05/06/2017 21:14 (GMT+7)
Số lượt xem: 2076
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

NÉT ĐẸP XUẤT THẾ TRONG KINH PHÁP CÚ
Thích Nữ Giới Hương (Tài Liệu Khóa Tu học cho Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ)
  Nét đẹp xuất thế trong kinh Pháp Cú



Pháp Cú (Dhammapada): Pháp (Dhamma) là Phật pháp. Cú (pada) là câu. Pháp Cú  là lời pháp, lời Phật dạy. Pháp Cú là một cuốn kinh căn bản then chốt trong đạo Phật, có 423 bài kệ trong 26 phẩm. Mỗi một bài kệ mang một ý nghĩa rất xuất thế thánh thiện. Ở Ấn Độ, Rigveda được xem là một bộ kinh cổ đại của đạo Hindu thì kinh Pháp Cúcũng được xem là thánh điển cổ đại của Phật giáo để nuôi chí xuất trần thượng sĩ. Cách phân bố và nội dung củaPháp Cú dựa trên bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu như sau:

1. Phẩm Song yếu (Yamakavagga) có 20 bài kệ. Song yếu nghĩa là nói về từng cặp đôi quan trọng thiết yếu. Chúng đối nghĩa với nhau như thiện đối với ác, tinh tấn đối với buông lung, vv. Đức Phật dùng biện pháp ví dụ so sánh đầy hình tượng màu sắc như: cành yếu trước cơn gió lốc so sánh như người sống buông lung (kệ số 7), núi đá trước gió thổi như người kiên trì tu tập thì không bị ma phá (8), căn nhà vụng hay khéo lợp như người có hộ trìhay không hộ trì hay không các căn (13, 14), người chăm chỉ đếm bò cho chủ như người nói hay mà thiếu thực hành thì chỉ lợi ích cho người khác (19) và ví dụ bánh xe bò luôn luôn theo dấu chân con bò là chỉ cho nhân quảlành hay ác mình đã tạo đều theo mình không sai khác (1,2).


"Ý dẫn đầu các pháp,


Ý làm chủ, ý tạo;


Nếu với ý ô nhiễm,


Nói lên hay hành động,


Khổ não bước theo sau,


Như xe, chân vật kéo".


 

"Ý dẫn đầu các pháp,


Ý làm chủ, ý tạo,


Nếu với ý thanh tịnh,


Nói lên hay hành động,


An lạc bước theo sau,


Như bóng, không rời hình".


(Bài kệ 1 & 2)


Đức Phật đã dùng biện pháp song hành rất cụ thể, dễ hiểu, giúp chúng ta giữ gìn thân, khẩu, ý của mình, đừngbuông lung để tránh rơi vào quả ác. Đây là ví dụ tiêu biểu nổi bật trong phẩm Song yếu hay đại diện cho cả cuốnkinh Pháp Cú.

2. Phẩm Không Phóng Dật (Appamadavagga) có 12 bài kệ. Không phóng dật là chánh niệm, không có buông lung. Đức Phật so sánh bậc trí sống khép mình trong giới luật tịnh hạnh giống như người giữ được vật quý báu (26), giống như người ở trên núi cao nhìn xuống mặt đất nơi nhiều kẻ ngu si đang sống trong lo âu buồn phiền (28), giống như tuấn mã bỏ sau lưng con ngựa hèn (29) và giống như người khéo xây hòn đảo cao ráo thì sóng gió khó ngập tràn lên được (25).


"Nỗ lực, không phóng dật,


Tự điều, khéo chế ngự.


Bậc trí xây hòn đảo,


Nước lụt khó ngập tràn."


(Bài kệ 25)

3. Phẩm Tâm (Cittavagga) có 11 bài kệ. Tâm là tâm tánh, tu tâm để thoát khỏi ngũ dục. Đức Phật khuyên các thánhđệ tử phải quán sát thân tứ đại này sẽ nằm dưới ba thước đất như cây khô vô dụng bị quăng bỏ (41), cho nên bậc trí phải phòng hộ và điều ngự, giữ tâm ý chánh trực thì vị ấy sẽ giống như người thợ điêu luyện khéo uốn nắn mũi tên (33), như cá tung tăng dưới nước (34), như thoát khỏi hang ma (37), như có gươm tuệ bén (40) và từng oan nghi đi đứng nằm ngồi của vị thánh đệ tử ấy sẽ cao thượng và thánh thiện hơn (43).


Tâm hoảng hốt giao động,


Khó hộ trì, khó nhiếp,


Người trí làm tâm thẳng,


Như thợ tên, làm tên.


(Bài kệ 33)

4. Phẩm Hoa (Pupphavagga) có 16 bài kệ khuyên chúng ta hãy vun trồng Phật pháp bởi lẽ lời pháp như hoa đẹptrang nghiêm thân tâm. Đức Phật đã dùng hình ảnh tươi đẹp của tràng hoa thơm để ví cho ai khéo giảng nói kinh Pháp Cú (44). Vị nào vừa giảng nói và vừa thực hành những pháp thoại mình giảng nói thì vị ấy sẽ giống như hoa tươi đẹp thêm hương và sắc (52). Vị ấy sẽ thoát khỏi nạn cám dỗ của ma quân (46), nạn nước lũ cuốn đi (47). Vị ấy vào làng khất thực chỉ như ong kiếm hoa, lấy mật rồi đi, không tổn hại hương sắc, không làm phiền lòng thí chủ(49).  Một trong những pháp ngữ nổi bật trong Pháp cú hay kinh tạng Phật giáo nữa là Đức Phật đã so sánh hương thơm của các loài hoa với hương đức hạnh của bậc xuất trần tu tập giải thoát thì giới hương, hương đức hạnh của người tu tập là hơn hết (54, 55, 56).


"Hoa chiên đàn, già la,


Hoa sen, hoa vũ quý,


Giữa những hương hoa ấy,


Giới hương là vô thượng."


