Phật giáo hôm nay và ngày mai


Tiến sĩ Nandadeva Wijesekera - Diệu Hương dịch
02/11/2010 19:05 (GMT+7)
Số lượt xem: 4647
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Rõ ràng rằng Phật giáo rất cần cho thế giới hiện đại ngày nay mặc dù Phật giáo đã xuất hiện hơn 2.500 năm rồi. Bởi vì thông điệp của Phật giáo luôn luôn phù hợp với mọi thời đại. Thông điệp này mang đến tình thương, lòng từ bi, an lạc, hạnh phúc và hòa bình.


Hòa bình là một đặc tính mà thế giới hiện tại đang bàn bạc và đây là điều quan tâm nhất của các nhà lãnh đạo và các tổ chức trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn có một số đông quần chúng không có tin hẳn vào bức thông điệp do Ðức Phật tuyên bố, vì hai lý do:

Một là thông điệp hoà bình, tình thương và hạnh phúc của Ðức Phật cho tất cả chúng sanh đã được tuyên thuyết ở một giai đoạn khi mà các châu lục bị phân chia bởi vật lý, địa lý, ngôn ngữ, và chủng tộc. Sự cô lập của địa lý, sự giới hạn của thông tin và bị hạn chế theo từng vùng đã khiến cho mê tín tràn lan và Phật pháp không được san sẻ. Trong một tình hình như vậy cái không biết (tri thức) lấn át cái biết thì dù các nước hiện tại đã phát triển nhiều về khoa học kỹ thuật trong thế giới hiện đại thì cũng sẽ trở nên không phát triển hoặc đang phát triển, vì dân chúng sống trong các lục địa rộng lớn này sẽ không có cơ hội để nghe, biết và hiểu những tinh hoa của giáo lý Ðức Phật.

Một yếu tố khác chống lại sự phát triển truyền bá thông điệp của Ðức Phật là phương thức phổ biến tôn giáo. Có tôn giáo đã truyền bá bằng gươm đao và chiếm đoạt. So với điều này, Ðạo Phật là một tôn giáo không có lực lượng vũ trang, cũng không có thánh chiến trong việc truyền bá giáo lý. Ðạo Phật đã lan rộng một cách từ từ nhưng vững vàng chắc chắn đến tất cả các trục lộ giao thông của các nước mà Ấn Ðộ có quan hệ ngoại giao như: Tây Tạng, Trung Quốc, Ðại Hàn, Nhật Bản và Trung tâm Thổ Nhĩ Kỳ. Hoàng đế A-dục cũng đã gởi những đoàn truyền giáo Phật giáo gồm tu sĩ và cư sĩ tới các kinh đô ở phía Ðông và Tây. Vua A-dục cũng phái hai người con của mình là Hoàng tử Mahinda và công chúa Sanghamitta tới Tích Lan để truyền bá Phật giáo. Chính công chúa Sanghamitta dã mang một cây Bồ-đề con (Ficus religiosa) của cây Bồ-đề nơi Ðức Phật thành đạo tới Tích Lan. Cây này cho tới nay vẫn còn sum suê xanh tốt và được xem là một cây Bồ-đề có lịch sử cổ xưa nhất trên thế giới. Cây Bồ-đề này là biểu tượng của sự giác ngộ. Từ Tích Lan và Ấn Ðộ, Phật giáo lại được truyền đến Miến Ðiện, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Cam-pu-chia và Nam Dương.

Ngày nay thế giới đang được thu hẹp trong kích thước. Các quốc gia đang phát triển và chưa phát triển đã có tiến bộ về khoa học kỹ thuật, trong khi các nước đã phát triển rồi lại trở nên đang phát triển. Trong kỷ nguyên này, việc đi lại trở nên dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi. Thông tin thì nhanh tức thời. Vì vậy sự phong phú về kiến thức là di sản chung của tất cả mọi người và do đó thông điệp của Ðức Phật đã được lan truyền đến các nơi trên thế giới.

