Chúng ta hãy làn lược tìm một vài mẫu Pháp thọi hay
bài kinh đề cập đến thiếu nhi và từ đó có một vài nhận định Phật giáo với
Tuổi thơ. Ðối với Ðức Phật, Ngài không nói cụ thể như chúng ta ngày nay
nhưng trong kinh A Hàm Ngài dạy các Thầy Tỳ Kheo có 4 điều không nên xem
thường: Một đốm lữa nhỏ, một con rắn nhỏ, một Tu sĩ trẻ
và một Thái tử ”. Những điều đó cho chúng ta thấy Ðức Phật rất coi
trọng trẻ thơ hay nói cách khác một thế hệ trẻ vì chính những con người
nầy là sức mạnh cho một ước vọng tương lai cuả tôn giáo nói riêng hay của
cộng đồng xã hội nói chung. Một đốm lữa nhỏ có thể hủy hoại mọi công trình
của nhân loại, một con rắn nhỏ có thể căn chết nhiều người nếu ai đụng đến
nó, một vị Tu sĩ trẻ sẽ trở nên bậc tôn túc lãnh đạo, là lực lượng kế thưà
cho sự phát triển Phật giáo và một vị Thái tử sẽ nối nghiệp vua cha trị vị
đất nước. Tất cả bốn điều trên nếu một người có tầm nhìn cho chiến lược,
phải biết kính nể không nên xem thường. Từ quan điểm của Ðức Phật cho
chúng ta biết sự quan tâm của Ngài về mầm non tương lai cuả nhân loại và
không phải chỉ đề cập 4 điều không nêm xem thường mà nhiều bài kinh, pháp
thoại đã được ÐứcPhật đề cập xoay quanh thiếu nhi trong thời kỳ Ngài còn
tại thế.
Một
Pháp thoại kể về trẻ em: “ Một hôm Ðức Phật đi đến một ngôi làng với
hình dáng hiền hòa và thân thiện của Ngài khiến nhiều trẻ con trong làng
rất vui mừng và giành nhau để được nói chuyện với Ðức Phật. tướng mạo Ðức
Phật vô cùng đẹp đẽ, ánh sáng rực rỡ chiếu khắp thân Ngài. Cậu bé Ba Ca
Gia hết sức mến mộ Ðức Phật và hỏi: “Con phải làm thế nào mới có thể được
(trở nên) như Ngài?” Ðức Phật vui vẻ trả lời: “Con nên tin lời Phật, không
làm việc ác, tâm tính hiền hòa thì có thể thành Phật (như ta).” Ba Ca Gia
hết sức mừng rỡ và xin theo Ðức Phật để học tập.
Ðối
với nhi đồng, Ðạo Phật quan niệm phải giáo dục cho các em: Ở nhà, nên
kính trọng các bậc tôn trưởng, hiếu thuận với cha mẹ, mến yêu, nhường nhịn
anh chị em. Ở trường, nên tôn trọng Thầy cô giáo, thương mến bạn đồng
học và nghe theo sự dạy vổ hướng dẫn của Thầy Cô và nhà trường. Ðối với
hàng xóm láng giềng nên vui hòa, thân thiện, biết kính trên nhường dưới
. Bất cứ ai, nếu rủi gặp phải điều không may, chúng ta nên thương xót,
giứp đỡ. Ðó là những việc làm tốt mà ai cũng có thể làm được, dù đó là
việc nhỏ, đúng là “ tuổi nhỏ làm việc nhỏ”.
Giáo dục là phương tiện tốt
nhất trong nền giáo lý đạo Phật nhằm hướng tới tương lai, đào tạo, chuyển
hoá là điều Phật giáo thường quan tâm đến mọi người, cho nên các vị tiền
bối tổ sư thường dùng một số cụm từ như : “ tre tàn măng mọc”
hoặc “ tục diệâm truyền đăng, tiếp dẫn hậu lai báo Phật ân đức” (
đốt sáng ngọn đèn không cho tắt,tiếp dẫn người sau đó là báo ân đức của
chư Phật). Tuy ngôn ngữ mỗi thời đại chuyển tải bằng những khái niệm
khác nhau nhưng tất cả nhắm vào trọng tâm vì những thế hệ trẻ mầm non cuả
tương lai.