(Bài kệ 55)

5. Phẩm Ngu (Balavagga) có 16 bài kệ. Đức Phật từ bi tận tình chỉ cặn kẽ những hành động, suy nghĩ và lời nói dại dột nào sẽ đưa đến sự ngu tối đọa lạc. Người nào khư khư chấp vào chỗ hiểu biết sai lầm của mình (sở tri chướng) mà không chịu mở lòng học Phật pháp thì vị ấy như cái muỗng, sẽ chẳng bao giờ nếm được vị ngon của muỗng canh (64). Thà sống một mình, chứ không làm bạn với người ngu (61). Người ngu chắc chắn sẽ ăn năn hối hận vì bị quả báo ác nghiệp do mình gây ra (66, 67), sẽ bị thiêu đốt như lửa ngún cao lên từ đống tro than (71). Đối với người ngu, không biết chánh pháp thì đường đi và luân hồi sẽ rất dài:


"Đêm dài cho kẻ thức,


Đường dài cho kẻ mệt,


Luân hồi dài, kẻ ngu,


Không biết chơn diệu pháp."


(Bài kệ 60)

6. Phẩm Hiền Trí (Panditavagga) có 14 bài kệ, nói về người trí sẽ chỉ cho chúng ta những điều hay lẽ phải để mìnhhoàn thiện hơn. Những lời chỉ bảo đó là kho tàng báu vật (76). Ca dao Việt Nam có câu: “Thuốc đắng giả tật”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, cho nên cần phải kết thân với người có chí khí cao thượng. Người trí biết tự điều phục mình, như người tưới nước lo dẫn nước, thợ làm cung lo uốn cung tên và người thợ mộc lo nảy mực đo cây (80). Người trí vững vàng, không dao động như ngọn núi kiên cố (81), như hồ nước sâu yên tịnh (82), như đạt đếnbờ kia (85).  


Chớ thân với bạn ác,


Chớ thân kẻ tiểu nhân.


Hãy thân người bạn lành,


Hãy thân bậc thượng nhân."


(Bài kệ 78)

7. Phẩm A La Hán (Arahantavagga) có 10 bài kệ nói về bậc A La Hán là vị thánh đã vượt thoát các phiền não, tự tạinhư chim thiên nga bay giữa hư không (91), như người kỵ mã đã điều ngự được ngựa lành (94). Vị ấy thân khẩu ýnghiệp thường vắng lặng, an ổn (96), hay xa lìa ái dục (97) và thường ẩn cư nơi núi rừng:


Khả ái thay núi rừng,


Chỗ người phàm không ưa,


Vị ly tham ưa thích,


Vì không tìm dục lạc.


(Bài kệ 99)

8. Phẩm Ngàn (Sahassavagga) có 16 bài kệ so sánh giữa số lượng và chất lượng. Như nói ngàn câu vô nghĩakhông bằng một câu Phật pháp (100),  hay trăm năm tế tự không bằng một ngày chuyên tu (106), trăm năm thờ lửa không bằng một ngày cúng dường bậc thánh (107), trăm năm phá giới không bằng một ngày trì giới (110), trăm năm giải đãi, không bằng một ngày tinh tấn (112). Đức Phật nhấn mạnh rằng đạo Phật là đạo tu tâm, cho nên tự thắng những tâm tiêu cực của mình, để sống với tâm thánh thiện là chiến thắng vẽ vang nhất:


"Dầu tại bãi chiến trường


Thắng ngàn ngàn quân địch,


Tự thắng mình tốt hơn,


Thật chiến thắng tối thượng."


 (Bài kệ 103)

9. Phẩm Ác (Papavagga) có 13 bài kệ nói về cặp phạm trù thiện ác, sáng tối, vv. Ví dụ như nếu lỡ làm ác thì đừng làm thêm, bởi lẽ chứa ác nhiều thì nhất định sẽ khổ (117).  Nếu đã làm được thiện thì nên làm tiếp vì do nhân lành này mà được an lạc (118). Chớ nghĩ điều ác nhỏ không sao, thật ra lâu ngày thành đầy và tai hại khó lường (121).Chúng ta tránh xa điều ác như người có nhiều vàng ngọc mà thiếu bạn đồng hành thì nên tránh xa đường nguy hiểm hay như người tránh xa thuốc độc hại thân (123). Người ác sẽ bị quả báo ngược lại hại mình như ngược gió tung bụi thì bụi sẽ bay vào mặt mình lại (125), như “gậy ông đập lưng ông” sẽ bị hại mình mà không mình không ngờ đến:


Hại người không ác tâm,


Người thanh tịnh, không uế,


Tội ác đến kẻ ngu,


Như ngược gió tung bụi.


(Bài kệ 125)

10. Phẩm Hình phạt (Dandavagga) có 17 bài kệ nói về tâm lý con người ai cũng sợ hình phạt, gông cùm, và xiềng xích. Biết sợ quả báo đau đớn này thì chúng ta phải tránh nhân sát đạo dâm vọng, ỷ ngữ, nói dối, hại người (133).


"Mọi người sợ hình phạt,


Mọi người sợ tử vong.


Lấy mình làm ví dụ


Không giết, không bảo giết."


(Bài kệ 129)


Vị thánh đệ tử giữ yên lặng giữa các thị phi như chuông bị bể không kêu vang tiếng (134), như ngựa hiền tránh roi vọt (143). Vị ấy sống kiên trì, phạm hạnh, không hại mọi sinh linh (142).

11. Phẩm Tuổi già (Jaravagga) có 11 bài kệ nói về sự vô thường biến đổi của tuổi tác. Thân này bất tịnh, mỏng manh, tật bịnh và già chết như trái bầu mùa thu bị bỏ đi (149). Thân này làm xương và được quét tô bằng máu thịt (150). Không có hân hoan khi thân mãi bị thiêu đốt mà trí tuệ chưa mở mang (146) và cứ tiếp tục bị chi phối bởi luật sanh, trụ, dị. diệt:


 "Lang thang bao kiếp sống


Ta tìm nhưng chẳng gặp,


Người xây dựng nhà này,


Khổ thay, phải tái sanh."


