09/03/2011 07:53 (GMT+7)
Số lượt xem: 1562
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Kính thưa quý vị: Là một Phật tử có liên hệ gián tiếp hoặc trực tiếp với các hội đoàn Phật giáo trong cũng như ngoài nước, là một trong những người có nhiều niềm vui nhưng cũng không ít những băn khoăn trăn trở về sự thăng trầm của một Phật Giáo Việt Nam trong bối cảnh đất nước và thế giới hiện nay,

 nên mặc dù thiện chí và tâm huyết có thừa nhưng cách trình bày và phát biểu thì không thiếu những điều bất cập, kính xin sám hối và đảnh lễ chư Tôn Đức Tăng Ni và quý thiện hữu tri thức Phật tử, xin quý ngài và quý vị từ bi hỷ xả nếu có những ngôn từ và suy nghiệm chưa chuyên chở được thiện ý và thiện tâm trong lúc trình bày Năm ước mơ của một người Phật tử và đề nghị Mười điều cấp thiết mà Phật Giáo Việt Nam không thể thiếu.

 

NĂM ƯỚC MƠ

            1. Cơ cấu tổ chức Giáo hội

            2. Giáo dục Phật Giáo

            3. Sự liên hệ giữa Phật Giáo và Nhà nước

            4. Một đạo Phật nhập thế

            5. Cải tiến Hoằng Pháp

 

1. Ước mơ thứ nhất : Cơ cấu tổ chức Giáo hội

Tình trạng phân rẽ như Việt nam Quốc tự và Ấn quang trước đây, là điều rất bất hạnh trong lịch sử Phật giáo, và làm đau lòng không ít cho Tăng tín đồ mỗi khi nhớ lại bối cảnh thiếu lục hòa giữa những người con Phật. Do đó, chúng ta chỉ cần có một giáo hội duy nhất và thống nhất từ Bắc chí Nam, từ trong ra ngoài nước để hộ quốc an dân và truyền bá chánh pháp đến khắp các thôn ấp làng mạc cũng như đến các quốc gia khác trên thế giới.

Giáo hội cần có ít nhất bốn đặc điểm chính sau đây:

a. Giáo hội thực sự kế truyền mạng mạch của chư Phật chư Tổ, được tưới tẩm hun đúc từ các lịch đại tổ sư, từ các triều đại vàng son Trần-Lý. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam phải là một giáo hội Phật thực sự. Một giáo hội qui tụ đầy đủ tứ chúng, biết hổ trợ, tương kính trong các chương trình hoằng pháp lợi sanh. Giáo hội đủ tầm cở để làm chỗ qui hướng cho tăng tín đồ như cha mẹ luôn che chở cho đàn con thơ dại.

b. Hàng giáo phẩm là những tấm gương về đạo hạnh để làm phương châm cho giới đức của tăng tín đồ, là những ngôi sao bắc đẩu để hàng hàng lớp lớp tăng ni Phật tử qui ngưỡng hướng về như người đi lạc đường giữa đại dương tăm tối tìm được la bàn và ánh sáng để đến được đất liền. Hàng tăng ni trẻ là những người có tu và thực học, có đủ hành trang để vận dụng lời Phật dạy mà chuyển Pháp Luân trong thời đại mới, và hàng cư sĩ là những người mang hạnh bồ tát để hộ đạo giúp đời.

c. Giáo hội cần phải trẻ trung, năng động, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cần thiết cho một quốc gia Việt nam trên đà phát triển. Nhân sự của Giáo hội phải có đủ kiến thức và bản lãnh để đối diện trước một thế giới đang bị toàn cầu hóa, có nghĩa là đang bị xâm thực hóa ở mức độ sâu sắc và toàn diện nhất trong tất cả các lãnh vực.

d. Một Giáo hội nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc gia nhưng không bị ràng buộc bởi các điều kiện của các hiệp hội thế tục. Một giáo hội không bị chi phối bởi xu hướng và quyền lực chính trị, không bị ảnh hưởng, bị sức ép hay trúng kế ngoại bang.

 

2. Ước mơ thứ 2 : Vấn đề giáo dục Phật giáo

Bốn chúng đệ tử của Phật, hàng Tăng Ni được xem là trưởng tử Như Lai. Tăng Ni là những vị lãnh đạo, là đoàn thể nguyện sống cuộc đời tỉnh thức và hướng dẫn tín đồ. Một người lãnh đạo hoặc hướng dẫn kẻ khác thì phải đi trước, ít nhất là đi “ngang hàng” với quần chúng chứ không thể “đi sau” mà có thể lãnh đạo được người đi trước. Do đó, Tăng Ni cần phải được đào tạo quy mô, phải được trang bị đầy đủ hành lý để lãnh đạo và “lên đường” phục vụ.

Thành phần Tăng Ni lớn tuổi

Trong thời kỳ chiến tranh và sau khi đất nước thống nhất, nhiều Tăng Ni thiếu sở học vì hoàn cảnh và luống tuổi không thể vào trường lớp, nhưng vẫn chưa có chương trình bổ túc văn hóa, bổ túc kinh-luật-luận. Vì thế, một số ít Tăng Ni đã tạo ra nhiều trở ngại không nhỏ cho các hành hoạt từ chốn thiền môn ra ngoài xã hội, nhất là tại nước ngoài.

Một số ít bị lôi cuốn vào con đường thế tục sai lầm, nhất là con đường chính trị thủ đoạn vì thiếu nhận thức. Một trong những hệ quả của vấn đề nầy là tạo tình trạng thiếu hoà trong Tăng giới và thiếu hợp trong cọng đồng Phật tử. Thí dụ điển hình là bốn nhà sư ở California và một số ít cư sĩ bị xúi bẩy để phe ta đánh phá phe mình. Hoặc những vụ chống đối chư tăng như chống Hòa Thượng Thanh Từ, TT. P. Trí, TT. K. Chơn..., ra chữa bệnh, giảng diễn hoặc tham quan tại Hoa Kỳ. Toa rập với kẻ khác để chống đối Thiền sư Nhất Hạnh sau lời tuyên bố về nạn khủng bố 11.9.2001 tại Mỹ, và chống lúc thầy dẫn đoàn đệ tử về thuyết giảng tại Việt Nam năm 2005. Còn, sau đó, Hồng y Crescenzio Sepe cũng dẫn phái đoàn Vatican đến Việt nam thì tất cả đều im phăng phắc. Chức sắc của các tôn giáo khác xuất ngoại như đi chợ, ra nước ngoài quyên tiền, ngay cả tiền của Phật tử, để về làm công tác đổi đạo nhưng không thấy 4 nhà sư và số Phật tử nói trên lên án họ là Cọng sản hoặc chụp bất cứ một loại mũ nào.

Lớp trẻ mới xuất gia

Sau những năm kinh tế nước nhà bắt đầu phát triển thì đợt sóng con em Phật tử trẻ xuất gia đầu Phật cũng gia tăng. Trong lớp tuổi xuất gia nầy có nhiều em xuất thân từ Gia đình Phật tử, họ mang một hoài bảo rất lớn, tràn đầy đức tin và nhiệt huyết muốn hộ đạo giúp đời, mang giáo pháp của đức Như Lai đến với tha nhân và đồng loại. Bên cạnh đó cũng không thiếu những em xuất gia vì lý do kinh tế gia đình. Vị trú trì trong một số tự viện lại thu nhận người xuất gia quá tải nên không đủ thì giờ để giáo huấn và hướng dẫn tu tập, không đủ khả năng kinh tế để nuôi dưỡng và không đủ điều kiện để gởi đến trường mà phần lớn phải đi làm rẫy, làm nhang đèn... để có cái ăn cái mặc. Thành phần Tăng Ni thiếu tu và nhất là thiếu học nầy vô tình là nạn nhân của một vài vị trú trì do lòng từ bi nên thu nhận điệu chúng vượt ngoài khả năng nuôi dưỡng và thiếu phương tiện để cung ứng một nền giáo dục cần thiết. Thành phần tu sĩ đáng quí và cũng đáng thương nầy sẽ trở thành những tai hại cho Phật giáo. Sự thất học thiếu tu của một số ít Tăng Ni trẻ cũng có thể tạo ra tình trạng đường đường tăng tướng hành động khả nghi. Một số hành vi nhỏ của vài Tăng Ni tội nghiệp nầy sẽ tàn phá lòng tin kính của tín đồ đối với Tam bảo và tạo sự đàm tiếu xấu xa từ quần chúng trong xã hội. Con người nếu sống bê tha trụy lạc trong dục vọng và lỗi lầm trong hành động, cũng còn mất mát ít hơn là mất mát sự tin kính say sưa trong lòng họ.

Mặt khác, hiện nay chương trình cao đẳng và cao cấp Phật học chưa được công nhận tương đương với văn bằng tú tài hoặc cử nhân bên ngoài nên một số Tăng Ni phải ôm đồm một lúc hai chương trình học vấn, một trong đạo và một ngoài đời. Kinh nghiệm cho thấy, muốn biết thì cần phải học. Nhưng học quá nhiều thì cái gì cũng biết, nhưng không biết được cái gì cả. Tình trạng bằng cấp không tương đương sẽ tạo ra một khó khăn tâm lý xã hội rất tai hại khác. Một số tăng ni trẻ, sau khi đỗ cao đẳng hoặc cao cấp Phật học, nhưng không đủ cơ duyên để tiếp tục đường tu, họ muốn trở về đời sống của một người cư sĩ tại gia bình thường, nhưng vì nhiều năm miệt mài trong những trường lớp của giáo hội với bằng Cao Đẳng và Cao cấp Phật học là những văn bằng rất quí, kiến thức rất cao, ngay cả có thể cao hơn trình độ tương đương học vấn bên ngoài, nhưng chưa được thừa nhận như học trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nên những vị ra đời nầy không thể xin một chức thư ký trong các cơ sở hoặc một chức giáo viên tiểu học hay giáo sư trung học mà phải lao động chân tay để nuôi sống bản thân. Nhưng loại lao động chân tay như phụ thợ hồ hay đạp xích lô thì không những không có sức mà còn thấy hổ thẹn nữa. Mặc dù biết rõ mình thiếu duyên để tiếp tục đường tu, nhưng những vị nầy vẫn cố bám vào chốn thiền môn, thân thì ở trong đạo, nhưng tâm đã dong ruổi bên ngoài. Sự phá giới phạm trai không thể không xẩy ra. Hành động lẻ tẻ nầy cũng đủ để mang uy tín của giới Tăng bảo xuống tận bùn đen và làm lung lay niềm tin kính của tín đồ đối với Giáo hội, với Tăng bảo mà họ hằng ấp ủ.