Vài Nhận Xét

Mặc dù với kiến thức sẳn có ở mỗi người nhưng vẫn còn có sự phê bình chỉ trích Phật giáo cũng như nhưng quan niệm và nhận thức sai lầm đối với các lời dạy của Ðức Phật. Cũng còn có những người có học thức hiểu biết đã cố gắng đánh đồng Phật giáo với Ấn Ðộ giáo. Cũng có những người uyên bác đã nghĩ rằng Phật giáo đã không có khác với các tôn giáo hữu thần khác. Thậm chí, có một số người cho rằng Phật giáo thì đầy những niềm tin và tu tập mê tín. Nhìn từ bên ngoài, các điều này dường như là mâu thuẫn khiến ngăn trở sự hòa hợp về ý thức hệ của các tôn giáo. Sự dường như khác nhau này đúng hơn là chỉ do sự hiểu lầm, thông tin sai lạc và sự trình bày không đúng với những di sản văn hóa và những động lực xã hội mà những mô hình phức tạp của nó đồng thời tồn tại trong một cách thức không phô trương trong xã hội đa dạng. Do đó, để hiểu bản chất của lời dạy Ðức Phật thì rất cần thiết và là điều cốt lõi để nghiên cứu sự khác biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo đang tồn tại khác để chúng ta có thể làm rõ hơn lời dạy của Ðức Phật.

Các tôn giáo khác có chủ trương để thỏa mãn các khuynh hướng tâm lý, các thái độ hoài nghi và hiếu kỳ của những người khác; các phương pháp tư duy và lòng tin của họ thì quá nhiều đến nỗi mọi sự nghi ngờ đều được giải quyết với phương pháp tốt nhất. Một số những lời giải thích này là dựa trên trí sáng suốt của Ðấng Tạo hóa, dựa trên lòng từ bi bác ái quãng đại của Ngài. Người ta cũng nói rằng một số các yếu tố nền tảng này thì không được đặt thành vấn đề nữa. Vài người chấp nhận tôn giáo dựa trên đức tin mù quáng hoặc trên những giáo điều độc đoán. Tuy nhiên, những yếu tố này là nhằm thỏa mãn tâm linh của những người mộ đạo. Ðối với họ không có vấn đề gì. Lo-gic và lý lẽ phải đưa đến lòng sùng đạo. Lòng tín duy lý, lý luận khoa học, và cách giải thích hợp lý ở mỗi tôn giáo thì có khác nhau. Ðiều này khẳng định rằng các phương pháp và các kỹ xảo hiện đại không có chủ định và không thể áp dụng trong trường hợp của tôn giáo. Về cơ bản, tôn giáo được coi là khác với khoa học, bởi vì với họ tôn giáo chính là sự mặc khải - mệnh lệnh của Thượng Ðế. Còn ngược lại, Phật giáo thì lại rất hoan nghênh, khuyến khích tinh thần nghiên cứu, suy tầm, quán sát nội tâm một cách hợp tình, hợp lý và đầy khoa học. Ðiều này đã được minh chứng trong kinh Kalama nổi tiếng mà trong đó Ðức Phật đã dạy như sau:

"Này các Kalama, đừng nên dựa vào những gì đã được nghe nhiều lần, cũng không dựa trên truyền thống, trên tin đồn, chân lý, triết lý lô-gích, thành kiến, năng lực và sự quan tâm của người khác, cũng như không dựa vào ngay cả thầy của chúng ta."

Thông thường, có người nói chống Phật giáo vì rằng họ cho rằng Phật giáo tin vào Thượng đế, chấp nhận đức tin tầm thường và thờ phượng cây cối, những hình tượng, trời đất, mặt trăng và các tinh tú. Ở đây những người chỉ trích này đã phạm lỗi là trộn lẫn các giá trị văn hóa, các tập quán xã hội và những đức tin truyền thống trong nhiều giai đoạn khác nhau của sự thăng hoa lịch sử xã hội. Những người chỉ trích này đã quên hoặc không biết rằng đạo Phật không bao giờ loại bỏ cách sống hiện hữu và các giá trị văn hóa của đời sống bằng cách áp đặt một cách sống mới lên trên đó mà trái lại đạo Phật uyển chuyển tìm cách thích nghi đời sống văn hóa của mỗi xã hội mà không lạc mất tinh thần của mình.