(Bài kệ 153)

12. Phẩm Tự ngã (Attavagga) có 10 bài kệ khuyên chúng ta hãy làm cho mình như mình đã chỉ dạy người khác (159).  Việc ác dễ sanh, nên phải tự phòng hộ tự ngã kiêu căng tham ái (161), đừng dễ duôi buông lung như dây leo bám cây không rời (162). Người trí suốt ngày đêm luôn cảnh giác:


"Nếu biết yêu tự ngã,


Phải khéo bảo vệ mình,


Người trí trong ba canh,


Phải luôn luôn tỉnh thức."


(Bài kệ 157)

13. Phẩm Thế gian (Lokavagga) có 12 bài kệ nói về đừng theo lối sống thọ hưởng, buông lung sáu căn rông rỡ, theo tà kiến, tà hạnh, khiến ảnh hưởng xấu cả đời này và đời sau (167, 168, 169). Ai sống trước buông lung, sau hiểu đạo nên sống tinh tấn, không phóng dật, đời này chói sáng rực như trăng thoát mây che (170), như chim thoát khỏi lưới (174), bay liệng tự do giữa trời:


Như chim thiên nga bay,


Thần thông liệng giữa trời;


Chiến thắng ma, ma quân,


Kẻ trí thoát đời này.


(Bài kệ 175)

14. Phẩm Phật Đà (Buddhavagga) có 18 bài kệ tán thán về sự chuyên trì giới định tuệ và sự thích an tịnh viễn lycủa Đức Phật Thích Ca (179, 181). Lời dạy căn bản của Đức Phật là không làm mọi điều ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch (183). Ngài là bậc tuệ tri biết các dục rất khó thỏa mãn lại hại thân tâm chúng ta (168), cho nên bậc thánh đệ tử không tìm cầu dục lạc, chỉ ưa thích ái diệt, khổ diệt (186, 191). Phật pháp tăng là ba bậcquý báu trên thế gian, đáng cho chúng ta kính lễ cúng dường quy y:


Vui thay, Phật ra đời


Vui thay, Pháp được giảng!


Vui thay, Tăng hòa hợp!


Hòa hợp tu, vui thay!


(Bài kệ 194)

15. Phẩm An Lạc (Sukhavagga) có 12 bài kệ nói về sự giải thoát tự tại của các bậc thánh đệ tử. Các ngài sống không hận thù giữa những người hận thù (197), sống không rộn ràng giữa những người rộn ràng (199), sống an tịnh giải thoát giữa những người trói buộc đầy phiền trược. Do vậy, để được an lạc, chúng ta hãy thân cận bậc thiện nhân hiền sĩ:


Bậc hiền sĩ, trí tuệ


Bậc nghe nhiều, trì giới,


Bậc tự chế, Thánh nhân;


Hãy gần gũi, thân cận


Thiện nhân, trí giả ấy,


Như trăng theo đường sao."


(Bài kệ 208)

16. Phẩm Hỷ Ái (Piyavagga) có 12 bài kệ nói về hỷ ái, dục ái, sinh sầu bi, khổ ưu não (215). Bậc thánh đệ tử giới đức, chánh kiến, thoát khỏi dây ràng buộc của hỷ ái, dục ái:


Ái luyến sinh sầu ưu,


Ái luyến sinh sợ hải.


Ai giải thoát ái luyến


Không sầu, đâu sợ hải?


(Bài kệ 213)


Do thoát khỏi lưới dục trần gian này nên các ngài được số đông quần chúng kính quý và phước lành sẽ đến các ngài từ đời này đến đời kia (220).

17. Phẩm Phẫn Nộ (Kodhavagga) có 14 bài kệ nói vị nào làm chủ được phẫn nộ, sân giận thì giống như dừng được bánh xe đang lăn xuống hố sâu (222), sẽ tránh được nhiều chuyện ăn năn hối tiếc xảy ra. Giữ thân, miệng, ý đừngphẫn nộ là từ bỏ thân, miệng, ý làm ác hạnh (231, 232, 233), là ba nghiệp khéo bảo vệ (234). Đức Phật cũng chỉ ra cách đối trị lòng phẫn nộ, xan tham và hư ngụy bằng cách rất đơn giản và hiệu quả thâm sâu vô cùng:


Lấy không giận thắng giận,


Lấy thiện thắng không thiện,


Lấy thí thắng xan tham,


Lấy chơn thắng hư ngụy.


(Bài kệ 223)

18. Phẩm Ô nhiễm (Malavagga) có 21 bài kệ nói về do tâm tán loạn ô nhiễm, không trong sáng, mất phẩm hạnh, nên vị này thường bị người chê cười, không kính trọng. Bậc thánh đệ tử nên siêng năng, tinh tấn, lọc tâm mình chotrong sáng như hòn đảo vững chắc, như vàng đã được lọc.


Hãy tự làm hòn đảo


Tinh cần và sáng suốt


Trừ cấu uế, thanh tịnh


Chẳng trở lại sanh già.


(Bài kệ 238)


 


Người trí theo tuần tự


Từng sát na trừ dần


Những cấu uế nơi mình


Như thợ vàng lọc quặng.


(Bài kệ 239)

19. Phẩm Công bằng (Dhammatthavagga) có 17 bài kệ nói về cách giao tế với người xung quanh, chúng ta đừng để những tâm tham, sân, si che mờ những ý tưởng, quyết định của mình. Bậc thánh đệ tử luôn lấy lòng từ hoà, bình đẳng, đúng pháp và công bằng như người cầm cán cân công lý để đối đãi với người.


Không chuyên chế, đúng pháp


Công bằng, dắt dẫn người


Bậc trí sống đúng pháp


Thật xứng danh pháp trụ.


(Bài kệ 257)


Im lặng nhưng ngu đần


Đâu được gọi ẩn sĩ?


Như người cầm cán cân


Kẻ trí chọn điều lành.


(Bài kệ 268)


 


Từ bỏ các ác pháp


Mới thật là ẩn sĩ


Ai thật hiểu hai đời


Mới xứng danh ẩn sĩ.