Gia đình Phật tử

Đây là thế hệ con em kế thừa mạng mạch của Phật giáo để truyền trì chánh pháp. Nếu vắng bóng thành phần nầy Phật giáo Việt nam không những giống như một gia đình thiếu người nối giỏi tông đường mà còn là một gia đình bị tuyệt tự và bị xóa tên trong sổ bộ đời. Thế nhưng, nhiều năm qua có không ít đơn vị GĐPT đã không thể sinh hoạt trong khuôn viên của nhiều tự viện ở trong cũng như ngoài nước.

Ở nước ngoài, một số GĐPT, nhất là thành phần huynh trưởng, vì không đứng trong Giáo hội nầy hay Giáo hội khác nên bị chụp mũ là Cọng sản. Cái mũ rách nầy cũng có sức tàn phá sự nhất quán đã xuyên suốt trong tình áo lam muôn thuở. Hệ quả là thay vì dùng thì giờ nghiên cứu đường hướng để dẫn dắt các em trong một xã hội mới, trong môi trường và thời đại tin học toàn cầu, thì một số huynh trưởng “nằm ngủ”, số khác phải mất công cải chính luận tà vì bị chụp mũ Cọng sản nên phải cầm cờ chạy theo người khác, chống Cọng chết bỏ để minh oan mà họ lại không biết là đã trúng kế.

Thật ra, chống cọng cũng dễ hiểu, tại sao không? Lúc ra chợ mua một vật nhỏ như trái cam, trái chanh cũng phải đắn đo cân nhắc giá trị trước lúc bằng lòng trả tiền. Thế nhưng sau ngày 30 tháng 4.1975, nhiều người phải mất xe hơi, nhà lầu, chức tước địa vị, mất người thân yêu mà còn bị tù, có người bị đi cải tạo học tập hơn cả chục năm nữa. Thời gian trôi qua sẽ mang theo cả ân lẫn oán, cả bạn lẫn thù đối với một số người, nhưng những người khác lòng hờn oán chưa quên oan khiên chưa trả, chúng ta nên thông cảm và chia sẻ quan điểm chống cọng của họ. Vua Trần Nhân Tông, thay vì phải cắt da xẻ thịt đám tù binh người Nguyên Mông cho hả giận vì chúng sang cướp nước ta, nhưng ngài sai các quan cho họ ăn uống đầy đủ, cấp lương thực và hộ tống ra biên giới để trở về với cha mẹ, vợ con đang đêm ngày mỏi mòn chờ đợi. Vì lòng từ bi vô lượng nầy của nhà Vua, nên hai lần quân giặc xuất binh kế tiếp để chinh phạt nước ta, các cựu tù đó người thì trốn khỏi hàng ngũ, kẻ thì rã rời tay chân không có tinh thần chiến đấu vì nghĩ đến đức độ chưa từng có của một ông vua nước Nam. Vua Trần Nhân Tông là bậc đại Thánh, là một vĩ nhân đầy đức từ bi hỷ xả mà không phải ai cũng có thể có được như Ngài. Dó đó, chúng ta nên hiểu tâm tình của cả người thắng trận lẫn người thua trận, và cũng nên thông cảm thành phần chống Cọng vì họ cảm thấy quá uất ức không thể chịu nỗi.

Thành phần chống Cọng khác thì nghĩ rằng chủ nghĩa Cọng sản không tốt và bộ máy hành chánh có nhiều trì trệ tiêu cực. Có kẻ thì hoài Ngô, thương nhớ VNCH. Đây cũng là tâm trạng của nhiều người sau những triều đại bị phôi pha trước cảnh vật đổi sao dời. Chính bà huyện Thanh Quan, một nữ sĩ tài hoa, cũng đã không dấu nỗi tâm tình hoài Lê trong những vần thơ ai oán lúc bước chân đến đèo Ngang trong buổi chiều tà. Do đó, chúng ta nên thông cảm tâm tình của tất cả các nhóm người chống Cọng nêu trên.

Thêm vào đó, nạn tham nhũng, hối lộ, cửa quyền, bất chấp pháp luật và thể diện quốc gia của một số ít cán bộ, viên chức Nhà nước cho nên họ chống và cũng cần phải chống, chống vì cảm thấy sự vinh nhục của Tổ quốc nghìn đời yêu dấu cũng là sự vinh nhục của chính mình. Chống để góp phần trừ quốc nạn tham nhũng. Chống để tránh ngoại bang bỏ tiền mua chuộc cán bộ nhằm lũng đoạn hàng ngũ tạo nội chiến.

Chúng ta, những người Phật tử, theo tôn giáo trí tuệ thì phải hiểu rằng ngoài những khuynh hướng chống Cọng cần thông cảm và cần có nêu trên, nhưng cũng có không ít những người luôn luôn muốn Việt nam nội chiến để bán khí giới và can thiệp vào nội tình của tổ quốc ta. Lúc nước mất nhà tan thì họ sẽ viện trợ, và chương trình viện trợ nhân đạo qua số thực phẩm thặng dư sắp hết hạn dùng “của ta” cũng đổi được “đạo người” nhằm biến những người Việt yêu nước thành những kẻ cuồng tín, ly khai với tổ quốc để làm tay sai cho ngoại bang. Cuối cùng là thành phần chống tổ quốc, chống dân tộc núp dưới chiêu bài chống Cọng thì Phật tử nên cảnh giác, phải biết rõ chủ trương và mục đích của họ, đừng để bị trúng kế.

Căn cứ trên thực tế và đứng trên quan điểm giáo lý đạo Phật mà nói, thì người Phật tử, nhất là chư Tăng Ni, không bao giờ nên chống ai, không bao giờ tạo sự đối kháng hoặc đối đầu mà cần đối thoại, cần thông hiểu. Hằng chục năm trời thiếu cơ hội để cầm bút mà phải cầm súng để đánh đuổi ngoại xâm, thống nhất đất nước nên một số ít viên chức Nhà nước chắc chắn không tránh khỏi những điều bất cập. Nhưng nếu chúng ta ở trong hoàn cảnh ấy, chưa ai đoán được tình huống sẽ ra sao. Để xây dựng, chúng ta nên khách quan phê bình những việc sai trái của nhà cầm quyền tại bất cứ quốc gia nào mà chúng ta đang sống, nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng nên ca ngợi, tán thán công đức những việc làm đúng đắn của bất cứ chính quyền nào của bất cứ quốc gia nào mang lại ích lợi cho dân chúng.

Nhưng rất tiếc trong nhiều năm qua, trong nước cũng như tại hải ngoại, có một số ít tăng ni và Phật tử đã bị mấy “cậu ấm” có tâm nhưng thiếu trí cố vấn sai lầm dẫn theo con đường đối kháng không cần thiết. Có người thì lợi dụng Phật Giáo, họ muốn quý thầy phải nằm vạ chính phủ Việt nam để khai thác cho mục tiêu chính trị đen tối có lợi cho ngoại bang, kẻ thì đưa tin thất thiệt thổi phồng vụ việc để kiếm sống bằng ngân khoản của CIA (cơ quan Tình báo) Mỹ[1]. Trong vài buổi lễ Phật Đản trước đây, chúng ta thấy một không khí đối kháng chống Cọng chết bỏ. Một vị tăng trọng tuổi, hơn ba mươi năm sống ở nước ngoài, Phật tử chưa thấy ngài đóng góp được gì đáng kể cho Phật giáo, nhưng cứ luôn luôn hô hào phải “Giải thể đảng Cọng sản”. Thử hỏi, trong ba tạng kinh điển, có chỗ nào Phật dạy một vị tỳ kheo phải giải thể đảng nầy, phải tiêu diệt nhóm khác không? Chưa nói tới ngày lễ trọng đại của đấng Từ Phụ bị nhuốm màu sắc chính trị.

Vị Hòa thượng thứ hai, không có chùa riêng hiện sống tại bang California, chuyên môn đón xe buýt đi đến những chùa nào không có sư trú trì, thay vì để hướng dẫn Phật tử tu học, an ủi và dắt dìu họ vượt qua những khủng hoảng trong gia đình và những cơn bệnh của thời đại, thì ngài lại ép buộc Phật tử phải gia nhập với một Giáo hội chống Cọng. Nên có nơi đã xẩy ra những vụ va chạm bằng lời, công khai hoặc âm thầm: chúng tôi là những quân nhân đã từng mang súng ra chiến trường cũng như cựu Phó Tổng thống VNCH, ông Nguyễn Cao Kỳ, đã từng lái máy bay đi oanh tạc Bắc Việt mà chưa hề ép buộc và kêu gọi ai chống Cọng vì ý thức rằng quan nhất thời dân vạn đợi, tổ quốc và dân tộc là trường tồn. Còn những kẻ trốn quân dịch hoặc tránh quân dịch thì không có tư cách gì để buộc ai phải chống Cọng, hãy cút đi. Có nơi thì ngôn ngữ hết sức tục tĩu phát ra từ phía những cựu quân nhân Phật tử đối với vị sư nầy[2].

