02/03/2011 18:53 (GMT+7)
Số lượt xem: 1872
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Hỏi : Tôi tìm hiểu và nghe một vị thầy nói rằng cúng sao giải hạn có đề cập tới trong kinh Phật cụ thể là pháp Mật Tông, vậy tôi muốn tìm hiểu cúng sao giải hạn có phải được đề cập trong kinh phật không? và nó có đúng chánh pháp không? và cúng sao vậy có giải được hạn không?


Trước tiên, xin khẳng định với bạn rằng trong tất cả các pháp của phật đều là phương tiện giúp chúng ta tu và hành trì đi tới giải thoát, nếu một pháp nào đó không đi tới giải thoát thì đều không phải pháp phật, Phật không dậy chúng ta trôi lăn trong ta bà này đâu. Còn về vấn đề bạn hỏi tại sao trong mật giáo có những pháp tu liên quan tới sao hoặc các vị tinh tú thì xin nói rằng trong mật giáo chia ra làm năm bộ

  1. phật bộ (chú do chư phật nói ra ),2.liên hoa bộ (chú do bồ tát nói ra),3.quỷ thần bộ (chú do các vị quỷ thần nói ra ),4.minh vương bộ (chú do các vị vương nói ra),5.bửu bộ (chú do tiên nói ra).   Trong 5 bộ mật giáo này dùng để những hành giả mật giáo hành trì để đi tới sự giác ngộ ,chứ không phải sử dụng để cúng bái  tràn lan  như bạn thấy , đối với những hành giả tu trì những pháp môn này thì đều được vị thầy của họ hưỡng dẫn và chỉ thầy truyên trò và cũng tuỳ theo từng bộ mà có những cách hành trì nghiêm mật khác nhau. Chính vì vậy pháp mật tông đòi hỏi phải có thời gian để hành trì nghiêm mật cho chính những hành giả tu pháp đó, chứ không dành cho những người không tu tức những vị chỉ ghi tên cúng sao mà giải được hạn như bạn hiểu lầm.   

Mật tông không đề cập tới sao hạn, Mật tông chỉ đề cập tới pháp tu và phương pháp hành trì  đối với từng bộ tương ứng , những có lẽ đã bị lợi dụng để nguỵ biện cho việc  cúng sao và giải hạn đang bị lên án mạnh mẽ  là chánh pháp
  Tóm lại, pháp phật là dùng để tu chứ pháp phật không phải là phương tiện để cúng bái lừa đảo với hình thức "cúng sao và giải hạn," . Cho dù 1 trong 5 bộ của mật pháp có đề cập tới những vị tinh tú , nhưng những vị tinh tú này nằm trong những phương pháp tu trì nhất định và chỉ dành cho những người hành trì pháp đó.chứ không phải mấy sao hạn mà được đề cập do ngoại đạo đem vào.

Ngày nay một số thành phần vì hạn chế về mặt kiến thức hoặc chưa hiểu tu là gi ?, pháp phật dùng để làm gi ? nên cho là những điều nêu trong mật giáo dùng để "cúng bái và giải hạn" chứ không hiểu được pháp phật là phương tiên cho chúng ta hành trì và đi tới giải thoát. Bởi  vậy, bất cứ ai không hành trì thì đều không chuyển được nghiệp xấu thành nghiệp tốt hoặc không có cái định để đi tới cái tuệ, chứ chẳng phải đưa tiền ra cúng bái không hành trì nghiêm mật thì có thể giải được hạn, mấy cái đó chỉ béo mấy thầy tụng thôi, đồng thời tự đưa tâm mình phụ thuộc vào thần thánh.

Hoặc cũng có thể mật pháp đã bị lợi dụng cho cái việc cúng sao và giải hạn là chánh pháp, hòng tuyên truyền mê tín dị đoan để thu lợi nhuận về túi mình cổ vũ cho việc cúng sao và giải hạn nằm trong kinh Phật, là chánh pháp, là phong tục tốt đẹp. Tất cả các bậc long trụ của Phật pháp đều bác bỏ sự cúng bái này, bạn có thể đọc và nghe Mê tín, Chánh tín (Audio) của HT Thích Thanh Từ hoặc Xem Bói -Xin Xăm-Cúng Sao-Giải Hạn của TS Phật Học Thích Nhật Từ để thấy được bộ mặt thật của những kẻ mượn pháp phật để truyền bá mê tín hoặc do sự hiểu biết hạn chế của mình mà cho rằng đó là chánh pháp, là kinh phật vv...

Để kết thúc bài viết xin trích lại lời giảng của HT Thích Thanh Từ nói về chánh tín và mê tín Ngài nói

"Mê tín và chánh tín là hai con đường tối sáng khác nhau. Nếu đi bên tối là không thấy bên sáng, nếu đi bên sáng thì không kẹt trong tối. Ðạo Phật chủ trương chánh tín, không bao giờ chấp nhận mê tín. Do vì người truyền đạo không thông lý đạo, nên ghép những tập tục thế gian vào trong đạo, khiến người ta hiểu lầm đạo Phật mê tín. Bản chất của đạo Phật là trí tuệ, là giác ngộ, làm sao dung nạp được mê tín. Nếu người ta thấy trong chùa chiền hiện nay còn những hiện tượng mê tín, vội phê bình đạo Phật mê tín. Ðây là những oan tình của đạo Phật. Tất cả những kinh Phật không có nói những việc mê tín ấy, chẳng qua một số người vì tùy tục, vì thiếu hiểu Phật pháp vẽ bày ấy thôi.

Người học Phật chân chánh phải gan dạ loại bỏ những tập tục sai lầm ấy, can đảm dứt khoát đập tan mọi tệ đoan làm suy giảm giá trị Phật pháp. Có khi dẹp bỏ những điều đó, có thể thiệt thòi chút ít quyền lợi của mình. Song chúng ta cương quyết vì chánh pháp, chớ không vì lợi dưỡng, vì đưa người ra khỏi đường mê, không vì sợ mất mát bản đạo. Ðược thế, chúng ta mới xứng đáng là người lãnh đạo tín đồ, mới không hổ thẹn là hàng Tăng Bảo. "

Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)



Âm lịch

Ảnh đẹp