hãy tận dụng hành vi của mình
để hướng dẫn trẻ. Nếu bạn muốn trẻ nói lời “cảm ơn” thì trước hết bạn hãy nói
trước. Nếu bạn không muốn trẻ hét cao giọng thì chính bạn hãy giữ giọng nói của
mình ở mức độ phù hợp.
2. Giữ lời hứa.
Khi bạn thực hiện lời hứa của mình, dù đó là lời hứa về một việc tốt hay không
tốt thì điều đó cũng dạy cho trẻ biết tin tưởng và tôn trọng bạn. Vì vậy, nếu bạn
hứa đi dạo với trẻ sau khi trẻ dọn đồ chơi thì hãy chắc chắn là bạn sẵn sàng đi
dạo với trẻ. Khi bạn nói bạn sẽ rời khỏi thư viện nếu trẻ không ngừng việc chạy
nhảy linh tinh thì hãy chuẩn bị rời khỏi ngay khi trẻ vẫn tiếp tục chạy. Không
cần phải quá chú ý tới nó vì thực tế hành động nói lên tốt hơn.
3. Lại gần hơn với trẻ. Quỳ hoặc ngồi thấp xuống bên trẻ là
một cách giao tiếp tích cực hiệu quả với trẻ. Lại gần trẻ cho phép bạn nắm bắt
được trẻ đang nghĩ gì hoặc cảm thấy thế nào. Việc này cũng giúp trẻ tập trung
vào những gì bạn đang nói hoặc yêu cầu. Khi bạn gần trẻ và được trẻ chú ý thì
lúc đó không cần phải bắt trẻ nhìn bạn.
4. “Mẹ đang lắng nghe con đây”. Lắng nghe tích cực là cách giúp trẻ đối mặt với cảm xúc của
trẻ. Trẻ thường hay khó chịu, đặc biệt khi chúng không thể tự thể hiện được cảm
xúc của mình bằng lời nói. Vì vậy khi bạn nhắc lại cho trẻ biết bạn nghĩ trẻ
đang cảm thấy thế nào thì điều đó sẽ giúp trẻ bớt căng thẳng và khiến chúng cảm
thấy được tôn trọng và an ủi. Như vậy sẽ giải tỏa được rất nhiều sự khó chịu tức
giận có thể xảy ra.
5. Bắt hành vi tốt của
trẻ. Cách này đơn giản
nghĩa là khi trẻ cư xử theo cách mà bạn muốn, bạn có thể đưa ra những phản hồi
tích cực ngay. Ví dụ như khen trẻ “Ồ, con chơi ngoan quá. Mẹ rất vui khi con để
tất cả những khối hộp đó trên bàn”. Việc này tốt hơn là “đợi” cho đến khi những
khối hộp đó tung tóe trên sàn nhà trước khi bạn chú ý tới và rồi thì la trẻ, “Dừng
lại ngay!”. Phản hồi tích cực còn được gọi là ‘lời khen mang tính mô tả”. Bạn
hãy thử đưa ra những nhận xét tích cực (khen ngợi và khuyến khích trẻ) thay cho
những phản hồi tiêu cực (chỉ trích và trách mắng trẻ).
6. Lựa chọn cách đối đầu thông minh. Trước khi can thiệp vào việc gì đó trẻ đang làm thì
bạn hãy tự hỏi xem liệu nó thực sự có vấn đề không. Bằng cách giảm thiểu đưa ra
chỉ dẫn, yêu cầu và phản hồi tiêu cực, bạn sẽ giảm nguy cơ mâu thuẫn và cảm thấy
không thoải mái. Đưa ra các quy tắc là quan trọng nhưng chỉ dành nó cho những
thứ quan trọng nhất.
7. Đơn giản hóa. Nếu bạn đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng
một cách đơn giản dễ hiểu thì điều đó sẽ giúp trẻ biết được bạn đang muốn trẻ
làm gì. Ví dụ như “Hãy nắm tay mẹ khi mẹ con ta băng qua đường.”