Thứ ba, sư Thích T.U., cũng ở Nam California. Trong một thư mời Phật tử dự lễ, ông hô hào tổng nổi dậy, lời lẻ giống như những tên khủng bố mà thế giới đang kinh tởm.

Trong nước, xin kể một trường hợp, lúc sư Thiện Minh mới ra tù có rất nhiều Phật tử hải ngoại thương mến và trách móc chính phủ Việt nam tại sao nhốt một người tu hành đến 25 năm? Nhưng qua Tivi, Phật tử thấy sư toe tét nâng ly Sam pan (Champagne) trong bữa tiệc tại và do tòa lãnh sự Mỹ ở TP. HCM tổ chức, cũng như đọc được thái độ và tư cách qua những gì sư trả lời cuộc phỏng vấn của một đài radiô nước ngoài, thì nhiều người hiểu tại sao sư bị tù lâu đến thế. Cũng có người nhận định tù 25 năm là quá ít!

Chúng ta không thấy chính phủ Nam Hàn trước đây đã phải công khai xin lỗi nhân dân Việt Nam về việc quân đội Nam Hàn tham gia cuộc chiến Việt Nam như là một đồng minh của Mỹ. Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ ông Robert McNamara, một trong những nhân vật chủ chốt quyết định đường lối chiến tranh Việt Nam, cũng đã công khai bày tỏ sự hối hận về những quyết định sai lầm của ông và của chính phủ Mỹ về cuộc chiến. Thế mà vài tu sĩ chúng ta thay vì để thì giờ tu và học và truyền trì chánh pháp thì lại có những quan điểm và hành động chính trị còn hung hăng hơn so với những người chuyên nghiệp. Cư sĩ có thể làm chính trị vì ngoài bổn phận Phật tử, họ còn có trọng trách thế sự đối với quốc gia nhiều hơn Tăng Ni. Do đó, có người đề nghị ai thích làm chính trị thì nên hoàn tục. Cũng vì quan điểm chính trị chưa đi sát với thực tế mà nhiều khi còn bị trúng kế người, nên đa số những Phật tử trí thức ít đi chùa ít gần gủi quý thầy, họ sinh hoạt trong những đạo tràng hoặc những nhóm riêng rẽ.

Hơn 15 năm trước, tôi có dịp tâm sự với bạn bè rằng “tôi không sợ Cọng sản còn mà sợ Nhà nước bị sụp đổ”. Có người chê tôi là nhận xét ngây thơ vì họ nghĩ rằng chính phủ Việt nam có đến hằng chục triệu đảng viên và cả triệu quân đội, ai có thể đủ sức đảo chánh? Tôi trình bày, người ta không đảo chánh bằng khí giới và quân đội mà bằng con đường giáo dục, xã hội và văn hóa rất tinh vi và hiệu quả.

Thật vậy, nhiều chục năm cầm súng để đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập và thống nhất đất nước nên một số cán bộ cao cấp có trình độ văn hóa chưa đạt tiêu chuẩn thời đại. Trình độ văn hóa của con cháu quý vị đó lại càng bất cập hơn nữa. Lúc ra nước ngoài học tất cả các ngành quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao... thì thành phần du học sinh (con cháu của các viên chức cao cấp) nầy rất dễ bị văn hóa Côca Côla đầu độc, rất dễ bị kẻ khác gài người như họ đã từng gài cô Nguyễn Thị Lan (Nam Phương Hoàng hậu) cho vua Bảo Đại để biến ông vua Việt nam tương lai thành người Công giáo nhằm phục vụ cho Vatican và đế quốc. Một tín đồ đạo Tin lành cũng được Mỹ gài vào làm vợ Tưởng Giới Thạch. Cũng thế, biết đâu chương trình gài người lại đang tiếp diễn. Những con cháu của cán bộ cao cấp sau khi đỗ đạt về nước, tre già măng mọc. Họ sẽ là thủ tướng, là bộ trưởng... là người Việt nam dĩ nhiên, tự xưng là Phật tử, có thể, nhưng phần hồn đã pha lẫn người da trắng, người mũi cao và cổ đeo chữ thập. Cọng sản sụp đổ bằng cách đó, dân tộc bị đồng hóa theo phương hướng đó, tổ quốc bị lâm nguy qua con đường đó. Công lao và xương máu của toàn quân toàn dân kháng chiến chống ngoại xâm mấy mươi năm để có độc lập rồi lại bị trị. Do vậy, chúng ta không nên ngây thơ cúi đầu cắm cổ chống Cọng chết bỏ để sa bẩy thế nhân.

Một hôm, trong bữa tiệc đầu Xuân, mai vàng đang đua sắc. Bàn tôi có nhiều trí thức và cựu quân nhân thảo luận sôi nổi về đề tài “đen” và “đỏ”. Kết quả, 95% chọn “đỏ”. Họ nhận định rằng ĐỎ có những mẫu số chung với dân tộc là tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm, giành độc lập.

Giả thiết, nếu Nhà nước Việt nam nói rằng “chúng tôi bất lực, Phật giáo nên đứng ra thành lập chính phủ”, thử hỏi chúng ta có làm được không? Đối với tôn giáo khác, đó là dịp may và là niềm vui, vì họ luôn chuẩn bị sẵn sàng để thế chỗ và cướp chính quyền với sự hỗ trợ của ngoại bang. Còn Phật tử chúng ta không phải là thành phần mà người ngoại quốc dễ sai dễ bảo. Nói rõ hơn, tinh thần phi dân tộc và phản dân tộc trong giới Phật tử rất thấp, nên ngoại bang khó lợi dụng. Hai thời kỳ Đệ nhất và Đệ nhị VNCH, tín đồ Công giáo chỉ chiếm 4-5 % dân số nhưng tổng thống là người Công giáo, Chủ tịch Thượng viện, Hạ viện cũng thế. Còn giới Phật giáo cũng ra ứng cử, Tăng Ni được huy động đi cổ võ tín đồ bỏ phiếu cho nghị sĩ nầy, dân biểu nọ. Nhưng ngoại bang lại xử dụng sự tham chính của giới Phật giáo để trình bày với thế giới một bộ mặt tự do dân chủ nhân quyền giả hiệu ở miền Nam Việt nam. Nói thế, không có nghĩa là tôi có tư tưởng cổ vỏ một sự bất hợp tác hoặc ly khai, nhưng để nói lên cái số phận của một quốc gia phải trải qua bao phen chinh chiến. Những mỹ từ Tự do, Dân chủ, Nhân quyền, những nhãn hiệu Công bằng, Bình đẳng, giải Nobel... rất có năng lực hấp dẫn những dân tộc bị nô lệ ngút ngàn và những người nhẹ dạ cả tin, và chúng cũng là cái thòng lọng để xiết cổ những kẻ ngây thơ. Một nước Tahiti với tổng thống là Linh mục Aristide do ngoại bang đưa lên trong nhiều năm trước để dễ sai bảo, nhưng nạn nghèo đói và bất ổn vẫn gia tăng. Bán đảo Đông Timor, đa số là tín đồ Công giáo và được ngoại bang hỗ trợ độc lập tự trị tách rời ra khỏi Indonesia, là một quốc gia nghèo khổ nhất thế giới và nay đang nổi loạn. Một Iraq sẽ còn kinh khiếp điêu linh chưa biết lúc nào chấm dứt. Đó là vài thí dụ để thấy rằng hơn ba mươi năm qua, chúng ta, nhất là nhiều Phật tử hải ngoại, đã dấn thân tranh đấu trong chiều hướng nào, chúng ta có rút tỉa được một bài học nào từ các quốc gia vừa kể? Chúng ta đã thực hành đúng hay sai lời Phật dạy trong những cuộc dấn thân đối kháng?

Nhiều GĐPT trong nước cũng không thể đến sinh hoạt ở một số chùa vì vị trụ trì nghi ngờ họ thuộc Giáo hội khác, hoặc vị trụ trì bị áp lực giải tán GĐPT nếu đơn vị đó không chịu tham gia GHPGVN dưới sự kiểm soát của ban Hướng dẫn Nam Nữ Cư sĩ. Một số huynh trưởng khác thì không những nằm đợi chờ GHPGVNTN được phục hoạt mới chịu dấn thân, mà còn dèm pha và cản trở những huynh trưởng biết áp dụng khế lý khế cơ và khế thời trong một bối cảnh mà đất nước đã trải qua biết bao chinh chiến điêu tàn cùng khắp trên vạn nẻo đường quê hương. Thành phần còn lại cũng không sinh hoạt được vì một vài nhận thức hạn hẹp của vài viên chức chính quyền địa phương trong những vùng xa đô thị. Nếu tình trạng nầy vẫn còn tiếp tục thì không những Phật giáo Việt nam như người tuyệt tự mà quốc gia cũng thiếu đi những công dân sẵn sàng đem xương máu để bảo về giang sơn, đánh đuổi ngoại xâm mà trong suốt chiều dài lịch sử mở nước, dựng nước và bảo vệ tổ quốc qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê và thời kháng chiến chống thực dân đế quốc đã cho thấy. Đó là một thực tế mà lịch sử đã minh thị không ai có thể chối cải.

Giáo dục hàng Phật tử tại gia

Phật giáo Việt nam từ trước đến nay không có một cơ quan kinh tài để cung ứng cho các nhu cầu sinh hoạt của giáo hội như xây dựng tự viện, mở trường đào tạo tăng ni tín đồ, tổ chức cứu tế xã hội v.v... , ngay cả cái ăn cái mặc của những vị xuất gia nhất nhất đều trông cậy vào sự cúng dường của hàng Phật tử. Tuy thế, người Phật tử tại gia ở nhiều nơi đã không được Giáo hội có chương trình săn sóc an ủi về mặt tinh thần lúc ma chay cũng như hoạn nạn bệnh tật, thất nghiệp, khủng hoảng gia đình v.v... Ngay cả, cho đến đã hơn hai ngàn năm kể từ ngày đạo Phật truyền vào Việt Nam, Phật giáo chưa có một cuốn giáo lý căn bản thực dụng và giản dị để người Phật tử tại gia hiểu một cách rõ ràng cặn kẽ về giá trị của một tôn giáo mà mình đang theo. Chúng ta thường nói, Việt Nam có 80% dân số là Phật tử, điều đó không sai. Nhưng hầu hết Phật tử nầy được mệnh danh là Phật tử truyền thống chung chung; cha mẹ đi chùa dẫn con theo trong những buổi sám hối ngày mười bốn, rằm hay ba mươi, mồng một, hoặc những buổi tụng kinh Pháp hoa cho có phước, tụng Địa Tạng để cầu siêu, tụng Dược Sư để cầu an, tụng Thủy sám tiêu trừ tội lỗi. Nhưng lúc bị hỏi về căn bản giáo lý của đạo Phật thì nhiều người quả thật không trả lời được. Vì thế, lúc cưới hỏi người khác tín ngưỡng, thì hầu hết các cô dâu chú rễ Phật tử đều bị cải đạo, ngay cả bị cải đạo trên giường bệnh và lúc lâm chung vì họ chỉ suy nghĩ giản dị là đạo nào cũng tốt cả, đạo nào cũng dạy con người ăn hiền ở lành, chứ không biết rằng nhận xét ấy cần được đánh giá lại.

Thật vậy, những cuộc chiến tranh lớn nhỏ, từ xưa cũng như bây giờ hầu hết đều phát xuất từ các tôn giáo[3] mà Phật giáo là một ngoại lệ. Đạo Phật truyền đến đâu nếu chưa tạo được an lạc cho con người và quốc độ nơi đó thì cũng chưa bao giờ và sẽ không bao giờ làm đổ một giọt máu của bất cứ ai. Vì thế, các nước tân tiến ngày nay đã áp dụng giáo lý đạo Phật vào trong tất cả các ngành nghề, từ tâm lý trị liệu, bệnh tim mạch, mất ngủ, hôn trầm đến các cách giải quyết ngay cả về môi sinh, kinh tế, thương mãi, chính trị, v.v...

Cũng vì thế, Liên Hiệp Quốc chưa bao giờ chính thức công nhận bất kỳ một lễ tôn giáo nào như là một đại lễ của toàn thế giới, thế mà từ ba năm nay đã công nhận lễ Phật đản và xem ngày lễ đó như là ngày Hòa bình Toàn cầu và khuyến khích các quốc gia trên thế giới mỗi năm nên tổ chức ngày hội lớn nầy. Đặc biệt năm nay, Thái lan tổ chức ngày Vesak (Phật đản) do Liên hiệp quốc yểm trợ và tham gia cũng như cho mượn hội trường. Qua hệ thống truyền thông điện tử chúng ta thấy một ngày hội Phật đản vô cùng vỹ đại, với sự tham dự của 46 quốc gia, với nội dung “Phật giáo và nền Hòa bình nhân loại” bao gồm nhiều chủ đề hiện thực và sâu sắc chưa từng có trong lịch sử.

Ước mong thay, Phật giáo Việt nam nên có những chương trình dạy Phật pháp hoặc học hàm thụ cụ thể từ thôn quê đến thành thị, có sách giáo lý căn bản, giản dị để tô bồi kiến thức cho người Phật tử, để họ không những xử dụng giáo lý của Phật vào cuộc sống hằng ngày trong việc giúp đối trị các bệnh tật các khủng hoảng trong gia đình cũng như xã hội, mà còn tạo cho đất nước thêm những con người biết phụng sự tổ quốc, phụng sự tha nhân như phụng sự cha mẹ và phụng sự cho chính mình.

 

3. Ước mơ thứ 3: Sự liên hệ giữa nhà nước và Giáo hội

Tất cả các đoàn thể sống trong một quốc gia nào cũng phải tôn trọng pháp luật của quốc giá đó, nếu không thì sẽ tạo ra tình trạng nhiều quốc gia nhỏ trong một quốc gia lớn nếu không muốn nói đó là tình trạng Thập nhị Sứ quân. Trước lúc trở thành một tín đồ hoặc một tu sĩ, người đó đã là một công dân. Một tôn giáo không thể đi vào cuộc đời nếu không có một quốc gia mà trong đó tôn giáo sinh hoạt. Do đó, tôn giáo là một bộ phận, một cá thể trong một quốc gia. Đối với nhiều nước Tây phương, trong các thế kỷ trước, chịu ảnh hưởng của Kitô giáo, thế quyền phải phụ thuộc giáo quyền. Một ông vua phải được Giáo hoàng thừa nhận trong lễ Đăng quang mới được lên ngôi. Nói cách khác, tôn giáo đứng trên quốc gia, giáo quyền trên thế quyền, Giáo hoàng có thể chọn lựa, duy trì hay truất phế một ông vua. Tình trạng nầy đã tạo ra những cuộc tranh chấp đẫm máu giữa giáo quyền và thế quyền. Vì thế, mà các tổ phụ lập quốc Hoa kỳ đã chủ trương tách rời quyền lực và quyền lợi tôn giáo ra khỏi thế quyền. Trên nguyên tắc, tại Hoa kỳ cũng như các quốc gia tân tiến khác như Anh, Gia nã đại, các định chế và chức sắc tôn giáo không có quyền khuynh loát hoặc xen vào nội bộ các ngành lập pháp, tư pháp và hành pháp. Vì vậy, tại Hoa kỳ, Anh, Canada không có các chức sắc tôn giáo trong quốc hội cũng như các đảng chính trị (có thế lực) trong lòng quốc gia như đảng chính trị Công giáo, đảng Tin lành, đảng Hồi giáo hoặc đảng Phật giáo. Nhưng trong thực tế, các tôn giáo có số lượng tín đồ đông đã ảnh hưởng rất lớn đến các sinh hoạt chính trị của quốc gia qua lá phiếu. Tại Nhật, có đảng chính trị Phật giáo Komeito (Quang Minh đảng), nhưng không có nhiều ảnh hưởng đáng kể.

Việt nam là một nước bị chiến tranh lâu dài, trình độ dân trí còn thấp, chưa đồng bộ và chưa tân tiến lắm. Nếu hiểu chính trị là phải thủ đoạn, phải đổ máu nếu cần, thì hàng tu sĩ Phật giáo không nên tham chính hay làm chính trị và không nên có mặt trong Quốc hội. Sự hiện diện của vài tu sĩ Phật giáo trong Quốc hội không những không tạo được một bộ mặt đa diện biểu trưng cho sự đoàn kết quốc gia mà còn có hại. Vì người Phật tử không những được dạy, chư tăng là người từ bỏ tất cả chức tước địa vị của thế gian mà còn từ bỏ một loại tình yêu giới hạn trong khuôn khổ cha mẹ và bà con, để theo đuổi một chức năng cao hơn là làm người đạo hạnh giúp đời và theo đuổi một tình yêu bao trùm cả đồng loại. Do đó, những người Phật tử bình thường rất xem nhẹ, nếu không nói là khinh thường, lúc thấy một vị Tăng Ni có chức trong Quốc hội, trong Chính phủ. Nhưng người cư sĩ là một tín đồ của Phật giáo, và trước hết họ là một công dân, do đó, họ có quyền tham chính với tư cách một người dân.

Rút tỉa kinh nghiệm của các nước tân tiến và qua lịch sử truyền bá đạo Phật, không những tại Việt nam mà còn nhiều quốc gia trên thế giới, thì Giáo hội Phật giáo Việt nam (tôi chỉ muốn nói đến PGVN mà thôi) không nên và không cần là một thành viên của Mặt trận Tổ quốc, và tu sĩ Phật giáo không nên và không cần có mặt trong quốc hội vì, trong suốt chiều dài hơn hai ngàn năm trên quê hương, Phật giáo chưa bao giờ và sẽ không bao giờ sống bên lề hay bên trên luật pháp quốc gia cũng như sống biệt lập với cọng đồng nhân loại.

 

4. Ước mơ thứ tư : Một đạo Phật nhập thế

Nếu không có một sự tinh tấn dũng mãnh trường kỳ trong 49 năm truyền bá thì giáo Pháp của Phật đã bị mai một. Sau khi nhập Niết bàn, nếu không có các đệ tử noi gương Phật để chuyển Pháp luân thì ngày nay có thể không có một tôn giáo có tên là đạo Phật trên thế giới nầy. Các vua như A-Dục đại đế ở Ấn độ, các vua thời nhà Đường Trung hoa, các triều đại Lý Trần của Việt nam là những tiêu biểu cho một đạo Phật nhập thế, và đã đem lại những thời kỳ vàng son cho ba quốc gia vừa kể. Một Trần Nhân Tông đã tâm sự với các quan trong triều “Trẫm yêu dân như yêu con trẫm”. Một ông vua đã từng rời cung điện để vào các thôn ấp chỉ dạy cho muôn dân, biết đem đức từ bi để làm phương châm hành động, biết lấy trí tuệ để làm đuốc soi đường và dũng mãnh để làm nhựa sống. Đó là một trong những yếu tố để giải thích tại sao quân Nguyên Mông từng chiếm cứ cả thiên hạ, nhưng đến lúc đem binh xâm lăng Việt nam thì không những đạo quân bách chiến bách thắng nầy thua trận một lần mà thua trận đến ba lần.

Ý niệm một đạo Phật nhập thế hay đạo Phật đi vào cuộc đời không phải là một ý niệm mới hoặc ý niệm có từ ba triều đại vàng son vừa kể, nhưng nó đã có từ lúc Phật tại thế. Trong câu chuyện đối đáp giữa Phật và tôn giả Phú Lâu Na, người dự định đi đến một nơi vô cùng nguy hiểm cho tánh mạng để giáo hóa những người hung dữ, là một bằng chứng. Phật giáo khởi nguyên từ Thượng toạ bộ (Nguyên Thỉ) qua Đại chúng bộ rồi đến Đại thừa đã cho thấy tính nhập thế của đạo Phật. Ngay cả lời nguyện “Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập” trong phần đầu của buổi Công phu khuya tại các thiền môn mà từ một chú tiểu cũng đã thuộc lòng. Nhưng vì quên hoặc không để ý, hoặc gặp những nghịch cảnh trong những thời buổi chiến tranh nên phần lớn người Phật tử quên hẳn hạnh nguyện dấn thân.