Trong tính cách như thế, nếu những người có hoài nghi, chỉ trích và quán sát như vậy sẽ chất vấn một Phật tử, liệu vị ấy có tin vào một mớ hỗn độn của những khái niệm này không, thì vị Phật tử sẽ trả lời là "có" và cũng có thể là "không," bởi vì lòng tin con người thì dễ dàng thích hợp, sẽ không có điều gì không hợp lý trong cách tư duy, lô-gích, trong tổ chức của các lực lượng và năng lực cơ bản của cũ và mới, của không biết và huyền bí. Ðối với cá nhân này, Phật giáo và các giới luật đứng trên nền tảng đỉnh cao của niềm tin và mê tín cũ và Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) được đặt ở vị trí cao nhất.

Một trong những điểm đáng lưu ý nhất của Phật giáo là ở chổ có Phật tử đã tin có thần thánh trong tôn giáo của mình. Cho nên vị ấy cầu nguyện thì hẳn chúng ta không nên lầm lẫn với Phật tử chân chánh là những người đang tu tập chuyển hóa mình đến trạng thái tâm hoàn thiện- Niết-bàn. Vị ấy ắt hẳn chưa có phẩm chất tư lực như Ðức Phật đã dạy. Người có đức tin chân chánh trong niềm tin tôn giáo của họ, thì tin có năng lực thiện ác, thiện thần và những năng lực siêu nhiên nhân từ và Ðức Phật chiếm giữ vị trí cao nhất trên tất cả các thiện thầnẨ

Trong một ý muốn mạnh mẽ để cải đạo, những nhà truyền giáo của tôn giáo khác đã phá hủy tinh thần xã hội, biến họ thành ngu đần và trở thành một mẫu văn hóa và chủng tộc xa lạ. Sự hăm hở của họ là để thay đổi giá trị văn hóa, tín ngưỡng truyền thống, và những luân lý xã hội sẽ trở thành các hình thức, sắc thái tinh thần của sự nỗ lực thay đổi đó để bắt buộc tôn giáo khác cùng với các văn hóa của nó thành những gì mà họ nghĩ là một nhóm thấp hơn. Vì vậy, họ đã nỗ lực thay đổi văn hóa, xã hội và tinh thần quốc gia của một dân tộc. Những tình trạng như vậy gây ra sự thiệt hại mà không thể phục hồi được về mặt xã hội và tâm lý bởi vì các nhà truyền giáo đã khử trừ sức sống, và lần lượt làm tê liệt ý chí vươn lên. Bề ngoài, sự cải đạo như vậy dường như có vẻ thành công nhưng bên trong, các lãnh vực tâm lý của con người, niềm tin và các giá trị cũ vẫn còn tiềm ẩn làm mờ đi tất cả những ánh sáng bên ngoài của các tôn giáo mới. Từ đó, trong xã hội này sẽ nảy sinh một sự mâu thuẫn không chỉ về văn hóa và chủng tộc mà còn cả về tôn giáo nữa.

Bất kỳ nơi nào, Phật giáo cũng được nhìn nhận là các lời dạy của Ðức Phật không bao giờ xung đột với các giá trị truyền thống của xã hội mới. Cũ và mới, cổ và tân đồng tồn tại bên nhau. Khi tâm đã hướng thượng và đạt tri kiến cao, thì những phạm vi bùa chú và mê tín, y học và khoa học trở nên yếu đi. Sự tổng hợp này xảy ra toàn bộ hay từng phần và tiến trình được tiến triển cho đến ngày nay. Do đó đối với những người quan sát thiển cận, nhà phê bình và những nhà truyền giáo cứng nhắc, thì những điều này dường như mâu thuẫn không thể hòa hợp với nhau được. Kết quả là họ lên án Phật giáo là vô minh và có sự khác biệt khi họ quán sát lời Ðức Phật dạy. Họ đã suy diễn liên hợp với ảo tưởng, ngay cả chỉ như một phương tiện kỹ xảo tạm thời của con người để đáp ứng sự căng thẳng tâm lý hoặc những khủng hoảng tình cảm thì không phải không là những tín ngưỡng cần thiết. Thêm vào đó, thật là tức cười, vì họ vẫn chấp nhận nhu cầu của con người cho sự sống còn để đạt đến trạng thái hạnh phúc an lạc tối thượng và điều này chỉ đạt được khi diệt trừ các điều ác. Trái lại Phật tử biết rằng tất cả các pháp là vô thường, khổ và vô ngã.

