Những thổ lộ trên là cảm niệm của Tỳ -kheo Udàyi về ân đức
ban bố giới luật của Đức Phật, sau khi tự thân đã trải qua nhiều chuyện
phiền toái do lối sống thiếu tiết độ. Tự thân có nếm trải và nhận ra
bao chuyện rắc rối do tính tùy tiện trong sinh hoạt và ứng xử hằng ngày
tạo ra thì mới cãm nhận được tinh thương và sự ân cần chu đáo cùa bậc
Đạo sư, được thể hiện qua chế độ giáo dục khá khắt khe của Ngài, nhất
là việc Ngài quan tâm uốn nắn từng li từng tí các thói quen sinh hoạt
hằng ngày cho các đệ tử. Phật ban hành giới luật, quy định nếp sống kỷ
cương tiết độ cho người xuất gia, không gì khác hơn để mang lại tự do
và an lạc cho các học trò mình.
Trong phương pháp huấn luyện đệ tử, Đức Phật chú ý thiết lập giới
luật cho hàng xuất gia, thực sự để giúp cho cá nhân các Tỳ- Kheo thực
hành đúng đạo lý giải thoát, nghĩa là thực hiện nếp sống có kỷ cương
tiết độ, thuận tiện cho việc tu tập thân tâm đạt đến an lạc giải thoát,
giữ gìn các hành vi của thân, lời và ý theo đúng Bát Chánh Đạo. Căn
bản của giới luật nhà Phật là thực hánh “ thiếu dục tri túc “ nhằm ngăn
ngừa và khắc phục các hành vi sai trái hoặc các thói quen xấu gây trở
ngại cho sự tu tiến của bản thân, tránh gây phiền hà cho người khác hay
cho đời sống tập thể. Các hành vi sai trái hay các thói quen tiêu cực
của con ngưởi có nguồn gốc từ lòng tham dục.Ví dụ, do chiều chuộng các
ham muốn giác quan hay các đòi hỏi của cơ thể mà con người ham ăn ham
ngũ ; do kich thích cảm giác được ca tụng tâng bốc mà con người đua đòi
chưng diện…
Thấy rõ hậu quả phiền toái tiềm ẩn trong các thói quen như vậy, Đức
Phật chú ý tập cho các đệ tử mình một lối sống giúp cho họ tự khắc phục
và loại trừ những ham muốn tiêu cực, Ngài huấn luyện các học trò mình
rất kỹ, quy định đến cả việc ăn mặc có chừng mực. Lẽ tất nhiên, người
biết kềm chế bản thân, sống với hạnh thiếu dục tri túc thì khong6n có
nhiều yêu cầu, không đua đòi, ít lăng xăng bận rộn, không bị các ham
muốn ràng buộc, luôn luôn thanh thản và cảm nhận tự do. Phật gọi lối
sống kỷ cương tiết độ như vậy là Pàtimokkha, có nghĩa là thoát khỏi cái
phiền toái khổ não do hành vi sai trái hay thói quen ham muốn tiêu cực
gây nên. Pàtimokkha cũng có nghĩa là “ biệt giải thoát ”, ngụ ý rằng
khắc phục được một ham muốn thì con người sẽ có được một sự giải thoát
hay tự do, vì không còn ham muốn đó chi phối khiến các hành vi sai trái
đưa đến hậu quả khổ đau. Giới luật nhà Phật là thực hiện lối sống an
lạc, có công năng loại trừ các phiền não khổ đau, và đem lại cho con
người sự tự do, thanh thản.
Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta gặp nhiều chuyện phiền toái mà
xét cho cùng thì đếu do thói quen ham muốn tạo ra. Chỉ một việc ăn uống
không thôi cũng mang đến cho ta lắm chuyện phiền hà nếu ta khong6t kiểm
soát được sở thích của mình.Ăn uống vốn là việc khá giản dị trong đời
sống hằng ngày, ngày nay đã trở thành mối bận tâm đối với nhiều người
vì nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan.Thói quen hưởng thụ khiến người
tiêu dùng ngày nay cảm thấy băn khoăn khi phải đối diện với thực trạng
thực phẩm thiếu vệ sinh và không an toàn cứ tiếp tục chi phối và chiếm
lĩnh thị trường bởi những nhà kinh doanh khao khát lợi nhuận, “ Cái này
sinh thì cái kia sinh ”, tập quán hưởng thụ đã kích thích thói quen
gian dối.