8. Trách nhiệm và kết
quả. Khi trẻ lớn
hơn, bạn có thể tăng trách nhiệm của trẻ đối với hành vi của chúng và trẻ có cơ
hội trải nghiệm những kết quả tự nhiên cho những hành vi đó. Không hẳn lúc nào
bạn cũng phải làm người xấu. Ví dụ, nếu trẻ quên không bỏ hộp đồ ăn vào cặp thì
trẻ sẽ chịu đói vào giờ ăn trưa. Như vậy chính việc trẻ đói đã dạy cho trẻ biết
về hậu quả và việc trẻ đói sẽ không có hại gì vì nó chỉ xảy ra một lần. Đôi khi
chúng ta vì mong muốn điều tốt nhất mà làm quá nhiều việc vì trẻ đến nỗi chúng
ta không để cho trẻ tự học hỏi. Đôi lúc bạn cần đưa ra những hậu quả đối với
hành vi nào đó không thể chấp nhận được của trẻ. Trong những tình huống như vậy,
tốt nhất bạn nên chắc rằng đã giải thích cho trẻ biết về hậu quả và trẻ đã đồng
ý với những hậu quả đó trước.
9. Chỉ nói một lần. Cằn nhằn và trách mắng khiến bạn chán ngán và cách đó cũng không hiệu
quả gì. Trẻ sẽ chỉ nghe tai này rồi qua tai kia. Vì vậy hãy tránh tạo ra những
lời đe dọa vô hiệu quả. Trẻ sẽ nhanh chóng bỏ qua ngay. Cách tốt nhất là cho trẻ
biết bạn nghĩ gì một lần rồi sau đó đưa ra hành động nếu trong trường hợp bạn cần
phải đặt ra giới hạn hoặc quy tắc.
10. Làm cho trẻ thấy
mình quan trọng. Trẻ
rất thích khi chúng có thể đóng góp được gì đó cho gia đình. Hãy bắt đầu giới
thiệu cho trẻ làm một số việc nhà đơn giản để trẻ có thể góp một phần nào đó
giúp việc nhà. Điều này khiến trẻ cảm thấy mình quan trọng và chúng sẽ rất tự
hào khi làm. Nếu bạn cho trẻ nhiều cơ hội thực hành làm một công việc nhà nào
đó thì trẻ sẽ dần dần làm tốt hơn và cố gắng hơn. Những công việc nhà an toàn
giúp trẻ cảm thấy có trách nhiệm, tăng sự tự tin vào bản thân và bên cạnh đó tất
nhiên là đỡ đần được phần nào đó giúp bạn.
11. Chuẩn bị cho những
tình huống thách thức.
Có những tình huống tế nhị xảy ra khi chăm sóc trẻ và làm việc gì đó mà bạn cần
phải làm. Nếu bạn nghĩ tới những tình huống thách thức này trước thì bạn có thể
lên kế hoạch dựa trên những gì trẻ cần và nói cho trẻ biết tại sao bạn cần tới
sự hợp tác của trẻ. Khi đó trẻ sẽ được chuẩn bị cho những việc mà bạn trông đợi.
12. Luôn giữ tính hài
hước. Một cách khác
để giải tỏa căng thẳng và mâu thuẫn có thể xảy ra đó là sử dụng khiếu hài hước.
Bạn có thể giả làm con quái vật gớm ghiếc dọa hay tiếng động vật kêu. Tuy
nhiên, không nên lấy trẻ ra làm trò cười. Trẻ nhỏ rất dễ tổn thương vì những
trò đùa như vậy. Tạo ra những tình huống hài hước khiến cả bạn và trẻ cùng cười
là tốt nhất.
Biên dịch: LCMai theo Raising
Children Network
Source: Dự án mở chia sẻ bài dịch giáo
dục trẻ em - Diễn đàn LÀM CHA MẸ