Có một Pháp thoại được ghi trong
kinh Bách Dụ nói lên tinh thần kiên trì của một em bé: “ Có một đoàn
người đi buôn bị lạc giữa sa mạc mênh mông, nước uống đã hết, họ vô cùng
lo lắng, hốt hoảng!. Do đó, cả đoàn cùng nhau đào giếng để tìm nước. Nhưng,
vì thiếu lòng tin, nên mới đào được vài ba thước, chán nản không thấy nước,
họ đã vội ngừng tay thôi đào và ngồi than khóc, trong số người ấy có một
cậu bé, đầy lòng tin và giàu nghị lực, vẫn tiếp tục đã mãi. Cuối cùng, khi
đang đào xuống sâu thêm thì mạch nước phun lên. Mọi người vừa mừng vừa xấu
hổ với cậu bé.... Qua pháp thọai nầy chúng ta có thể thấy, nếu có
lòng tin và nghị lực thì dù tuổi trẻ vẫn có thể thành công không phải chỉ
có trưởng thành hoặc tuổi già. Chính vì thế mà Ðức Phật khuyên không nên
xem thường và cần phải lo chăm sóc hơn nửa tuổi thơ. Không một quốc gia
nào trên thế giới mà không đặt trọng tâm và chăm sóc thiếu nhi.
Nếu trẻ em được giáo dục tốt,
có môi trường trong sạch thì chính các em là tấm gương tốt trong cư xử
cũng như trong hành động đối với cha mẹ hay những người thân.
“
San là một người con rất hiếu thuận. Cha mẹ cậu vì quá già, không còn răng
để nhai đồ ăn, nên thân thể ngày càng gầy yếu. Thấy vậy, San thầm nghĩ:
“Cha mẹ mình già yếu quá, không ăn vật gì cả thì làm sao sống lâu được?”
Thế rồi, San tìm ra được một cách: Cậu khoác lên mình chiếc áo da nai, đội
đầu nai, giả vờ làm một con nai con; ngày ngày CẬU NAI này lên núi, lẫn
lộn vào bầy nai và tìm cách vắt sữa nai đem về nuôi cha mẹ già. Ðức Phật
khen San là một người con hiếu thuận, vì biết nghĩ đến công ơn sinh thành
của Cha Mẹ”.
Trong thời
kỳ Ðức Phật không có tổ chức thiếu nhi,không có luật về bảo vệ trẻ em,
nhưng ở một đoạn kinh ghi lại cho chúng ta thấy sự quan tâm chăm sóc và
bảo vệ thiếu nhi mà Ngài đã có những hành động can thiệp giáo dục, cảm hoá
những con người xâm hại, bắt cóc trẻ em. Phật không lên án việc bắt cóc
trẻ em là một trọng tội nhưng Ngài đem tinh thần “ lấy bụng ta suy bụng
người” và Ngài dạy?. ..Nếu tôi không vui vẻ, thì kẻ khác cũng không vui
vẻ khi tôi cướp đi của họ sự sống và sự sung sướng ấy. Không những thế
phàm cái gì mình không ưa thích thì kẻ khác cũng không thích...”
“Ở xứ nọ, có một người đàn bà chuyên nghề
bắt trộm con nít. Ðức Phật biết được việc nầy nên Ngài cũng bắt đứa con
của bà ấy đem đi mất. Khi trở về nhà, không tìm thấy con mình, bà gào khóc
một cách thảm thiết. Nhân dịp này, Ðức Phật nói với bà rằng: “Khi mất con
mình người đau khổ đến thế, vậy lúc người khác bị mất con lòng họ thế nào,
người biết chăng?” Nhờ vậy, ngươi đàn bà ấy bừng tỉnh và thề với Ðức Phật
từ nay nguyện xin bỏ hẳn nghề bắt trộm con nít.”
Ðức Phật cũng ca
ngợi tinh thần dũng cảm, lòng tốt vì người của các em trong việc cứu người.
Như vậy nếu khơi dây lòng tốt nơi các em chắc chắn lòng tốt đó được nhân
lên gấp bội.Ðiếu nầy cũng cho chúng ta thấy đức Phật vận dụng một cách
triệt đe åtâm ly thiếu nhi trong việc truyền bá giáo lý của Ngài : “
Rừng cháy, thế lửa quá mạnh, một con chim nhỏ may mắn thoát ra được. Nhưng
vì nghĩ đến cha mẹ, anh em, bà con, bạn bè của nó còn bị kẹt lại trong khu
rừng ấy nên chim nhỏ vô cùng khổ đau. Thế rồi nó liền bay xuống sông thấm
ướt thân mình, sau đó lại bay trở về, vung rảy đôi cánh nhỏ nhoi và rưới
những giọt nước cỏn con trên mình xuống khu rừng đang cháy. Cứ thế, không
quản khó nhọc, chim nhỏ bay đi bay lại một cách tận tình. Do lòng tốt của
con chim làm cảm động đến trời đất, nên một trận mưa lớn đã bất ngờ đổ
xuống và dập tắt được đám cháy kia.