Với kinh nghiệm của bậc Giác Ngộ, Đức Phật nêu rõ cuộc sống chỉ là
chuỗi hành vi có tính cách thói quen mà nếu được uốn nắn đều trở thành
đừng đắn, giản dị và thanh thoát. Từ chuyện ăn chuyện mặc cho đến suy
nghĩ, nói năng hay hành động, tất cả đều là thói quen để có thể được
uốn nắn điều chỉnh theo chiều hướng tốt đẹp.Đã chiến thắng mọi ham muốn,
Đức Phật cũng tập cho đệ tử của mình có thói quen sống cho chừng mực
và hành xử đứng đắn. Ngài đánh giá cao ý chí tự điều chỉnh của mỗi cá
nhân, cho rằng ai cũng có khả năng khắc phục ham muốn tiêu cực của bản
thân để được thanh thản tự do, dễ nuôi sống, ít lăng xăng bận rộn,
không phạm sai lầm, sống với tâm tư hồn nhiên hoam hỷ, Nhờ sống chừng
mực và điều độ, bỏ được thói quen không ăn đêm, mà Đức Phật cảm thấy ít
bệnh, ít não,khinh an,có sức khỏe tốt và sống an lạc ;do đó, Ngài
khuyên các đệ tử tập sống có tiết độ để thực nghiệm lợi lạc:
“ Này các Tỳ -kheo, Ta ăn, từ bỏ ban đêm, Này các Tỳ -kheo, do
từ bỏ ăn ban đêm, Ta cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và
an trú, Này các Tỳ-kheo, do từ bỏ ăn ban đêm, các Thầy sẽ cảm thấy ít
bệnh, ít não, khing an, có sức lực và an trú
Đây là lợi ích thiết thực mà chính Đức Phật đã trải nghiệm nhờ điều
phục các ham muốn của bản thân, Phật là người đã tu tập, đã thực
nghiệm nếp sống giải thoát an lạc và mong muốn chia sẽ kinh nghiệm cho
người khác. Vì thế mà lời Phật là lẽ sống thực tiễn là “ thiết thực
hiện tại”, đền để mà thấy “ được người có tri tự mình giác hiểu “. Thế
nên, người nào biết lắng nghe và thực hành theo lời Phật thì nhất định
sẽ cảm nghiệm được tự do và lợi lạc. Tâm sự của Tỳ -kheo Udàyi sau
đây nói cho chúng ta biết lời Phật là bài học thực tiễn mà chúng ta ai
biết lắng nghe và nỗ lực thực tập thì sẽ tránh được nhiều rắc rối phiền
hà phát sinh bởi thói quen trong sinh hoạt hàng ngày:
“Bạch Thế Tôn, trong khi con đang độc cư Thiền Tịnh, sự suy tư
sau đây đã khởi lên trong tâm trí con: “Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn
trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta.Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều
lạc pháp cho chúng ta ”
Bạch Thế Tôn, thuở trước, chúng con thường ăn buổi chiều, buổi
sáng, ban ngày và phi thời. Bạch Thế Tôn,thời ấy Thế Tôn gọi các
Tỳ-kheo vào bảo:”này các Ty-kheo. Hãy từ bỏ ăn ban ngày phi thời ” Bạch
Thế Tôn,giữa chúng con, những ai nhìn Thế Tôn với lòng ái mộ, với
lòng tôn kính và với lòng tâm quý, liền từ bỏ ăn ban ngày phi thời.
Rồi bạch Thế Tôn, chúng con thường ăn buổi chiều và buổi
sáng, Bạch Thế Tôn, thời ấy Thế tôn gọi các Tỳ-kheo vào và bảo:“Này các
Tỳ -kheo, hãy từ bỏ ăn ban đêm phi thời ”…Bạch Thế Tôn, giữa chúng
con, những ai nhìn thế Tôn với lòng ái mộ, với lòng tôn kính và với
lòng tâm quý, kiền từ bỏ ăn ban đêm phi thời.
Thuở trước, bạch Thế Tôn, các vị Tỳ-kheo thường đi khất
thực trong đêm đen tối tăm.Họ bước lầm vào vũng nước nhớp, rơi vào vũng
nước nhớp, đi lầm vào hàng rào gai, đi lầm vào chỗ con bò cái đang
ngủ, gặp các loại đạo tặc đã hành sự, gặp các người đàn bà mời mọc một
cách bất chánh. Thuở trước, bạch Thế Tôn, con đi khất thực trong đêm
đen tối tăm. Một người đàn bà đang rửa chén bát, thấy con trong khi
trời chớp nhoáng liền hoảng sợ và hét lớn:”Ôi kinh khủng thay cho tôi,có
con quỷ chaỵ theo tôi ”Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy con có nói với
người đàn bà ấy:”này chị, không phải quỷ đâu, đây là Tý –kheo đang đứng
khất thực ”Cha Tỳ -kheo hãy chết đi!! Mẹ Tỳ-kheo hãy chết đi ! Này Tỳ
-kheo, thật tốt hơn cho ông nếu ông lấy con dao sắc bén của người đồ tể
cắt bụng của ông, còn hơn là vì lỗ bụng đi khất thực trong ban đêm tối
tăm.”
Bạch Thế Tôn, khi con nhớ như vậy, con suy nghĩ như sau: “
Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta , Thế
Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật
sự là vị đã đoạn trừ nhiều bất thiện pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật
sự là vị đã mang lại nhiều thiện pháp cho chúng ta.”
Nguồn: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo