21/10/2013 18:18 (GMT+7)
Số lượt xem: 1407
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Hoằng pháp theo trọng điểm khu vực địa lý là tổ chức hoạt động hoằng pháp tập trung vào một số khu vực địa lý nhất định, thay vì dàn trải như nhau ở mọi khu vực.


Như vậy, sẽ có một số khu vực địa lý được chọn là trọng điểm tập trung hoằng pháp, trong khi ở một số khu vực khác thì không.

Thế thì khu vực nào sẽ được chọn là trọng điểm tập trung hoằng pháp. Việc chọn lựa khu vực tập trung địa lý dựa trên tiêu chí nào?

Theo chúng tôi, việc hoằng pháp nên tổ chức tập trung vào những khu vực, tỉnh thành Phật giáo Việt Nam đã là tôn giáo thiểu số (số liệu cụ thể căn cứ vào thống kê chính thức của nhà nước).

Một điều có thể coi là nghịch lý là ở những khu vực tỉnh thành Phật giáo vẫn còn giữ được mức đa số, hay chỉ thiểu số với mức chênh lệch thấp, hay dù thiểu số nhưng vẫn còn đông đảo tu sĩ, tín đồ thì hoạt động hoằng pháp vẫn được tổ chức mạnh mẽ. Đó là lẽ đương nhiên, vì Phật giáo vẫn còn đông đảo tu sĩ ở những nơi đó, giữ vai trò nòng cốt trong việc hoằng pháp.

Còn ở nhưng khu vực tỉnh thành Phật giáo đã ở vào tình trạng thiểu số, nhất là ở những nơi không còn nhiều tu sĩ, tín đồ, thì tất nhiên không tránh khỏi tình trạng hoằng pháp sa sút. Đó là lẽ đương nhiên, vì khi đó người giảng pháp đã ít, người nghe pháp cũng ít, sách vở Phật giáo không có đối tượng phát hành.

Từ cái nhìn hoạt động hoằng pháp chung cho cả nước, xác định cần hoằng pháp tập trung vào những trọng điểm địa lý nhất định, khoanh vùng các trọng điểm địa lý là yêu cầu cấp thiết, khách quan.

Mục tiêu của hoạt động hoằng pháp có trọng điểm là tập trung khôi phục vị trí tôn giáo có số tín đồ hàng đầu đối với những khu vực, tỉnh, thành Phật giáo đã trở thành tôn giáo thiểu số, hoặc nâng cao số lượng tín đồ vượt hơn mức sinh ở lần thống kê dân số.

Căn cứ kết quả thống kê dân số toàn quốc năm 2009, biểu 7, “Dân số chia theo thành thị/nông thôn, giới tính, tôn giáo, các vùng kinh tế-xã hội và tỉnh/thành phố, 1/4/2009”, các khu vực, tỉnh, thành phố có thể xác định là địa phương trọng điểm hoằng pháp như sau:

1)    Khu vực trung du và miền núi phía Bắc: Tín đồ Phật giáo là 25.976 người so với tín đồ Công giáo là 250.438 người.

2)    Khu vực đồng bằng sông Hồng: tín đồ Phật giáo là 339.435 người so với tín đồ Công giáo là 984.634 người.

3)    Khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: Tín đồ Phật giáo là 963.675 người so với tín đồ Công giáo là 1.06.908 người.

4)    Khu vực Tây Nguyên: tín đồ Phật giáo là 454.229 người so với tín đồ Công giáo 824.992 người.

5)    Khu vực Đông Nam Bộ: Tín đồ Phật giáo là 1.959.872 người so với tín đồ Công giáo 1967504 người.

Theo Thống kê dân số toàn quốc năm 2009, Phật giáo chỉ còn giữ được đa số ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Như vậy, xét theo khu vực, thì trọng điểm hoằng pháp có thể xác định là các khu vực:

-    Trung du miền núi phía Bắc

-    Đồng bằng sông Hồng

-    Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

-    Tây Nguyên

Xét từng tỉnh, thành phố, thì Phật giáo trở thành thiểu số ở các tỉnh dưới đây:


Phật giáo chỉ còn là tôn giáo đa số ở các tỉnh, thành:

1.    Quảng Trị

2.    Thừa Thiên-Huế

3.    Đà Nẵng

4.    Quảng Nam

5.    Quảng Ngãi

6.    Bình Định

7.    Phú Yên

8.    Khánh Hòa

9.    TPHCM

10.    Long An

11.    Tiền Giang

12.    Bến Tre

13.    Trà Vinh

14.    Kiên Giang

15.    Cần Thơ

16.    Sóc Trăng

17.    Bạc Liêu

Qua các bảng thống kê trên, chúng ta có thể xác định các khu vực, tỉnh thành cần tổ chức hoằng pháp trọng điểm.

Mục tiêu có thể xác định là:

1.    Đưa Phật giáo trở về vị trí tôn giáo đa số

Hoặc

2.    Nâng cao số tín đồ Phật giáo kê khai trong lần thống kê dân số toàn quốc tiếp theo.


Âm lịch

Ảnh đẹp