Nhưng chúng ta cũng cần nhận thấy
những khía cạnh tích cực, những phẩm chất tốt đẹp, vì thế chúng ta có thể phát
triển chúng hơn nữa. Nhiều người Tây
phương chúng ta có lòng tự trọng thấp.
Nếu chúng ta tập trung quá nhiều với những vấn đề và sự rối rắm của
chúng ta, điều này có thể khơi thêm lòng tự trọng ít ỏi ấy đó. Đó hoàn toàn không phải là vấn đề tích cực.
Cùng lúc khi tiếp tục
nhìn những cảm xúc phiền não, chúng ta cần quân bình điều này với việc nhớ về
những phẩm chất tích cực của chúng ta.
Ngay cả những người thô bạo nhất cũng có một kinh nghiệm nào đó về những
phẩm chất tốt đẹp. Không nghi ngờ gì họ
đã từng có những kinh nghiệm trong việc ôm ấp một con mèo con hay một con chó
con trong lòng của họ, cho nó ăn, và cảm thấy một chút ấm áp đối với nó. Hầu hết mọi người tối thiểu có kinh nghiệm
ấy. Do thế, chúng ta nhận ra rằng chúng
ta có thể ban tặng một sự ấm áp như thế này, trong cách này, chúng ta cũng thấy
những khía cạnh tích cực của chúng ta.
Thực tập Phật Pháp không chỉ là làm việc với những khía cạnh tiêu cực,
điều ấy phải được quân bình. Chúng ta
cũng cần hoạt động trong việc thúc đẩy những khía cạnh tích cực của chúng ta.
Trong việc làm này,
trong việc cố gắng để duy trì một sự cân bằng giữa việc nhìn vào những khuyết
điểm và những phẩm chất tốt đẹp của chúng ta, chúng ta cần tránh một nhóm những
cực đoan khác. Một cực đoan là tội lỗi,
“Tôi tệ quá. Tôi phải thực tập và vì tôi
không thực tập, tôi thậm chí tệ hơn nữa.”
Từ ngữ “nên” cần được xóa khỏi cung cách của chúng ta nhìn vào sự thực
hành Phật Pháp. Nó chẳng bao giờ có liên
hệ gì với “nên” cả. Nếu chúng ta muốn
đưa chúng ta ra khỏi những rắc rối thì chúng ta phải và tránh xa hơn nữa những
thứ đó trong tương lai, thái độ lành mạnh nhất là suy nghĩ, một cách đơn giản,
“Nếu tôi muốn từ bỏ những rắc rối của tôi, sự thực tập này sẽ giúp tôi làm điều
ấy.” Bây giờ, chúng ta có thực hành hay
không, đấy là quyền chọn lựa của chúng ta.
Không có ai nói rằng, “Bạn NÊN
làm điều này, nếu không làm điều này, bạn là xấu.”
Nhưng, chúng ta cũng cần
tránh một cực đoan khác, đấy là cực đoan, “Tất cả chúng ta đều toàn hảo; chỉ
cần nhìn vào Phật tính của chúng ta và thế là mọi thứ đều toàn hảo.” Đây là một cực đoan rất nguy hiểm bởi vì nó
có thể đưa đến thái độ rằng chúng ta không cần thay đổi; chúng ta không cần
tránh dừng lại hay bỏ đi bất cứ cung cách tiêu cực nào của chúng ta bởi vì
chúng ta đã toàn thiện rồi. Chúng ta cần
tránh tất cả những loại cực đoan này – cảm thấy rằng chúng ta xấu xa hay cảm
thấy rằng chúng toàn hảo. Một cách căn
bản, chúng ta cần nhận trách nhiệm về chúng ta.
Điều này là chìa khóa chính để hòa nhập Phật Pháp vào trong đời sống
hằng ngày của chúng ta. Chúng ta nhận
trách nhiệm cho chúng ta, để làm điều gì đấy về
sự tốt đẹp thậm chí cao cả cho đời sống của chúng ta.