(Bài kệ 269)


Đức Phật còn từ bi chỉ ra phong cách của bậc thánh hiền là không cần nói nhiều, biện minh, cải lý mà chỉ giữ trong lòng bình an, ổn định, không oán thù, ganh ghét và luôn ủng hộ lẽ phải:


Không phải vì nói nhiều


Mới xứng danh bậc trí


An ổn không oán sợ


Thật đáng gọi bậc trí.


(Bài kệ 258)

20. Phẩm Con Đường (Maggavagga) có 17 bài kệ. Đạo là con đường. Con đường của đạo Phật là dùng Lý Tứ đếvà Bát Chánh đạo để giác tỉnh lý vô thường tạm bợ và đau khổ ở thế gian và để sống đúng với chân lý lẽ thật. Những của cải vật chất, bà con thân thuộc, sẽ tan theo không gian và thời gian, không ai có thể cứu hộ được nghiệp quả của mình:


Một khi tử thần đến


Không có con che chở


Không cha không bà con


Không thân thích che chở.


(Bài kệ 288)


Bởi thế, bậc có trí biết buông bỏ những giả tạm trần thế và tìm lẽ thật của Tứ diệu đế và Bát Chánh Đạo để ra khỏi những khổ đau.


Biết rõ lý lẽ trên


Kẻ trí siêng trì giới


Thấu triệt đường Niết bàn


Sớm chứng thanh tịnh đạo.


(Bài kệ 289)


Do dứt các nghiệp ái dục nặng nề, siêng tu đạo tịch tịnh Niết bàn nên Đức Thế Tôn đã chứng ngộ được tâm thanh tịnh giải thoát. Từ đây, thân tâm ngài như sen thu tinh khiết giữa cõi trần loạn động:


Tự cắt giây tình ái


Như tay bẻ sen thu


Hãy tu đạo tịch tịnh


Niết bàn Thiện Thệ dạy.


(Bài kệ 285)

21. Phẩm Tạp lục (Pakinnakavagga) có 16 bài kệ, nói về suốt đời chúng ta chỉ chạy theo những lợi ích hay niềm vui nho nhỏ mà quên đi sự an lạc vô cùng to lớn trong tâm thức.


Nhờ từ bỏ vui nhỏ


Hưởng được vui lớn hơn


Kẻ trí bỏ vui nhỏ


Khi nhìn đến vui lớn.


(Bài kệ 290)


Để dứt khổ luân hồi, chúng ta nên trở lại niềm vui an lạc vô tận bên trong tâm lúc nào cũng có sẵn. Dù đang ở trong hang sâu heo hút hay rừng sâu núi vắng không người vãng lai, vị thánh đệ tử luôn an lạc tự tại.  


Người ngồi nằm một mình


Độc hành không buồn chán


Tự điều phục một mình


Sống thoải mái rừng sâu.


(Bài kệ 305)

22. Phẩm Cảnh khổ (Nirayavagga) có 14 bài kệ nói về nhân quả báo ứng của cảnh khổ địa ngục. Chúng ta đôi khidễ ngươi khinh thường những việc làm không đúng pháp của mình mà không biết rằng chính sự phi pháp, thân khẩu ý buông lung và phạm giới đó là lối đi vào địa ngục hay vào cảnh khổ nhiều đời.


Sống phóng đãng buông lung


Theo giới cấm ô nhiễm


Sống phạm hạnh đáng nghi


Sao chứng được quả lớn.


(Bài kệ 312)

23. Phẩm Voi (Nagavagga) có 14 bài kệ nói về con voi, ngựa khéo được điêu luyện nên đã thắng trận giữa làn tên bắn của kẻ thù. Do voi ngựa đã được thuần thục, nên vua có thể cưỡi đi diễn hành xung quanh thành phố. Cũng vậy, vị thánh đệ tử khéo điều ngự và nhẫn chịu mọi khó khăn và nghịch chướng thì có thể đạt đến Niết bàn, trở thành bậc thầy của cõi trời và người.


Voi luyện đi dự hội


Voi luyện được vua cưỡi


Kẻ luyện, người tối thượng


Nhận chịu mọi phỉ báng.


(Bài kệ 321)


Chẳng phải nhờ xe nầy


Đưa người đến Niết bàn


Chỉ có người tự điều


Đến đích, nhờ điều phục.


(Bài kệ 323)

24. Phẩm Ái dục (Tanhavagga) có 26 bài kệ nói về ái dục là nguyên nhân chính yếu sanh ra vòng đau khổ của kiếp sống luân hồi, cho nên thánh đệ tử trú trong sự tịch tịch của vô dục, giữ thân tâm trong sạch, không lấy ô nhiễmkhát ái làm niềm vui:


Dòng ái dục chảy khắp


Như giây leo mọc tràn


Thấy giây leo vừa sanh


Dùng kiếm tuệ đoạn gốc.


(Bài kệ 340)


 


Ai sống trong đời này


Ái dục được hàng phục


Sầu khổ tự tiêu dần


Như nước giọt lá sen.


(Bài kệ 336)


Pháp thí, thí tối thắng


Pháp vị, vị tối thắng


Pháp hỷ, hỷ tối thắng


Ái diệt, thắng khổ đau.


(Bài kệ 354)

25. Phẩm Tỳ khưu (Bhikkhuvagga) có 23 bài kệ nói về chư tôn đức Tỳ kheo đệ tử xuất gia của Đức Phật sống luôntỉnh thức hộ trì sáu căn, không buông lung thọ hưởng ngũ dục, giữ tâm tịch lặng an trú trong chánh pháp của ĐứcTừ phụ.


Vị Tỳ kheo trú pháp


Mến pháp suy tư pháp


Tâm tư niệm chánh pháp


Sẽ không rời chánh pháp.


(Bài kệ 364)


Tỳ kheo tát thuyền nầy


Thuyền không, nhẹ đi mau


Trừ tham, diệt sân hận


Tất mau chứng Niết bàn.


(Bài kệ 369)


Như hoa Vassika


Quăng bỏ cánh úa tàn


Cũng vậy vị Tỳ kheo


Giải thoát tham và sân.