Người Việt
Nam chúng ta cũng có những câu chuyện mang tính giáo dục cao nhằm nhắc
nhở con cháu phải nghe lời cha mẹ. Thật vậy, việc giáo dục thiếu nhi là
việc không thể thiếu, trong đó hoàn cảnh, môi trường là yếu tố hết sức
quan trọng .“Trước khi ra khỏi nhà để tìm kiếm đồ ăn, công mẹ đã cẩn
thận dặn dò công con là đừng nên bỏ nhà ra ngoài rong chơi. Nhưng khi công
mẹ vừa đi thì công con đã vội quên lời dặn, bỏ nhà để đi đùa chơi với bè
bạn. Chúng ăn trái trên cây, uống nước dưới khe, rồi cùng nhau vui đùa
nhảy nhót một cách rất sung sướng trên đồi cỏ xanh. Kết qủa, cả bầy công
con đã bị người thợ săn dùng lưới bắt hết. Bấy giờ công con kia mới biết
mình sai. Nó vừa khóc, vừa tỏ vẻ ân hận, nhưng ăn năn thì sự đã rồi.! “Cá
không ăn muối cá ươn, Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư”.
Ðức Phật cũng đề
cập đến thói hư tật xấu của thiếu nhi cần phải chưà bằng câu chuyện đầy
ý nghĩa mà chúng tôi nghĩ rằng nó hoàn toàn phù hợp với độ tuổi và tâm
lý các em.Qua câu chuyện Ngài khuyên tất cả các em và ngay cả đối với
người, ơÛ đời, tính tình nóng nảy quả thật là một cái tật xấu hết
sức tai hại mà chúng ta cầm phải chừa bỏ. Ðây tuy là câu chuyện ngụ ngôn
nhưng mang trong nội dung tinh thần giáo dục : “ Có một con rùa nóng
tính sống lâu năm trong một cái ao. Gặp lúc trời hạn, nước ao khô cạn, rùa
muốn đổi chỗ ở liền nhờ một cặp vịt trời giứp đỡ. Vịt dùng một cành cây,
bảo rùa cắn vào giữa, rồi mỗi con vịt gắp một đầu để mang rùa sang nơi
khác. Trước khi bay, đôi vịt tốt bụng đã dặn dò kỹ với rùa rằng: “Trong
khi chúng tôi đang bay trên cao, anh tuyệt đối không được nói năng điều gì
hết!” Thế nhưng, khi dưới đất có một bọn con nít nhìn thấy cảnh lạ lùng ấy
liền vỗ tay reo cười. Gã rùa không dằn được cơn giận nên mở miệng mắng lũ
trẻ. Song khi rùa vừa mở miệng thì lập tức bị rớt xuống, va đầu vào đá và
chết ngay” .
Những pháp thoại được Ðức Phật đề cập trên cho chúng ta những người
đang đi theo con đường cuả Phật thấy rằng, trong thời đại Ngài việc
quan tânm đến thiếu nhi không được quốc tế hay quốc gia làm thành một
chánh sách hay luật như ngày nay nhưng Ðức Phật luôn luôn quan tâm,bằng
nhiều phương cách khác nhau giáo dục, chăm sóc trẻ em với tâm từ của một
con người mà mọi người tôn xưng là giáo chủ. Có thể nói việc làm của Phật
đã nói lên tinh thần của Ngài về chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
Ngày
nay, việc soạn thảo chương trình Phật học cho thiếu nhi nói riêng và từng
độ tuổi khác nhau chưa được Phật giáo quan tâm đúng mức, có chăng chúng ta
chỉ có sinh hoạt có tính chuyên như : ngành Oanh, ngành thiếu.... trong
GÐPT còn các ngành có tính giáo dục hướng dẫn tu tập cho quãng đại quần
chúng để họ ,ứng dụng Phật học vào đời sống như Hoằng Pháp, Nam nữ Phật
tử chưa có một chương trình giảng dạy rõ ràng nhằm góp phần cùng với xã
hội làm tốt vai trò của một tôn giáo lớn trong bối cảnh hiện nay.Chúng tôi
thiết nghĩ, nếu sự có mặt của Phật giáo Việt nam là một nhu cầu cần thiết
có ích cho cộng đồng thì phương thức sinh hoạt, truyền bá Chánh Pháp phải
được đa dạng bá, chuyển đổi hay nói như ngày nay “ XÃ HỘI HÓA”.Người lãnh
đạo Giáo hội có tâm huyết không thể không suy nghĩ về trọng trách của mình
trước hoàn cảnh xã hội và cũng là trước tiền đồ Phật giáo Việt Nam về
phương thức truyền bá chánh Pháp của tôn giáo mình trong bối cảnh thực
tế của đời sống xã hội Việt nam.