Thực vậy, Thái lan là một quốc gia mà Phật giáo là quốc giáo (95% dân số là Phật tử). Chư tăng qua nhiều thế hệ đã đi vào cuộc đời, ngay cả gánh vác phần lớn công việc giáo dục từ các miền quê xa xôi hẻo lánh. Nhưng trong vài thập niên qua, vì kinh tế thị trường, vì sự phát triển đô thị nên phần lớn lớp trẻ di dời lên thành phố, để lại miền quê một sự trống vắng không những từ thành phần giáo chức trong các trường tiểu học và trung học do chư tăng điều khiển, mà chư tăng cũng lên đô thị, cũng di chuyển về thành. Sự trống vắng của một đạo Phật nhập thế ở thôn quê là cơ hội ngàn vàng cho các tôn giáo khác xâm nhập và phát triển. Hệ quả vô cùng tai hại là hiện nay số lượng tín đồ các tôn giáo khác, nhất là Hồi giáo, gia tăng quá mức đã tạo tình trạng bất ổn ở các tỉnh miền Nam nước Thái. Tin lành và Công giáo ở Thái chưa có dấu hiệu gây bất ổn cho quốc gia, nhưng vấn đề chỉ là thời gian, vì qua các kinh nghiệm tại các nước Nam mỹ, Phi châu, Ái nhĩ lan, bán đảo Đông Timor cho phép chúng ta tiên đoán như thế.

Tại Nam Hàn, trong Thế chiến thứ hai phần lớn Tăng Ni chạy lên núi tu, để lại những người bệnh tật, những nạn nhân chiến tranh, những thương binh quả phụ cho Tin lành săn sóc. Hậu quả là, hiện nay số lượng tín đồ Tin lành giáo (30%) xấp xỉ gần bằng số lượng tín đồ Phật giáo (36%). Nhưng Nam Hàn chưa xẩy ra bạo loạn như Ái nhĩ lan hoặc bạo động như Thái Lan vì Bắc Hàn là một mối đe doạ mà Nam Hàn phải biết đoàn kết để sống còn. Nhưng nếu ngày nào Bắc Hàn không còn là mối quan tâm cho nền an ninh của Nam Hàn thì tình trạng bất ổn tại Nam Hàn khó lòng tránh khỏi.

Tình trạng Việt nam chúng ta: Như tôi đã trình bày sơ lược trong lần Đại hội Phật giáo Việt nam tại Hà nội tháng 12. 2002, rằng tổ chức Phật giáo trong cũng như ngoài nước giống như cái ghế một chân. Tự thân cái ghế đã không đứng vững nói gì đến nhập thế hoặc vào đời.

Thiếu một chân ghế đã yếu, thiếu hai chân ghế sẽ ngả, và thiếu đến 3 chân thì ghế không còn là ghế nữa. Nhưng thực tế cho thấy, nhiều năm qua ở trong cũng như ngoài nước, Giáo hội như cái ghế chỉ còn một chân. Hàng Tăng giới cáng đáng hầu hết công việc. Ba giới còn lại chỉ để làm kiểng hay để sai vặt mà thôi. Ngay cả hàng Tăng giới có nhiều vị đạo cao đức trọng nhưng năm tháng đã chồng chất tuổi đời cần phải được tĩnh dưỡng nghỉ ngơi thì quí ngài lại bị giao phó quá nhiều chức vụ, nhiều lúc bất kham mà cũng phải gánh vác trọng trách. Tình huống nầy không những đưa Giáo hội đến sự bế tắc về tất cả mọi mặt, mà còn làm cho giáo hội hầu như chỉ còn là một tổ chức hư danh và tê liệt từ công việc hành chánh trung ương đến việc thi hành chương trình của giáo hội tại địa phương. Phật giáo không còn là Phật giáo của cả nước mà Phật giáo hầu như chỉ còn là Phật giáo của đô thị, còn thôn quê và miền cao nguyên bị bỏ ngỏ cho các tôn giáo khác. Hệ quả là số lượng tín đồ Tin lành sinh sôi nẫy nở ở các tỉnh Cao nguyên Trung Phần đủ để họ nỗi loạn đòi độc lập tự trị thành lập một quốc gia Dêga mới trên lãnh thổ Việt nam vào năm 2002.

Song song với tình hình thiếu nhập thế của Phật giáo Việt nam ngày nay ở một vài đô thị trong cũng như ngoài nước, tình trạng phân hóa giữa các tổ chức Phật giáo bên ngoài về quan điểm và khuynh hướng chính trị lại càng tệ hại hơn nữa. Thay vì hỗ trợ nhau để truyền trì chánh pháp, để dấn thân vào đời cứu độ chúng sinh, thì một số ít đã để luống thì giờ trong tình huống phe ta đánh phá phe mình. Đó cũng là một trong những lý do mà một số Tăng Ni chán nản, sống riêng không tham gia tổ chức nên thay vì thi đua tu, học và truyền trì chánh pháp, thì lại thi đua làm chùa để có một cuộc sống thoải mái, độc lập và tự do hơn. Một trong những hệ quả của vấn đề đã và tiếp tục xẩy ra tại nam California là phần lớn đồng tiền mà Phật tử cúng dường đều được xử dụng để trả nợ tín dụng nhà băng cho việc mua nhà làm “chùa” mà có nhiều nơi không cần thiết. Đó là chưa nói đến tình trạng có nơi chỉ cách nhau từ 3-5 km mà có đến từ 5-7 chùa. Có vùng chỉ cần từ 3-5 phút lái xe mà có đến 3 ngôi chùa do một thầy làm chủ, để chứng tỏ ta có nhiều chùa, và số tín đồ mỗi lần lễ sám hối trong các ngày 14 rằm, 30, mồng một đã không qui tu, có lúc, không quá 20 người. Mỗi tháng, mỗi “chùa” cần có khoảng trung bình 2.500 Mỹ kim để duy trì một căn nhà gọi là chùa mà nhiều nơi thực ra không cần thiết phải có một cơ sở như thế vì số Phật tử không có bao nhiêu.

Một hôm, tôi rủ người bạn đi dự buổi cơm chay gây quỹ làm chùa được tổ chức do một thầy mới đến cư ngụ tại Mỹ. Bạn tôi nói, nếu gây quỹ để bỏ bớt chùa thì tôi ủng hộ, còn vùng Nam California, nầy chùa dư quá, làm thêm gì nữa. Thật vậy, trong lúc cọng đồng Thái lan với tổng số 36.525 người[4] mà phần lớn cư trú tại nam California nhưng chỉ có một chùa tại vùng North Holywood, cọng đồng Cam Bốt tại bang California gồm 70.232 người cũng chỉ có một chùa duy nhất tại tỉnh Long Beach. Cọng đồng Việt nam tại Calfornia có 447.032 người. Ước lượng có 290.000 tại nam California, trong đó có khoảng 150.000 Phật tử nhưng có đến 80 ngôi chùa (theo lịch bỏ túi của GH Khất sĩ). Công giáo có khoảng 120.000 tín đồ nhưng chỉ có hai nhà thờ mà thôi.

Nhiều Phật tử than phiền và gọi tình trạng nầy là chùa bị “lạm phát”. Lúc mua nhà ở hay mua lại nhà thờ Công giáo để làm chùa, không ai có tiền để trả hết một lần mà phải vay nợ nhà băng với phân xuất lời khoảng 6% và trả góp hàng tháng khoảng 30 năm. Lúc nào không trả được thì nhà băng tịch thu (foreclosure). Trong 80 ngôi chùa nầy, thực sự thì chỉ có vài cái được xây cất tương đối quy mô, có cái thì còn rất thô sơ. Số còn lại chỉ là những căn nhà ở. Chùa Việt trên đất Mỹ trong vòng 15-20 năm nữa sẽ không còn được bao nhiêu vì hoặc phải bán để trả nợ, hoặc bị tịch thu vì không có tiền trả hằng tháng như các chùa người Hoa trên đất Mỹ hơn 100 năm trước đây. Nếu ngôi chùa nào đã được xây cất và trả hết nợ thì sẽ biến thành cảnh du lịch như các chùa Nhật còn lại tại đảo Hilo, Hawaii (Hạ uy-di). Lý do không thể cưỡng chống được là vì những Phật tử lớn tuổi sẽ qua đời, thế hệ con em mới lớn không đến chùa vì những Phật tử trẻ nầy không nói được tiếng Việt còn sư trú trì người Việt thì không thông thạo tiếng Anh, kiến thức lại chênh lệch không thích hợp, bất tương đồng.

Tôi muốn trình bày vài dòng về Phật giáo Tây tạng để chúng ta thấy rõ vấn đề hơn. Cũng giống như chư Tăng Ni Việt nam, sư Tây tạng cũng là Tây kiều trên đất Mỹ, nhưng chùa của họ sẽ tồn tục mãi mãi và phát triển ngày càng mạnh. Lý do, không có hoặc có rất ít tín đồ Tây tạng trên đất Mỹ nên sư Tây tạng, những vị được huấn luyện có trường lớp, sống với và truyền đạo cho người bản xứ. Lúc sư qua đời, các đệ tử người Mỹ sẽ tiếp tục các cơ sở của bổn sư. Tại Mỹ có nhiều chùa Tây tạng. Bắc California có một ngôi chùa được xây cất trên một ngàn mẫu đất và phí tổn hơn một trăm triệu Mỹ kim (dĩ nhiên là do Phật tử Mỹ đóng góp) cách đây 10 năm. Còn chư Tăng Ni Việt nam chúng ta, ít nói được tiếng Anh thông thạo, sở học chưa đạt nên chỉ sống và nhờ vào sự đóng góp của tín đồ Việt nam. Lúc tín đồ lớn tuổi qua đời, thế hệ trẻ không đến thì chùa cũng phải từ giã đi theo.