(Bài kệ 377)

26. Phẩm Bà La Môn (Brahmanavagga) có 41 bài kệ nói về ý nghĩa của Bà-la-môn theo quan điểm của Đức Phật.Bà la môn là những vị tu sĩ của đạo Hindu, thuộc giai cấp tu sĩ (xã hội Ấn Độ có bốn giai cấp: 1) Sát đế lợi/vua chúa, 2) Bà la môn/tu sĩ, 3) thương xá/ buôn bán và 4) Chiên đà la/giai cấp thấp). Họ chuyên trì tụng kinh Hindu, có vị thờ lửa, có vị khổ hạnh, có vị sống đời sống có gia đình và cho là sau này sẽ sanh về cõi trời Phạm thiên.  Đức Phật giải thích Bà-la-môn là phạm hạnh, cho dù có dán nhãn hiệu giai cấp cao hay thấp nào của xã hội, nhưng nếu vị đó thân khẩu ý trong sạch thì vị đó được xứng danh là Bà-la-môn. Nếu vị nào sanh trong dòng họ Bà-la-môn mà không đức hạnh, tu tập không nghiêm chỉnh, thì không thể gọi là phạm hạnh Bà-la-môn được:


Hãy tinh tấn đoạn dòng


Bà la môn bỏ dục


Thấu hiểu uẩn diệt tận


Người thật chứng vô tác.


(Bài kệ 383)


Ban ngày trời chiếu sáng


Ban đêm trăng chiếu sáng


Khí giới sáng chúa vua


Thiền định sáng Bà la môn


Nhưng hào quang Đức Phật


Chói sáng cả ngày đêm.


(Bài kệ 387)


Tóm lại, qua 26 phẩm của kinh Pháp Cú, Đức Phật nói về nét đẹp xuất thế tại thế gian này, khuyên các Gia đìnhPhật tử tại Hoa Kỳ vì tương lai Phật giáo cho các con em Phật tử mà ngồi lại với nhau, giữ gìn đức hạnh cao thượng của mình, lấy đó làm nhân tố chính yếu để xây dựng nghiệp đồ Phật giáo. Phật giáo có nhiều tông phái, nhiều chùa và nhiều GDPT. Mỗi tông phái, mỗi chùa, mỗi GDPT cúng dường Phật pháp mỗi cách, theo khả năng sáng tạo của mình và cùng hoà hợp dâng lên Tam bảo. Quan trọng làm sao chính từng tông phái, từng đơn vị cố gắng lấy lời dạyxuất thế của Đức Phật trong kinh Pháp Cú để hoàn thiện lấy mình và làm gương mẫu cho các con em nối bước theo sau. Cố gắng đừng để tự ngã, hám danh, hám quyền, sân giận, ganh ghét,  những tư tưởng dị biệt cá nhân, giận hờn, trách móc, nghi kỵ lẫn nhau làm chướng ngại; đừng để những thô tục, tranh giành, tiêu cực của tham sân sihiện nơi thân khẩu ý. Chư tôn đức tăng ni lãnh đạo và các huynh trưởng GDPT là những tấm gương mẫu mực tại thế gian, thay Phật để truyền đạt những đức hạnh an lạc của kinh Pháp Cú cho chính mình và đàn em như  giữ giới,ngồi thiền, tu tuệ, đạo đức, oai nghi, chánh niệm, định tâm, thương người, tha thứ, hỷ xả, không phóng dật, công bằng, hy sinh, xả ngã vì người và khéo chế ngự thân khẩu ý của mình, vv. Kinh Pháp Cú dạy chúng ta làm thế nào để những đức tánh thánh thiện này thể hiện nơi thân khẩu ý chúng ta trong vai trò hay sứ mạng tu tập và lãnh đạoGDPT của chúng ta.


Như vậy, Phật pháp and GDPT sẽ tồn tại rất đẹp và lý tưởng.


Kính mong lắm thay!


Chùa Hương Sen mùa hoa tiêu đỏ nở,


Ngày 21 tháng 5 năm 2017


Thích Nữ Giới Hương


Tài Liệu Tham Khảo


Most Venerable Thích Minh Châu. Kinh Pháp Cú. Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam

<http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/pali/phapcu1.htm>


Ven. Narada Maha Thera. Dhammapada. Maha Bodhi Information and Publications Division. Sarnath, India. 1971.


 


 


THE VIRTUOUS PATH OF IN DHAMMAPADA



Venerable Thích Nữ Giới Hương


(Course Material for the Vietnamese Buddhist Youth Association


in the United States of America)



          Dhamma is a teaching. Pada is a verse. Dhammapada is a basic scripture in Buddhism, has 423 verses in 26 chapters. Each verse has a meaning that shows a noble way of living. In India, there was the Rigveda as the ancient scriptures of the Hindu. Likewise, Dhammapada was also considered as a sacred ancient Buddhist scripture which nurtures the noble thought for Buddhist followers, monks, or nuns. The content of the Dhammapada (based on the translated text by venerable Thích Minh Châu) is as follows:


    Twin Verses (Yamakavagga): It has 20 verses. Twin means a pair of two opposite meanings, such as good vs. bad, diligence vs. laziness, etc. The Buddha uses the simile method to compare the poetry figures, like a weak branch under whirlwind as an undiligent Buddhist (verse 7); a mountain is still resistant under the blowing wind as a persistent practitioner who has not been interrupted by a lazy ghost (8); a elegant or clumsy roofing as a practitioner who knows or does not know how to control her/his six organs (13, 14); a worker only counts cows for his boss, but he has nothing as a Buddhist only speaks but he lacks practice. Therefore, then only listeners can follow the teaching of the Buddha (19); the bad or good karma often follows us as the wheels always follow its cow footprints (1.2).


“Mind is the forerunner of (all evil) states.


Mind is chief; mind-made are they. If one speaks or acts with wicked mind, because of that, suffering follows one, even as the wheel follows the hoof of the draught-ox.”


(Verse 1)


“Mind is the forerunner of (all good) states.


Mind is chief; mind-made are they. If one speaks or acts with pure mind, 


because of that, happiness follows one, even as one's shadow that never leaves.”