Hiểu Giáo Lý Của Ðức Phật

Muốn khẳng định rằng tôn giáo trên căn bản có khác với sự hợp lý hóa của khoa học, thì chúng ta có thể lấy lập luận của A-tỳ-đàm để trả lời cho vấn đề này. Về cơ bản, các giáo lý thâm sâu của Ðức Phật gần gủi với khoa học như là sắc và tâm (nama-rupa). Lời dạy chính yếu của Ðức Phật là:

"Không làm các điều ác,
Vâng giữ các điều lành,
Làm thanh tịnh tâm ý
Ðó lời chư Phật dạy"

Ðiều này xin được nói rộng thêm rằng tất cả các pháp do kết hợp mà thành thì đều là vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta). Vì vậy một chúng sanh không gì khác hơn là danh và sắc. Sắc là sự biểu thị của những năng lực. Người xưa đã xem chúng như nguyên tử (paramanu). Ðức Phật thì coi chúng như là những thành tố nền tảng của sắc chất. Từ đó chúng ta biết rằng Phật giáo thì rất cập nhật với những khám phá của khoa học mới đây nhất về bản chất của sự sống.

Theo Phật giáo, sanh được xem là sự hiện hữu. Tiến trình của hiện hữu sẽ được tiến hóa theo dòng thời gian khởi đầu do bởi vô minh rồi tạo ra một chuỗi mắc xích nhân duyên (paticca-samuppada). Chuỗi nhân duyên đó được thành lập như sau:

1. Do vô minh, hành khởi
2. Do hành, thức khởi
3. Do thức, danh sắc khởi
4. Do danh sắc, lục nhập khởi
5. Do lục nhập, xúc khởi
6. Do xúc, thọ khởi
7. Do thọ, ái khởi
8. Do ái, thủ khởi
9. Do thủ, hữu khởi
10. Do hữu, sanh khởi
11. Do sanh, lão tử khởi.

Một cách tất yếu, nếu nhân diệt thì duyên diệt. Ðiều này nghĩa là, nếu vô minh diệt hoàn toàn thì sanh tử cũng chấm dứt.

Sau khi đã giải thích nguồn gốc của các pháp hữu vi, sự tham ái và tình cảm con người, Phật giáo đã cố gắng giải thích sự biến đổi đời sống giống như một dòng tương tục của hiện hữu. Tiến trình này không bao giờ thỏa mãn. Vì vậy, điều này chứng minh rằng ngay cả việc đạt được những tiến bộ kỹ thuật cao nhất của thế giới hiện đại vẫn phải chịu chi phối bởi quy luật phổ quát 12 nhân duyên này, vì chính đời sống cũng tùy thuộc vào lý duyên khởi. Không ai có thể tránh và thoát khỏi nó.

Từ giai đoạn này Ðức Phật tiếp tục phân tách trạng thái hiện tại và tìm phương cách để chấm dứt vô thường, khổ của tất cả các pháp hữu vi. Thế nên thông điệp của Ngài rất rõ ràng, đây không phải là cách trốn thoát trong sợ hãi do thiếu can đảm và phấn đấu. Ðây chính là cách tìm giải pháp cho vấn đề - vấn đề con người sanh tử và biết cách tháo gở ra khỏi tình trạng khổ đau đó. Ðiều này luôn luôn hiện hữu trong thế giới hiện tại và tương lai. Ðể hiểu điều này một cách cụ thể chúng ta nên dùng ví dụ để minh họa như sau: ví như có người đang bị vây hãm trong lửa. Cách thoát duy nhất là ra khỏi lửa và không nên đứng yên trong đó. Hoặc ví như bị nước lụt hay băng qua sông thì cách duy nhất để khỏi bị chìm là leo lên thuyền và chèo đến nơi an toàn. Hoặc ví như có người muốn chế ngự khỏi bị rắn cắn thì phải nên lánh xa nó.