Hiện nay cũng như nhiều năm qua, Phật tử hàng tháng đều cúng dường Tăng Ni để trả nợ nhà băng trong việc mua nhà để cải gia vi tự, nên Phật giáo nơi “thủ đô của người Việt tỵ nạn” nầy không còn tài chánh để làm bất cứ một việc gì khác. Không có đài truyền thanh, đài truyền hình ngay cả không có lấy một tờ báo để thông tin ngôn luận hướng dẫn Phật tử. Trong lúc đó, các tôn giáo khác làm chủ hầu hết các hệ thống truyền thông. Túi Phật tử đã cạn tiền để trả nợ chùa nên Phật giáo chỉ có tai để nghe nhưng không có miệng để nói, phần lớn ở thế bị động, bị lép vế và bị xuyên tạc, nhiều lúc không những như người bị câm bị điếc mà còn bị xỏ mũi phải chạy theo, con trâu họ nói con bò cũng nghe nhất là về quan điểm chính trị. Ai không hùa theo họ chống Cọng, họ dùng phương tiện truyền thông chụp cho cái mũ Cọng sản nên phải chống Cọng hơn cả họ để minh oan. Trước một vài biến cố, Phật giáo như một đàn ong vỡ tổ, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, loạn xà ngầu, chẳng biết đâu là diện, đâu là điểm, trúng kế toàn bộ.

Quyên tiền gởi về Việt nam làm nhà thờ thì không ai cáo buộc gì cả, còn gởi về làm chùa thì bị gán cho cái mũ nuôi chế độ Cọng sản sống còn. Từ đó để thấy, mặc dù tín đồ ít, nhưng các nhà thờ dọc xa lộ Biên hòa, Dầu giây, Định quán, Bà rịa... được chỉnh trang đồ sộ do tiền quyên góp từ nước ngoài, mà trong đó đôi lúc cũng có tiền Phật tử đóng góp nữa. Cũng thế, miền nam California được gọi là thủ đô Việt kiều tị nạn, có khoảng 290 ngàn người Việt cư ngụ. Trong hai trận bão lụt 1997 và 1999 tại Việt nam, cọng đồng Phật giáo nam California có cổ động quyên tiền gởi về cứu trợ. Nhưng vì quan điểm bất đồng của một số người trong ban tổ chức là nên gởi tiền về cho giáo hội thân chính hay giáo hội đối chính. Đó là một trong những lý do chính để hiện nay có đến 80 ngôi “chùa” Phật giáo trong vùng mà không có một tổ chức từ thiện. Ba lần bão lụt tại Việt nam gần đây, không thấy bất cứ một chùa nào ở nam California công khai tổ chức quyên góp cứu trợ, nên nhiều Phật tử nóng lòng đem tiền đóng góp, hơn cả trăm ngàn Mỹ kim, vào các tổ chức từ thiện của các tôn giáo khác. Nhưng cũng lại bị một vài người không có chức năng và tâm huyết của người làm từ thiện mà làm việc bất thiện và vi phạm nhân quyền. Tiền Phật tử ngoài nước được người ta dùng để đổi đạo những Phật tử trong nước. Đúng là “phe ta giúp tiền để đổi đạo phe mình” !!!

Từ việc thiếu phương tiện thông tin ngôn luận, thiếu điều nghiên trong việc có nhiều “chùa” và nhất là thiếu am tường tình hình chính trị trong nước và thế giới, và quan điểm chính trị chưa thông thoáng nên đã hơn 30 năm, một số Tăng Ni và Phật tử chưa hề về thăm quê cha đất tổ để biết thực hư thế nào. Họ bị ám ảnh là chùa bị bao vây, Tăng Ni bị tù tội, hình ảnh một nước Việt nam “nghèo nhất thế giới” hình ảnh một “đảng Cọng sản sắp sụp đổ” đến nơi rồi, nên nhanh chân xuống đường chống Cọng để tránh muộn màng!

 Những thông tin sai lạc nầy lại được vài cơ quan truyền thông nhắc đi lặp lại nhiều lần cũng lung lạc được một số người. Cũng vì sự tuyên truyền sai lạc và một chiều nầy mà có không ít Tăng Ni và Phật tử Việt kiều đã không thể tích cực ủng hộ các công tác Phật sự trong nước, các di tích văn hóa trong các ngôi chùa ở miền quê bị bỏ quên, các chương trình cho một đạo Phật nhập thế khó thực hiện. Một ngày nào vấn đề truyền thông tại Việt nam được nới rộng, thì Phật giáo cũng chỉ có tai mà không có miệng.

Ngay cả lễ Phật đản năm nay tại thành phố HCM, Thành hội chỉ cần một số tiền nhỏ 2 ngàn usd để có một chương trình văn nghệ Phật đản đơn sơ trên hai đài truyền hình của thành phố, nhưng ban phụ trách chương trình lễ cũng khó lòng kiếm người tài trợ trong một đất nước đang trên đà phát triển. Còn chư Tăng Ni và Phật tử hải ngoại, hoặc vì quan điểm chính trị chưa thông thoáng, hoặc đã cạn túi vì những dịch vụ làm “chùa” nên không thể bảo trợ cho một chương trình văn nghệ Phật đản cần thiết như thế. Trong lúc đó, nhiều năm qua, ngày Noel, Kitô giáo bỏ tiền tài trợ chương trình đủ mọi mặt, nên ngày lễ vui nhộn có vẻ như quốc lễ. Còn lễ Phật đản trông nghèo nàn, buồn bả. Ngay cả cuộc hội thảo hôm nay, chỉ cần khoảng 25 ngàn usd để trang trải các phí tổn, nhưng ban tổ chức cũng khó kiếm người bảo trợ cho một cuộc Hội thảo có tầm vóc quốc tế và thời đại như thế nầy.

Sau khi nhận được thư mời tham dự hội thảo, tôi có gặp Hòa thượng Thích Mãn Giác, ngài cảm động mếu máo khóc và nói “Việc làm nầy là của Trưởng tử Như Lai, nhưng anh em cư sĩ tích cực hỗ trợ quý Thầy bên nhà tổ chức một cuộc Hội thảo tầm cở như thế, thầy tán tán công đức, thầy sẽ viết bài và đóng góp tịnh tài.” Nhưng rất hiếm người ý thức được như HT Mãn Giác.

Một hôm có ba thân hữu Giao Điểm đến chùa của một sư bà, trình bày về cuộc hội thảo Phật giáo trong thời đại mới, đồng thời xin sư bà ủng hộ tinh thần và tịnh tài. Sư bà nói rằng có Cọng sản đứng đằng sau, nên sư bà từ chối. Một tâm cảnh mà ngay một vị xuất gia cũng bị ám ảnh và bị đầu độc đến như thế, rất trở ngại cho con đường hoằng hóa độ sinh.

Vì bận rộn vào việc đối kháng tranh chấp, vì chưa có chương trình giáo dục đúng mức và thực tế hơn, chưa có viễn kiến lâu dài và cần thiết, và cũng vì tiền của tín đồ được dùng hết cho dịch vụ “làm chùa”, nên Phật giáo Việt nam trong nước hơn 30 năm qua đã không có được một trường trung học hay tiểu học nào để dạy con em Phật tử. Trái lại, mặc dầu tín đồ ít nhưng hầu hết các trường trung học và tiểu học Dân lập tại Việt nam đều do Công giáo làm chủ và một số Hiệu trưởng là những cán bộ Cọng sản cao cấp nhưng không thấy Phật tử nào chụp mũ các trường của Công giáo nầy là Cọng sản. Nhiều con em Phật tử không có trường Phật giáo nên phải vào học ở những nơi nầy. Việc đổi đạo và đào tạo con chiên khởi sự từ đây!

Sư quốc doanh” Thích Minh Châu?

Sau khi chính thể độc tài Ngô Đình Diệm sụp đổ, Đại đức Thích Minh Châu đỗ tiến sĩ tại Ấn độ trở về quê hương và được mời làm Viện trưởng viện Đại học Vạn hạnh. Ngoài đạo hạnh của một bậc chân tu hiếm quý, ngài là một nhà văn hóa, một nhà giáo dục thuần túy không dính dấp chính trị. Do vậy, trước bao sóng gió mà thời thế đổi thay theo đà leo thang của cuộc chiến nhưng Đại học Vạn hạnh vẫn đứng vững. Sau 1975, mặc cho một số Phật tử ở nước ngoài bị trúng kế ngoại đạo, trong một vài buổi họp mặt đã la ó nguyền rủa ngài là “sư quốc doanh”. Chắc ngài cũng nghe được, nhưng tâm vẫn an nhiên theo con đường giáo dục và văn hóa thuần túy cố hữu của ngài. Do vậy, nhờ công lao của vị sư “quốc doanh” nầy mà ngày nay Phật giáo Việt nam có được hằng trăm tăng ni du học khắp các quốc gia trên thế giới, đây là con số lớn nhất từ xưa đến nay. Có nhiều vị đã đỗ tiến sĩ về nước phục vụ, có vị đang theo học. Cũng nhờ công lao của “sư quốc doanh” Thích Minh Châu mà Phật Giáo Việt nam hiện nay có được hằng ngàn tăng ni được đào tạo có trường lớp qui cũ trong viện Cao cấp Phật học. Cũng nhờ những sư “quốc doanh” khác như cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Hòa thượng Thích Trí Quảng, Hòa thượng Thích Thanh Từ, Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, sư Thích Giác Toàn, v.v... mà chùa vẫn còn, Phật tử có chỗ quy hướng, các ngành từ thiện được hoạt động, các trường cơ bản được đào luyện để tăng ni có khả năng truyền thừa mạng mạch của Phật giáo.