(Verse 2)


The Buddha uses the twin verses which is very specific, easily understood, helps us to keep our body, speech, and mind, and avoids falling into the negative way. This is a distinguishing example of the Twin Verses and represents the Dhammapada.


2.  Heedfulness (Appamadavagga): It has 12 verses. Heedfulness is mindfulness. The Buddha compares a mindful practitioner: like a person keeping a valuable object (26), like a person on the top mountain looking down on the ground where the fools are living in anxiety (28), like a strong horse left behind a cowardly one (29), and like an island that withstands a storm (25).


“By sustained effort, earnestness, discipline, and self-control let the wise man 


make for him an island, which no flood overwhelms.”


(Verse 25)


3. The Mind (Cittavagga): It has 11 verses. Citta is the mind. We cultivate the mind to get rid of the five secular desires (money, beauty, fame, food, and sleep). The Buddha advises his disciples to observe their bodies which will be buried under the three feet deep land like a discarded dry tree (41). So the wise knows how to keep his mind upright like a skillful craftsmen shapes an arrow (33), like a fish swims in water (34), as a person escapes from a ghost cave (37), like a sharp skill sword (40), and like each posture of a saint disciple, such as walking, standing, reclining, and sitting that looks so noble and holy (43).


‘The flickering, fickle mind, difficult to guard, difficult to control – 


the wise person straightens it as a fletcher straightens an arrow.”


(Verse 33)


4. Flower (Pupphavagga): It has 16 verses to advise us to cultivate Buddha-Dharma because the Buddha’s teachings are as beautiful as flowers which decorate our body and mind in the elegant shape. The Buddha uses the beautiful fragrant garland images to compare to anyone who speaks well on Dhammapada (44). Whoever is both a good speaker and practitioner 

following Dharmampada, will be more perfectful like the beautiful flowers which is added more flavor and color (52). He will get rid of the demonic temptation (46), like withstanding a storm (47). He enters the village for alms just as a bee seeks flowers, only takes honey, then goes. The bee neither causes harm on flowers,

 nor disturbs the benefactors (49). In one of the famous verses in 

Dhammapada or Buddhist scriptures, the Buddha compares the scent of 

flowers to the scents of the virtue monks or nuns. Then, he includes

 the fame or the fragrance of the precept keeper, a noble monk/nun

 is the best because they can get through the opposite wind meaning 

that people can admire the noble monks at every direction (54, 55, 56).


“Sandalwood, tagara, lotus, jasmine: above all these kinds of fragrance,


the perfume of virtue is by far the best.”


(Verse 55)


5. Fool (Balavagga): It has 16 verses. The Buddha sincerely indicates that the bad thought, action, and each will lead to an ignorant realm. Any person insistently grasps his wrong understanding and does not open mind to study Buddhism as a spoon will never taste the flavor of soup on the spoon (64). It is better to live alone than to associate with a stupid person (61). The fool will definitely be regretful, because the bad karma was caused by him (66, 67), he will be burnt like an inferno from the ashes of coal (71). The fool does not know the Dharma; thus his rebirth will be long and endless. 


“Long is the night to the wakeful; long is the league to the weary;


long is sa§sàra to the foolish who know not the Sublime Truth.”


(Verse 60)


6. The Wise (Panditavagga): It has 14 verses. The wise shows us the right things to improve ourselves. His advice is a treasure (76). There is a Vietnamese saying: “A bitter medicine is worthy for killing sickness,” “Close the ink, we become black; near the light, we become bright.” Therefore, we must befriend the noble or virtue person. The wise knows to control his mind as a watering man knows how to take care the irrigation system; the craftsman know how to bend an arrow and a carpenter knows how to measure the ink and plant (80). The wise man is firm, without shaking, like a fortified mountain (81), like a 

quiet deep lake (82), like reaching the other band of the river (85).


“Associate not with evil friends, associate not with mean men;


associate with good friends, associate with noble men.”


 


(Verse 78)


7. Arhat (Arahantavagga): It has 10 verses.  An Arahat, who is a saint, has transformed the defilements, and liberated as a swan flying in sky (91), as a rider controls a healthy horse (94). The Arhat’s body and mind are now usually calm, peaceful (96), and free from craving (97). The mountains are the favourite places for his recluse. 


“Delightful are the forests where worldlings delight not;


the passionless will rejoice (therein), (for) they seek no sensual pleasures.”


(Verse 99)


8. Thousand (Sahassavagga): It has 16 verses to compare between quantity and quality. For example, a dharma sentence is more worthy to say than thousands of senseless questions (100), a whole day of taking retreat is better than hundreds years of sacrifices (106), a day of offering to the saints is better than a hundred years of worshipping fire (107), a day of keeping the precept is better than a hundred years of breaking morality (110),

 a diligent day is better than a hundred years of being lazy (112). The Buddha emphasizes that the main point in Buddhism is to cultivate the mind, so winning our negative mind is more important than a victory in a battlefield. 

To live with the holy mind is the most prestigious victory:


“Though one should conquer a million men in battlefield,


yet he, indeed, is the noblest victor who has conquered himself.”


(Verse 103)


9. Evil (Papavagga): It has 13 verses to tell the categories of good and evil, light and dark, and so on. For example, if we accidentally do bad things, we should not do or add more, because it causes suffering (117). If we do good things, we should do more good because the result will reward us (118). Do not think that a small evil does not cause a big problem, but if there are really more days engaging on it, then the unpredictable disaster will come (121). We 

shun evil as people who possess valuable gems, stay away from dangerous roads, as stay away from the harmful poisons (123). The bad people will be retribution reverse as throwing dust against the wind, the dust 

will fly into our face (125), as “a boomerang will hurt its owner”: 


“Whoever harms a harmless person,


one pure and guiltless, upon that very fool the evil


recoils like fine dust thrown against the wind.”


(Verse 125)


10. Punishment (Dandavagga): It has 17 verses. In psychology, all human being fear punishment, shackles, and chains. To avoid this retribution, we must refrain from illegal sex, telling lies, robbing, and harming other people (133).


“All tremble at the rod. All fear death.