Cũng vậy lửa sân hận có thể tránh và dập tắt bởi tình thương. Dòng thác tham ái phải được vượt qua bằng tâm buông xả và dòng sông luân hồi phải đi qua bằng tâm trong sáng. Sự não hại của vọng tưởng có thể được xóa tan bằng cách phát triển chánh tư duy. Về điểm này, Ðức Phật đã dạy chúng ta không nên dính mắc vào hai cực đoan (quá khổ hạnh và quá hưởng lạc) mà nên theo con đường lý trí thực tiễn gọi là trung đạo. Nếu bám lấy cực đoan khổ hạnh hoặc cực đoan hưởng lạc thì có khả năng đưa chúng ta đến nguy hại. Sự nguy hại về tinh thần này vẫn còn là điều phổ biến trong thế giới hiện đại ngày nay. Ðiều này không giới hạn ở thời cổ đại mà ngay thời khoa học kỹ thuật hiện đại cũng không thể vượt qua nó bởi vì nó liên quan đến trạng thái tâm và các trạng thái này không phải là vật chất để dể loại bỏ.

Vì vậy con đường đảm bảo hạnh phúc nhưng tu tập rất khó khăn đó là con đường trung đạo. Ðây là con đường chân chánh và được gọi là Bát Chánh đạo (Thánh đạo tám ngành). Ðây chính là một đáp án cho những vấn đề phức tạp mâu thuẫn trong mỗi con người chúng ta. Nó bao gồm 8 đặc tính và được sắp xếp thành ba cột là: giới (sila), định (samadhi) và tuệ (panna).

Giới gồm có: Chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng.

Ðịnh gồm có: Chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

Tuệ gồm có: Chánh kiến và chánh tư duy.

Chứng nghiệm Bát chánh đạo sẽ đưa chúng ta đạt được trạng thái cứu cánh Niết-bàn.

Ở đây vấn đề được đặt ra là: Tại sao chúng ta lại chối bỏ chính những điều tốt đẹp nhất của cuộc đời. Vì Bát Chánh đạo khó để áp dụng lắm phải không? Tại sao người ta không nên hưởng thụ dục lạc trần gian với tất cả niềm hạnh phúc của nó? Vì sau khi chết điều gì sẽ xảy ra đối với con người chúng ta? Ai biết? Ai có thể nói? Quay lại cội nguồn, đầu tiên con người chúng ta là sinh vật sống không có tổ chức xã hội, nhưng con người là một sinh vật có lý trí cao nhất trong các loài sinh vật và là loài đặc biệt duy nhất có năng lực chinh phục môi trường cả không gian và vũ trụ. Ngay cả trong một xã hội như vậy, con người không thể sống đơn độc một mình. Người ta phải sống có gia đình, đoàn thể; và sẽ không thể sống hạnh phúc yên ổn, hòa bình nếu mọi người luôn luôn sống trong lo âu sợ hãi lẫn nhau.

Vì vậy quy luật đạo đức là rất cần thiết cho con người sống hòa bình trong xã hội. Ngày nay đức hạnh này vẫn còn rất quan trọng trong tâm của tất cả chúng sanh, là những khuôn mẫu đạo đức, do các nhà sáng lập tôn giáo thuyết giảng và càng lúc con người càng ý thức hơn về sự quan trọng của đạo đức khi thấy sự nguy hiểm trong thế giới này khi đối diện với dân số gia tăng trong các đô thị, khi đối diện với sự tàn khốc của chiến tranh, phân biệt chủng tộc, bất bình đẳng và nghèo đói. Có quá nhiều mối quan hệ với nhau đến nổi chúng ta khó mà phân biệt người xấu giữa những người khác. Người ta thích nói chuyện hòa bình nhưng lại không chống đối chiến tranh và giết người. Mạng sống con người là món quà quý giá nhất. Rất ít sự khác biệt giữa hai loại này về mặt yếu tố đời sống. Vì vậy, thật là đạo đức giả khi nói chuyện hòa bình mà không nói về sự ngăn chặn nạn giết người của chiến tranh. Tại sao con người (đau khổ) lại từ bỏ thông điệp hòa bình cứu khổ? Có phải vì con người không thể và sẽ không sống chỉ vì ăn? Có phải con người phải đấu tranh ngay cả phải trả giá bằng sinh mạng của đồng loại mình ? Về tinh thần, đây là những vấn đề tranh cải giống nhau mà ảnh hưởng đến các bậc lãnh đạo quốc gia đang nổ lực tiêu diệt các nước yếu hơn; còn các nước mạnh hơn thì lại làm cho yếu đi. Ðó là luật của kẻ mạnh đè kẻ yếu (cá lớn nuốt cá bé), luật của khôn sống mống chết về phương diện sức mạnh thân thể, năng lực hóa học và sinh học.

Cũng giống như các đức tính tốt khác: tránh tà dâm, tránh nói dối và tránh sát sanh. Khi xã hội tiến hóa và khi giá trị đạo đức trở nên cần thiết thì 5 giới này sẽ cung cấp phương thức sống cho nhân loại trong tất cả các xã hội hiện tại và tương lai. Sinh vật có lý trí sống thành xã hội (tức con người) này phải nhất định từ bỏ lối sống thú tính phi đạo đức thời sơ khai để sống hòa hợp trong xã hội. Một số người sẽ chấp nhận và tuân thủ cách sống đạo đức sớm hơn những người khác. Một số người chỉ có thể áp dụng từng phần nhưng có người có thể giữ cả 5 giới. Có người thực hiện được hết mặc dù không dưới danh nghĩa 5 giới này nhưng nó giống như một cách sống đạo đức đứng đắn.

Hạnh phúc là niềm ước vọng của con người. Con người từ bây giờ nên thay đổi để thành con người đạo đức, biết quan tâm đến những người xung quanh. Mỗi quốc gia nói chuyện hòa bình và mỗi người tận tâm mong muốn hòa bình cho chính bản thân mình. Nhưng còn đối với những người ở gần và xa chúng ta thì sao? Các nhà lãnh đạo đã nói nhiều thậm chí gào thét cho hòa bình trên mọi diễn đàn. Nhưng nếu không có những đức tánh tốt này xuất hiện trong tâm của từng cá nhân hoặc từng quốc gia thì có thể mong đợi hòa bình ở trong cộng đồng hoặc tại quê hương mình hoặc tại hải ngoại được chăng? Ðó là dấu hiệu hạnh phúc để thấy được đặc tính hiểu biết này trong tâm trí của quần chúng, những người đã đấu tranh ác liệt và đẫm máu nhất trong các cuộc chiến tranh và các quốc gia đòi hỏi vũ khí tối tân nhất để tiêu diệt con người. Với sự hiểu biết này, những đức hạnh khác như: lòng thương xót (metta), lòng cứu khổ (karuna), hoan hỉ trong niềm vui của người khác (mudita) và tâm tràn đầy sự buông xả (upekka) cũng cần được phát triển. Con người có thể trau dồi được những đức tính này, khi con người nhận thức và thực hành chúng. Rồi con người sẽ tiếp cận gần hơn sự chứng nghiệm hạnh phúc tâm linh trong đời này và đời vị lai.