8- SỰ TRUYỀN CẢM HỨNG –
NĂNG LỰC GIA TRÌ
Trong khi tự hành động
với chính mình, chúng ta có thể tiếp nhận sự truyền cảm hứng từ một vị thầy tâm
linh, cũng như từ cộng đồng của những người mà chúng ta đang cùng thực tập với
chúng ta. Tuy thế đối với hầu hết mọi
người, những câu chuyện kỳ bí về những bậc thầy hàng thế kỷ về trước, có thể
bay trên không trung không phải là những nguồn cảm hứng thuyết phục cho sự
truyền cảm hứng từ những vị thấy. Đó là
bởi vì những thứ như vậy rất khó để liên hệ đến và các vị ấy đã hướng chúng ta
vào trong một hành trình toàn huyển thuật.
Tốt nhất là những thí dụ sống động những vị mà chúng ta thật sự có một
tiếp xúc nào đấy, thậm chí sự tiếp xúc ấy là tối thiểu.
Chư Phật hay những bậc
thầy phẩm hạnh chân thật không cố gắng để gây ấn tượng với chúng ta, cũng không
cố gắng để thúc đẩy chúng ta. Thí dụ là
giống như mặt trời. Mặt trời không cố
gắng để sưởi ấm nhân loại; chỉ là phương cách mặt trời sưởi ấm mọi người một
cách tự nhiên. Điều ấy cũng đúng đối với
những vị thầy tâm linh lớn. Các ngài
thúc đẩy chúng ta một cách đột nhiên và tự nhiên từ cung cách mà trong đời sống
của các ngài, đặc tính các ngài, và phương thức các ngài đối diện với mọi
thứ. Đấy không phải là những hành vi
huyển thuật. Những gì hấp dẫn nhất là
càng thực tế hơn, bình dị hơn và nhạy cảm hơn.
Tôi nhớ Dudjom Rinpoche. Ngài đã viên tịch nhiều năm rồi. Ngài là Thượng thủ của trường phái Nyingma và
là một trong những vị thầy của tôi. Ngài
bị hen suyển nặng. Tôi cũng bị suyển và
vì thế tôi biết khó thở là như thế nào.
Tôi biết khó khăn như thế nào để giảng dạy khi chúng ta không thể thở
một cách bình thường, bởi vì tất cả năng lượng chúng ta bị hướng đến việc tiếp
nhận đủ không khí. Thật khó khăn để cho
năng lượng của chúng ta phát ra trong tình cảnh như thế. Tuy thế, tôi thấy Dudjom Rinpoche với cơn hen
suyển trầm kha và vẫn bước lên bục để giảng dạy. Ngài không có một tí gì phiền toái bởi cơn
suyển và đối phó với nó trong một cung cách không thể tin được trong khi ban
cho những giáo huấn diệu kỳ. Điểu này
hấp dẫn khó tin được, rất nhạy cảm, không có huyển thuật gì cả. Đấy là đối phó với những hoàn cảnh thực tiển
của đời sống và điều ấy thật sự hấp dẫn.
Khi chúng ta tiếp tục
trên con đường tâm linh và có tiến bộ, chúng ta có thể cũng tiếp nhận niềm cảm
hứng từ chính chúng ta. Điều này cũng là
một nguồn cảm hứng quan trọng. Chúng ta
đạt được sự cảm hứng từ sự tiến bộ của chính chúng ta. Nhưng, chúng ta rất yếu kém, mõng manh trong
việc làm này. Hầu hết mọi người không thể đối phó với yếu tố này
một cách thức tỉnh, bởi vì khuynh hướng thường là cảm thấy kiêu hảnh và tự hào
nếu chúng ta làm nên một sự tiến bộ nào đấy.
Do thế, chúng ta phải định rõ tính chất ý nghĩa thế nào là tiến bộ một
cách cẩn thận.
9- TIẾN BỘ TRÊN CON
ĐƯỜNG TU TẬP
Đầu tiên cả, chúng ta
phải nhận thức rằng tiến bộ chẳng bao giờ trơn tru thẳng tiến; nó lên và
xuống
rồi xuống và lên. Điều này là một trong
những đặc trưng của luân hồi, và nó không chỉ đang nói về những sự tái
sinh cao
hơn hay thấp hơn. Đi lên và đi xuống
cũng liên hệ đến đời sống mỗi ngày. Bây
giờ tôi cảm thấy vui vẻ; lúc nọ tôi cảm thấy không vui. Tính tình của
chúng ta lên và xuống. Bây giờ, tôi cảm thấy thích thực tập, lúc
khác tôi cảm thấy không thích hành trì.