Comparing others with oneself, one should neither strike nor cause to strike.”


(Verse 129)


          A saint disciple keeps silent between the wrong-right views, like no clatter dumbbell (134), as a sage horse avoids whiping (143). He lives in a noble way, without harming any living creature (142).


11. Old Age (Jaravagga): It has 11 verses to describe the impermanence of human beings. The impure body, fragile, illness, and death as a gourd is discarded in autumn (149). This body is made by bone, blood, and flesh (150). No joyful forever as our bodies will be burned while our wisdom has not opened yet (146) and we are continually governed by the law of life: birth, exist, change, and disappear:


“Through many a birth I wandered in sasàra,


seeking, but not finding, the builder of the house.


Sorrowful is it to be born again and again.”


(Verse 153)


12. The self (Attavagga): It has 10 verses to suggest that we do for ourselves, as how we have taught others (159). Evil is easy to rise and we should protect ouselves from pride and desire (161), we should not be neglectful like vines clinging trees without leaves (162). The wise are always alert:


“If one holds oneself dear, one should protect


oneself well. During every one of the three watches the wise man should keep vigil.”


(Verse 157)


13. The world (Lokavagga): It has 12 verses and talks about avoiding a luxurious lifestyle, loosing six sense organs, misconduct, because it causes the bad effects on both this and next lives (167, 168, 169). After understanding Buddhism, he promises to live morally. This marks as the moon shining brightly without cloud covering (170), like a bird gets out of the cage (174), flying freely in the air:


“Swans wing along on the path of the sun.


(Men) go through air by psychic powers,


The wise are led away from the world, having conquered Màra and his host.”


(Verse 175)


14. The Enlightened One (Buddhavagga): It has 18 verses to praise for the precept-meditation-wisdom and the morality renunciation of Sakyamuni (179, 181). The fundamental teachings of the Buddha are to avoid doing any bad things, doing all good things, and keeping our minds pure (183). The Enlightened One knows that unsatisfied lust can harm our body and mind (168). So the saint disciples do not seek for the flesh pleasures as they favor inner peace and purity (186, 191). Buddha-Dharma-Sangha is precious on earth and worthy for us to salute, offer, and take refuge:


“Happy is the birth of Buddhas.


Happy is the teaching of the sublime Dhamma.


Happy is the unity of the Sangha.


Happy is the discipline of the united ones.”


(Verse 194)


15. Happiness (Sukhavagga): It has 12 verses to tell the liberation of saint disciples. They live without hatred among those who hate (197), without bustling among the bustling ones (199). They live peacefully among the defiled people. Therefore, to achieve the peace, we should be close to the gentle saint disciples:


“With the intelligent, the wise, the learned,


the enduring, the dutiful, and the Ariya with


a man of such virtue and intellect should one associate,


as the moon (follows) the starry path.”


(Verse 208)


16.Afftection (Piyavagga): It has 12 verses on sexual pleasure, desire, sorrow, suffering, and uneasiness (215). The saint disciples have the right view to escape the bonds of the sexual pleasure:


“From affection springs grief, from affection springs fear;


for him who is wholly free from affection there is no grief, much less fear.”


(Verse 213)


          Due to their chasity, they are honored by the Buddhist majority and they can gain the merrit from this and next lives (220).


17. Anger (Kodhavagga): It has 14 verses to tell that whoever can master their anger and indignation, like if we can stop the rolling wheels (222), we can avoid many remorse things from happening. Our body, speech and mind do not express resentfulness which means we give up doing evil deeds (231, 232, 233), are now in a well- protected shape (234). The Buddha also points out the ways to treat the anger, greed, and ignorance by this very simple method that has a profound effect:


“Conquer anger by love. Conquer evil by good.


Conquer the stingy by giving. Conquer the liar by truth.”


(Verse 223)


18. Taint (Malavagga): It has 21 verses to talk about the impurity, illusion, misconduct, wandering mind, and bad fame. Saint disciples are so diligent in contemplating their minds as a solid island or gold that has been filtered.


“Make an island unto yourself. Strive without delay;


become wise. Purged of stain and passionless, you will not come again to birth and old age.”


(Verse 238)


“By degrees, little by little, from time to time,


a wise person should remove his own impurities,


as a smith removes (the dross) of silver.”


(Verse 239)


19. Fair (Dhammatthavagga): It has 17 verses to speak about socializing with people around. We do not let the greed, hatred and delusion cover our thoughts and decisions. Saint disciples always are ingratiately peaceful, equal, and just to others, as a lawyer holding a scale of justice to treat people.


“The intelligent person who leads others not


falsely but lawfully and impartially, who is a guardian


of the law, is called one who abides by the law (dhammaññha).”


(Verse 257)


“Not by silence (alone) does he who is


dull and ignorant become a sage; but that


wise man who, as if holding a pair of scales, embraces


the best  and shuns evil, is indeed a sage.”


(Verse 268)


“For that reason he is a sage. He who understands,


both worlds  is, therefore, called a sage.”


(Verse 269)


          The Buddha also points out that the sage does not need to be talkative, competitive, or argumentative rather only cherishes peace, stability, tolerance, kindness, and righteousness:


“One is not thereby a learned man merely


because one speaks much. He who is secure,


without hate, and fearless is called "learned".”


(Verse 258)


20. The Path (Maggavagga): It has 17 verses. The path is the spirituality. In Buddhism, Four Noble Truth và Eight Fold Path doctrines are the ways to contemplate the impermanence and suffering in the world and recognize the truth. The material possessions, the relatives, the beloved ones, and other belongings will dissolve in space and time. There is no one who can protect us:


“There are no sons for one's protection, neither father


nor even kinsmen; for one who is overcome by death


no protection is to be found among kinsmen.”


(Verse 288)


          Therefore, the wise gives up the false possession in the temporary world and seek for the Four Noble Truths and the Eightfold Path to liberate oneself from the suffering samsara.


“Realizing this fact, let the virtuous and wise


person swiftly clear the way that leads to Nibbàna.”