Sự hoàn thiện trong lời dạy của Ðức Phật

Bây giờ vấn đề được đặt ra là tại sao chúng ta lại mang lấy sự rắc rối này trong khi chúng ta đang đi đến cái chết cùng với sự tan rã của thân xác trong cuộc đời này. Nói tóm lại, tại sao chúng ta lại bi quan đến như vậy? Có cảnh giới nào bên ngoài cõi đời này không? Cái gì là bản chất cuộc đời? Câu trả lời thông thường là hoặc thiên đàng hoặc địa ngục. Trong cuộc sống, điều đó có lẽ là không phải là câu trả lời rốt ráo. Chúng ta sẽ chưa chấm dứt được luân hồi sanh tử cho đến khi chúng ta đạt được trạng thái an lạc hoàn toàn. Ðiều này có thể đạt được bằng cách thanh tịnh tâm khỏi các phiền não như tham (raga), sân (dosa), và si mê (moha). Ðiều đó có thể đạt được trong thế gian này bởi người luôn trau dồi các trạng thái tâm và dần dần thăng tiến lên trạng thái hoàn hảo tốt đẹp, có thể là ngay bây giờ, khi mình còn sống; hoặc một ngày nào đó khi mạng sống sẽ chấm dứt. Làm sao để được như vậy? Và làm sao để thực hành? Hành động của mỗi người có thể là thiện hoặc ác, đạo đức hoặc không đạo đức. Tâm của một người có thể phát triển hoặc không phát triển. Tham của một người có thể nhanh hoặc chậm. Chúng sanh có thể tiếp tục trong chuỗi sánh tử ở nơi đây hoặc một nơi nào đó tùy theo hành động (kamma) của chính mình. Theo dòng nghiệp của mình, một chúng sanh được sanh ra trong dòng luân hồi (samsara). Sự kéo dài đời sống của tâm và thân, trạng thái tương tục của tâm do nghiệp lực và hậu quả tái tạo nên chúng sanh trong nhiều kiếp sống. Tiến trình thanh tịnh tâm cần nên liên tục. Các trạng thái đạt được của tâm nên phát triển cho đến khi tâm được trong sáng, hoàn hảo và đạt được trạng thái tâm lý an lạc của Niết-bàn.

Như đã trình bày sự sanh và tái sanh tiếp tục trong trạng thái hoặc trạng thái khác xuyên qua dòng chảy tương tục của tâm ý theo nghiệp riêng của từng vị. Trong Phật giáo, tiến trình này được giải thích bằng giáo lý nghiệp và tái sanh. Sự sanh tiếp tục cho đến khi nghiệp duy trì sự tồn tại của mỗi con người bị chấm dứt. Sự chấm dứt của sanh tử sẽ đưa đến trạng thái hạnh phúc hoàn toàn mà trong Phật giáo gọi là Niết-bàn. Cách sống này tới một mức độ như đã phát họa có thể được áp dụng trong đời này cả trong các xã hội văn minh hoặc kém văn minh. Song mong muốn hiện hữu này không dẫn đến hạnh phúc rốt ráo. Vị ấy phải chấm dứt dòng sanh tử. Ðó là đối tượng và mục đích tối thượng của mỗi chúng sanh. Ðó chính là mục tiêu của người Phật tử và vị ấy tu tập giới lụât trong niềm hy vọng và cho mục đích này. Trạng thái an lạc này có sẳn ở mỗi chúng ta và chỉ chúng ta phải tự giác ngộ lấy mà thôi.

Ở đây người cư sĩ và đặc biệt những người phương Tây chống lại những vấn đề xa lạ đối với họ, với triết lý cuộc sống và tôn giáo quen thuộc của họ. Ðó chính là quan niệm sống sau khi chết trong chuỗi tái sanh vô tận trong vô số hình thức. Một điều như vậy có khả năng xảy ra không ? Nhưng những nhà tư tưởng phương Tây và đầu óc phương Tây bây giờ có thể tốt hơn trước đây. Họ thấy rằng một điều như vậy thì không thể không xảy ra được. Có những biến cố và những bất hạnh nào đó trong đời sống này không thể giải thích được ngoại trừ bằng niềm tin của chúng ta. Năng khiếu khác thường nào đó của trẻ con ở lứa tuổi còn rất nhỏ, nhìn chung chúng ta không thể giải thích được. Cho đến nay việc chuyển giao năng khiếu ngang qua di truyền đã có thể chứng minh được. Nhưng ký ức và sự hồi tưởng về những việc xảy ra nào đó trong quá khứ mà do trẻ em kể lại đã đưa ra một vấn đề mà trong đó sự giải đáp hợp lý là tái sanh. Các nhà tâm lý học đang nghiên cứu hiện tượng này và số lượng các trường hợp như vậy được ghi nhận là đang gia tăng. Dĩ nhiên trong Phật giáo khi người đạt được ngũ thông (panca abhinna) thì việc hồi tưởng được kiếp trước (pubbe nivasanussatinana) của mình là thông thứ ba-Túc mạng thông. Cho đến nay, người ta khó có thể tin và hiểu một số bằng chứng về khả năng thực tế của tái sanh.

