Đốt tiền khoe mẽ điều gì?


Tác giả: Toàn Nguyễn
20/04/2012 10:57 (GMT+7)
Số lượt xem: 54118
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Một "đốm lửa nhỏ" có thể đốt cháy cả "cánh đồng lớn". Xã hội mai sau sẽ như thế nào nếu một số thanh niên đã bị suy thoái đạo đức, lối sống sẽ làm chủ nhân xã hội?


Giới trẻ Việt Nam hiện đang hưởng thụ một cuộc sống vật chất đầy đủ và tiện nghi hơn. Nhưng bên cạnh đó, chính đời sống vật chất đã khiến nhân cách của một bộ phận thanh, thiếu niên Việt Nam bị tha hóa và "lùn" đi. Điển hình là vụ clip đốt tiền của một số cậu ấm, cô chiêu khiến dư luận xã hội hết sức bất bình.

Học đòi làm Công tử Bạc Liêu

Vì là con đại gia và con nhà có "máu mặt", nghĩa là sẵn tiền bạc tỉ của cha mẹ, nhiều nam thanh nữ tú đã vung tiền hoang phí không kém gì Công tử Bạc Liêu thời trước. Thực tế sự khoe mẽ và đua đòi của những thanh, thiếu niên này cũng chẳng kém gì cụ Thạch Sùng trong truyện cổ tích. Đặc biệt là những vị công tử và các tiểu thư tỏ ra chịu chơi và sành điệu.

Thác loạn ở vũ trường, đua xe trái phép, ăn nhậu suốt sáng, đánh bạc thâu đêm, làm bạn với "nàng tiên nâu"... đã không còn xa lạ gì đối với báo chí và dư luận. Nhưng vụ clip đốt tiền gần đây đã thực sự khiến cho dư luận phẫn nộ và báo chí bắt buộc phải vào cuộc.

Sự đời, lẽ thường thật oái ăm. Cái lý của kẻ có tiền là người ta... có tiền. Bởi "có tiền mua tiên cũng được". Còn cái lý của kẻ ít tiền là sự tiếc rẻ và đôi khi là sự thèm thuồng.

Đồng tiền lạnh lẽo là vậy nhưng ma lực nó mạnh lắm. Nhưng giá như xã hội ai cũng biết quý trọng đồng tiền và biết đồng tiền từ đâu mà có thì nhân cách con người đã không bị mất giá trị trầm trọng đến như vậy.

Ảnh cắt từ clip đốt tiền



Vì sao có chuyện đốt tiền?

"Nhân chi sơ, tính bổn thiện". Những vụ đốt tiền trong thanh, thiếu niên sẽ không bao giờ xuất hiện nếu không có những hoàn cảnh, hoặc môi trường xấu tác động vào nhân cách giới trẻ.

Đó là xã hội đồng tiền. "Xã hội đồng tiền" từng làm thanh, thiếu niên nhiều nước trên thế giới bị xói mòn về đạo đức và lối sống. Hệ quả của sự xói mòn này thường dẫn đến sự náo động xã hội triền miên của nhiều quốc gia trong lịch sử. Chẳng hạn, "thế hệ nối loạn" trong thập niên 80 thế kỷ XX ở Mỹ, hay "thế hệ gấu bông" thời "cải tổ" và "tư duy mới" ở Liên bang Xô viết.

Vào thời điểm thập niên 80 của thế kỷ XX, hàng vạn thanh thiếu niên Mỹ bất mãn đã đập phá, cướp bóc, bạo loạn trên các đường phố trong toàn nước Mỹ. "Thế hệ gấu bông" thời Mikhain Gorbachev của Liên xô cũng vậy. Nhiều thanh, thiếu niên đã gia nhập mafia và tham gia lật đổ chế độ thay vì phải bảo vệ nó trong giờ phút sinh tử.

Đau đớn cho chế độ Xô viết và những người cộng sản Nga là trong số những người tham gia biểu tình chống Đảng, có cả những thanh niên Đoàn Komsomol.

"Xã hội đồng tiền" từng làm thanh, thiếu niên nhiều nước trên thế giới bị xói mòn về đạo đức và lối sống. Hệ quả của sự xói mòn này thường dẫn đến sự náo động xã hội triền miên của nhiều quốc gia trong lịch sử. Chẳng hạn, "thế hệ nối loạn" trong thập niên 80 thế kỷ XX ở Mỹ, hay "thế hệ gấu bông" thời "cải tổ" và "tư duy mới" ở Liên bang Xô viết.

Đó là sự giáo dục méo mó. Nhiều bậc phụ huynh đã bỏ rơi con trẻ theo lối đẩy các em dùng tiền để giải quyết mọi việc. Chuyện những công tử thuê du côn đánh bạn ngay tại trường; chuyện vung tiền xả láng để có "tình một đêm"; chuyện mua bằng bán điểm, chuyện mua quan bán chức... khiến cho đại dịch xói mòn đạo đức, lối sống trong giới trẻ Việt Nam ngày một lan rộng ra.

Các clip đốt tiền chỉ là một trong những "triệu chứng" của hiện thực này. Từ đó một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay gần như vô cảm trước cộng đồng và hoạt động đoàn thể xã hội; không mặn mà với văn hóa - lịch sử dân tộc, chơi game online bạo lực đến lú lẫn; quan hệ tình dục trước hôn nhân và sống thử tràn lan...

Phải chăng luân thường đạo lý cuộc đời hiện nay đã bị ngả nghiêng vì tiền? Liệu câu Làm cho khốc hại, chẳng qua vì tiền của cụ Nguyễn Du trong Kiều có đúng trong trường hợp những "tiểu" công tử Bạc Liêu ngày nay đốt tiền để khoe mẽ không? Nếu đúng như vậy thì quả là những điều trông thấy mà đau đớn lòng...

Làm sao để phòng chữa?

Đồng tiền bản thân nó không có tội. Tuy nhiên cách nghĩ về giá trị đồng tiền và cách xài tiền không giống nhau khiến cho tương lai mỗi xã hội cũng trở nên khác biệt nhau.

Nước ta đang phấn đấu thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh". Trong tình hình đó, thanh, thiếu niên được Đảng và Nhà nước ta xem là tầng lớp rường cột của tương lai đất nước. Ước mơ vượt vũ môn để "hóa Rồng" cũng đã được đặt ra trong tầm nhìn và kỳ vọng của dân tộc.

Nhưng một "đốm lửa nhỏ" có thể đốt cháy cả "cánh đồng lớn". Xã hội mai sau sẽ như thế nào nếu một số thanh niên đã bị suy thoái đạo đức, lối sống sẽ làm chủ nhân xã hội?

http://tuanvietnam.net/2012-04-19-dot-tien-khoe-me-dieu-gi-


Âm lịch

Ảnh đẹp