(Verse 289)


          In order to stop desire, a saint disciple diligently practices the precept-meditation-wisdom to end the suffering and attain the nirvana from which the Buddha was enlightened. Due to this awakening, the Buddha’s body and mind are holy as a pure lotus:


“Cut off your affection, as though it were


an autumn lily, with the hand. Cultivate the very path of peace.


Nibbàna has been expounded by the Auspicious One.”


(Verse 285)


21. Misce-Illaneous (Pakinnakavagga): It has 16 verses. We just often follow the outer lesser benefits or the simple pleasure that we forget the greater value of our inner peace.


“If by giving up a lesser happiness, one may behold


a greater one, let the wise man give up the lesser


happiness in consideration of the greater happiness.”


(Verse 290)


          To end suffering of samsara, we should return to the measureless peace within the mind. Although we stay in deep caves, remote mountains, or wild jungles, we are still liberated with the inner tranquility.


“He who sits alone, rests alone, walks alone,


unindolent, who in solitude controls himself, will find delight in the forest.”


(Verse 305)


22. Hell (Nirayavagga): It has 14 verses to speak about the retributive of a woeful state. We sometimes belittle on our illegal work without knowing that it causes the suffering for us in life.


“Any loose act, any corrupt practice,


a life of dubious  holiness - none of these is of much fruit.”


(Verse 312)


23. Elephant (Nagavagga): It has 14 verses on the animal. Elephants and horses are so gifted that they cleverly avoid the lanes of enemy arrows to win the match. The king could ride these skillfull animals to march around the city. Likewise, the holy disciples who are the masters of the world and heaven endure all difficulties and obstacles to reach nirvana.


“They lead the trained (horses or elephants) to an assembly.


The king mounts the trained animal. Best among men are


the trained who endure abuse.”


(Verse 321)


“Surely never by those vehicles would one go to


the untrodden land (Nibbàna) as does one who is


controlled through his subdued and well-trained self.”


(Verse 323)


24. Craving (Tanhavagga): It has 26 verses. The craving is a major cause of reincarnation. Therefore, holy disciples stay in the desireless, calm, and pure state. The do not take the impure craving as their pleasant:


“The streams (craving) flow everywhere. The creeper


(craving) sprouts and stands. Seeing the creeper that


has sprung up, with wisdom cut off root.”


(Verse 340)


“Whoso in the world overcomes this base unruly craving,


from him sorrows fall away like water-drops from a lotus-leaf.”


(Verse 336)


“The gift of Truth excels all (other) gifts. The flavour


of Truth excels all (other) flavours. The pleasure in


Truth excels all (other) pleasures. He who has destroyed craving overcomes all sorrow.”


(Verse 354)


25. Bhikkhu (Bhikkhuvagga): It has 23 verses.  Bhikkhus are the Buddha’s disciples, and are mindful in their six sense organs, and avoid the sensual pleasures life. They keep their awakened mind dwelling in the tranquil state.


“That bhikkhu who dwells in the Dhamma, who delights


in the Dhamma, who meditates on the Dhamma, who well


remembers the Dhamma, does not fall away from the sublime Dhamma.”


(Verse 364)


“Empty this boat, O bhikkhu! Emptied by you it will move swiftly.


Cutting off lust and hatred, to Nibbàna you will thereby go.”


(Verse 369)


“As the jasmine creeper sheds its withered flowers, even so,


O bhikkhus, should you totally cast off lust and hatred.”


(Verse 377)


26. The Brahmana (Brahmanavagga): It has 41 verses to speak on the Brahmin meaning in the Buddhist view. Brahmins are Hindu monks, and belong to the religious caste (four Indian castes in order:  kings, Brahmins, traders, and workers). They often chant the Hindu scripture and worship of fire, water, and austere practice. They have the married lives as secular couples. They believe that after death, they will be born in the Brahma Heaven owing to their Brahmin caste. 


          A Brahmin is holy. The Buddha explains that labels on a high or low classes of society, do not matter, but if your body and mind are pure, you are worthy of the Brahmin. If you are born in the Brahmin caste, but you misconduct, you can not be called a holy Brahmin:


“Strive and cleave the stream. Discard, O bràhmaõa, sense-desires.


Knowing the destruction of conditioned things, be,


O bràhmaõa, a knower of the Unmade  (Nibbàna).”


(Verse 383)


“The sun shines by day; the moon is radiant by night.


Armoured shines the warrior king. Meditating the bràhmaõa shines.


But all day and night the Buddha shines in glory.”


(Verse 387)


          In summary, through 26 chapters of the Dhammapada, the Buddha teaches us how the noble path is in the world! The Buddhist Youth Association in the United States takes it as the role model. Buddhism has a variety of sects, temples, and GDPT. Each Buddhist sect, temple, or GDPT offers it own virtuous way according to its ability,

 dedication, and creation. What is important how each sect or unit tries to take the profound teachings of the Buddha in the Dhammapada to improve it. Avoid Buddhist unharmony due to its different ideology, personal, anger, blame, and distrust barrier. GDPT practices the quality of tranpility at speech, body, and mind

 to avoid the vulgar, scramble, greed, and negative mind. Monks, nuns,

 and Buddhist Youth leaders who are the role models for GDPT, instead of the Buddha, convey the peaceful virtues of the Dhammapada for us and the juniors. The Buddhist characteristics are the precept-meditation-wisdom, ethics, postures, mindfulness, tolerance, forgiveness, pointness, justice, sacrifice,

 self-effort, support, and so on, are our good nature. Dhammapada 

teaches us to perform it on our speech, body, and mind for the

 leadership and self-cultivate mission. Then, GDPT and Buddha-Dharma 

will definitely exist ideally and beautifully forever in this world.


Blooming red pepper flowers at


Huong Sen Temple, May 21


st


 2017


Ven. Thích Nữ Giới Hương


Words Cited


Ven. Narada Maha Thera. Dhammapada. Maha Bodhi Information and Publications Division. Sarnath, India. 1971.


Most Venerable Thích Minh Châu. Kinh Pháp Cú. Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam. http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/pali/phapcu1.htm


Âm lịch

Ảnh đẹp