Cơ cấu vận hành của thuyết tái sanh là gì? Nghiệp lực thiện hoặc ác cho là năng lực tái sinh và như là yếu tố quyết định liên tục của dòng luân hồi. Nó không phải là một sự cân bằng mà trong đó thiện và ác được xóa bỏ như là các yếu tố cộng trừ, tính ra thành số nợ hay lãi. Ðó là một khái niệm mà từ đó ý nguyện thiện ở nơi nào, thế nào đó hoặc ngày nào đó sẽ hưởng quả tốt đẹp.cũng như vậy, nghiệp ác sẽ bị đền trả bất như ý. Sự chuyển giao nghiệp lực tiềm tàng có một sự trung gian mà môi giới trung gian đó thì siêu hình và phi vật chất. Chính cái tiến trình siêu hình giống như năng lực điện trong thiết bị điện tử. Năng lực tái sanh chính nó là vốn có trong chính nó, giống như năng lượng điện tử hay các tầng số âm thanh và ánh sáng. Ở đây đặc biệt sóng âm thanh hoặc tia sáng ảo có trong nó toàn bộ tiềm năng cho việc tái sanh ra bản thân nó nếu sự thiết lập thích hợp vừa đúng để tiếp nhận nó. Có lẽ nghiệp lực trong hành động có thể được giải thích giống như trong ngôn ngữ bình thường. Việc cân bằng cuối cùng sau rốt là sự đồng nhất nghiệp lực mà nghiệp lực đó tái sanh ra quả, nghĩa là một chúng sanh mới là quả của các giai đoạn liên tục của đời sống. Cái gì là sự đồng nhất của nó? Làm sao có thể giải thích được điều này?

Có nhiều vấn đề cần phải tìm câu giải đáp. Người cư sĩ phát hiện điều này khó hơn để làm cho hòa hợp các yếu tố này. Người cư sĩ trong các nước đang phát triển và chưa phát triển thì khám phá điều này khó hơn để tin là điều này có thể xảy ra. Có người khẳng định rằng những điều này là khái niệm triết học, là học thuyết tôn giáo đã được thảo luận, tranh luận và bình luận rất nhiều ở trên. Một sự giải thích về những điều đơn gỉan nào đó thì không thể, trừ khi thực sự giác ngộ hoặc tự chính mình chứng nghiệm thì ánh sáng có thể giải thích một cách dễ dàng. Nhưng một ngươiụ mù thì sẽ hầu như không thể hiểu được những gì đã giải thích. Một người có thể mô tả con đường hoặc phương tiện để đi đến một nơi. Ngay cả người ấy có thể mô tả rõ nơi đó như thể mình đã từng ở đó. Nhưng người đó không thể cảm nhận nó hoặc nhận thức nó trừ khi chính người đó đã từng ở đó. Cũng như vậy, những điều này được nhận thức bởi chính cá nhân của mỗi người. Phật giáo đã khẳng định con đường này do Ðức Phật thuyết giảng. Ðiều này đã được giải thích. Những người khác cũng có thể tu tập theo giáo lý Ðức Phật. Ngoài điều này ra không ai có thể giúp đỡ được. Mỗi người là vị cứu tinh cho chính mình. Không ai có thể cứu người khác được. "Attahi attno natho." Khi một người đã đi theo chánh đạo, tu tập tôn giáo, phát triển tâm mình, người đó không thể không đạt được trạng thái Niết-bàn tối thượng. Trạng thái đó nằm trong tầm tay với của chúng ta.


[Trích dịch từ nguyên tác tiếng Anh "Buddhism in Today and Tomorrow," của tiến sĩ Nandadeva Wijesekera trong tác phẩm Các Viên Ngọc Trí Tuệ của Phật Giáo (Gems of Buddhist Wisdom), CBBEF, Taiwan, 1996, trang 51-67].

Nguon: http://www.daophatngaynay.com/vn/pg-nganh/xa-hoi/pg-td/5417-Phat-giao-hom-nay-va-ngay-mai.html


Âm lịch

Ảnh đẹp