Trong thực tế, nó sẽ tiếp tục như thế cho đến khi chúng ta trở thành một
vị a la hán, vô sinh quả vị, một chúng
sinh giải thoát, tự do khỏi vòng luân hồi.
Cho đến điểm ấy, một sự tiến bộ không thể tin nổi, một quả vị cao
thượng, một chúng sinh siêu việt, thì luân hồi đang và sẽ tiếp tục đi
lên và đi
xuống. Do thế, đừng chán nãn khi mà sau
một thời gian dài thực tập, bất chợt chúng ta lâm vào sự khó khăn trong
một mối
quan hệ tình cảm cá nhân. Bất ngờ, chúng
ta bối rối, xúc cảm không nói nên lời – điều này sẽ xãy ra! Điều ấy
không có nghĩa rằng chúng ta đã là
một hành giả tệ hại. Điều này là tự
nhiên, cho chúng ta thấy hiện thực của điều kiện luân hồi mà chúng ta
đang hiện
hữu.
Những phép lạ không thường xãy ra trong sự thực tập
Phật Pháp. Nếu chúng ta muốn áp dụng
Phật Pháp trong đời sống hằng ngày, đừng mong đợi phép mầu, đặc biệt không
[trông ngóng] trong tiến trình của chúng ta.
Chúng ta lượng định tiến bộ như thế nào một cách thực tế? Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, đừng chỉ nhìn
vào trong định hạn của sự thực tập Phật Pháp một năm hay hai năm. Hãy nhìn vào trong thời kỳ của sự thực tập
trong năm hay mười năm để kiểm nghiệm, “Tôi có là một người tĩnh lặng hơn năm,
mười năm trước hay không? Tôi có thể đối diện, đối phó với những tình trạng khó
khăn hơn và không bị quá bối rối hay bị quay cuồng bởi chúng hay không?” Nếu chúng ta được như thế, chúng ta đã làm
nên một sự tiến bộ nào đấy và đấy là truyền cảm hứng. Chúng ta vẫn còn những rắc rối, nhưng điều
này sẽ cho chúng ta sức mạnh để tiếp tục.
Chúng ta không quá bối rối trong những hoàn cảnh khó khăn khi mọi thứ
xãy ra một cách tệ hại. Chúng ta có thể
hồi phục nhanh chóng hơn.
Khi chúng ta nói về
chính chúng ta như một nguồn cảm hứng
hay gia bị, điểm chính là niềm cảm hứng này cho chúng ta sức mạnh để tiếp tục
trên con đường. Điều này là bởi vì chúng
ta tin chắc rằng chúng ta đang đi trên con đường đúng. Và chúng ta chỉ đoan chắc rằng chúng ta đang
đi trên một hướng đúng đắn nếu chúng ta có một ý tưởng thực tiển về ý nghĩa của
những gì chúng ta đang dấn thân trong phương hướng ấy – được gọi rằng, trong
khi đi trên phương hướng phổ thông, chúng ta sẽ tiếp tục đi lên và đi xuống.
Đây là một số ý kiến
tổng quát về việc chúng ta hòa nhập sự thực tập Phật Pháp vào trong đời sống
hằng ngày như thế nào. Chúng tôi hy vọng
rằng những điều này là hữu ích thiết thực.
Chân thành cảm ơn.
Tuệ Uyển chuyển ngữ -
28/07/2010
http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/approaching_buddhism/introduction/integrating_dharma_into_lives.html
Tiểu sử ngắn của Alexander Berzin
Alexander
Berzin, sinh năm 1944 tại Paterson, New Jersey, tốt nghiệp cử nhân năm
1965 của Khoa Đông phương học, Đại học Rutgers liên kết với Đại học
Princeton, bằng thạc sĩ (MA) năm 1967 và bằng tiến sĩ (PHd.)năm 1972 của
Cục Viễn Đông Ngôn ngữ (Trung Quốc) và tiếng Phạn và Ấn Độ học, Đại học
Harvard. Từ năm 1969 đến năm 1998, ông sống ở Dharamsala, Ấn Độ, ban
đầu là một học giả Fulbright, học tập và thực hành với các bậc thầy từ
tất cả bốn truyền thống Phật giáo Tây Tạng. vị giáo thọ chính của ông là
Tsenzhab Serkong Rinpoche, trợ lý của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông là thông
dịch viên và thỉnh thoảng làm thông dịch viên tiếng Pháp cho Đức Đạt Lai
Lạt Ma.