Nhưng bất hạnh thay, những Tăng Ni và Phật tử không quốc doanh, sống đầy đủ phương tiện vật chất ở nước ngoài, thì chưa đào tạo được một tăng ni nào trong suốt hơn 30 năm qua. Có chăng, là do sự cố gắng vươn lên của một vài cá nhân lẻ tẻ. Do đó, những ai chạy theo ngoại đạo chống đối sai lầm, mang khẩu nghiệp, gọi Hòa thượng Thích Minh Châu, gọi Thầy gọi Tổ là “sư quốc doanh” nên ăn năn sám hối, trong đó có một cựu dân biểu Phật tử hiện sống và làm việc tại tòa án Nam California, và vợ của anh bạn họ Ngô của tôi, người Huế, hiện sống ở tỉnh Dallas, bang Texas. 

Trong lúc đó, Công Giáo Việt nam tại Mỹ, đợt đầu, đã đào tạo xong 600 (sáu trăm) linh mục để cung ứng vào các nhà thờ Mỹ bị thiếu người cai quản. Trong một tương lai có lẽ không xa, số các tân linh mục nầy sẽ về Việt nam tăng cường nỗ lực cải đạo theo Tông huấn “Cải đạo Á châu” của giáo hoàng tiền nhiệm. “Đồ xịn” được nhập cảng từ USA dưới chiêu bài Tự do tôn giáo cọng với tinh thần vọng ngoại trọng ngoại, nhiều người Việt sẽ dễ “Theo đạo có gạo mà ăn”. Lúc số lượng tín đồ Kytô giáo tăng đến một mức nào đó, thì Việt nam sẽ nội chiến như Ái Nhĩ Lan và nhiều quốc gia khác ở Phi châu và châu Mỹ La tinh.

Nói ra thì bị phạm thượng và đôi khi bị trù dập, nhưng thực tế phải thừa nhận rằng đạo Phật Việt nam ngày nay đang có khuynh hướng thiếu nhập thế. Một linh mục hay một mục sư cai quản một nhà thờ, một họ đạo, mỗi ngày có 24 giờ thì họ làm việc đến “25” giờ. Còn chúng ta, một vài chùa có số lượng Tăng Ni chúng đến vài chục người, nhưng mỗi người chỉ làm việc được vài giờ trong một ngày như hai thời công phu bái sám, chấp lao phục dịch. Thì giờ còn lại, có một số vị, không phải để đọc sách, nghiên cứu, tham thiền mà để nghe nhạc, xem tivi, tán ngẩu bằng phone di động, dạo phố, hoặc nằm ngủ. Sự biếng trể (cần khắc phục) của một số nhỏ tăng ni như thế cho thấy tính nhập thế của một đạo Phật Việt cần được ý thức đúng đắn và có kế hoạch triển khai cụ thể trước lúc quá muộn và trở thành thói quen.

 

5. Ước mơ thứ năm : Vấn đề hoằng pháp

Tại sao Phật giáo Việt nam từ sau 1966 đến nay vấn đề hoằng pháp chưa đạt hiệu quả? Chúng ta thường bảo 80% dân Việt nam là Phật giáo, nhưng thật tế rất ít người hiểu đạo Phật. Thậm chí, có người tự nhận là theo đạo Phật nhưng cũng chỉ là đạo truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên, ít đi chùa, không biết tụng kinh, lại càng không biết vận dụng giáo lý vào cuộc sống. Những Phật tử đi chùa cũng chỉ tụng kinh, cúng dường rồi ra về, không được thầy giảng pháp, thỉnh thoảng có những buổi giảng chung chung tại những ngày lễ lớn dưới lễ đài công cọng, mà đáng lẽ ra, mỗi chùa sau khóa lễ hoặc những ngày sóc vọng đều phải giảng giải cho tín đồ hiểu ít nhất là căn bản giáo lý đạo Phật.

Nhiều năm qua, ban Hoằng pháp của Giáo hội có tổ chức nhiều khóa diển giảng, đào tạo giảng sư, nhưng ít hiệu quả. Chương trình đào tạo và diển giảng chưa được cải tiến đúng mức, những bài giảng thiếu thực tế nên khó đi vào lòng người. Lúc ra trường, quý vị giảng sư không được gởi đến các vùng sâu, vùng cao, vùng xa.

Hoằng pháp là công tác mũi nhọn để truyền bá chánh pháp, cần quan tâm đặc biệt. Các buổi giảng phần lớn tập chú tại TP Hồ Chí Minh, còn các tỉnh miền Trung, miền Bắc và miền Tây Nam bộ, thỉnh thoảng mới có vài buổi giảng do ban Hoằng pháp tổ chức, chỉ là mưa bụi không đủ thấm vào đất đã khô hạn lâu ngày. Chính việc Hoằng pháp thiếu năng động mà Phật giáo đã bỏ trống nhiều diện rộng cho ngoại đạo tự tung tự tác, nhất là các tỉnh Cao nguyên miền Trung và vùng núi Cao bằng Lạng sơn ở Tây nguyên. Tình trạng nầy nếu không thay đổi, thì trong vòng 20 năm nữa an ninh quốc gia bị lung lay và Phật giáo sẽ mất thế đứng trong lòng dân tộc.

 

 

*   *   *

 

 

MƯỜI ĐIỀU CẤP THIẾT MÀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
KHÔNG THỂ THIẾU

 

Thế giới ngày nay đang đi vào những khủng khoảng trầm trọng, chiến tranh xẫy ra giữa những người cùng thờ một Chúa, cùng đọc và học một giáo thư. Nạn ô nhiễm môi sinh làm cho địa cầu tăng nhiệt độ, tạo những trận bảo lụt kinh hoàng và những cơn sóng thần tàn nhẫn, bệnh tật và nghèo đói giết chết hằng triệu người vô tội mỗi năm.

Về tôn giáo, các tôn giáo Tây phương đang đi vào sự khủng hoảng đủ mọi mặt và chưa từng có.

Chiến tranh giữa Hồi giáo và Kitô giáo vẫn tiếp diễn liên hồi chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Nền Thần học của các tôn giáo độc thần đang thoái trào, tín đồ đi lễ nhà thờ chỉ còn chưa đến 10% tại Âu châu[5], Thiền Phật giáo, Yoga Ấn độ được biến chế và đổi tên thành Thiền Kitô (Christian Meditation), Yoga Kitô giáo (Christian Yoga) để ngăn chận làn sóng bỏ đạo, nên chính sách cải đạo Á châu là một nổ lực đã được hoạch định và đang thi hành để thế vào chỗ trống.

Ngược lại, các phương trời Âu Mỹ, Phật giáo tăng trưởng rất nhanh, như bang Illinois và các bang phụ cận người Mỹ trở thành Phật tử đến 25% mỗi năm[6], thì Phật giáo Việt nam có khuynh hướng giảm tín đồ và tầm sinh hoạt bị co cụm tại thị thành còn thôn quê, vùng sâu, vùng xa bị bỏ trống. Tôn giáo Tây phương bị khủng hoảng thì Phật giáo không những là một biệt lệ mà còn được xem như là một đáp án cho những cuộc khủng hoảng của thế giới ngày nay. Phật giáo thế giới đang thong dong thả buồm ra khơi, thì Phật giáo Việt nam, một vài nơi, đang bơi lội trong chậu, nhiều lúc tự làm cho nước chậu vẫn đục rồi ngồi nguyền rủa bóng trăng.

Một cách đại thể, ngoài những ưu điểm có thực rất đáng được tự hào sau những năm dài chinh chiến với bao khó khăn, nhưng Phật giáo Việt nam, trong cũng như ngoài nước, vẫn chưa vững trên bước đường hoằng Pháp độ sinh. Về mặt tổ chức chúng ta chưa có sự nhất quán, thiếu chương trình thiết thực và khả thi hơn, thiếu một đội ngũ tứ chúng năng động và tích cực hơn để đáp ứng nhu cầu của một quốc gia đang trên đà phát triển và của một thế giới đang hướng về Đông phương với những giá trị thiết thực, trí tuệ, nhân bản và khai phóng.

Sự tiến bộ của khoa học ngày càng đẩy dần các tôn giáo Tây phương vào bóng tối thì những mũi nhọn được họ hướng về Á châu và có sức cải đạo nhờ sáu yếu tố sau đây: được huấn luyện, có tổ chức, nhiều tiền, cuồng tín, đế quốc yểm trợ và chiêu dụ lớp người cùng đinh thiếu học.

Phật giáo không nên bắt chước những kế sách thiếu luân lý và vi phạm nhân quyền của tôn giáo khác, nhưng muốn Thành Tựu (TT) bất cứ một chương trình nào, ngay cả người đi buôn (đam mê nghề nghiệp, biết phương pháp và có vốn) thì phải hội đủ ba chữ T: Tâm, Trí, Tiền (phương tiện). Nếu đặt vào phương trình toán học thì chúng ta sẽ có: TT (thành tựu) = T1+T2+T3.

Từ ngàn xưa, Phật Giáo Việt Nam không có một ban kinh tài để có phương tiện hành hoạt, nhưng hàng cư sĩ chưa bao giờ bỏ đói chư Tăng Ni, chưa bao giờ làm ngơ trước sự kêu gọi tùy tâm của Giáo hội. Vì thế, một vài tổ chức của Giáo hội không thành tựu như ý muốn vì không phải thiếu chữ T thứ ba, mà thiếu hai chữ T đầu. Nhất là thiếu chữ T thứ nhì, nên một vài công việc chúng ta đã trở thành những kẻ dọn cỗ cho thiên hạ xơi, múc nước cho người rửa chân.

Cũng cần phải nói một cách khách quan và sự thực, nhờ có đại bi Tâm biết hộ quốc an dân, thương mến quần chúng nên hơn 30 năm qua, hầu hết chư tôn đức Tăng Ni và thiện hữu tri thức Phật tử biết hân hoan đón mừng đất nước độc lập và thống nhất, biết sống trong an bình lạc đạo, biết áp dụng khế lý khế cơ vào hoàn cảnh của một đất nước sau thời hậu chiến. Quý ngài đã đồng lao cọng khổ chia sẻ với dân với nước. Nếu không có những hy hiến quý báu đó, Phật giáo Việt nam trong nước cũng đã mai một theo với các vết hằn đau thương sau những năm dài chinh chiến.

Cũng thế, mặc dầu có nơi chùa bị lạm phát, vài việc làm thiếu chín chắn như đã trình bày ở trên, nhưng một cách tổng thể, nếu không có Tâm Trí của chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử hải ngoại biết lập lên những đạo tràng cho Phật tử có nơi tu học, biết chịu khó đi diễn giảng, hướng dẫn các khóa thiền, in ấn kinh sách... để Phật tử khỏi bơ vơ trong một quốc gia xa lạ đủ mọi mặt thì ngày nay cọng đồng Phật giáo Việt nam ở nước ngoài cũng đã mai một. Mặc dầu không thiếu những tuyên truyền sai lầm có hậu ý của thế nhân, nhưng qua những đạo tràng và những ngôi chùa ở hải ngoại nầy, Phật tử tới lui lễ bái đã đóng góp gởi tiền về nên nhiều chùa mới ở Việt Nam được xây cất, nhiều chùa khác được trùng tu, những chương trình từ thiện v.v... vẫn được tồn tục.

 Để bù đắp những gì còn trì trệ chưa thực hiện được trong hơn 30 năm qua, để kiện toàn những gì chưa chu tất hoặc những gì còn thiếu tinh thần khế lý khế cơ khế thời và sai lời Phật dạy, chúng tôi xin đạo đạt mười điều cấp thiết mà Phật giáo Việt không thể thiếu. Mười điều đó là:

 

1. Bỏ những vướng mắc dị biệt: Chư Tăng Ni nhất là Phật tử nên đổi mới tư duy, bỏ qua những quá khứ sai lầm, hoặc những bước đi lệch lạc, hướng về hiện tại và tương lai để xây dựng một cọng đồng Phật giáo hòa hợp và bổ ích trong quốc độ mà chúng ta đang sống.

2. Tổ chức giáo hội: Phật giáo Việt nam cần có một Giáo hội gồm các ban ngành quy tụ đầy đủ tứ chúng. Một giáo hội trong nước, một giáo hội ngoài nước, hai mà một, để hỗ trợ cho nhau trong việc tuyền trì chánh pháp, hộ quốc an dân. Tu chỉnh hiến chương, bầu lại nhân sự, trẻ trung hóa giáo hội. Giáo hội muốn thành tựu bất cứ một chương trình nào cũng cần hội đủ 3 chữ T như đã nói ở trên. Và chỉ cần bốn năm (như nhiệm kỳ thổng thống hay thủ tướng của một nước) là có thể chấn chỉnh được tình trạng bế tắc của Phật giáo Việt nam ngày nay.

3. Thu nhận chúng xuất gia: Thỉnh cầu quý vị trú trì của tất cả các tự viện nên tùy theo khả năng, tài chánh và phương tiện mà cẩn thận thu nhận đệ tử xuất gia để tránh nạn tăng ni lạm phát và thiếu phẩm chất.

4. Vào thực te: Các ban, ngành và chương trình tổng quát của Giáo hội sẽ được quy định trong hiến chương, phải thực tế, khả thi và đáp ứng nhu cầu của quốc gia và thời đại.

5. Ban tham vấn: Giáo hội phải có một ban tư vấn về các chương trình sinh hoạt của Giáo hôi. Ban nầy cũng thường liên lạc với các cấp chính quyền để trao đổi một số vấn đề liên hệ giữa Nhà nước và Phật giáo nhằm, cùng chung với quốc dân, đẩy mạnh chương trình kiến tạo một đất nước phú cường, nhân dân an lạc.

6. Văn hóa, Giáo dục và hoằng pháp: Giáo hội nên đặt nặng chương trình sinh hoạt văn hóa: vinh danh những nhà giáo dục, những nhà văn hóa đã có công đóng góp cho nền văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo, tổ chức các chương trình thi đua sáng tác truyện ngắn, truyện dài, thi phú, ca nhạc, kịch, phim, ảnh…

Giáo dục tăng ni có qui củ, huấn luyện giảng sư, đào tạo trú trì, hướng dẫn tín đồ, tổ chức GĐPT, hoằng pháp sâu rộng từ thành thị đến thôn quê, từ Bắc chí Nam từ trong ra ngoài nước.

7. Tăng Ni hải ngoại: Khuyến cáo Tăng Ni ở nước ngoài cố gắng tu và học để đủ đức độ và khả năng truyền bá Phật pháp không những cho người Việt mà cho cả người nước ngoài như chư tăng Tây Tạng và Tăng Ni người bản xứ. Chỉ nên lập chùa ở những nơi cần thiết nếu có đủ số lượng tín đồ được qui định.

8. Kinh tế Phật giáo: Giáo hội không nên trông cậy hoàn toàn vào sự cúng dường của Phật tử như từ trước đến nay, mà cần có kế hoạch kinh tế, có hệ thống nhà băng để có phương tiện chu toàn các chương trình hoằng pháp lợi sanh, cũng như có chương trình cố vấn hướng dẫn và trợ giúp vốn với lãi suất thấp để những gia đình nghèo có phương tiện buôn bán, canh tác nhằm xóa đói giảm nghèo và có một cuộc sống an lạc.

Nếu Giáo hội thiếu ban kinh tế tài chánh tức là thiếu mất một chữ T, Giáo hội khó lòng thực hiện các chương trình đã hoạch định. Ban kinh tế tài chánh sẽ nghiên cứu cách thức kinh doanh và hệ thống nhà băng trong khuôn khổ luật pháp quốc gia và phù hợp với Bát chánh đạo mà Phật đã dạy. Ban sẽ học hỏi thêm kinh nghiệm của Phật giáo Đài loan, và Nhật bản về chương trình kinh tế để thực hiện.

9. Truyền thông: Nhân loại đang đi vào một thời đại tin học triệt để. Một biến cố vừa xẩy ra từ chân trời nầy thì góc biển kia đã biết tường tận. Do đó, Giáo hội nên khuyến cáo tất cả các tự viện phải có hệ thống tin học để liên lạc, để nhận và gởi đi những bản tin và những bài giáo lý cần thiết. Giáo hội phải chuẩn bị, huấn luyện người và phải có ngân khoản để giảng kinh, đưa tin tức qua các hệ thống thông tin hiện đại lúc hoàn cảnh cho phép.

10. Không làm chính trị: Hiến chương giáo hội phải minh thị là Giáo hội và Tăng Ni không làm chính trị và không tham gia chính quyền, nhưng cư sĩ có quyền tham chính với tư cách một người dân.

 

Trên đây là năm ước mơ của một người Phật tử và bản đề nghị mười điều cấp thiết, tổng quát và khả thi, mà Phật giáo Việt nam không thể thiếu được.

 

Trân trọng kính chào liệt quý vị.

California, 6.6.2006

(Tham luận Hội thảo PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ” Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức tháng 7/2006)

            Hồng Quang


 

 

 

[1] Trần Đức Viết “Giao điểm dưới con mắt của hai tri thức nước ngồi”, TP HCM, h 2005.

[2] Trần Đức Viết “Giao điểm dưới con mắt của hai tri thức nước ngồi”, TP HCM, h 2005.

[3] Nếu chỉ nói trong năm 2005,  trên thế giới có 12 cuộc chiến tranh và nội chiến thì các đạo thờ ngài Giê-su chiếm đến 10 như: ở Palestine (Do Thái giáo và Hồi giáo), ở Balkans (Công giáo với Chính Thống giáo, và Chính Thống giáo với Hồi giáo), ở Bắc Ái nhĩ lan (Công giáo và Tin Lành), ở Kashmir (Hồi giáo và Ấn giáo), ở Sudan (Tin Lành và Hồi giáo), ở Nigeria (Tin Lành và Hồi giáo), ở Ethiopia (Tin Lành và Hồi giáo), ở Sri Lanka (Nhóm Ấn Độ giáo Tamil ly khai chống lại thành phần đa số Phật giáo Sinhalese), ở Indonesia (Tin Lành và Hồi giáo), ở Caucasus (Chính Thống giáo với Hồi giáo và Công giáo với Hồi giáo). Sam Harris, The End of Faith, W.W. Norton & Co., New York, 2005, trang 26.

[4] Google. Vietnamese in Califronia (447.032 người). Cambo-dian (70.232 người). Thái (36.525 người). Những con số tôi dùng trong bài là ước lượng từ nguồn thông tin điện tử Google năm 2000.

[5] Nhật báo USA Today, 11. 8. 2005.

[6] Nhật báo Chicago Tribune, số ra ngày 16.6.2000, ký giả Karen Mellen tường trình về chủ đề “Người Tây phương đến với tín ngưỡng Á châu nhiều hơn” (More Westeners are Drawn to Asian Faith), trong đó có đoạn tác giả đã mô tả: “Không cần phải tìm cách thu hút hay tích cực kiếm thêm tín đồ, Phật giáo đang nở rộ tại tiểu bang Illinois và các bang lân cận. 5 năm qua, số tín đồ Phật giáo tăng thêm 25%, và mỗi năm có thêm 4 hay 5 chùa mới”(Without proselytizing or actively seeking members. Buddhism is flourishing in Illinois and nearby states. Over the last five years the number of Buddhists has risen 25 percent, and four or five new temples open each year).

 

Nguồn: http://giaodiemonline.com/2011/03/uocmo.htm


Âm lịch

Ảnh đẹp